Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan



Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan: Kỳ 1


Vừ Già Pó, một người đàn ông Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) bị cho là mất tích cách đây 2 năm, không hiểu bằng cách nào lưu lạc hơn 5.800 km băng qua Himalaya đến tận bang Azad Kashmir (Pakistan).



Anh bị tạm giữ ở cơ quan phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad rồi chuyển sang đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam vùng Neelum từ tháng 10.2013 đến nay vì không thể xác minh được nhân thân. Trước đó, anh bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt được khi đang lơ ngơ xâm nhập biên giới từ phía bang Jamu & Kashmir của Ấn Độ. Đây vốn dĩ là vùng tranh chấp căng thẳng, được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt giữa 2 quốc gia Nam Á.

Kẻ đột nhập nói ngôn ngữ lạ lùng 


Dựa vào cách phát âm khi được bàn giao từ Lực lượng Tình báo quân đội Pakistan (MI - Military Intelligence), anh được cảnh sát phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad đặt tên là Wu Ta Puma. Trên người anh không một mảnh giấy tờ tùy thân, không biết một thứ tiếng nào để giao tiếp ngoài ngôn ngữ rất lạ lùng của mình. Sau thời gian kiểm tra an ninh, đơn vị tình báo quân đội bàn giao người đàn ông cho cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm của tiểu bang (CIA - Crime Investigation Agency) đóng ở Muzaffarabad tiếp nhận để điều tra tiếp vì tội xâm nhập bất hợp pháp. Theo thông tin đăng tải trên một tờ báo địa phương, dẫn lời của ông Raja Yasir, một điều tra viên cho biết: “Ban đầu chúng tôi nghĩ anh ta bị câm vì chả nói năng gì cả, có lẽ do quá hoảng loạn. Tuy nhiên sau khoảng 10 đến 12 ngày, anh ta bắt đầu nói chuyện bằng thứ tiếng kỳ lạ của mình mà chúng tôi hoàn toàn không thể hiểu được”.

Ông Raja Yasir sau đó đã mời một số công nhân người Trung Quốc, Hàn Quốc đang làm việc tại một số công ty xây dựng ở Muzaffarabad đến để thử giao tiếp và “giám định” xem nhưng cũng không một ai hiểu được ngôn ngữ của anh cả. Ông Yasir cũng cho biết thêm là cơ quan điều tra cũng không nhốt anh vào buồng giam có khóa hay gửi anh ta vào nhà tù trung tâm vì e ngại “anh ta sẽ ở đó đến cuối đời mất”. Không khai thác, điều tra được gì từ kẻ đột nhập nói thứ ngôn ngữ lạ lùng ngoài cái tên mà dựa theo phát âm là: Wu Ta Puma, cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm tiểu bang đành gửi Wu Ta Puma về đồn cảnh sát thị trấn nhỏ Athmuqam vùng Neelum cách đó 75 km về phía bắc, nơi gần với biên giới chỗ anh bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt được vào trung tuần tháng 11.2013.

Mừng rỡ khi nhìn thấy cờ Việt Nam, tiền Việt Nam 


Ở Đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam, Wu Ta Puma cũng không bị giam giữ. Anh được bố trí ở khu nhà đổ trong khuôn viên, sau lưng trụ sở đồn. Sự xuất hiện của anh ở thị trấn nhỏ cũng là một sự kiện gây xôn xao cho cư dân nơi đây với rất nhiều tò mò. Amiruddin Mughal, một phóng viên ảnh tự do, cộng tác viên của Reuters và EPA tại Neelum và cũng là một biên tập viên của Đài truyền hình địa phương Saama TV đã đến đưa tin. Trả lời người viết, anh cho biết: “Tôi gặp anh ta ở Đồn cảnh sát Athmuqam, anh ta được tự do đi lại trong khu vực đồn với sự cho phép của cảnh sát. Họ cung cấp cho anh ta 3 bữa ăn mỗi ngày. Thỉnh thoảng những người dân xung quanh còn mang cho anh ta một ít thức ăn và cho tiền tiêu vặt nữa”. Lần gặp gỡ ấy, Amiruddin thất bại trong việc làm tin tức vì không khai thác được thông tin gì từ Wu Ta Puma do chả ai hiểu ai nói gì, anh chỉ quay một đoạn video trong đó Wu Ta Puma nói hơn 2 phút rồi post lên trang cá nhân của mình kêu gọi mọi người ai hiểu được ngôn ngữ và biết thông tin gì thì báo về cho anh để giúp người đàn ông kia tìm được gia đình.



Cảnh sát ở Athmuqam nhận định Wu Ta Puma chỉ đi lạc vào đất Pakistan chứ không có động cơ gì khác nên họ đối xử thoải mái với anh. Họ còn mua cho anh quần áo ấm, mũ len vì thời tiết ở vùng ven Himalaya này rất lạnh. Cảnh sát cũng nhờ các cơ quan, báo chí, truyền thông sở tại giúp tìm tông tích gia đình Wu Ta Puma để anh sớm đoàn tụ mặc dù đây thực sự là công việc “mò kim đáy bể”.

Thật may mắn là vài ngày sau đó, có người đã giúp cảnh sát ở thị trấn Athmuqam xác định được quốc tịch của Wu Ta Puma. Đó là ông Mukhtar Qureshi, nhân viên của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ địa phương đến đồn cảnh sát. Ông mở mạng internet, tìm hình ảnh cờ và tiền giấy của những nước châu Á và cho Wu Ta Puma xem. Khi nhìn thấy ảnh cờ và tiền Việt Nam trên màn hình, “Anh ta rất phấn khích và hạnh phúc. Anh ta nói gì đó và ra dấu hiệu để nói rằng: những thứ này của tôi” - ông Mukhtar cho biết. “Sau đó, với sự nhẫn nại quan sát ngôn ngữ cử chỉ kết hợp với những gì anh ta nói, tôi có thêm một số thông tin là: anh ta có vợ và có 5 con, 2 con gái lớn và 3 con trai nhỏ. Bố mẹ anh ta đều đã chết. Và những ngày sau đó thì anh ta trở nên muộn phiền, khóc lóc thảm thiết cả ngày lẫn đêm” - ông Mukhtar trao đổi thêm.

Video clip: Vừ Già Pó kêu cứu - Nguồn: Youtube


Mấy hôm sau, ông Mukhtar Qureshi đã viết thư, thông báo đến Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad về câu chuyện của Wu Ta Puma. Trong thư có đoạn viết: “Với lòng từ tâm của một con người và cũng là người đang làm việc cho một tổ chức nhân đạo, tôi gửi những thông tin này cho các ông để xem xét và có hướng giải quyết tiếp theo”. Bức thư gửi ngày 7.1.2014.


Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan
Kỳ 2: Nhân vật bí ẩn Wu Ta Puma

Viết
“Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về VN, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ lãnh đạo đưa tôi về VN để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước!” - trích lời Vừ Già Pó trong đoạn video của phóng viên Amiruddin Mughal.



“Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, Việt Nam” Đoạn video mà phóng viên Amiruddin Mughal post lên mạng cuối tháng 12.2013 không có quá nhiều người xem. Gần 3 tháng sau, cách đây mấy hôm, một người bạn làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông gửi tôi đường link của video nói trên vì biết tôi làm báo ở Việt Nam và hay đi lại khắp cả nước với hy vọng sẽ tìm được manh mối nào đó.

Vốn tiếng H’Mông ít ỏi của tôi nhờ hàng chục chuyến đi lên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc không hiểu hết những gì người đàn ông trong hình nói nhưng cũng đủ nghe thấy rất rõ ràng mấy câu “Tôi là Vừ Già Pó ở xã Khâu Vai, Việt Nam”, “Tôi đi làm thuê ở Trung Quốc”. Nhấc điện thoại gọi lên mấy đồn biên phòng vùng cao để hỏi thông tin, nhưng thật không may họ không biết một trường hợp nào mất tích hay đi khỏi địa phương mà có tên như thế cả. Sau tôi tìm hiểu mới biết, hóa ra các đồn biên phòng chỉ quản lý những xã vùng biên, Khâu Vai là xã nằm khá sâu trong nội địa nên họ không nắm được. Tuy nhiên một sĩ quan trẻ cho tôi số điện thoại của Bí thư xã Khâu Vai - Lê Văn Quý.

Gọi cho Quý, ông xác nhận ngay: “Đúng trường hợp Vừ Già Pó này chúng tôi đang xử lý. Anh này đi Trung Quốc làm thuê từ năm 2012, tưởng mất tích đến gần đây mới có tung tích”. Tôi gửi cho ông Quý phần âm thanh của Pó và hôm sau tôi nhận được bản dịch ra tiếng Kinh đầy đủ nội dung trong đoạn video hơn 2 phút kia. Xin trích nguyên văn:

“Tôi là Vừ Già Pó, tôi ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ đi lao động Trung Quốc, tôi không phải là người xấu, người buôn bán hay trộm cắp, tôi bị bộ đội (Pakistan) bắt tôi về giam được 3 tháng. Bây giờ mong nước bạn đưa tôi về biên giới Việt Nam để tôi trở về nuôi con cái và gia đình. Gia đình tôi gồm: vợ tôi là Ly Thị Lía - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con gái cả là Vừ Thị Chúa cũng ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con thứ hai là Vừ Thị Hờ, con thứ ba là Vừ Mí Súa, con thứ tư là Vừ Mí Chả và con thứ năm là Vừ Mí Vư là các con trai. Cả nhà tôi ở Khâu Vai còn 6 mẹ con, mong cơ quan chức năng đưa tôi về biên giới Việt Nam để chăm sóc vợ con tôi. Tôi không phải là người Trung Quốc, tôi mong cơ quan chức năng đưa tôi về Việt Nam, cơ quan chức năng hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả.

Nay tôi nghèo tôi mới đi làm thuê, tôi không phải là người xấu, hay trộm cắp. Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về Việt Nam, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ đưa tôi về Việt Nam để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước”.

Vậy là nhân vật bí ẩn Wu Ta Puma của cảnh sát Pakistan chính là Vừ Già Pó, một người dân tộc H’Mông thiểu số sinh sống tại vùng núi cao xã Khâu Vai, H.Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Khâu Vai còn nổi tiếng vì có phiên chợ tình độc đáo của miền núi phía bắc, mỗi năm chỉ họp đúng 1 phiên vào ngày 27 tháng ba âm lịch.

Đi làm thuê ở Trung Quốc từ năm 2012 Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Văn Quý cho biết thêm một số thông tin về gia cảnh của Pó. Vừ Già Pó sinh năm 1977, nhà ở thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, H.Mèo Vạc, Hà Giang. Nhà Pó cũng nghèo như đa phần bà con người H’Mông khác sinh sống ở vùng cực bắc Tổ quốc nhưng cũng do một phần là hai vợ chồng Pó và vợ là Ly Thị Lía (35 tuổi) có tới 5 người con, đứa lớn nhất 18 tuổi, đứa nhỏ nhất 10 tuổi.



Ngày 30.4.2012, Vừ Già Pó bỏ sang Trung Quốc để làm thuê. Theo lời chị vợ thì đi cùng còn có Vừ Mí Mua là người cùng thôn và một người nữa tên là Vừ Mí Già là người ở xã Lũng Pù gần đó. Còn tên của hai người mà Pó nhắc đến trong đoạn video là Vư và Phình thì chị vợ chỉ biết có một ông Phình, cũng là người H’Mông nhưng sống bên kia biên giới, là người Trung Quốc chứ không phải người Việt Nam, cũng có mấy lần qua lại nhà.

Từ thời điểm đó trở đi, Pó bặt tin tức, và cũng không gửi tiền về nhà như một số người đi làm thuê bên đó. Chị Lía cũng tìm hỏi han tin tức chồng từ những người đi làm thuê bên Trung Quốc hết hạn trở về nhưng cũng không ai mảy may biết tin tức gì của Pó cả. Hoàn cảnh gia đình càng lúc càng khó khăn hơn do không còn người đàn ông trụ cột gia đình và chị Lía đã phải lần lượt bán 3 con bò đi để mấy mẹ con có tiền sinh sống.

Càng tìm hiểu câu chuyện, tôi càng lúc càng cảm thấy ly kỳ với nhiều câu hỏi đặt ra: Phải chăng đã xảy ra chuyện gì đó khiến anh phải bỏ trốn khỏi chỗ làm để tìm đường về quê như rất nhiều hoàn cảnh tôi từng gặp ở rẻo đất tận cùng cực bắc của vùng cao nguyên đá - có nhiều người sang Trung Quốc làm thuê bị chủ quỵt tiền, đánh đập, thậm chí báo cảnh sát Trung Quốc truy bắt vì tội thâm nhập bất hợp pháp phải trốn chui nhủi tìm đường trở về? Phải chăng trong khi về Pó đã lạc đường và cứ đi mãi, đi mãi theo hướng ngược lại cho đến tận Kashmir? Nhưng thú thật dù trí tưởng tượng phong phú đến đâu, tôi cũng không thể hình dung được người đàn ông ấy, không tiền bạc, giấy tờ lại vượt quãng đường gần 6.000 km qua hai vùng giáp ranh đầy nguy hiểm và tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ và Pakistan. Hoặc nếu Pó đi theo đường từ Trung Quốc vòng lên Tây Tạng còn xa xôi hơn và có cả dãy Hymalaya sừng sững chắn ở giữa…
Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan
Kỳ 3: Chờ một hồi kết đẹp

Viết
Ông Mukhtar Qureshi, nhân viên phụ trách các vấn đề thảm họa của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ đóng tại vùng Neelum là người có công giúp cảnh sát ở đồn Zila Neelum, thị trấn Athmuqam, Pakistan nhận diện Vừ Già Pó là người Việt. Ông cũng là người viết thư thông báo với Đại sứ quán VN về Vừ Già Pó.



Trao đổi với Thanh Niên, ông cho biết: “Tôi gửi thư cho một người Pakistan, là người quen của một người bạn tôi, đang lái xe cho Đại sứ quán VN ở Islamabad, với hy vọng anh ta sẽ chuyển thư cho những người có trách nhiệm trong sứ quán để có thể giúp việc này. Lúc đó tôi cũng không chắc anh ta (Wu Ta Puma) là người Việt hay không?”.

Manh mối từ một tấm ảnh Cũng thời điểm đó, tờ báo Dawn của Pakistan có một bài viết ngắn của phóng viên Naqash về trường hợp bối rối của cảnh sát ở Athmuqam và vị khách bất đắc dĩ của mình. Tờ báo cũng đăng một tấm ảnh Vừ Già Pó được phóng viên chụp tại đồn cảnh sát Zila Neelum - nơi anh đang bị giữ. Tấm ảnh từ bài báo này là manh mối duy nhất để Đại sứ quán VN tại Pakistan và các cơ quan chức năng trong nước tìm kiếm. Nó được gửi bằng email đi khắp các xã thuộc các huyện ven biên giới của các tỉnh miền núi phía bắc để nhờ nhận diện. Bí thư Đảng ủy xã Khâu Vai, Mèo Vạc, Hà Giang, cho biết: “Hôm ấy đúng là ngày chúng tôi họp HĐND nên anh em cán bộ các cấp khá đông, văn phòng báo là nhận được tấm ảnh nhờ nhận diện. Khi in ảnh ra và đưa mọi người xem thì nhiều người đang có mặt tại cuộc họp lập tức nhận ra Vừ Già Pó chính là người ở địa phương. Sau đó tôi làm công văn báo cáo lên H.Mèo Vạc, xác nhận Pó”. Cuối cùng, “cái kim” Wu Ta Puma đã được tìm ra tại vùng cực bắc của VN, cách nơi anh đang ở gần 6.000 km.

Công tác “giải cứu” Ngày 28.3.2014, Đại sứ quán VN tại Islamabad (Pakistan) có thư trả lời Thanh Niên về các công tác ngoại giao mà sứ quán đã và đang tiến hành nhằm giải cứu Vừ Già Pó. Nội dung thư như sau:

“Về trường hợp công dân VN Vừ Già Pó đang bị cảnh sát Pakistan giam giữ tại đồn Zila Nellum, Đại sứ quán VN tại Pakistan xin thông báo như sau:

1. Anh Vừ Già Pó bị cảnh sát Pakistan bắt giữ do nhập cảnh trái phép lãnh thổ Pakistan, cụ thể là khu vực biên giới Kashmir - nơi đang có tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ, rất nhạy cảm về an ninh.

2. Ngay sau khi được tin, Đại sứ quán VN tại Pakistan đã tích cực phối hợp với các bên liên quan của bạn và cơ quan chức năng trong nước tiến hành các thủ tục pháp lý để có thể giải cứu và đưa anh Vừ Già Pó hồi hương.

3. Đại sứ quán VN tại Pakistan đã tổ chức tiếp xúc lãnh sự với công dân Vừ Già Pó tại nơi đang bị giam giữ. Anh Pó cho biết, được đối xử nhân đạo, tình trạng sức khỏe và tinh thần bình thường và rất muốn sớm được hồi hương.

4. Đến thời điểm này, về phía VN, mọi thủ tục pháp lý và bảo hộ công dân đối với anh Vừ Già Pó đã hoàn tất. Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an VN) đã đồng ý cấp giấy thông hành (thay thế hộ chiếu) cho Vừ Già Pó. Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao VN) cũng đã đồng ý để đại sứ quán ứng tiền từ Quỹ bảo hộ công dân để mua vé máy bay đưa anh Pó về nước. Theo quy định hiện hành, anh Vừ Già Pó không thuộc diện chi không hoàn trả của Quỹ bảo hộ công dân nên phải hoàn lại số tiền vé trên. Đại sứ quán được thông báo là Quỹ bảo hộ công dân đã nhận được khoản tiền đặt cọc theo quy định từ gia đình anh Vừ Già Pó.

5. Như vậy, cho đến nay, các thủ tục pháp lý, bảo hộ công dân và các thủ tục cần thiết khác để giải cứu và đưa công dân Vừ Già Pó hồi hương về phía VN đã được thực hiện. Đại sứ quán VN tại Pakistan đang khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ Pakistan để giải quyết các thủ tục theo luật pháp Pakistan, nhằm giải cứu anh Vừ Già Pó. Khi phía bạn chấp thuận, đại sứ quán sẽ tổ chức một chuyến công tác tới đồn cảnh sát nơi giam giữ anh Pó, đưa anh Pó về Islamabad, sau đó về Hà Nội” .



Theo tìm hiểu của chúng tôi, về phía địa phương, sau khi cấp ủy, chính quyền xã Khâu Vai biết tin Pó đang ở Pakistan, UBND huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang đã mời chị Ly Thị Lía (vợ Pó) cũng như gia đình lên thông báo về tình hình của Pó. Xã đã ứng trước 17 triệu đồng để nộp cho Sở Ngoại vụ nhằm mua vé máy bay cho Pó từ ngày 6.3.2014. Hiện gia đình đã nộp tiền hoàn trả cho xã sau khi đi vay mượn của anh em bạn bè xung quanh.

Như vậy, tới thời điểm bài báo của chúng tôi lên trang, tình hình của Vừ Già Pó đã khả quan hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc bây giờ đang phụ thuộc vào phía Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Pakistan có đồng ý không truy cứu hình sự Pó về hành vi xâm nhập bất hợp pháp hay không? Theo nguồn tin của chúng tôi từ phía Pakistan thì tình hình có vẻ khả quan. Hy vọng là câu chuyện ly kỳ về người đàn ông Mông lưu lạc hơn 5.800 km của chúng tôi sẽ sớm có hồi kết thật đẹp.

Ngày 29.3.2014, Thanh Niên đã nhờ ông Mukhtar Qureshi mang tấm ảnh chụp vợ và con gái thứ hai của Pó đến đồn cảnh sát Zila Neelum cho Pó. Ông cho biết: “Lúc đầu khi thấy tấm ảnh, Gia Po (tên ông Mukhtar gọi Pó sau khi biết tên thật của anh) rất vui mừng và ra hiệu rằng đấy là vợ con mình. Nhưng một lúc sau thì anh ta khóc nức nở. Tôi đã đề nghị tất cả mọi người trong phòng, kể cả cảnh sát đi ra ngoài để anh ta trấn tĩnh lại. Bây giờ thì anh ta rất vui vẻ rồi vì chắc biết mình có thể được về nhà đoàn tụ”.

Ông Mukhtar Qureshi nói thêm: “Có lẽ số phận đã mang cho tôi người bạn lạ lùng này. Tôi vẫn thăm anh ta thường xuyên trong mấy tháng qua, cố gắng trò chuyện bằng ngôn ngữ cử chỉ với anh ấy. Tôi là bạn thân nhất của anh ấy ở vùng Neelum này, tôi có thể nói chắc chắn thế. Hy vọng các cơ quan ngoại giao và các bạn báo chí VN sớm giúp anh ấy trở về với gia đình. Cám ơn các bạn đã tích cực để giúp Già Pó, người đàn ông cô đơn nhất hành tinh của Ðức Allah này”.

Những dòng chữ của ông Mukhtar thật giản dị và đầy tình cảm. Chúng tôi thực sự may mắn vì đã được người đàn ông Pakistan nhân hậu, nồng nhiệt ấy giúp đỡ thông tin ngay từ khi bắt tay vào thực hiện loạt bài. Nhưng chắc chắn không có sự may mắn nào bằng những may mắn mà Vừ Già Pó đã gặp được trên chặng đường hàng ngàn dặm của mình băng qua bao nhiêu vùng đất. Câu chuyện vẫn còn là bí ẩn ấy, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi Vừ Già Pó về tới VN.
Người lưu lạc 5800 km từ Mèo Vạc sang Pakistan: 
Kỳ 4_Đoàn tụ với gia đình

Khuya 11.5, Vừ Già Pó (37 tuổi, thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) - người vừa trải qua hành trình lưu lạc “xuyên lục địa” từ Mèo Vạc (Hà Giang) sang Pakistan đã trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân.

Trước đó, đúng 9 giờ 35 phút sáng cùng ngày, Vừ Già Pó đã đáp xuống sân bay Nội Bài, kết thúc những chuỗi ngày lưu lạc đầy bí ẩn. Ngày về, anh Pó vẫn khỏe mạnh, tinh thần ổn định và có phần “bảnh bao” hơn so với ngày đi biệt tích.

Hành trình trở về Pakistan là một nước liên bang mà ở Azad Jammu & Kashmir (AJK) lại là một bang có những luật lệ riêng, lại đang trong khu vực tranh chấp với Ấn Độ từ lâu đời.

Mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad đã bảo lãnh nhân thân và yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Pakistan đồng ý cho trục xuất Pó gửi từ đầu tháng 4.2014 nhưng để hoàn tất các thủ tục để đưa Pó ra khỏi đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum hết sức phức tạp.

Qua tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, theo luật pháp Pakistan, Pó vẫn là một đối tượng có tội xâm nhập bất hợp pháp, nhất là lại vào vùng nhạy cảm như AJK.

Bởi vì một người nước ngoài đã có visa vào Pakistan mà muốn đến bang này, kể cả nhân viên ngoại giao thì vẫn phải xin 1 giấy phép đặc biệt riêng có khi cả tháng mới cấp. Hơn nữa, không chỉ trong vùng tranh chấp, AJK còn nằm lọt thỏm bao xung quanh là những vùng mà Taliban kiểm soát gắt gao.



Ngày 6.5 vừa qua, Bộ Nội vụ Pakistan đã cấp giấy phép trục xuất Vừ Già Pó trong khi Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad cũng đã cấp cho Pó giấy thông hành.

Tới ngày 9.5.2014, Đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum đã cử 2 cảnh sát thuê taxi vượt qua chặng đường hơn 700 km đưa Vừ Già Pó về Islamabad. Khi đến nơi, họ thuê cho Pó một phòng khách sạn để đợi hôm sau đưa ra sân bay Benazir Bhutto bàn giao cho an ninh hàng không tại đây.

Sau chuyến bay từ Islamabad, đúng 6 giờ 25 phút sáng 11.5 Vừ Già Pó đã đáp xuống Bangkok (Thái Lan). Tại đây, anh Pó được an ninh hàng không phía Thái Lan dẫn đón và làm thủ tục tiếp tục hành trình trở về Việt Nam.

“Tưởng anh đã chết rồi” Biết tin chồng về, chị Ly Thị Lía - vợ anh Pó đã theo xe xuống Hà Nội từ chiều hôm trước. Từ sáng sớm 11.5, chị Lía đã có mặt ở sân bay Nội Bài chờ đợi giây phút được gặp mặt.

Trước giây phút trùng phùng, chị Lía không giấu nổi niềm vui xúc động. Chị Lía kể lại, hơn hai năm về trước anh Pó bỏ nhà sang Trung Quốc làm thuê rồi đi biệt tích từ đó.



“Trong suốt khoảng thời gian vừa qua cứ tưởng như đã chết rồi vì chẳng thấy có tin tức gì với anh Pó. Khi nhận được thông tin anh còn sống và trở về nhà tôi vô cùng bất ngờ”, chị Lía bộc bạch.

Cùng có mặt tại sân bay Nội Bài đón anh Pó trong sáng 11.5 còn có nhiều sinh viên, bạn trẻ cùng dân tộc Mông, đang học các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội.

Biết tin anh Pó “về nước”, Lý A Hừ (23 tuổi, sinh viên trường đại học Thành Tây) cùng hơn 10 người bạn bắt xe buýt từ 6 giờ sáng ra sân bay Nội Bài rồi kiên nhẫn ngồi đợi chờ. Ai cũng háo hức chờ đợi giây phút được gặp anh Pó “bằng xương bằng thịt” đã có thể sống sót sau hành trình không tưởng.

Trong con mắt của các bạn trẻ, anh Vừ Già Pó là “thánh phượt”, là kỳ tích phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không ngôn ngữ, anh Pó đã vượt những vùng núi non hiểm trở, giao tranh căng thẳng AJK, Pakistan và trở về an toàn.

Sau giây phút có mặt chớp nhoáng ở sân bay Nội Bài, Vừ Già Pó đã nhanh chóng lên xe ô tô được cán bộ huyện Mèo Vạc đưa về quê hương.

PV Thanh Niên Online đã theo đoàn lên Khâu Vai - Mèo Vạc để tiếp tục ghi nhận những hình ảnh đầu tiên của Vừ Già Pó trong khoảnh khắc đoàn tụ với gia đình.

Kỳ 5: Báo chí Pakistan viết gì về người lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan?
Ti Viết
Dawn, một trong hai nhật báo tiếng Anh lâu đời và phổ biến nhất Pakistan, vào ngày 4.4 đã thuật lại chuyến lưu lạc kỳ lạ từ Việt Nam sang Pakistan của người đàn ông dân tộc Mông, đồng thời cho biết phía Pakistan đang tạo điều kiện để anh này hồi hương.



Vừ Già Pó, một người đàn ông Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) bị cho là mất tích cách đây 2 năm, không hiểu bằng cách nào lưu lạc hơn 5.800 km băng qua Himalaya đến tận bang Azad Kashmir (Pakistan).

Dawn cho biết anh Pó đang chờ hoàn tất các thủ tục giấy tờ để hồi hương. Pó đã bị giữ lại trong một đồn cảnh sát ở thị trấn Athmuqam, thủ phủ tỉnh Neelum (Pakistan) hồi tháng 11.2013 và cảnh sát địa phương không thể xác định được nhân thân của người đàn ông 37 tuổi này.

“Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi quê hương của anh ấy được xác định và hy vọng là anh ấy sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình”, Chỉ huy đồn cảnh sát địa phương Athmuqam Mohammad Yasin nói với nhật báo Dawn vào hôm 3.4.

Được biết, trước khi bị giải đến đồn cảnh sát ở Athmuqam, Pó đã bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt giữ tại vùng Azad Jammu và Kashmir sát biên giới với Ấn Độ vì cho rằng anh đã lén thâm nhập vào Pakistan từ phía bang Jamu & Kashmir (Ấn Độ).

Đây vốn dĩ là vùng tranh chấp căng thẳng, được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt giữa hai quốc gia Nam Á.

Sau khi thẩm tra, Lực lượng Quân báo Pakistan đã giao Pó cho cơ quan phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad vào tháng 10.2013.

Cơ quan này không xác định được quốc tịch của anh, mặc dù đã nhờ một số công nhân Trung Quốc và Hàn Quốc của các nhà thầu xây dựng ở Muzaffarabad giúp đỡ, nên cuối cùng đã giải anh về đồn cảnh sát Athmuqam.

Tuy nhiên, Pó chưa bao giờ bị đối xử như tội phạm, theo Dawn. Anh được phép đi lại tự do trong khuôn viên đồn cảnh sát, thậm chí còn được bố trí ở khu nhà đổ trong khuôn viên, sau lưng trụ sở đồn.

Cảnh sát Athmuqam cuối cùng cũng đã đoán ra Pó đến từ Việt Nam vì anh đã tỏ ra rất phấn khích khi một quan chức của Tổ chức Lưỡi liềm đỏ địa phương cho anh thấy quốc kỳ và tờ tiền Việt Nam trên mạng internet.

Và số phận của Pó đã rẽ sang một hướng tươi đẹp hơn khi bản tin về anh do Dawn công bố vào tháng 12.2013 lọt vào sự chú ý của Đại sứ quán Việt Nam ở Islamabad, theo tờ báo Pakistan.

Trong khi đó, một nhà hoạt động xã hội ở tỉnh Neelum đã đăng tải lên internet một đoạn video dài 2 phút ghi lại cảnh Pó yêu cầu được giúp đỡ để hồi hương.

“Tôi là Vừ Già Pó đến từ xã Khâu Vai. Tôi là một người lương thiện, chứ không phải ăn trộm. Tôi đã theo ông Vu và ông Phinh và đã đến Trung Quốc để kiếm sống. Tôi có một người vợ và 5 đứa con sống ở Khâu Vai. Xin hãy giúp đưa tôi về lại Việt Nam. Tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi là người Việt Nam”, anh Pó nói trong video.

Dawn dẫn lời phóng viên tự do Nguyễn Na Sơn (người đã viết loạt bài phóng sự về Vừ Già Pó trên báo Thanh Niên) cho biết cảnh sát Việt Nam đã gửi hình Pó trong bản tin của tờ báo Pakistan bằng email đến khắp các xã thuộc các huyện ven biên giới của các tỉnh miền núi phía bắc để nhờ nhận diện.

Nhưng phải mất đến 2 tháng thông tin kèm hình của Pó mới đến được quê nhà xã Khâu Vai của anh và người nhà đã nhận ra anh, theo phóng viên Na Sơn. Dựa theo bản tin của Dawn, chính quyền tỉnh Neelum đã đệ trình một báo cáo lên cơ quan nội vụ của vùng Azad Jammu và Kashmir vào ngày 6.1 để xin ý kiến chỉ đạo cách giải quyết cho trường hợp của Pó, tờ báo Pakistan cho hay.

Cơ quan nội vụ của vùng Azad Jammu và Kashmir sau đó đã chuyển thông tin cho Bộ phụ trách các vấn đề về Kashmir của Pakistan để nơi này báo cáo lại với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ “nhằm có thêm giải pháp cho trường hợp này”, Dawn dẫn lời một quan chức Pakistan kể lại.

Sau cùng, hai quan chức thuộc Đại sứ quán Việt Nam ở Pakistan đã đến đồn cảnh sát Athmuqam và tại đây họ đã hoàn tất một số thủ tục để mang Pó đi, theo Dawn.

Tờ báo Pakistan cho biết đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam bằng email vào hôm 3.4 để hỏi về tình hình của Pó. Phía Việt Nam cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Pakistan đã thông báo về vụ việc và hiện chính quyền Pakistan đang cố gắng tạo điều kiện để Pó hồi hương.

“Tại thời điểm này, tôi chỉ có thể thông báo với bạn rằng vụ việc đang tiến triển tốt đẹp”, Dawn dẫn lời Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan Phan Ý Nhân. Hoàng U

Kỳ 6_Video clip: Lời kêu cứu của người lưu lạc hàng ngàn km từ Mèo Vạc sang Pakistan
Ti Viết
Câu chuyện ly kỳ lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan của anh Vừ Già Pó, ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang, Việt Nam) đã thu hút rất nhiều bạn đọc.

Trước đó, ít ai biết rằng, đoạn video mà phóng viên Amiruddin Mughal post lên mạng cuối tháng 12.2013 không có quá nhiều người xem.

Chúng tôi đã phải nhờ trung úy Mi Mí Dình (Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Lũng Cú - Đồng Văn, Hà Giang), một người Mông nguyên gốc dịch đoạn anh Vừ Già Pó phát biểu.

Video clip: Vừ Già Pó kêu cứu - Nguồn: Youtube


Sau đây là nội dung: "Tôi là Vừ Già Pó, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang, Việt Nam). Tôi đi làm thuê ở Trung Quốc về thì bị bộ đội (Pakistan) bắt và giữ được 3 tháng. Đề nghị đưa tôi về Việt Nam để thăm vợ con và gia đình. Vợ tên là Ly Thị Lía, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. Con gái là Vừ Thị Súa, Vừ Thị Hờ ở Khâu Vai, Mèo Vạc. Con trai là Vừa Mí Súa, Vừ Mí Vư, Vừ Mí Chả. Tôi không phải người Trung Quốc, tôi không ở đất Trung Quốc được. Tôi muốn về Việt Nam. Hết bao nhiêu tiền, tôi sẽ trả. Có thằng Vư, thằng Phình chở tôi đi làm thuê Trung Quốc".
Kỳ 7_Vừ Già Pó khóc nức nở trong giây phút đoàn tụ gia đình

Sau hơn 2 năm lưu lạc biệt tích, trưa nay, 12.5 Vừ Già Pó (37 tuổi) đã chính thức đặt chân tới quê hương ở Khâu Vai, Mèo Vạc, Hà Giang.

PV Thanh Niên Online đã có mặt tại đây để ghi lại khoảnh khắc xúc động đoàn tụ gia đình, người thân của anh Pó sau hành trình lưu lạc xuyên lục địa dài gần 6.000 km từ Mèo Vạc (Hà Giang) tới Pakistan.

















Kỳ 8: Người lưu lạc 5800 km từ Mèo Vạc sang Pakistan đã đoàn tụ với gia đình

Khuya 11.5, Vừ Già Pó (37 tuổi, thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) - người vừa trải qua hành trình lưu lạc “xuyên lục địa” từ Mèo Vạc (Hà Giang) sang Pakistan đã trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân.

Trước đó, đúng 9 giờ 35 phút sáng cùng ngày, Vừ Già Pó đã đáp xuống sân bay Nội Bài, kết thúc những chuỗi ngày lưu lạc đầy bí ẩn. Ngày về, anh Pó vẫn khỏe mạnh, tinh thần ổn định và có phần “bảnh bao” hơn so với ngày đi biệt tích.

Hành trình trở về Pakistan là một nước liên bang mà ở Azad Jammu & Kashmir (AJK) lại là một bang có những luật lệ riêng, lại đang trong khu vực tranh chấp với Ấn Độ từ lâu đời.

Mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad đã bảo lãnh nhân thân và yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Pakistan đồng ý cho trục xuất Pó gửi từ đầu tháng 4.2014 nhưng để hoàn tất các thủ tục để đưa Pó ra khỏi đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum hết sức phức tạp.

Qua tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, theo luật pháp Pakistan, Pó vẫn là một đối tượng có tội xâm nhập bất hợp pháp, nhất là lại vào vùng nhạy cảm như AJK.

Bởi vì một người nước ngoài đã có visa vào Pakistan mà muốn đến bang này, kể cả nhân viên ngoại giao thì vẫn phải xin 1 giấy phép đặc biệt riêng có khi cả tháng mới cấp. Hơn nữa, không chỉ trong vùng tranh chấp, AJK còn nằm lọt thỏm bao xung quanh là những vùng mà Taliban kiểm soát gắt gao.

Ngày 6.5 vừa qua, Bộ Nội vụ Pakistan đã cấp giấy phép trục xuất Vừ Già Pó trong khi Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad cũng đã cấp cho Pó giấy thông hành.

Tới ngày 9.5.2014, Đồn cảnh sát Athmuqam ở Neelum đã cử 2 cảnh sát thuê taxi vượt qua chặng đường hơn 700 km đưa Vừ Già Pó về Islamabad. Khi đến nơi, họ thuê cho Pó một phòng khách sạn để đợi hôm sau đưa ra sân bay Benazir Bhutto bàn giao cho an ninh hàng không tại đây.

Sau chuyến bay từ Islamabad, đúng 6 giờ 25 phút sáng 11.5 Vừ Già Pó đã đáp xuống Bangkok (Thái Lan). Tại đây, anh Pó được an ninh hàng không phía Thái Lan dẫn đón và làm thủ tục tiếp tục hành trình trở về Việt Nam.

“Tưởng anh đã chết rồi” Biết tin chồng về, chị Ly Thị Lía - vợ anh Pó đã theo xe xuống Hà Nội từ chiều hôm trước. Từ sáng sớm 11.5, chị Lía đã có mặt ở sân bay Nội Bài chờ đợi giây phút được gặp mặt.

Trước giây phút trùng phùng, chị Lía không giấu nổi niềm vui xúc động. Chị Lía kể lại, hơn hai năm về trước anh Pó bỏ nhà sang Trung Quốc làm thuê rồi đi biệt tích từ đó.

“Trong suốt khoảng thời gian vừa qua cứ tưởng như đã chết rồi vì chẳng thấy có tin tức gì với anh Pó. Khi nhận được thông tin anh còn sống và trở về nhà tôi vô cùng bất ngờ”, chị Lía bộc bạch.

Cùng có mặt tại sân bay Nội Bài đón anh Pó trong sáng 11.5 còn có nhiều sinh viên, bạn trẻ cùng dân tộc Mông, đang học các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội.

Biết tin anh Pó “về nước”, Lý A Hừ (23 tuổi, sinh viên trường đại học Thành Tây) cùng hơn 10 người bạn bắt xe buýt từ 6 giờ sáng ra sân bay Nội Bài rồi kiên nhẫn ngồi đợi chờ. Ai cũng háo hức chờ đợi giây phút được gặp anh Pó “bằng xương bằng thịt” đã có thể sống sót sau hành trình không tưởng.

Trong con mắt của các bạn trẻ, anh Vừ Già Pó là “thánh phượt”, là kỳ tích phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không ngôn ngữ, anh Pó đã vượt những vùng núi non hiểm trở, giao tranh căng thẳng AJK, Pakistan và trở về an toàn.

Sau giây phút có mặt chớp nhoáng ở sân bay Nội Bài, Vừ Già Pó đã nhanh chóng lên xe ô tô được cán bộ huyện Mèo Vạc đưa về quê hương.

PV Thanh Niên Online đã theo đoàn lên Khâu Vai - Mèo Vạc để tiếp tục ghi nhận những hình ảnh đầu tiên của Vừ Già Pótrong khoảnh khắc đoàn tụ với gia đình.
Kỳ 9: Xin giới thiệu chum ảnh của phóng viên Na Sơn về Chùm ảnh Vừ Già Pó trong giây phút đoàn tụ với gia đình

Trưa 12.5.2014 Vừ Già Pó - người đàn ông H'mông Việt Nam lưu lạc sang tận Pakistan - đã về đến nhà ở xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đoàn tụ với vợ con sau bao năm xa cách.































Kỳ 10: Người lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang Pakistan:
Phút giây trùng phùng


Với Vừ Già Pó (37 tuổi, ở xã Khâu Vai, Mèo Vạc, Hà Giang), ngày trùng phùng, đoàn tụ với gia đình, người thân sau hơn 2 năm biệt tích có lẽ là những giây phút không thể nào quên trong cuộc đời của mình.

Cổ tích giữa miền núi đá Men theo cung đường đá chênh vênh, trưa 12.5, chiếc ô tô chở Vừ Già Pó đã về tới Khâu Vai, Mèo Vạc. Cho tới bây giờ, hành trình lưu lạc của Vừ Già Pó như câu chuyện cổ tích giữa miền núi đá Mèo Vạc, Hà Giang.

Mấy ngày nay, những đứa con nhỏ trong gia đình mừng rơn khi nhận được tin cha. Biết tin bố về, Vừ Thị Hờ (15 tuổi), đứa con gái lớn thứ hai dậy từ rất sớm nấu một nồi mèn mén đợi bố về ăn.

Hờ bảo, nhà nghèo nên đón bố chẳng có gì ăn, quanh năm đói kém chỉ ăn mèn mén thay cơm. Vừa nhắc tới bố, Hờ đã đáp lại gọn lỏn bằng câu tiếng Mông: “Ka mùa… Thia chí pò” – (đi làm thuê Trung Quốc tìm nhưng không thấy - PV). Hờ kể, từ ngày bố đi mất tích, mẹ và các em muốn đi tìm lắm nhưng không biết đi đường nào.

Chỉ kịp nhìn thấy bố, Hờ vội vàng ôm chầm lấy chực trào nước mắt. Hai đứa em út Vừ Mí Chả và Vừ Mí Vư lấm lét nhìn cha rồi òa khóc. Anh Pó và vợ sinh được 5 người con, trong đó chỉ có con gái cả là Vừ Thị Chúa đã lấy chồng.

Vừa trải qua những tháng ngày sinh tử trong chuỗi hành trình lưu lạc với muôn vàn khó khăn nhưng gặp con, anh Pó òa khóc y hệt như một đứa trẻ. Anh xoa đầu, dang hai tay ôm các con vào lòng.

Trong ngày đoàn tụ, vợ anh Pó - chị Ly Thị Lía không giấu nổi niềm xúc động trào dâng. Ngày anh Pó biệt tích, chị khóc ròng rã. Ngày anh trở về, chị cũng khóc như mưa. Nhưng nay là giọt nước mắt của sự trùng phùng, lâng lâng trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Cái đói, cái nghèo và nỗi tuyệt vọng ngóng chờ tin tức chồng khiến chị già hơn tuổi của mình. Hơn 2 năm bặt vô âm tín đã có lúc chị nghĩ quẩn rằng “anh Pó đã mất rồi” và cứ khóc ròng rã cả ngày.

Tài sản đáng giá nhất là 2 con bò và một khoảnh nương trồng ngô, chị cũng bán cả để lấy tiền theo một người trên Luống Phù đi tìm chồng. Bỏ nương bỏ rẫy đi tìm anh Pó gần một tháng trời nhưng vẫn không có tin tức gì khiến chị tuyệt vọng.

Cho tới một ngày, xã báo tin đã có người liên lạc được với anh Pó, ban đầu chị Lía một mực không tin nhưng khi xem hình ảnh chụp anh Pó ở Pakistan gửi về thì mới tin đó là sự thật. Mới về tới đầu nhà, nhìn thấy Pó từ xa, bà Vừ Thị Sung (54 tuổi) đã hớt hải chạy tới ôm đứa con rể rồi bật khóc nức nở. “Câu chuyện hai năm qua như một giấc mơ cứ tưởng người ta đánh chết nó rồi không còn trên đời nữa. Bây giờ nắm tay con vẫn không thể tin được dù là sự thật”, bà Sung tâm sự.

Tình người xuyên biên giới Ở núi rừng biên ải như Khâu Vai, Mèo Vạc, thiên nhiên khắc nghiệt chỉ có đá chồng lên đá. Những núi đá tai mèo nhọn hoắt như thử thách tinh thần của người dân tộc Mông nơi đây. Người dân quanh năm bám vào đá để mưu sinh kiếm sống bằng nghề trồng ngô, trồng tam giác mạch nhưng quanh năm cũng chẳng đủ ăn. Người dân bảo, ở Khâu Vai có nhiều người bỏ làng, bỏ xứ sang Trung Quốc làm ăn nhiều lắm.

Chuyện đi làm ăn rồi mất tích như anh Pó không phải là chuyện xảy ra lần đầu nhưng trường hợp trở về như anh Pó là cả một kỳ tích, chuyện không tưởng ở nơi đây.

Chiều 12.5, bà con làng bản ở thôn Lũng Lầu, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc kéo đến chung vui ngồi chật ních trong căn nhà đông như ngày hội. Chưa bao giờ, người dân Khâu Vai chứng kiến cuộc trùng phùng xúc động đến thế.

Nhiều người không cầm nổi xúc động, nước mắt giàn giụa, lấy vạt áo lau nước mắt. Anh Pó vừa khóc vừa mừng vui, trong lòng chộn rộn bao cảm xúc. Trải qua chặng đường về liên tục trong 2 ngày vừa qua, anh Pó cũng đã thấm mệt.

Trong tâm trí, anh Pó vẫn nhớ ngày bị lừa qua Trung Quốc làm thuê. Ngày đó, (anh Pó không nhớ rõ chính xác thời gian - PV) đi nhóm 10 người sang Trung Quốc lao động. Vừa mới làm được hơn 1 tháng thì bị chủ cai đánh đập tàn bạo, quỵt lương.

Quá hoảng sợ, cả nhóm chia thành 2 tốp bỏ chạy. Đi cùng anh còn có 6 người nữa nhưng sau 5 ngày thì chỉ còn anh đơn độc một mình.

“Lúc đó, mình cứ đi theo hướng mặt trời lặn để tìm đường về. Cứ đi mãi, gặp nhà dân xin ăn hoặc không có thì tìm vào rừng hái quả. Lúc khát, chỗ nào có nước thì tìm đến uống. Nhiều lúc đói khát trong rừng 2 ngày liên tục vì không tìm được thứ gì để ăn”, anh Pó kể qua lời người phiên dịch dân tộc Mông.

Vì chỉ có duy nhất một thứ ngôn ngữ là tiếng Mông nên suốt hành trình anh không thể giao tiếp được, phải ra hiệu để xin ăn. “Mình không bị ốm đâu. Đi được hơn 1 năm thì mới bị cảnh sát bắt giữ”, anh Pó kể tiếp. Thời điểm anh Pó bị bắt giữ, lúc đó đã vào tới lãnh thổ Pakistan, thời tiết lạnh buốt, tuyết rơi dày hơn 1 gang tay nhưng may mắn được cảnh sát cho áo ấm, cơm ăn nên không bị đói, rét.

“Hơn 2 năm qua, lúc nào tôi cũng thẫn thờ, rơi nước mắt nhớ vợ, nhớ con nhưng trong tâm trí không sao nhớ nổi đường về. May mà có nhiều người tốt bụng cho cơm ăn, áo mặc rồi đưa thông tin, hình ảnh nên mọi người mới tìm được, đưa về nước cho tôi đoàn tụ sum họp như ngày hôm nay", anh Pó rưng rưng xúc động.

Nói xong, anh Pó hồn nhiên hứa: “Bây giờ có người nào cho mình một trăm triệu, một tỉ mình cũng không bao giờ đi Trung Quốc làm thuê nữa, tới cuối đời ở nhà chăm chỉ làm nương, nuôi bò lấy tiền trả nợ, nuôi con vì nhà bây giờ chẳng còn gì nữa”.

Các bài viết nầy: Theo Báo Thanh Niên

Sky thân tặng Bích Liên nhân đại hội Quảng Đà 2014
Đại Hội, tiền Đại Hội Liên Trường Quảng Đà 2014_Phần cuối
Tiền Đại Hội Liên trường Quảng Đà_ Santa Clara Convention Center
Đại hội Liên trường Quảng Đà_ Santa Clara Covention Center 2014
Sky3 chúc mừng : HỌP MẶT KỸ THUẬT HUẾ – 04-05-2014
AHKTĐN đón tiếp thầy TT Liệu và thầy cô VQ Hảo
Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan

Chuyện chưa kể trở về lần nầy của danh ca Khánh Ly
Khánh Ly nghẹn ngào ngày trở về
“Tuổi thơ dữ dội” của ca sỹ Khánh Ly
Sớm muộn tôi cũng về _ Khánh Ly
Như chưa hề có cuộc chia ly: Ra đi rồi trở lại
Khánh Ly mang hoa hồng vàng viếng mộ NS Trịnh Công Sơn

Kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống Ukraine: ‘Vua sô cô la” Poroshenko thắng áp đảo
CS truy bắt kẻ tẩm xăng đốt nhà như phim hành động
World Cup sẽ dùng công nghệ chống “bàn thắng ma”
Video: Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng

Đỉnh cao nghệ thuật đường phố
Liều mạng nhất hành tinh
Manaus, hành trình khám phá Amazon
Bóng đá đường phố Brazil
Thành phố Duyên hải Brazil
Rio Thành phố xinh đẹp Brazil
World Cup brazil nhìn từ trên cao
Brasilia _thành phố quyền lực Brazil
Salvador, Linh hồn châu phi của Brazil
Bài hát của tướng Thái Lan Prayuth gây “sốt” trên mạng
Trung Quốc: Rất sốc với những "GÓT SEN" lạ lùng
BÍ MẬT THẾ KỶ_ NHÀ TIÊN TRI VANGA
TÔI LÀ AI !?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template