Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học và đã là bác sĩ


Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học

Hơn 10g đêm, một cô giáo dạy ở Trường Lương Thế Vinh còn thấy cô học trò nhỏ đi bộ thơ thẩn trên đường Ba Tháng Hai (TP.HCM), trên tay cầm tập vé số. Cho đến lúc ấy, chân dung của cô học trò giỏi xuất sắc suốt mấy năm trời đến trường chỉ mặc duy nhất một cái áo trắng đã ngả màu mới hiện lên thật rõ…

Video


Chiếc áo ấy, theo lời cô Kim Dung, cô giáo dạy toán của Trần Bình Gấm năm lớp 6, thì để ý lắm mới nhận ra Gấm đến trường chỉ với chiếc áo duy nhất trông đã có vẻ rất chật. Hằng ngày, cứ sau giờ học Gấm đi nhận vé số về bán đến 11, 12 giờ khuya mới về đến nhà. Có hôm Gấm đi hàng mấy chục cây số quanh thành phố. Gấm kể:



Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học

- Mới đầu cũng mắc cỡ, nhưng thấy ba đạp xích lô cực quá trong khi năm chị em đều còn đi học, lúc nào nhà cũng bị nợ nần nên em tập đi bán vài ngày cũng quen. Có vài lần gấp quá em cũng mang theo tập để học, nhưng thấy ngại vì sợ người ta nghĩ rằng mình cố tình ra vẻ học sinh để được thương hại nên lại thôi.

Vậy là tranh thủ 4,5 giờ chiều, Gấm chạy ù về nhà phụ mẹ và học. Không thì khuya cách mấy vẫn ngồi học cho kỳ được. Thành tích học sinh giỏi chín năm liền, học sinh giỏi môn sinh cấp quận, điển hình cháu ngoan Bác Hồ của thành phố 20 năm… đã không phụ công sức của cô học trò nhỏ ấy.

Đến thăm nhà Gấm (219/1 Trần Văn Đang, P.11, Q.3) chúng tôi mới hiểu thêm sự cùng quẫn của gia đình. Căn nhà giống như một túp lều không đầy 10m2 là chỗ ăn ngủ của sáu mẹ con. Hôm nào trời mưa, nước từ trên mái cứ đổ xuống thoải mái. Chỗ ở ấy cũng không phải là nhà của Gấm mà là của người bà con cho ở tạm. Từ khi Gấm vào học cấp III ở Trường Lê Hồng Phong, ngay cả mối lấy vé số để bán cũng bị cắt đứt vì nợ quá nhiều. Gấm xoay qua giúp mẹ ngồi bán khoai lang, khoai mì và mía ghim ở ngoài đầu hẻm. Cha Gấm mất vì bị ung thư phổi và lao lực quá sức sau một tháng nằm bệnh viện. Tiền viện phí, tiền thuốc thang, tiền ăn học của năm chị em… khiến mẹ Gấm quẫn quá làm liều đi vay nặng lãi: 1 triệu đồng, phải trả tiền lời góp 10.000 đồng/ngày; một chủ khác 3 triệu/tháng trả 45.000 đồng. Cả gia đình lún sâu vào nợ, nợ mẹ đẻ nợ con, nợ vé số chưa trả được, nợ tiền khoai, tiền góp… Ngày nào cũng có “anh chị” đến hăm dọa, đòi đốt nhà. Gấm kể:

- Có hôm cả nhà phải phải khóa cửa đi trốn nợ. Có lúc đi một mình, có lúc dắt theo đứa em đi tha thẩn trong ga đến gần 12g khuya mới dám về nhà. Đến nỗi tiền điện nước câu nhờ nhà hàng xóm đến tháng không có tiền trả, người ta cứ canh đang bán là ra thu góp mỗi ngày 5.000 đồng. Chiếc xe đạp mini mà cô hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh tặng cho Gấm năm lớp 11 để Gấm khỏi đi bộ đến trường, Gấm mới đi chưa đầy hai tháng cũng phải mang cầm lấy 70.000 đồng về giao cho mẹ. Khi kể chuyện, Gấm cứ năn nỉ cô Kim Dung đừng kể lại cho cô hiệu trưởng biết vì sợ cô buồn:

- Khi tặng em cô đã căn dặn là không được cầm, không được bán, nhưng mẹ em túng quá…

Cái chết của cha, cái cảnh hằng ngày thấy những người nghèo khó chỉ dám ra tiệm mua đỡ vài viên thuốc chứ không dám đi khám bác sĩ, đã thôi thúc cô học trò nhỏ bằng mọi cách phải học thật giỏi để trở thành bác sĩ. Cô Kim Dung kể:

- Có lần tôi đã nói với Gấm học y sợ sau này ra trường không tìm được việc làm ở thành phố, có đi tỉnh cũng phải về những huyện xa nhất. Gấm nói cỡ nào em cũng học, đi đâu em cũng đi, đi càng xa thì mới giúp được những người nghèo.
Gấm đã vượt qua tất cả mọi mặc cảm để vươn lên, bạn Thụy Vĩ - lớp trưởng lớp 12B2 Trường Lê Hồng Phong - cho biết:

- Ở trường, Gấm rất vui vẻ và tự tin. Học toán giỏi nhất lớp (điểm trung bình năm lớp 12 là 9,3) nên đến khi ba Gấm mất, đến nhà Gấm tất cả mọi người mới biết nhà nghèo đến vậy. Tiền trả nợ, tiền ăn học không đủ, nói chi dư đến mấy chục ngàn để mua quần áo.

Mẹ Gấm kể trong nước mắt:

- Mấy năm trời chưa sắm được cái áo mới nào cho mấy đứa đi học, toàn quần áo cũ của hàng xóm cho vá víu lại…

Còn Gấm đi học bằng chiếc áo dài cũng của người hàng xóm cho, đến năm lớp 11 thì được bộ án dài nhờ tiền quà tết nhân ái mà các bạn trong trường diễn văn nghệ thu được tặng. Và cũng nhờ lần đó trường mới biết và trao học bổng học sinh nghèo vượt khó cho Gấm năm học lớp 12. Tất cả đã không cản được Gấm tiếp tục học và thi đậu vào cả hai trường ĐH Y dược và Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP.HCM và khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Gấm thi vào khoa toán ĐHSP đạt 19 điểm và chuyển qua).

Nỗi vui mừng chưa dứt, Gấm đã phải nghĩ đến khoản học phí trước mắt. Nợ nần còn chồng chất, đào đâu ra?

- Mình đã nghĩ đến việc nếu không còn cách nào khác thì xin bảo lưu kết quả một năm để đi làm kiếm tiền…

Gấm nói buồn buồn nhưng rồi lại tự tin khẳng định:

- Nhưng dù gì mình cũng sẽ không bao giờ từ bỏ con đường đã chọn.

Báo đăng, ngay buổi sáng ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ nhiều cú điện thoại tới tấp hỏi thêm về trường hợp Gấm. Nhiều cô chú rồi cả những bạn trẻ đến gởi cho Gấm, người năm chục, người trăm ngàn, nhưng cũng có những con số lên đến hàng triệu. Mười giờ đêm ghé thăm nhà Gấm vẫn còn thấy có hai vợ chồng chở cả con đến thăm và tặng quà, không quên cả việc chỉ cho con thấy rõ hoàn cảnh gia đình và tấm gương của Gấm. Nhiều nhà hảo tâm, nhiều công ty không những giúp đỡ gia đình mà lo luôn cả việc bảo trợ cho Gấm suốt những năm học đại học, từ bộ đồ mới, chiếc xe đạp đến cả dụng cụ học tập… Ngày theo đoàn đi Cần Thơ dự lễ trao giải “học trò giỏi hiếu thảo”, Gấm cũng nghiễm nhiên trở thành “cây đinh” trong đoàn, là người được các anh chị, các bạn, các cô chú ở các tỉnh thành quan tâm nhiều nhất. Ở bắc Cần Thơ, cả những người bán hàng rong cũng đeo các đoàn xe để hỏi thăm “phải xe của Tuổi Trẻ không?”, “có Bình Gấm ở đây không?”. Chú mập bán nem suốt mấy ngày điện thoại lên tòa soạn cũng chỉ để căn dặn một điều, khi xe đi ngang phà ngừng lại để chú trao cho Gấm một khoản tiền…

Gấm kể: “Giống như một giấc mơ, khi mình thức dậy mọi thứ đều thay đổi, mười mấy triệu đồng tiền nợ, nỗi ám ảnh kinh hoàng của gia đình cũng không còn…”. Điều đó không nằm trong truyện cổ tích mà là cổ tích có thật đã đến với Gấm giữa cuộc đời thường. Bây giờ Gấm đã đi học những buổi đầu tiên, đã trở thành sinh viên của Trường Đại học Y dược, đã có cơ hội để thực hiện được mơ ước của mình: trở thành bác sĩ. Căn nhà nhỏ của Gấm bây giờ thường ngập tiếng cười. Gấm tâm sự với tôi: “Chưa bao giờ, kể từ khi em biết nhận thức, em thấy mẹ em cười tươi và nhiều đến vậy…”.


Bình Gấm vé số, khoai lang trở thành bác sĩ

Cha mẹ làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, dân “anh chị” ngày ngày đến thúc nợ, hăm dọa… Trần Bình Gấm phải “cắp rổ khoai lang”, “ôm tập vé số” đi bán dạo để phụ giúp gia đình. Nhưng bằng nghị lực của bản thân đến nay cô đã trở thành một bác sĩ.

Tới đường Trần Văn Đang (TPHCM), hỏi nhà Bình Gấm từ bác xe ôm đến chị bán hàng rong ai cũng nói như vỡ òa “a… là nhà bác sĩ Gấm”. Một chị hàng rong với đôi gánh trên vai dẫn tôi đến số nhà 291 trong một con hẻm nhỏ thuộc phường 11 quận 3 “đây là nhà cô Gấm đấy!”.

Bình Gấm cô bé của khoai lang, vé số ngày xưa

Nhìn dáng người nhỏ bé của Hồng Gấm, thật khó có thể tin được Gấm lại đủ sức để vượt qua mọi khó khăn vất vả ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Học đến lớp 6 cô bé Gấm đã trở thành một lao động, môt trụ cột quan trọng của gia đình.

Hình ảnh cô bé “nhỏ tẹo” đầu trần, chân đất trở về nhà lúc phố xá đã vắng người qua lại vẫn còn in sâu trong tâm trí của nhiều người dân trên con đường Trần Văn Đang. Mỗi ngày bình quân 6 tiếng Gấm đi bán vé số hoặc bán khoai, vì thế khi cô về đến nhà đã là lúc nửa đêm. Tuy nhiên số tiền kiếm được hàng ngày khoảng 10 - 15 nghìn đồng của Gấm cũng chẳng thấm vào đâu so với khoản nợ khổng lồ lên đến hang chục triệu đồng mà gia đình cô đã vay mượn.

Cha đạp xích lô, mẹ bán hàng vặt vãnh ngoài chợ, hai chị em đi bán vé số… cả gia đình gồng mình kiếm tiền nhưng nợ nần ngày càng lớn thêm bởi lãi mẹ đẻ lãi con cứ sinh ra trong ngày.

Gấm tâm sự: “Với sức lao động của cả nhà khi đó nếu không nợ nần gì thì cuộc sống cũng chẳng có gì khó khăn, nhưng thiếu nợ nhiều quá nên cả nhà phải chật vật mà cũng chưa đủ để trả tiền lãi chứ chưa nói gì đến tiền gốc.”

“Có hôm đi bán chẳng được vé nào, măt buồn so mà khổ nỗi cái nghề đó càng buồn thì càng …ế”. Tàn nhẫn hơn “Một hôm có ông khách gọi vào, ông ấy chỉ mua có đúng một vé nhưng khi kiểm lại thì mất đến cả hàng chục vé…” và những cạm bẫy chờ sẵn: “Hôm ấy có một người khách kêu lên xe, ông ấy nói chở đi dạo mấy vòng sau đó sẽ cho 4 trăm nghìn, khi đó còn ngây thơ nên thấy tiền là muốn đi lắm. Nhưng nghĩ đến việc mẹ sẽ không vui nên quyết định từ chối… Giờ nghĩ lại vẫn còn sợ”, đó là những lời tâm sự rất thật của Bình Gấm.

Bình Gấm với những nỗ lực học tập không ngừng

Mỗi ngày lội bộ đến hàng chục cây số khắp thành phố, trở về nhà thì trời đã khuya, nhưng Gấm vẫn chong đèn ngồi học, sáng nào cũng dậy sớm hơn mọi người trong gia đình để… học.

Cô học ở mọi nơi, học ở mọi lúc. Khi đang đi trên đường cũng là lúc nhớ lại bài, khi ngồi bán khoai cho mẹ Bình Gấm cũng tranh thủ mang sách theo để học. “Có hôm mải học quá người ta bê mất cả khoai lẫn hộp kẹo khi nào không biết… Nhưng cả lần mất vé lẫn lần mất khoai mẹ đều không nói gì cả… vì mẹ hiểu”.

Tại trường lớp không phải là không có sự kì thị, phân biệt. Khi học ở trường Lương Thế Vinh cũng như khi đã thi đỗ vào trường chuyên Lê Hồng Phong có nhiều bạn sau khi biết hoàn cảnh của Gấm đã tỏ ra lạnh lùng, xa lánh… Gấm ý thức được hoàn cảnh của mình nên cô luôn cố gắng học tập vươn lên và mở rộng lòng mình để đón nhận những tình cảm tốt đẹp từ phía bạn bè. Có lẽ vì thế mà cô luôn được đa số bạn bè, thầy cô yêu quý và giúp đỡ.

Năm Bình Gấm học lớp 11 cũng là lúc người cha lâm trọng bệnh do lao lực. Viêm phổi đã cướp đi người cha của các chị em cô sau một tháng nằm viện. Người mẹ đã phải chạy đôn chạy đáo tiếp tục vay nặng lãi với hy vọng cứu được chồng, nhưng tất cả đều vô vọng. Gia đình lâm vào một bi kịch mới chủ nợ, dân “anh chị” đến thúc nợ dọa đốt nhà chỉ là chuyện thường ngày. Chị em Gấm đến cơm ăn cũng không đủ no nhưng tất cả đếu quyết đến trường với suy nghĩ “chỉ có học mới thoát khỏi cảnh khổ”.

Những suất học bổng dành cho học sinh nghèo vượt khó luôn đến với Trần Bình Gấm học sinh xuất sắc của trường. Thầy cô biết hoàn cảnh gia đình Gấm nên luôn tỏ ra ưu ái để khuyến khích đông viên, những bạn khác mỗi suất học bổng chỉ trị giá 500 nghìn đồng nhưng với Gấm nhà trường trao tặng cho 1 triệu đồng.

Với khoản hoc bổng đó, để bù vào việc không được đến trường đi học bồi dưỡng như bạn bè Gấm xin mẹ hơn 100 nghìn đồng để mua sách cũ về nhà tự học. Những chỗ không hiểu Gấm thường lên lớp hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô.

Quyết định thi Đại học được xem là quyết định táo bạo nhất trong đời của Bình Gấm. Gấm đã chọn thi cùng lúc 3 trường Đai học là Đại học Y và hai ngành thuộc trường Kinh tế với hai khối thi là A và B. “Nhiều đêm lo quá nên tôi đã khóc, khóc vì sợ mình sẽ rớt vì mình đâu có được học nhiều như các bạn, cũng không biết phải làm bài ra sao nữa nếu chỉ dựa chủ yếu vào sự mày mò của bản thân”.

Mẹ Gấm cho biết: “Khi nó nói thi Đại học hàng xóm ở đây bảo: “Kêu nó ở nhà mà đi làm cái kinh tế khoai lang khoai mì đi, con người ta đi ôn cả mấy năm còn không đậu nói gì con bà suốt ngày đi bán khoai lang với vé số”.



Bình Gấm trong buổi trò chuyện với học sinh trường THPT Trần Phú (TPHCM)

Bằng chính nghị lực phi thường của bản thân, Gấm đã ghi tên mình vào danh sách trúng tuyển của ca ba trường đại học. Nhưng tiền đâu để học lại là câu hỏi lớn với cả gia đình Gấm lúc đó.

Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của những bài báo, Gấm may mắn đã nhận được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm để có thể bước chân vào đại học. Dù trong suốt 5 năm học còn rất nhiều khó khăn, thậm chí có lúc cả chị và mẹ phải trốn xuống tận Củ Chi tránh nợ thì một mình Gấm vừa học, vừa làm để lo cho các em ăn học.

Từ tấm gương của chị, người em kế là Trần Bình Quý cũng đã học hết CĐSP hiện đã là giáo viên dạy môn toán, hai người em trai hiện cũng đã vào Đại học. Bản thân Gấm sau khi tốt nghiệp chị đã tiếp tục chương trình đào tạo sau ĐH của trường ĐH Y. Hiện tại Bình Gấm là bác sĩ của bệnh viện Gia Định.

Liên tiếp trong hai năm 2006 - 2007 & 2008 - 2009 Bình Gấm được Hội khuyến học TPHCM lựa chọn là gương sáng tiêu biểu của TP trong chương trình “Mang gương sang đến học đường” Bình Gấm đã cùng với những tấm gương khác tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho các thế hệ học sinh.

Bác sĩ Bình Gấm và dự định cho tương lai

28 tuổi, cái tuổi không còn ít nữa với người phụ nữ, nhưng chị Gấm vẫn đang còn phải lo cho các em. Khi được hỏi về những dự định tương lai, chị cho biết: “Trước tiên mình còn phải lo cho hai đứa em ăn học nên người đã, sau đó sẽ kiếm cho cả gia đình môt nơi ở rộng rãi hơn”.

Nhưng điều làm chị trở nên hoạt bát một cách đặc biệt là khi nhắc đến mô hình phòng khám bệnh miễn phí của mình: “Gấm đã ấp ủ từ rất lâu, ý định sẽ mở một phòng khám tư để có thể tự tay khám chữa bệnh cho mọi người. Có thể mình sẽ dành ra 1 hoặc 2 ngày trong tuần để khám bệnh miễn phí cho mọi người”.

“Hiện tại mình vẫn chưa thể thực hiện được ước nguyện này vì chưa có vốn, chưa có mặt bằng, nhưng có thể mình sẽ bắt tay hợp tác với mấy người bạn để thực hiện nó trong thời gian sớm nhất”. Hồng Gấm chia sẻ: “Mình có được ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của mọi người, đã mang ơn của xã hội rất nhiều nên có lẽ cũng đã sắp đến lúc mình chung tay giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn”.


Theo Internet (TTO, Vietbao)

Những bài viết khác
Cô học trò nghèo Đồng Luốc trở thành bác sĩ
Cô bé bán khoai đậu ba trường đại học và đã là bác sĩ
Video tạo chân dung Ronaldo, Neymar, Messi với bóng gây kinh ngạc
Clip vẽ tranh cát 'Gửi lời yêu thương' gây xúc động mạnh
Samurai điêu luyện cùng trái bóng
Cách vào Facebook mạng VNPT, FPT, Viettel khi bị chặn
SỬ DỤNG ADDON CHO FIREFOX – ANONYMOX ĐỂ VÀO FACEBOOK

Sky thân tặng Bích Liên nhân đại hội Quảng Đà 2014
Đại Hội, tiền Đại Hội Liên Trường Quảng Đà 2014_Phần cuối
Tiền Đại Hội Liên trường Quảng Đà_ Santa Clara Convention Center
Đại hội Liên trường Quảng Đà_ Santa Clara Covention Center 2014
Sky3 chúc mừng : HỌP MẶT KỸ THUẬT HUẾ – 04-05-2014
AHKTĐN đón tiếp thầy TT Liệu và thầy cô VQ Hảo
Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan

Chuyện chưa kể trở về lần nầy của danh ca Khánh Ly
Khánh Ly nghẹn ngào ngày trở về
“Tuổi thơ dữ dội” của ca sỹ Khánh Ly
Sớm muộn tôi cũng về _ Khánh Ly
Như chưa hề có cuộc chia ly: Ra đi rồi trở lại
Khánh Ly mang hoa hồng vàng viếng mộ NS Trịnh Công Sơn

Kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống Ukraine: ‘Vua sô cô la” Poroshenko thắng áp đảo
CS truy bắt kẻ tẩm xăng đốt nhà như phim hành động
World Cup sẽ dùng công nghệ chống “bàn thắng ma”
Video: Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng

Đỉnh cao nghệ thuật đường phố
Liều mạng nhất hành tinh
Manaus, hành trình khám phá Amazon
Bóng đá đường phố Brazil
Thành phố Duyên hải Brazil
Rio Thành phố xinh đẹp Brazil
World Cup brazil nhìn từ trên cao
Brasilia _thành phố quyền lực Brazil
Salvador, Linh hồn châu phi của Brazil
Bài hát của tướng Thái Lan Prayuth gây “sốt” trên mạng
Trung Quốc: Rất sốc với những "GÓT SEN" lạ lùng
BÍ MẬT THẾ KỶ_ NHÀ TIÊN TRI VANGA
TÔI LÀ AI !?
Em bé 6 tuổi trở thành bà tuổi 60
Hitler nỗi giận vụ giàn khoan 981 ở biển đông bị 3 Tàu (China) chiếm đóng
Tôi “chắc chắn” rằng Tuyển Anh vào vòng 16 đội
Taj Mahal, India
Meteora, Greece.
Rio de Janeiro, Brazil
Maldives, Anantara Kihavah and Gili Lankanfushi
Beijing, China
Church of the Intercession of the Holy Virgin on the Nerl River, Russia
Casablanca, Morocco
Bagan, Myanmar
New 7 Wonders of the World
Mời xem: Những bài viết khác
Lê Sĩ Trị _ Video: THỂ THAO KTĐN CÓ MỘT THỜI NHƯ...RỨA Rémi Gaillard hưởng ứng mùa World Cup 2014 Thợ cắt tóc Neymar, ngư dân Rooney giải cứu bóng đá thế giới Mùa World Cup, trẻ vị thành niên Brazil bán dâm lấy một bao thuốc lá Rực lửa với các cô gái Brazil Hành trinh 6 tháng tới World cup 2014 Bữu bối: Bình xịt của trọng tài World cup 2014

Trộm phá xe lấy cắp đồ nghề ở Mỹ Kể chuyện ăn THỊT CẦY giữa phố Bolsa Quốc tịch USA gốc Á tại sao bị Vợ không cho về VN !? Nghề Nail người Việt tại Mỹ Đi gặp dân Việt "homeless" tìm sự thật việc kiếm tiền ăn Tết Chợ trời người Việt tại Orange County California Chợ đêm khu thương xá Phước Lộc Thọ, Little Saigon Gian nan của Người Mỹ gốc Châu Á Nghề 've chai' ở Little SaiGon Chợ 'chồm hổm' ở Houston

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template