Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung, Kỳ 12: 'Ân đền oán trả'



Hình minh họa
Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung
Kỳ 12: 'Ân đền oán trả'


Sau đó ít lâu, một điều không ngờ nữa đã xảy ra. Tác giả vẫn còn nhớ rất rõ điều không ngờ đó.

Vào những ngày cận Tết Nguyên đán, tác giả đi xe đò (xe khách – PV) về quê, khi bước xuống phà Mỹ Thuận (tỉnh Vĩnh Long), trong cảnh chen lấn hối hả của mọi người về quê ăn tết, một lần nữa tác giả đã gặp vũ nữ Cẩm Nhung. Lúc đó, cô vũ nũ tài sắc một thời đang ngồi bất động trên mũi chiếc phà.

Chưa hết những đoạn trường

Lần gặp này, tác giả thấy trên ngực Cẩm Nhung chỉ còn khung ảnh chân dung của cô, thủa còn xuân sắc, chứ không phải là ảnh chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức như đã thấy trước đó.

Chứng kiến cảnh đó, một người dân đi trên chuyến phà liền nói với tác giả: “Cách đây không lâu, có vài người lạ mặt bất ngờ xuất hiện rồi lao vào hành hung người phụ nữ có khuôn mặt bị a xít ăn đó. Sau khi hành hung, nhóm người này đã xé nát tấm ảnh chụp chung giữa người phụ nữ này và một người đàn ông. Sau khi sỉ vả người phụ nữ thậm tệ, nhóm người trên mới bỏ đi”.

Khi nghe xong, tác giả mới ngạc nhiên hỏi: “Họ làm như thế để làm gì?”. Sau đó, tác giả được biết chính gia đình vợ viên trung tá Thức đã mướn người hành động như vậy nhằm xóa mọi dấu vết liên quan đến vũ nữ Cẩm Nhung.

Gia đình vợ viên trung tá Thức cho rằng, việc Cẩm Nhung treo tấm hình chụp chung với trung tá Thức là muốn gợi lại cho mọi người thấy, cô từng được người đàn ông trong ảnh yêu thương và chính gia đình vợ ông ta đã đưa cuộc đời cô vào bi kịch.

Vài năm sau, hơn chục lần qua lại trên các chuyến phà Mỹ Thuận, tác giả vẫn còn thấy Cẩm Nhung ngồi đó. Tuy nhiên, sau mỗi lần gặp, tác giả lại thấy Cẩm Nhung ngày một tiều tụy, héo hắt…

Cũng trên chuyến phà ấy, vào một chiều mưa cuối năm, phà vắng khách, tác giả có dịp đứng gần Cẩm Nhung và nghe rõ tiếng cô ấy khóc. Lấy hết can đảm, tác giả bắt chuyện với Cẩm Nhung. Tuy nhiên, cô gái với khuôn mặt “của quỷ” không đáp trả mà lẳng lặng bỏ đi.

Kể từ lần đó và cho đến sau này, tác giả dẫu có đi trên chuyến phà Mỹ Thuận hàng trăm lần nhưng không còn nhìn thấy bóng dáng của Cẩm Nhung nữa.

Có người đi trên chuyến phà nói với tác giả rằng: “Rất có thể người phụ nữ hành khuất đó mắc bệnh nặng và chết ở một nơi nào đó”.

Bên cạnh đó, cũng có người cũng nói rằng: “Do cuộc sống khốn cùng với kiếp ăn xin thê lương, cô vũ nữ tài sắc một thời đã chọn cái chết để giải thoát bản thân khỏi kiếp trầm luân khổ đau”.

Tuy nhiên, tác giả vẫn không tin vì hiểu, một khi Cẩm Nhung đã có can đảm kéo dài kiếp sống thê lương của cô một thời gian quá dài như vậy thì cô sẽ còn tiếp tục sống nữa. Cô sống để lên án những kẻ gây ra tội ác đang nhởn nhơ giữa cuộc đời ô trọc kia.

“Ơn đền, oán trả”

Có một giai đoạn, tác giả còn nghe những lời râm ran, đàm tiếu liên quan tới vũ nữ Cẩm Nhung với những luận điệu đầy xuyên tạc, không đúng sự thật. Tác giả nghĩ, đó có thể là do từ miệng của những kẻ ác tâm có dính dáng tới thủ phạm gây ra thảm án ngày xưa.

Theo đó, họ truyền tai nhau rằng, sau khi chọn kiếp sống ăn xin khắp nơi, Cẩm Nhung đã sa vào tệ nạn và trở thành một “con ma” cờ bạc. Sau một ngày ăn xin, Cẩm Nhung gom góp lại toàn bộ số tiền có được rồi đem đốt trong các sòng bạc để quên đời. Chưa hết, những người này còn nói Cẩm Nhung làm hàng loạt những chuyện xấu xa nữa…

Nghe xong những luận điệu xuyên tạc ấy, tác giả ước gì mình có được cái tính giang hồ như Mạnh Cầu Muối (nhân vật đã xuất hiện trong các kỳ báo trước – PV) thì sẽ lao vào bóp chết ngay bất cứ ai nói xấu một con người đã và đang sống tận đáy của khổ đau.

Lúc ấy, tác giả chỉ có một điều nguyện cầu duy nhất: “Cẩm Nhung ! Cô hãy rời xa cõi đời ô trọc này đi. Cuộc đời này đã không phải là của mình thì ta đừng luyến tiếc… Hãy vĩnh viễn ra đi !”.

Và thực sự thì Cẩm Nhung đã ra đi ba, bốn năm sau đó. Có nghĩa là ông trời vẫn bất công với cô ấy, cứ đày đọa cho cô ấy sống không bằng chết, chết không ra chết như vậy. Và cũng thật bất ngờ, sau năm 1975, trên một chuyến xe đò về quê, tác giả tình cờ gặp lại Mạnh Cầu Muối. Lúc này, anh ta đang làm khuân vác cho một bến xe ở tỉnh Vĩnh Long.

Khi bất ngờ gặp, anh ta đã ôm lấy tác giả mừng rỡ và hỏi ngay một câu: “Lâu nay, anh có gặp Cẩm Nhung?”.

Tác giả đáp ngay bằng cách chỉ tay ra bến phà Mỹ Thuận: “Anh sống ở xứ này chắc là gặp Cẩm Nhung thường xuyên?”.

Tác giả lại bất ngờ hơn khi Mạnh Cầu Muối lắc đầu bảo: “Khi em đến đây làm việc thì Cẩm Nhung không còn ở ngồi ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận này nữa”.

Tác giả ngạc nhiên hỏi nguyên nhân thì Mạnh Cầu Muối mới thú nhận: “Em không dám giấu gì anh. Sau giải phóng, em dính tới một vụ vượt biên nên bị đi tù nhiều năm.
Khi hoàn lương trở về, em nghe nhiều người bảo Cẩm Nhung rời bỏ Sài Gòn tìm về bến phà Mỹ Thuận mưu sinh. Do muốn tìm gặp lại Cẩm Nhung, em quyết định tìm xuống đất Vĩnh Long này làm việc, mong một ngày sẽ gặp lại cô ấy”.

Mạnh Cầu Muối thổ lộ chân tình hơn: “Thật ra, em chẳng có tiền bạc gì đâu mà bày đặt vượt biên, vượt biển. Chẳng qua lúc ấy túng thiếu nên em đi làm công cho một tay chuyên làm đầu nậu, dẫn mối vượt biên. Cũng may là chính quyền mới hiểu được vai trò của em. Do đó, họ chỉ cách ly em một thời gian để cải tạo, chứ không bị bỏ tù như những người khác”.

Trước khi ngậm ngùi nói lời từ biệt, Mạnh Cầu Muối còn khiến tác giả bất ngờ khi nói: “Anh có biết còn một chuyện khốn nạn nữa xảy ra mà em chứng kiến và căm phẫn đến tột độ hay không?”.

Khi vừa dứt câu, Mạnh Cầu Muối gằn từng tiếng một: “Trong những ngày đi dẫn mối ăn tiền cò cho mấy tay thầu vượt biên, em khám phá ra một trong những tày đầu sỏ của chuyện ấy lại chính là trung tá Thức. Ông ta có một ngôi nhà làm điểm hẹn cho những người tính chuyện bỏ xứ ra đi. Đó chính là tiệm bida T.L. nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Trong một lần tới đó nhận nhiệm vụ, em phát hiện ra lão ta là tay đầu sỏ. Vì vẫn tức giận hành vi của gia đình ông ta với Cẩm Nhung, em quyết định phá. Thay vì đưa những người do ông ta chỉ định chuyển ra địa điểm tập kết, em đã tìm cách đưa họ vào tròng hết.
Chuyến đi hôm ấy hơn 70 người do em đưa đẩy đã bị ách lại ở ụ cây khô, trên đường ra Rừng Sác (nay là huyện Cần Giờ, TP.HCM). Sau đó, tất cả bị chính quyền mới tổ chức bắt giữ, riêng trung tá Thức thì bị tống giam vì tội chống phá chế độ”.

Trước khi chia tay, Mạnh Cầu Muối còn nói với tác giả bằng giọng thật chân tình: “Sau lần gài bẫy trung tá Thức, em đã làm lão ta thân bại danh liệt và không bao giờ có thể ngóc đầu lên được. Sau đi ra tù, em về đất Vĩnh Long này mưu sinh.
Trong khoản thời gian dài, em cố cất công tìm kiếm Cẩm Nhung. Bởi vì em muốn nói lời xin lỗi với cô ấy. Thậm chí, có thời điểm em đã thầm nhủ bản thân sẽ cầu xin Cẩm Nhung cho em gá nghĩa làm bạn đời, sống cùng nhau cho hết kiếp. Thế nhưng, mọi việc đã lỡ làng hết rồi…

Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung
Kỳ 13 (cuối): Những sự thật chưa từng tiết lộ
Nhà văn H.T.Đ


Những bài viết liên quan_Mời các bạn xem thêm

Kỳ 1: Những bí mật lần đầu công bố
Kỳ 2: Tuyệt kỹ Hạ uy cầm định mệnh
Kỳ 3: 'Bóng ma' nơi vũ trường
Kỳ 4: Cuộc chiến tìm... 'nữ chúa'
Kỳ 5: Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa.
Kỳ 6: : 'Hoạn thư'... đãi tiệc
Kỳ 7: Nước mắt giang hồ tiết lộ bí ẩn
Kỳ 8: 1 lượng vàng cho 30 giây tội ác
Kỳ 9: 'Đóa hồng'... bạc mệnh
Kỳ 10: Vì sao Trần Lệ Xuân không giữ lời hứa?
Kỳ 11: Kiếp má hồng và gương mặt 'quỷ'
Kỳ 12: 'Ân đền oán trả'
Kỳ 13 (cuối): Những sự thật chưa từng tiết lộ
Thêm vài dòng về Vũ nữ Cẩm Nhung
Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template