Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung, Kỳ 2: Tuyệt kỹ Hạ uy cầm định mệnh



Tài pán Marie Sang nói: “Đôi chân này, thân hình gợi cảm này thì rồi đây có khối thằng đàn ông ngã rạp dưới chân mà chết cho coi!”. (Ảnh minh họa)
Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung
Kỳ 2: Tuyệt kỹ Hạ uy cầm định mệnh


Sau đó, Cẩm Nhung được vài người xúi biểu là chỉ có cách đi làm vũ nữ thì may ra mới có cơ hội báo hiếu cho mẹ. Bởi, trong hoàn cảnh lúc đó, Cẩm Nhung có đi học cũng không thể “ngóc đầu” lên được.

Tuyệt kỹ và vũ nữ

Nghe lời khuyên, khi mới được 17 tuổi, Cẩm Nhung đã lén mẹ đi học nhảy ở một vũ sư mở lớp dạy nhảy tư nổi tiếng nhất thời ấy là Nguyễn Tình, Nguyễn Thống. Thời ấy, hai vũ sư vừa là nhạc công nổi tiếng với ngón đàn Hạ uy cầm (Hawaian) tuyệt luân, kiêm vũ sư chuyên đào tạo hàng trăm gái nhảy cho các vũ trường Sài Gòn thời ấy. Cẩm Nhung vừa đẹp, thân hình chuẩn, nảy nở sớm lại có năng khiếu về khiêu vũ cho nên chỉ sau một tháng học, tức chưa tới nửa khóa thì nhìn những bước nhảy của cô, vũ sư Nguyễn Tình đã phán ngay một câu mà tài pán (người quản lý vũ nữ tại vũ trường - PV) Marie Sang vẫn còn nhớ như in: “Đôi chân này, thân hình gợi cảm này thì rồi đây có khối thằng đàn ông ngã rạp dưới chân mà chết cho coi!”.

Tài pán Marie Sang kết luận vào đêm vắng khách năm 1962 rằng: “Đàn ông chết đâu chưa thấy, nhưng cái bông hoa hương sắc vừa chưa kịp tỏa hương cho đời đã lụi tàn một cách thảm khốc, bi thương!”. Vào thời ấy, người thực hiện bài viết này là một ký giả trẻ của tờ nhật báo Thời Cuộc, vốn ít khi khóc về những chuyện không liên quan tới mình. Vậy mà khi nghe câu kết luận của tài pán Marie Sang thì hôm đó tôi đã khóc cùng với chị “cai gà” nổi tiếng này! Tôi khóc vì Cẩm Nhung và còn cho một phận má hồng bạc số…

Tôi nhớ, thời ấy, các vũ nử phải đủ 18 tuổi thì mới được chính thức cấp thẻ hành nghề. Tuy nhiên, nhờ sự quen biết với tài pán Marie Sang, tuy mới hơn 17 tuổi nhưng Cẩm Nhung đã được cấp thẻ. Cũng chính nhờ sự đỡ đầu này, Cẩm Nhung đặt chân vào vũ trường nổi tiếng nhất – Kim Sơn. Tuy nhiên, Cẩm Nhung đã không thể ngờ được, khi cô mới bước vào Kim Sơn thì nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt đồng nghiệp.

Trong lúc khó khăn, Cẩm Nhung may mắn có được sự giúp đỡ của con gái Lê Văn Trương nên được yên ổn làm ăn. Sau này, cô Thu (đã nói đến trong kỳ 1 – PV) này đã tiếp tôi trong một ngôi nhà nhỏ, ở xóm Sáu Lèo. Khi ấy, nhà văn Lê Văn Trương (bố Thu) đang tịnh dưỡng ở nhà với bệnh tật triền miên và dựa vào đồng tiền đi nhảy hằng đêm của cô con gái để sống. Khi ấy, Thu tâm sự rằng: “Con Cẩm Nhung tội lắm ! Nó có lợi thế hơn người, bởi nó vừa trẻ lại vừa đẹp và nhảy hay. Mặc dù về Kim Sơn chưa đầy một năm, vậy mà ticket (vé) của con nhỏ đã tăng lên vùn vụt”.

Theo lời Thu, hình như Cẩm Nhung ý thức được mối hiểm nguy từ sự “ăn khách” quá nhanh của mình. Do đó, có lần nó đã nói thiệt với em là: hay là chị chia lửa với em. Mỗi khi có khách nhất quyết đòi em ra nhảy, thì chị thay em với lập luận rằng, lúc ấy em đang bị đau bụng hay đau cái gì đó. Hoặc là chị có thể gọi cô nào đó tiếp sức với em một chút. Chớ em không kham nổi sự cuồng nhiệt thái quá của cánh đàn ông…”.

Lúc ấy, có nhiều lời đồn thổi ác ý rằng: sở dĩ Cẩm Nhung “ăn khách” quá nhiều như vậy là do con nhỏ đó “chơi bùa”, “chơi ngải” gì đó nên đàn ông vừa nhìn thấy là mê ngay! Thật ra với một cô bé chưa tròn 18 tuổi thì cần gì “bùa ngải”. Em cũng là gái nhảy như nó, nhưng nhìn dáng nó nhảy, nhìn cơ thể nó lướt nhẹ trên mặt sàn mà mình cũng phát mê, nhất là cái mông đẫy đà tròn lẳn, bộ ngực căng chắc đã khiến cho tất cả đàn ông đều mê đắm…

Con sóng cuồng mê

Thu còn kể thêm với tôi: thời ấy, hai chục đồng một ticket và gái nhảy thuộc loại ăn khách cỡ như Thu nhưng đêm nào được năm vé thì đã mừng lắm rồi. Thế nhưng, Cẩm Nhung không đêm nào dưới 15 ticket. Bởi, những ông khách “sộp” vừa vào vũ trường đã mua ngày 10 ticket rồi nhét vào tay của Cẩm Nhung. Chưa hết, không phải một người như vậy thôi đâu, mà đêm nào cũng có gần cả chục gã đàn ông si tình sẵn sàng bỏ tiền ra mua cả chục ticket rồi nhảy một bài với Cẩm Nhung.


Xung quanh Cẩm Nhung có nhiều đàn ông là “đại gia”, quan chức theo đuổi. (Ảnh minh họa)

Theo lời Thu, sự “ăn khách” của Cẩm Nhung không chỉ dừng lại tại đó, mà còn tạo ra cơn sóng ngầm trào dâng mãnh liệt. Thế nhưng, trước sự “cuồng mê” ấy, Cẩm Nhung khá dửng dưng. Cho nên, đối với người đàn ông nào ưu ái, giàu ticket hoặc là tặng tiền boa hậu hỉ cho, cô đều đối xử bình đẳng như nhau. Vẫn theo lời con gái nhà văn Lê Văn Trương kể lại thì trong suốt nhiều tháng, Cẩm Nhung chưa bao giờ nhận lời đi ăn khuya hay chung xe ra về với bất cứ người đàn ông nào. Nhiều đêm, Cẩm Nhung phải nhờ Thu và đôi khi cả tài pán Marie Sang gọi taxi để về chung để thoát cảnh không phải đi chơi khuya.

Thu cho hay: “Có một lần, khi về nhà trễ một chút, Cẩm Nhung nhìn thấy mẹ bắc ghế đẩu ngồi trước cửa đợi. Khi vừa thấy bóng con về tới thì bà đã ôm chầm lấy con rồi khóc! Cẩm Nhung không hiểu sao mẹ mình khóc như vậy liền hỏi thì bà nhẹ lắc đầu rồi bảo: “Mẹ sợ lắm con à. Mẹ cứ tưởng là con sẽ đi tới gần sáng mới về như một số đứa ở gần nhà mình. Nghe nói tụi nó làm ở dancing Mỹ Phụng, ở Đại Nam, ở Tabarin hay Grand Mond và ở vũ trường nào nữa đó. Mẹ thấy nó đi hầu như không còn biết nhà cửa là gì… Thôi con ạ, hay là con nghỉ mà đi học tiếp, rồi mẹ thổi xôi để nuôi convậy mà mẹ an tâm hơn…”.

Đó là lần đầu tiên Cẩm Nhung lo sợ. Bởi từ lâu nay, cô giấu mẹ chuyện mình đi làm vũ nữ, mà chỉ nói là đi phục vụ bàn ở một nhà hàng ăn. Cho nên, vừa nghe mẹ nói thì Cẩm Nhung đã xanh mặt, lúng túng định chối. Tuy nhiên, mẹ cô đã òa lên khóc vừa kéo cô vào nhà rồi nói: “Mẹ biết rồi con à. Hôm qua mẹ giặt đồ cho con mẹ thấy sót lại mấy cái vé gì đó có in chữ ticket của dancing Kim Sơn, mẹ dò hỏi vài người thì mới biết dancing Kim Sơn là một khiêu vũ trường loại lớn nhất nhì ở Sài Gòn. Cho nên, mẹ đoán ra con đi làm ở đó…”.

Vào thời điểm ấy, Sài Gòn còn rất ít điểm ăn chơi khuya sau giờ vũ trường đóng cửa. Cho nên, dân có xe hơi riêng thường rước các gái nhảy rồi đưa lên tận chợ Thủ Đức (quận Thủ Đức, TP.HCM bây giờ) ăn nem hoặc ăn bánh canh bột lọc. Thời ấy, do chưa có đường lộ lớn nên để từ trung tâm xuống Thủ Đức, dân có xe hơi phải đi đường chật hẹp, đầy đá sỏi. Thế nhưng, không “đại gia” nào nề hà, cứ phải đón cho bằng được những “con gà móng đỏ” để đưa đi ăn và du hí thâu đêm suốt sáng. Trái ngược lại, Cẩm Nhung luôn từ chối những cuộc hẹn hò thâu đêm suốt sáng kiểu ấy.

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung
Kỳ 3: 'Bóng ma' nơi vũ trường
Nhà văn H.T.Đ

Những bài viết liên quan_Mời các bạn xem thêm

Kỳ 1: Những bí mật lần đầu công bố
Kỳ 2: Tuyệt kỹ Hạ uy cầm định mệnh
Kỳ 3: 'Bóng ma' nơi vũ trường
Kỳ 4: Cuộc chiến tìm... 'nữ chúa'
Kỳ 5: Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa.
Kỳ 6: : 'Hoạn thư'... đãi tiệc
Kỳ 7: Nước mắt giang hồ tiết lộ bí ẩn
Kỳ 8: 1 lượng vàng cho 30 giây tội ác
Kỳ 9: 'Đóa hồng'... bạc mệnh
Kỳ 10: Vì sao Trần Lệ Xuân không giữ lời hứa?
Kỳ 11: Kiếp má hồng và gương mặt 'quỷ'
Kỳ 12: 'Ân đền oán trả'
Kỳ 13 (cuối): Những sự thật chưa từng tiết lộ
Thêm vài dòng về Vũ nữ Cẩm Nhung
Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template