Dân Hi Lạp mừng chiến thắng trước các chủ nợ châu Âu
Người dân Hi Lạp ăn mừng chiến thắng khi nói "Không" với gói cứu trợ từ EU-IMF - Ảnh: Reuters
06/07/2015 06:36 GMT+7
Với hơn 95% điểm bỏ phiếu toàn quốc đã được kiểm, kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ thắt lưng buộc bụng của châu Âu ngày 5-7 cho thấy hơn 61% cử tri Hi Lạp nói "Không" với các gói cứu trợ.
Người Hi Lạp ăn mừng
AFP đưa tin hàng ngàn người dân Athens đang tụ tập tại trung tâm quảng trường Syntagma để ăn mừng chiến thắng bất chấp cảnh báo từ các chủ nợ về việc Hi Lạp có thể phải rời khỏi khối đồng chung euro.
Cử tri Dilma Rousso (37 tuổi) cho biết bà rất hạnh phúc và không nghĩ rằng khoảng cách giữa phiếu "Không" và "Có" lại lớn đến thế. "Đây là cơ hội mới của châu Âu để trở thành những gì nó nên là kể từ thuở ban đầu" - bà Rousso nói.
Một cặp vợ chồng trẻ hôn nhau tại đài phun nước trước tòa nhà quốc hội tại quảng trường Syntagma trong khi những thanh niên trẻ lái xe rú còi ầm ĩ và giơ cao cờ Hi Lạp trong gió.
"Đây là một chiến thắng cho người dân Hi Lạp, một cơ hội cho châu Âu" - Giorgos (25 tuổi) cùng bạn gái hòa vào 6.000 người tại quảng trường để ăn mừng chiến thắng của cuộc trưng cầu dân ý.
AFP cho biết không ai đề cập đến quang cảnh lặp đi lặp lại trên khắp Hi Lạp trong tuần này về việc đóng cửa ngân hàng và người dân mua thức ăn dự trữ vì sợ nền kinh tế Hi Lạp sụp đổ.
Trong khi tương lai và vận mệnh Hi Lạp vẫn chưa rõ thì đối với nhiều người đang ăn mừng chiến thắng trên đường phố bây giờ đã ánh lên một tia hy vọng mới.
Ông Giogos nhấn mạnh rằng: "Hi Lạp không sợ" và cho rằng số phiếu ủng hộ "Không" tăng lên không chỉ vì lời kêu gọi của Thủ tướng Alexis Tsipras mà còn vì châu Âu đã cố gắng can thiệp vào Hi Lạp.
Tuy nhiên tâm trạng hân hoan không phải là cảm xúc của một số cử tri bỏ phiếu chống khi cho rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác.
"Tôi không hài lòng. Chúng tôi không thể hạnh phúc tại quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. Một chiến thắng với "Không" không có nghĩa là có bất kỳ hi vọng nào cho Hi Lạp hơn trước đây" - Nika Spenzes (33 tuổi) đang thất nghiệp chia sẻ.
Trong khi cử tri nói "Có" cũng mâu thuẫn về thất bại của họ trong cuộc bỏ phiếu. "Tôi tôn trọng những người nói "Không", họ không phải những người nổi dậy mà không có mơ ước, họ đại diện cho những người Hi Lạp đang đau khổ. Tuy nhiên tôi không nghĩ các nhà lãnh đạo Hi Lạp sẵn sàng cho những hậu quả (của cuộc bầu cử)" - nha sĩ Paris (41 tuổi) nhận định.
Châu Âu nhóm họp khẩn
Mặt khác, với kết quả sơ bộ trên, người phát ngôn Michel Reijns của Chủ tịch Khối Tài chánh Euro Jeroen Dijsselbloem ngày 5-7 cho biết các bộ trưởng tài chính trong khu vực sẽ gặp nhau vào ngày mai (7-7) để chuẩn bị một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về khu vực đồng euro diễn ra sau đó một ngày.
Trước đó Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khu vực đồng euro vào ngày mai sau khi người dân Hi Lạp quay lưng với gói cứu trợ của EU. "Tôi kêu gọi hội nghị thượng đỉnh EU vào tối thứ Ba (7-7) lúc 18g (23 giờ giờ Việt Nam) để thảo luận về tình hình sau cuộc trưng cầu dân ý ở Hi Lạp" - ông Tusk nói.
Reuters cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker sẽ tổ chức một cuộc họp với ông Tusk, Chủ tịch khối Tài chánh Euro Jeroen Dijsselbloem và Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi về tình hình Hi Lạp vào sáng 6-7.
"Bây giờ chúng ta sẽ chờ đợi các sáng kiến mới của các nhà chức trách Hi Lạp" - ông Dijsselbloem cho biết.
Dân Hi Lạp nói không với gói cứu trợ châu Âu
06/07/2015 01:51 GMT+7
Dẫn một nguồn tin châu Âu cho biết các quan chức cấp cao của liên minh châu Âu vào hôm nay, 6-7 sẽ tổ chức một cuộc họp về kết quả bầu cử của người dân Hi Lạp khi kết quả sơ bộ cho thấy "không" đang chiếm ưu thế.
Thủ tướng Alexis Tsipras ủng hộ nói không với gọi cứu trợ châu Âu - Ảnh: AFP
Với hơn 30% số phiếu được kiểm, kết quả lúc này cho thấy cử tri Hi Lạp đang lên tiếng từ chối gói cứu trợ với những điều kiện nghiêm ngặt của châu Âu.
BBC dẫn lời Bộ Nội vụ Hi Lạp cho biết khoảng 60% trong số phiếu đã kiểm trên là phiếu nói "không" và chỉ có 40% nói "có" với gói cứu trợ của liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trong khi đó, AFP cho biết kết quả tại 20% các điểm bỏ phiếu cho thấy 60% cử tri Hi Lạp ngày 5-7 đã bỏ phiếu để quay lưng lại với gói cứu trợ của châu Âu bất chấp những cảnh báo từ các chủ nợ châu Âu về việc nước này có thể phải rời khỏi khối đồng chung euro.
Trong khi đó một cuộc thăm dò ngoài phòng phiếu bằng điện thoại của kênh truyền hình Star trong suốt cuộc bỏ phiếu cho thấy tỉ lệ là 41-54% nói "không" và 46-51% nói "có".
Ngoài ra một cuộc thăm dò ngoài phòng phiếu sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc của kênh Mega cho thấy 48,5-53,5% ủng hộ "không" và 46,5-50,5% ủng hộ "có".
Hàng ngàn cử tri đang tập trung trước các màn hình TV lớn để theo dõi kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Các cử tri ủng hộ "không" đang bắt đầu ăn mừng trước kết quả sơ bộ này.
Người đứng đầu công ty IT Singular Logic có trách nhiệm giám sát kết quả cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ của châu Âu là ông Michalis Kariotoglou nhận định kết quả cuối cùng có thể vượt quá 61%.
Hy Lạp công bố chính sách mới: Người dân vui mừng, EU âu lo
Nhiều nước ca ngợi kết quả trưng cầu của Hi Lạp
Châu Âu phản ứng dữ dội nhưng có không ít nhà lãnh đạo thế giới lên tiếng ca ngợi việc người dân Hi Lạp từ chối chấp nhận các điều kiện ngặt nghèo của châu Âu để được cứu trợ tài chính.
Người Hi Lạp biểu tinh ở Athens phản đối các yêu sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez khẳng định kết quả cuộc trưng cầu ý dân Hi Lạp “là chiến thắng vang dội của dân chủ và phẩm giá”.
“Người dân Hi Lạp nói không với những điều kiện bất khả thi và đáng xấu hổ. Người dân Argentina hiểu rõ điều đó” - bà Fernandez nói.
Bà kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu thấu hiểu thông điệp của người dân Hi Lạp.
“Họ không thể ép bất kỳ ai tự ký vào bản án tử hình của mình” - Tổng thống Argentina nhấn mạnh. Hồi năm 2002 Argentina cũng vỡ nợ 100 tỉ USD, khiến hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo. Nhưng sau đó quốc gia Nam Mỹ đã gượng dậy.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình tuyên bố Bắc Kinh tin tưởng cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp sẽ được giải quyết. “Với nỗ lực của tất cả các bên, tình hình kinh tế Hi Lạp sẽ có sự chuyển biến. Cuộc khủng hoảng sẽ được xử lý rốt ráo” - ông Trình nói.
Từ Tây Ban Nha, chủ tịch đảng cánh tả Podemos Pablo Iglesias cũng ca ngợi: “Hôm nay dân chủ ở Hi Lạp đã chiến thắng”. Ông Iglesias là một đồng minh thân cận của Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras.
Nền kinh tế Tây Ban Nha hiện đang gặp nhiều khó khăn với mức nợ cao, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 23,78%, cao thứ nhì trong khối đồng euro chỉ sau Hi Lạp. Đảng Podemos đang vận động chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà chính phủ phải thực hiện.
Khi cuộc trưng cầu ý dân ở Hi Lạp diễn ra, hàng nghìn người dân Bồ Đào Nha đổ ra đường biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ dành cho người dân Hi Lạp vì “thể hiện lòng dũng cảm mà chúng tôi không có”.
Theo NLDO, TTO…
Các bài viết liên quan
Thảm sát ở Bình Phước: Bé gái sống sót là con của ai?
Các nghi can chủ đích giết người ngay từ đầu?
Cha của nghi can chủ mưu vụ giết 6 người sốc nặng
2 sát thủ giết 6 người ở tỉnh Bình Phước sa lưới pháp luật
Đám tang đẫm nước mắt của 6 nạn nhân vụ thảm sát
Sát thủ Nguyễn Hải Dương giết 5 người, Sát thủ Vũ Văn Tiến giết 1 người.
Các bài viết khác, mời bạn xem
Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời
Nam sinh Việt 'vô gia cư' tốt nghiệp xuất sắc đại học lớn nhất Canada
Lương y như từ mẫu_ Ca cấp cứu đầy máu.
Hy Lạp_Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?
Dân Hi Lạp mừng chiến thắng trước các chủ nợ châu Âu
Tiếng hát mãi xanh tưởng nhớ NS Phan Huỳnh Điểu.
"Ru Tình" với Khánh Ly và các danh ca nhiều thế hệ.
Tòa án tối cao Mỹ phán quyết tu chỉnh Hiến pháp cho phép các cặp đồng tính có quyền kết hôn.
Nhiều nghệ sĩ xúc động viếng thăm GS Trần Văn Khê.
Phim: GSTS Trần Văn Khê - Người truyền lửa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn