Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời



Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời
29/06/2015 11:25

(TNO) Sau hơn 2 ngày nhập viện vì sốt xuất huyết, sáng sớm nay 29.6, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu bị hôn mê sâu và ra đi lúc 10 giờ 15 phút.

Theo thông tin từ những người thân của nhạc sĩ thì ông bị sốt xuất huyết nhưng vẫn còn khỏe và tỉnh táo trước khi nhập viện vào sáng 26.6 tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM. Ngay khi bác sĩ đến nhà khám và thông báo ông bị thiếu máu và yêu cầu nhập viện gia đình đã đưa vào bệnh viện.

Trong ngày 25.6, khi gia đình các thành viên Tiếng hát mãi xanh (nơi ông đang làm giám khảo) tới nhà thăm, ông vẫn còn tỉnh táo và cười đùa cùng mọi người. Ông bảo cho ông nghỉ một đêm chung kết rồi sẽ có mặt trong đêm chung kết xếp hạng.

Tuy nhiên, sau hơn 2 ngày nhập viện, sáng sớm nay, các bác sĩ thông báo cho gia đình biết ông bị hôn mê sâu và ra đi lúc 10 giờ 15 phút.


Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu 90 - Cuộc đời vẫn đẹp sao - Ảnh: T.L

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11.11.1924 tại Đà Nẵng, nguyên quán gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Ông có hàng trăm ca khúc được yêu mến.

Vào tháng 11.2014, ông đã tổ chức đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu 90 - Cuộc đời vẫn đẹp sao để mừng thọ 90 tuổi. Trong đêm nhạc này, ông đã chia sẻ: "Tôi đã sống 90 năm cuộc đời, 70 năm gắn bó với nghề sáng tác âm nhạc, đã góp cho đời dăm bài hát nghe cũng được, từ những bài hát “điếc không sợ súng”, đến những bài tình ca êm ái... Nhưng tôi còn một món nợ đối với quê hương mình, đó là chưa sáng tác được bài nào hay cho quê hương của mình. Tôi mong thế hệ nhạc sĩ trẻ sau này sẽ giúp tôi trả món nợ ân tình ấy".

Những ngày qua, khi vòng chung kết chương trình Tiếng hát mãi xanh diễn ra, dù tuổi cao sức yếu nhưng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn miệt mài trên "ghế nóng". Đại diện truyền thông chương trình cho biết sau khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đảm nhận vai trò giám khảo ở hai đêm chung kết đầu, BTC nhận được thông tin ông bị sốt xuất huyết nên phải vắng mặt trong đêm chung kết thứ 3. Không ngờ rằng vị nhạc sĩ đáng kính lại ra đi quá nhanh...

BTC cho biết trong đêm chung kết sắp tới sẽ không mời ai thay thế vị trí của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mà sẽ để khuyết một giám khảo.

Linh cữu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sẽ được quàn tại Nhà tang lễ  Thành phố (25, Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3).

Dưới đây là những hình ảnh nhạc sĩ cùng gia đình Tiếng hát mãi xanh 2015 một ngày trước khi nhập viện.











Trước khi nhập viện một ngày, khi mọi người tới nhà thăm, ông vẫn còn tỉnh táo và cười đùa cùng mọi người. Ông bảo cho ông nghỉ một đêm chung kết rồi sẽ có mặt trong đêm chung kết xếp hạng Tiếng hát mãi xanh 2015, nhưng ông đã mãi mãi ra đi...




Xúc động clip nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu hát 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' 4 ngày trước khi mất

(TNO) Ngày 25.6, tức 4 ngày trước khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời, các thành viên Tiếng hát mãi xanh đã tới nhà thăm ông. Khi đó, ông vẫn còn tỉnh táo và cười đùa cùng mọi người, thậm chí còn cùng hát bài Cuộc đời vẫn đẹp saokhiến mọi người vô cùng xúc động.


Các thành viên trong gia đình Tiếng hát mãi xanh quây quần bên nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu hôm 25.6

Đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu "Cuộc đời vẫn đẹp sao" ( 8/11/2014)


Theo chia sẻ của các thành viên trong gia đình Tiếng hát mãi xanh, khi đến thăm, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn rất tỉnh táo. Ông bảo cho ông nghỉ một đêm chung kết rồi sẽ có mặt trong đêm chung kết xếp hạng.

Trong một phút ngẫu hứng, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã cùng MC Quỳnh Hương và các thí sinh Tiếng hát mãi xanh hòa giọng trong ca khúc Cuộc đời vẫn đẹp sao như một cách cổ vũ tinh thần cho ông vượt qua bệnh tật. Thế nhưng, thật buồn khi sáng nay 29.6, ông đã ra đi mãi mãi...

Clip nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng các thành viên Tiếng hát mãi xanh hòa giọng trong ca khúc Cuộc đời vẫn đẹp sao.




Phan Huỳnh Điểu

(sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924[1] - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015)[2] là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam"[3] và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ.

Thân thế

Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 tại Đà Nẵng. Ông cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may. Tuy sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, nhưng nguyên quán gốc của ông ở Điện Bàn, Quảng Nam.

Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn giải phóng quân viết cuối 1945. Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của ông là Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch, Quê tôi ở miền Nam...

Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Ủy viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội. Tháng 12 1964, Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường Trung Trung Bộ ở trong Ban văn nghệ Khu. Thời gian đó ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.

Sau 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.

Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tình ca Đămbri, Tia nắng... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ.

Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...

Những nghệ sĩ thể hiện thành công tác phẩm của ông có thể kể đến Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương, Nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu và Nghệ sĩ ưu tú Tuấn Phong.

Qua đời

Sau khi có dấu hiệu không khỏe và sốt nhẹ vào ngày 23 tháng 6 năm 2015, ông được bác sĩ đến khám tại nhà và được thông báo bị thiếu máu, được nhập viện vào sáng thứ 26 tháng 6 trong tình trạng còn khỏe và tỉnh táo. Sau 2 ngày nhập viện, ông bị hôn mê sâu và qua đời vào lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày 29 tháng 6 tại bệnh viện Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) vì sốt xuất huyết. Linh cữu của nhạc sĩ được quàn tại Nhà tang lễ  Thành phố (25, Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3).

Trích dẫn

Trong cuộc phỏng vấn đăng báo Thanh Niên ngày 27 tháng 4 năm 2006, nhạc sĩ nói: "Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên..."[4]

Một số tác phẩm

• Trầu cau,(Sáng tác đầu tay, 1945)
• Đoàn Vệ quốc quân (1945)
• Mùa đông binh sĩ (1946)
• Những người đã chết,(1946, là ca khúc phổ thơ đầu tiên, sử dụng thơ củaTế Hanh)
• Tình trong lá thiếp (1955)
• Quê tôi ở miền Nam
• Nhớ ơn Hồ Chủ tịch
• Ra tiền tuyến
• Đội kèn tí hon (1959)
• Những em bé ngoan (1959)
• Nhớ ơn Bác (1959)
• Anh ở đầu sông em cuối sông
• Những ánh sao đêm(1962)
• Có một đàn chim
• Bóng cây Kơ-nia (1971)
• Cuộc đời vẫn đẹp sao (1971)
• Đây thôn Vỹ Dạ
• Đêm nay anh ở đâu
• Giải phóng quân
• Hành khúc ngày và đêm(1972)
• Nhớ(1973)
• Ở hai đầu nỗi nhớ
• Đà Nẵng ơi, chúng con đã về (1975)
• Sợi nhớ sợi thương (1978)
• Quảng Nam yêu thương
• Thơ tình cuối mùa thu
• Thuyền và biển
• Tương tư chiều
• Hát về thành phố quê hương (1997)
• Khi không còn em nữa (1992)
• Tiếng thu
• Bạn đến chơi nhà
• Làm cây thông reo
• Người ấy bây giờ đang ở đâu
• Tình ca Đămbri
• Tia nắng
• Chiều tím
• Nhớ lắm chiều nay
• Tìm em bên giếng nước

Chú thích

1. Dạ Ly - Thiên Hương (29 tháng 6 năm 2015). “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời”.Thanh niên. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2015.
2.Q.N. - C.K. (29 tháng 6 năm 2015). “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2015.
3.Gặp gỡ nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trên talkshow "Đời vẫn đẹp sao"
4.Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: "Tôi nguyện chắp cánh cho thơ bay lên"

Liên kết ngoài 
Nhạc sĩ PHAN HUỲNH ĐIỂU
1.Ca khúc Phan Huỳnh Điểu 
2.NS Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng rực rỡ "ánh sao đêm"






Người nhà nhạc sĩ cho biết ông nhập viện vào sáng thứ 26-6, sau khi được bác sĩ đến khám tại nhà và đề nghị đưa ông nhập viện.

Trước đó ngày 23-6, nhạc sĩ có dấu hiệu không khỏe, sốt nhẹ.

Biên tập viên - MC Quỳnh Hương cho biết, khi hay tin nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ốm, gia đình Tiếng hát mãi xanh (nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn đang là giám khảo chuyên môn của cuộc thi Tiếng hát mãi xanh 2015) đã đến nhà thăm ông vào ngày 25-6. Lúc đó, ông vẫn tỉnh táo và còn trò chuyện, hát cho cả đoàn nghe.

Hiện thi thể nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn đang để ở bệnh viện Thống Nhất và sẽ được quàn tại tại Nhà Tang lễ Thành phố (25, Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3).





Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: “Tôi không muốn viết về những thất vọng”

TT - Hoạt bát, dí dỏm ở tuổi 90, sáng 5-11 tại TP.HCM, nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu vẫn thoải mái làm chủ buổi họp báo giới thiệu chương trình Cuộc đời vẫn đẹp sao - đêm nhạc mừng thọ 90 tuổi của ông.




Ông tươi cười, bắt đầu câu chuyện bằng lời nửa thật nửa đùa: “Con người không có tình yêu thà chết cho rồi!”. Và cuộc trò chuyện ông dành cho Tuổi Trẻ cũng bắt đầu từ chữ “tình”.

* Trông nhạc sĩ khỏe khoắn, minh mẫn thế này, hẳn ông vẫn đang yêu mãnh liệt?

- Ðúng thế! Tình yêu thì đâu chỉ là tình nam nữ mà còn tình yêu quê hương, đất nước, đồng đội, bạn bè... Không có người yêu thì ta yêu trời, yêu đất, yêu hoa, yêu cỏ...

Hồi tôi bảy mươi, nhiều người cũng hỏi tôi như thế và tôi đã đáp trả bằng mấy câu thơ: Nay đã thất thập cổ lai hi/ Nhưng mà gân cốt chẳng hề chi/ Tiếc là tóc đã hơi hơi bạc/ Từ trên xuống dưới vẫn uy nghi.

* Tình yêu đất nước, yêu con người, yêu vạn vật của ông đã được khắc họa rõ nét qua hơn 100 ca khúc. Tình yêu trong tác phẩm nào là khó quên nhất đối với ông?

- Tình nào tôi cũng không quên được. Có nhiều người thẳng thắn nói những ca khúc chính trị, viết để tuyên truyền của tôi thiệt “khó nghe”, ví dụ như bàiHoan nghênh tín phiếu mà tôi viết hồi kháng chiến chống Pháp (ông hát một lèo hết bài hát - NV).

Nhưng với tôi bài hát đó vẫn có giá trị, sứ mệnh riêng của nó. Khi đó, khắp Trung bộ vang lên giai điệu ca khúc đó. Gia đình tôi cũng được cụ Phạm Văn Ðồng động viên sử dụng tín phiếu bằng cách gửi tặng tờ tín phiếu trị giá 100 đồng, đủ tiêu trong mấy tháng (cười).

* Vậy còn ca khúc đầu tay Trầu cau thì sao?

- Tôi viết Trầu cau lúc 16 tuổi, khi chưa hiểu biết nhiều về nhạc lý hay kỹ thuật sáng tác. Rất nhiều ca khúc kiểu “điếc không sợ súng” như vậy đã ra đời: Giải phóng quân, Mùa đông binh sĩ, Tuyên truyền xung phong...

Khi đó, cứ có cảm hứng là viết thôi. Nếu là sau này, đợi khi được học hành bài bản rồi thì có khi tôi lại chẳng thể viết được.

Từ khi tập kết ra Bắc (khoảng năm 1955), tôi mới có cơ hội học và định hình phong cách sáng tác của mình qua các tác phẩm: Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây kơnia, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Ðêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Anh ở đầu sông em cuối sông...

Ừm, bây giờ “anh” ở đây mà “em” thì bị té nằm ở nhà rồi! (âu lo thoáng qua khi ông nhắc đến vợ - NV).

* Tinh thần trong các ca khúc của ông nhìn chung là lạc quan yêu đời. Riêng với tình yêu, ông không có bài nhạc tình buồn nào sao?

- Ngoài những ca khúc mọi người đã biết, tôi còn rất nhiều ca khúc viết dở dang, nhiều ca khúc chưa được công bố nhưng tất cả đều không nói đến những thất vọng trong tình yêu. Không phải vì tôi chưa từng trải qua những cuộc tình dang dở, cũng không phải là tôi không biết buồn... tình.

Có lúc tôi buồn lắm chứ, buồn muốn chết đi. Nhưng rồi mục đích viết nhạc của mình là gì? Có nhiều ca khúc tôi không viết cho tôi hay vì tôi.

Khi ta buồn khổ hay thất vọng, có lẽ ta muốn được thấy những gì lạc quan hơn, tích cực hơn. Nghĩ vậy nên tôi không viết về những gì gây thất vọng, mang nhiều u buồn.

* Ông không viết cho mình nhưng hẳn có nhiều ca khúc ông viết dành riêng cho ai đó?

- Hà hà... có chứ! Như Ðêm nay anh ở đâu là tôi viết cho cô Vũ Dậu.

* Vậy hẳn có gì đặc biệt giữa ông và ca sĩ Vũ Dậu sắc nước hương trời một thời?

- Tôi không “khai” đâu. Vũ Dậu (cùng con gái Khánh Linh - NV) sẽ bay vào để hát trong đêm nhạc của tôi. Mọi người chờ đến đó sẽ biết.

* Còn bài tình ca gần nhất của ông dành tặng ai?

- Dành cho tất cả mọi người. Ca khúc gần nhất mà mọi người biết đến là Em như áng mây (2011). Sau ca khúc này, tôi cũng viết thêm một vài ca khúc nữa nhưng chưa công bố.

Thời gian này tôi khá yếu, muốn bấm đàn cũng khó khăn. Nhưng khi cảm hứng hay giai điệu đến thì tôi vẫn viết ra được ngay vì từng nốt nhạc, tông nhạc tôi đã nằm lòng.

* Trong hơn 70 năm sáng tác của mình, ông có nhiều lần viết nhạc trong những hoàn cảnh sức khỏe không như ý vậy không?

- Từ hồi 24 tuổi tôi đã rơi vào hoàn cảnh này rồi. Từ chiến trường ra, tôi còn da bọc xương. Nhờ các bác sĩ tận tình chăm sóc, chỉ sau mấy tháng tôi đã hết sốt rét, sức khỏe phục hồi, đúng là chết đi sống lại.

Trong thời gian chữa trị, tôi đọc được bài thơ Cuộc đời vẫn đẹp sao của Dương Hương Ly và như được “truyền nước”. Tinh thần “vẫn đẹp sao” đó đã theo tôi đến tận hôm nay.

QUỲNH NGUYỄN thực hiện


Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chưa bao giờ ngừng yêu
09/11/2014 05:41 GMT+7

TTO - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong liveshow Cuộc đời vẫn đẹp sao tối 8-11 mừng thượng thọ tuổi 90 rạng rỡ, ấm áp trong những cái ôm, cái nắm tay của khán giả.


Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong đêm liveshow - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đêm 8-11 tại Nhà hát Truyền hình TP HCM, đông đảo khán giả yêu nhạc đã có mặt để thưởng thức một đêm nhạc đặc biệt, một liveshow của vị nhạc sĩ được mệnh danh là “con chim vàng” của nền âm nhạc Việt Nam với số lượng ca khúc được yêu thích đồ sộ, bất chấp thời gian, bất chấp cả tuổi tác người nghe, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu!

Chẳng có vị nhạc sĩ nào đến năm 87 tuổi vẫn… ào ào sáng tác nhạc tình yêu (nổi bật nhất là ca khúc Em như áng mây bay, phổ thơ Trương Nam Chi) như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Vậy nên chẳng sai chút nào khi nói với nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, tình yêu dành cho âm nhạc và tình yêu trong âm nhạc của ông không hề có tuổi.

90 tuổi, lưng đã còng, chân đã mỏi, mắt đã mờ, râu tóc đã bạc trắng nhưng điều đặc biệt của vị nhạc sĩ tài hoa này là sự dí dỏm, vui tươi, hóm hỉnh chưa bao giờ rời bỏ ông.

Ở tuổi 90, ông vẫn hào hứng chia sẻ: “Cuộc đời mà không có tình yêu thì còn gì mà nói! Nhưng tình yêu này không nhất thiết phải là tình yêu nam nữ. Thử hỏi không có đất nước, không có giang sơn này, chúng ta biết… đứng ở đâu mà yêu nhau, đúng không?”

Bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi, những ca khúc đầu tay của ông đã được nhiều người thuộc lòng như Trầu Cau.

Nhưng ca khúc đầu tiên được đông đảo đồng bào biết đến với tên tác giả Phan Huỳnh Điểu lại là Đoàn giải phóng quân (hay Đoàn vệ quốc quân).

Và hôm nay, khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 90 tuổi thì ca khúc “bất hủ” này đã non tuổi 70! Vẫn không khí hừng hực, cảm tử đầy sức sống, trong đêm nhạc này, tốp ca của Đoàn nghệ thuật Quân Khu 7 một lần nữa đã mang kỉ niệm ùa về tràn khán phòng của Nhà hát truyền hình TP.

Khán giả thật sự xúc động với hình ảnh vị nhạc sĩ già đứng lên hát theo ca khúc này từ đầu đến cuối không hề vấp lời, dù giọng hát có run rẩy nhưng vẫn đầy ắp hạnh phúc và tự hào.

Những ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu không chỉ đi vào lòng công chúng như một kí ức về một thời vàng son đã qua, mà còn góp phần tạo nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ gạo cội trong nền âm nhạc Việt Nam như NSƯT Vũ Dậu, nghệ sĩ Quốc Hương…

“Năm tôi 20 tuổi, đang là SV ĐH Xây dựng Hà Nội đã nghe cô Vũ Dậu hátNhững ánh sao đêm qua đài Tiếng nói VN. Lúc đó nó là ước mơ, là món ăn tinh thần của tất cả chúng tôi. Đêm nay được nghe lại ca khúc với giọng hát và cả cô bằng xương bằng thịt, mọi thứ như cuốn phim quay chậm…”, anh Tiến, sinh năm 1957, khán giả xem chương trình bộc bạch.

Những ánh sao đêm đêm nay đặc biệt bởi hơn nó là sự hoà giọng giữa hai thế hệ: một Vũ Dậu cùng giọng hát đong đầy trong kí ức của nhiều khán giả và con gái chị - ca sĩ Khánh Linh, với sức trẻ của thế hệ sau đã lấy đi những tràng pháo tay giòn giã của khán giả.


NSƯT Vũ Dậu – Khánh Linh trình diễn ca khúc Những ánh sao đêm trong đêm nhạc Cuộc đời vẫn đẹp sao – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cũng đại diện cho thế hệ sau, nữ ca sĩ Thu Minh xuất hiện trong chương trình với ca khúc Bóng cây Kơ nia, ca khúc mà 21 năm trước đây cô đã từng cất cao giọng hát để đăng quang giải nhất Tiếng hát Truyền hình năm 1993.

Rồi lần lượt Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu…dù chỉ là những lát cắt chưa đủ đầy về chân dung cây đại thủ của âm nhạc Việt Nam này nhưng đã phần nào giúp người nghe, đặc biệt là thế hệ trẻ một cái nhìn bao quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trong đêm liveshow Cuộc đời vẫn đẹp sao mừng thượng thọ tuổi 90 của mình rạng rỡ, ấm áp trong những cái ôm, cái nắm tay của khán giả đã rưng rưng chia sẻ: “Vui như thế này, tôi cũng xin sống thêm 10 năm nữa” khi nhận những lời chúc thọ mong nhạc sĩ luôn mạnh khoẻ từ những ca sĩ trẻ.

Hơn cả “chức vị” nhạc sĩ, hơn cả tài năng và sự cống hiến không mệt mỏi cho đời, nhạc của Phan Huỳnh Điểu, như lời nhà thơ Hoài Vũ chia sẻ “Nghe những ca khúc của anh, chúng tôi muốn trẻ mãi, muốn quay lưng mãi với tuổi già”!

Phan Huỳnh Điểu_ Cẩm Vân: Cuộc đời vẫn đẹp sao (vui lắm)




Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng Hợp ca Tiếng hát mãi xanh trình diễn ca khúc Cuộc đời vẫn đẹp sao trong đêm nhạc Cuộc đời vẫn đẹp sao - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đêm nhạc Cuộc đời vẫn đẹp sao tôn vinh sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được chia làm 3 giai đoạn chính.

Những ca khúc trong thời kì cách mạng, những ca khúc sáng tác về quê hương đất nước và những ca khúc về tình yêu.

Xuyên suốt hơn 90 phút của chương trình, khán giả đã được nghe lại nhiều ca khúc chọn lọc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như Đêm nay anh ở đâu, Bóng cây Kơ Nia, Những ánh sao đêm, Hành khúc ngày và đêm, Ở hai đầu nỗi nhớ (phổ thơ Trần Hoài Thu), Anh ở đầu sông em cuối sông (Phổ thơ Hoài Vũ), Thuyền và Biển (phổ thơ Xuân Quỳnh)… 


MINH TRANG

Theo TNO, TTO, Internet,…


Các bài viết liên quan

Thảm sát ở Bình Phước: Bé gái sống sót là con của ai?
Các nghi can chủ đích giết người ngay từ đầu?
Cha của nghi can chủ mưu vụ giết 6 người sốc nặng
2 sát thủ giết 6 người ở tỉnh Bình Phước sa lưới pháp luật
Đám tang đẫm nước mắt của 6 nạn nhân vụ thảm sát
Sát thủ Nguyễn Hải Dương giết 5 người, Sát thủ Vũ Văn Tiến giết 1 người.

Các bài viết khác, mời bạn xem

Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời
Nam sinh Việt 'vô gia cư' tốt nghiệp xuất sắc đại học lớn nhất Canada
Lương y như từ mẫu_ Ca cấp cứu đầy máu.
Hy Lạp_Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?
Dân Hi Lạp mừng chiến thắng trước các chủ nợ châu Âu
Tiếng hát mãi xanh tưởng nhớ NS Phan Huỳnh Điểu.
"Ru Tình" với Khánh Ly và các danh ca nhiều thế hệ.
Tòa án tối cao Mỹ phán quyết tu chỉnh Hiến pháp cho phép các cặp đồng tính có quyền kết hôn.
Nhiều nghệ sĩ xúc động viếng thăm GS Trần Văn Khê.
Phim: GSTS Trần Văn Khê - Người truyền lửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template