Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung, Kỳ 5: Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa.



Vụ án vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit được báo chí Sài Gòn trước năm 1975 liên tục đăng tải.
Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung _Kỳ 5: Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa

Vào cuối năm 1963, trong một dịp tình cờ, tác giả ngồi đối diện với một anh chàng tuổi chưa quá 30, nhưng nét mặt phong trần và bặm trợn tại một quán bia.

Cuộc gặp bất ngờ

Bằng kinh nghiệm của mình, tài pán Vân  đã linh tính một điều gì đó không hay sắp xảy ra cho bông hoa sáng rực của vũ trường Kim Sơn là Cẩm Nhung.

Chị ta đã nói rất nhanh viên tay bảo vệ vũ trường: “Anh cẩn thận với mấy con mụ đó. Thiệt ra, tui không bênh vực chuyện tình cảm riêng tư gì giữa Cẩm Nhung với mấy tay khách “đại gia” kia. Nhưng ở vũ trường này, công việc làm ăn ở đây là nồi cơm chung của chúng ta, trong đó có anh, tôi và mấy chục vũ nữ khác nữa, chứ không riêng gì Cẩm Nhung”.

Tay bảo vệ cũng nhận xét: “Xem ra những con “mảnh hổ” đói mồi này sẽ không để cho chúng ta yên đâu. Nói thiệt với cô, Cẩm Nhung làm ở đây chưa lâu, con bé cũng chẳng có họ hàng gì với mình, nhưng thấy tính tình, tui cũng thấy thương và tội nghiệp con nhỏ đó lắm…”.

Trước khi quay ra cổng làm nhiệm vụ, tay bảo vệ còn nói rất khẽ với tài – pán Vân: “Mới hôm qua, khi nghe tui than thằng con bị sốt nặng phải nằm một chỗ, Cẩm Nhung liền móc tui đưa cho tui 100 đồng để lo thuốc thang. Cầm tiền con nhỏ mà tui cảm động muốn khóc. Tui mong là sắp tới, Cẩm Nhung sẽ không gặp phải chuyện gì xấu…”.

Vào cuối năm 1963, trong một dịp tình cờ, tác giả ngồi đối diện với một nam thanh niên chưa quá 30 tuổi, nhưng nét mặt phong trần và bặm trợn tại một quán bia trong “khu dân sinh”.

Theo trí nhớ của tác giả, thời điểm này, có một khu vực rộng lớn được bao quanh bởi một phía là đường Borress (đường Ký Con ngày nay), một bên là đường Le Fèbvre (ngày nay là đường Nguyễn Công Trứ), bên trái là đường Phó Đức Chính ngày nay và đường Hamelin (sau đó đổi tên thành đường Hồ Văn Ngà, nay là đường Nguyễn Thái Bình).

Đây là nơi mà dân Sài Gòn và các tỉnh miền Nam đều biết tiếng. Đó là sòng bạc Kim Chung, là người anh em song sinh với sòng bạc Đại Thế Giới trong khu vực Chợ Lớn (thuộc quận 5 ngày nay).

Vào đầu những năm 1858, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm xóa sổ lực lượng Bình Xuyên, đồng thời lấy lại chính quyền từ tay người Pháp và chỉnh phủ Bảo Đại, đã tỏ ra không dung dưỡng những hình thức bài bạc, mại dâm. Cho nên, chế độ Ngô Đình Diệm đã ra lệnh xóa sổ hai sòng bạc này. Từ đó, Kim Chung đột nhiên trở thành khu vực “quán bia ôm khổng lồ”.

Từ một sòng bạc lúc nào cũng đông đảo người dân lui tới bất tận ngày đêm, nay tự dưng thành nơi tập trung tất cả các quán bia ôm Sài Gòn – Chợ Lớn. Điều này làm cả Sài Gòn thẫn thờ.

Theo nhà chức trách thời ấy, sở dĩ có cuộc tập trung lớp các quán bia ôm về một nơi như thế là để ngăn chặn không cho tệ nạn bia ôm tràn lan khắp hang cùng ngỏ hẻm Sài Gòn – Chợ Lớn.

Bởi vậy vào thời ấy, một người có tiền muốn uống một lúc năm bảy quán bia ôm, thậm chí cả chục quán, chỉ cần bước vào bốn cái cửa lúc nào cũng rộng mở của khu vực gọi là “khu dân sinh” này. Họ có thể uống ở quán bia đầu phía bên kia, ôm vài em. Rồi sau đó nửa tiếng, chuyển qua một quán bia khác và ôm vài em khác.

Và cứ như thế, nếu còn đủ khả năng tài chính, chỉ trong một buổi có thể uống được cả chục quán bia ôm khác nhau. Tác giả nhớ, “khu dân sinh” này có khoảng 200 quán bia, hoạt động từ lúc 10 sáng đến quá nửa đêm.

Nỗi day dứt của gã giang hồ

Có người còn ví rằng, nơi đây vừa là “thiên đàng” để cho dân chơi phiêu diêu trong niềm sung sướng, đồng thời cũng là “địa ngục” đốt tiền, đốt cả hạnh phúc gia đình. Bởi, ở đó tập trung cả năm bảy trăm, thậm chí cả hàng ngàn “con gà móng đỏ” với sự quyến rũ, thu hút đàn ông đến mê hồn.

Cho nên, chỉ sau khoảng 3 năm tồn tại thì dư luận xã hội đã rộ lên sự phê phán, chống đối rất dữ. Nhờ vậy, cái khu vực bia ôm “vĩ đại” ấy không tồn tại lâu. Sau này, “khu dân sinh” biến thành nơi kinh doanh quần áo cũ, đồ gia dụng…

Lại nói về anh chàng tướng tá bặm trợn mà tôi đã đề cập ở trên. Anh ta tên vốn có quen biết với tác giả. Biết tác giả là bạn của con trai lão Đại Lợi – đối thủ sừng sỏ của tay trung tá Trần Ngọc Thức trong vụ giành lấy tình cảm Cẩm Nhung – cho nên, hôm đó vừa hớp một ly bia do tác giả mời, tay này vừa lắc đầu, thở dài rồi nói ra một điều mà tác giả không ngờ tới:

Chuyện đã xảy ra hơn 2 năm rồi. Tuy nhiên, đến hôm nay, tôi biết anh quen với con trai lão Đại Lợi, đồng thời đọc trên báo thấy anh theo rất sát vụ án tạt axit Cẩm Nhung. Do đó, tôi thấy cẩn phải kể lại cho anh nghe một chi tiết khá quan trọng, liên quan đến vụ án. Những chi tiết này đã ám ảnh tôi suốt thời gian qua. Nó không chỉ khiến tôi bàng hoàng mà còn đau xót. Qua cuộc trò chuyện này, tôi nghĩ anh sẽ biết thêm nhiều điều về cô vũ nữ Cẩm Nhung”.

Nghe anh ta nói, tác giả giật mình hỏi lại: “Anh muốn nói chuyện về vụ cô vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit gần 2 năm trước phải không?”.

Vừa hỏi tới đó thì chợt nhớ ra, tác giả vội kêu lên: “Đúng là tôi hơi bị dở. Khi sự việc xảy ra vào năm 1961, thì đúng ra người đầu tiên tôi phải nghĩ tới là anh. Thế nhưng, chẳng hiểu sao tôi lại quen béng mất. Anh Mạnh…!”.

Chuyện xảy ra đã quá lâu rồi, hiện anh chàng này có thể đã không còn trên đời này nữa. Nhưng vì tôn trọng anh, tác giả đã đổi tên của anh, không gọi tên thật của anh cũng bắt đầu bằng chữ M. mà gọi anh là Mạnh.

Thật ra, tác giả có gọi anh là gì đi nữa thì khi nhắc tới anh, những người lớn tuổi biết chuyện thời đó, nếu còn sống đến bây giờ cũng sẽ nhận ra đó là tay giang hồ thứ thiệt gọi là M. “Cầu Muối” lừng danh một thuở.

Mạnh vừa hớp ngụm bia vừa kể: “Chuyện đã xảy ra rồi và hiện giờ cuộc đời của người con gái tội nghiệp, đáng thương tên Cẩm Nhung cũng đã rẽ sang một đoạn bi thảm khác rồi. Nhưng tôi thấy cần phải kể lại cho anh nghe chuyện tôi biết về ngày đó. Đến giờ, tôi vẫn còn ray rứt mãi trong lòng và tự trách mình là quá hèn nhát, không nói lên lời cảnh báo kịp thời, biết đâu đã cứu được cuộc đời một con người. Anh biết tôi từng là “bảo kê” của lão Đại Lợi chứ?”.

Tác giả nhớ lại và gật đầu đáp: “Tôi nhớ rồi. Đúng vào thời đó, anh là người đứng ra “bảo kê” cho toàn bộ những chuyến vận chuyển hải sản hằng đêm từ miền Tây về Sài Gòn của lão Đại Lợi. Bởi vậy thời đó, anh mới nổi danh với cái tên là M. “Cầu Muối”. Nhưng chuyện anh kể có liên quan đến lão Đại Lợi hay sao?”.

Anh ta gật đầu, giọng nhẹ hẳn đi. Tác giả cảm nhận được trong đó có sự hối tiếc: “Chuyện liên quan tới bà vợ của lão Đại Lợi thì đúng hơn. Chắc anh biết rõ trong vụ thảm án tạt axit vũ nữ Cẩm Nhung năm 1961, hai nhân vật chính là phụ nữ đúng không?”.

Một lần nữa, tác giả gật đầu đáp: “Đúng, đó là hai phụ nữ. Người thứ nhất tất nhiên là bà vợ của viên trung tá Thức, người thứ hai là kẻ thủ ác gây án tên Chín Đen. Trước câu trả lời của tác giả, chợt Mạnh nói nhanh: “Nhưng vẫn còn người thứ ba!”.

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung
Kỳ 6: : 'Hoạn thư'... đãi tiệc
Nhà văn H.T.Đ


Những bài viết liên quan_Mời các bạn xem thêm

Kỳ 1: Những bí mật lần đầu công bố
Kỳ 2: Tuyệt kỹ Hạ uy cầm định mệnh
Kỳ 3: 'Bóng ma' nơi vũ trường
Kỳ 4: Cuộc chiến tìm... 'nữ chúa'
Kỳ 5: Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa.
Kỳ 6: : 'Hoạn thư'... đãi tiệc
Kỳ 7: Nước mắt giang hồ tiết lộ bí ẩn
Kỳ 8: 1 lượng vàng cho 30 giây tội ác
Kỳ 9: 'Đóa hồng'... bạc mệnh
Kỳ 10: Vì sao Trần Lệ Xuân không giữ lời hứa?
Kỳ 11: Kiếp má hồng và gương mặt 'quỷ'
Kỳ 12: 'Ân đền oán trả'
Kỳ 13 (cuối): Những sự thật chưa từng tiết lộ
Thêm vài dòng về Vũ nữ Cẩm Nhung
Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template