Hy Lạp_Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?
05/07/2015
"Hy Lạp rời khỏi eurozone là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất", các chuyên gia phân tích của ngân hàng Barclays viết trong báo cáo. Ngày 05-07-2015, người dân Hy lạp đã bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý quyết định nước này có nên chấp nhận lời đề nghị của các chủ nợ và sau đó tiếp tục thắt lưng buộc bụng để đổi lấy cứu trợ hay không. Họ đã nhận được thông điệp rất rõ ràng từ Eurozone: Hãy bỏ phiếu “có”. Tuy nhiên, chính phủ do đảng Syriza dẫn đầu đã lái kết quả sang hướng khác.
Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?
Câu hỏi dài 68 từ đặt ra cho các cử tri kể tên 4 định chế quốc tế và thăm dò ý kiến của người dân về hai tài liệu vốn không được công bố rộng rãi trước cuộc trưng cầu này. Dưới đây là nội dung được dịch ra tiếng Anh:
“Người dân Hy Lạp được yêu cầu hãy quyết định Hy Lạp có nên chấp nhận bản dự thảo thỏa thuận được Ủy ban châu Âu, NHTW châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra tại cuộc họp ngày 25/6 của Eurogroup hay không. Tài liệu mà các định chế trên đưa ra gồm 2 tài liệu: “Các cải cách dành cho quá trình hình thành chương trình hiện tại và mai sau” và “Phân tích tính bền vững của nợ”.
Các công dân Hy Lạp từ chối đề nghị của các định chế, hãy điền vào ô Không đồng ý/Không
Các công dân Hy Lạp chấp nhận đề nghị của các định chế, hãy điền vào ô Đồng ý/Có”
Các kịch bản xảy ra tiếp theo
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
61% người dân Hy Lạp đã nghe theo lời kêu gọi của Thủ tướng Alexis Tsipras và từ chối các điều khoản cứu trợ. Hy Lạp sẽ không rời Eurozone ngay lập tức. Sau đó 3 – 4 tuần, áp lực buộc Hy Lạp phải in đồng tiền riêng sẽ ngày càng tăng lên.
Nguyên nhân là do các ngân hàng Hy Lạp sẽ sớm nhận ra họ không thể đáp ứng được các yêu cầu về tài sản đảm bảo của ECB và do đó không tiếp cận được với chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA). Chính phủ Hy Lạp hết tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và trả lương cho nhân viên. Khi đó quyết định rời Eurozone là của Hy Lạp.
"Hy Lạp rời khỏi eurozone là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất", các chuyên gia phân tích của ngân hàng Barclays viết trong báo cáo.
"Bằng cách từ chối những luật lệ trong cuộc chơi của eurozone (được thể hiện qua kết quả "Không"), các cuộc đàm phán về chương trình cứu trợ trị giá hàng tỷ euro trở nên rất khó đoán. Thủ tướng Tsipras đã "phá vỡ cây cầu cuối cùng nối Hy Lạp với châu Âu mà thông qua đó hai bên có thể đi đến thỏa thuận”.
Ngay lập tức ECB sẽ rút các chương trình hỗ trợ khẩn cấp?
Không nhất thiết. ECB sẽ không ngừng hỗ trợ ngay lập tức mà thay vào đó bộ phận giám sát các ngân hàng sẽ định giá lại các tài sản được chính phủ bảo lãnh đang nằm trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Hy Lạp. ECB cũng xem xét các ngân hàng Hy Lạp có thể tiếp cận chương trình ELA hay không.
Sau đó các ngân hàng Hy Lạp được yêu cầu phải tìm ra tài sản đảm bảo mới. Các đánh giá cũng sẽ cho thấy các ngân hàng Hy Lạp không còn khả năng thanh toán và Hy Lạp không còn có đủ khả năng sử dụng đồng euro để cải thiện tình hình.
Hy Lạp còn đối mặt với nhiều nghĩa vụ tài chính khác. Ngày 20/7, Hy Lạp phải hoàn trả khoảng 3,5 tỷ euro cho ECB.
Điều gì xảy ra khi đồng drachma trở lại?
Bất kỳ đồng tiền mới nào cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với euro. Các chuyên gia phân tích từng dự báo ban đầu người dân Hy lạp sẽ chứng kiến sức mua của đồng tiền mới thấp hơn 30 -40% so với euro.
Sau khi đi vào sử dụng, giá trị của đồng tiền mới có thể giảm sâu hơn nữa do lạm phát. Nếu Hy Lạp may mắn, đồng tiền mới có thể đến được điểm cân bằng chỉ trong vài tháng, dựa vào một số yếu tố như tiết kiệm, những đồng euro được giữ ở nước ngoài và chi tiêu của khách du lịch.
Trong trường hợp xấu hơn, nền kinh tế Hy Lạp có thể rơi tự do. Khi đó Hy Lạp phải cần đến một gói cứu trợ quốc tế khác và mọi thứ đều tệ hơn rất nhiều.
9 điều cần biết về vụ vỡ nợ của Hy Lạp
Một số nước đang phát triển cho rằng IMF đã dành cho Hy Lạp quá nhiều ưu đãi bằng cách cho phép Hy Lạp nợ nhiều hơn so với các nước ở ngoài eurozone.
1. Quốc gia mới nhất không thể hoàn trả khoản nợ cho Quỹ tiền quốc tế (IMF) vì lý do kỹ thuật là Zimbabwe vào năm 2001. Tính đến cuối tháng 5 vừa qua, nước này vẫn nợ IMF 112 triệu USD cả tiền gốc và lãi.
2. Không trả nợ đúng hạn cho IMF có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy Lạp sẽ ngay lập tức mất khả năng tiếp cận nguồn vốn của IMF. Tồi tệ hơn, nếu vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, Hy Lạp sẽ mất quyền biểu quyết về thậm chí bị “đá” ra khỏi IMF.
3. Hạn chót dành cho Hy Lạp là 6h chiều ngày 30/6 (cho phép muộn hơn một ít phút) theo giờ Washington (11h tối theo giờ London và là 1h sáng 1/7 theo giờ Athens).
4. Một số chuyên gia phân tích lập luận rằng vì IMF sử dụng thuật ngữ “rơi vào tình trạng khất nợ” cho các thành viên không trả được nợ, Hy Lạp chưa vỡ nợ. Tuy nhiên, sự thực là các quan chức IMF coi thuật ngữ nói trên tương đương với vỡ nợ.
5. Khoản nợ 1,8 tỷ USD của Hy Lạp là lớn nhất từ trước đến nay và Hy Lạp cũng là chủ nợ lớn nhất của IMF. Tổng cộng Hy Lạp còn nợ IMF 39 tỷ USD (chỉ tính riêng gốc). 6 tháng cuối năm Hy Lạp còn phải trả 5,5 tỷ USD.
6. IMF không đàm phán lại về lịch trình trả nợ với các nước thành viên. Chính sách này đã có từ khi IMF ra đời. Khi Hy Lạp đưa ra chủ đề thay đổi lịch trình hồi tháng 4, Giám đốc Lagarde đã từ chối.
“Đã 30 năm nay IMF không hoãn thời hạn trả nợ cho bất kỳ nước nào”, bà đã nói như vậy trước báo giới.
7. Tuy nhiên trong luật lệ của IMF vẫn có Điều luật thỏa thuận, trong đó cho phép các nước thành viên hoãn trả nợ.
Điều 5, khoản 7 của Luật này quy định theo yêu cầu của thành viên IMF có thể hoãn thời hạn trả nợ cho thành viên đó, nhưng không vượt quá tối đa là 5 năm, trừ khi quỹ có quyết định riêng và quyết định đó phải có được 70% số phiếu ủng hộ.
Tuy nhiên, vấn đề của Hy Lạp nằm ở chỗ nước này đã được gia hạn thêm 5 năm từ năm 1982. Khi đó cả Guyana và Nicaragua cũng được gia hạn. Thậm chí điều khoản 70% số phiếu chưa từng được sử dụng.
8. IMF cũng đã sử dụng một số ưu đãi cho Hy Lạp. Khoản nợ 1,8 tỷ USD vừa đáo hạn là kết quả của “thủ đoạn nhồi nhét” tất cả các thời hạn trả nợ vào cuối tháng 6. Chiến thuật này từng được Zambia áp dụng trong những năm 1980.
9. Tuy nhiên một số nước đang phát triển cho rằng IMF đã dành cho Hy Lạp quá nhiều ưu đãi bằng cách cho phép Hy Lạp nợ nhiều hơn so với các nước ở ngoài eurozone.
Đây là điều khá quan trọng. Quỹ này đang nỗ lực làm hài lòng các thành viên như Brazil và Trung Quốc. Năm 2010 IMF đã thất bại trong nỗ lực cải cách quy trình bỏ phiếu nhằm trao cho Brazil và Trung Quốc nhiều quyền hơn. Tuy nhiên nỗ lực cải cách này bị mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ.
Bất kỳ ưu đãi nào dành cho Hy Lạp chắc chắn sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi giận dữ. Sự kiện này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của IMF.
Tương lai Hy Lạp được quyết định bởi hai con người
Yanis Varoufakis và Wolfgang Schäuble là những người đều lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ những quan điểm kinh tế ở hai thái cực hoàn toàn trái ngược. Kết quả của cuộc chiến giữa họ sẽ định hình tương lai của Hy Lạp cũng như châu Âu.
Yanis Varoufakis rời khỏi bàn làm việc và dạo quanh căn phòng làm việc nhìn quảng trường Syntagma tọa lạc ở trung tâm của thủ đô Athens. Trong bộ quần áo màu đen, Varoufakis giống như một kẻ ‘đâm thuê chém mướn” trong một bộ phim của đạo diễn Quentin Tarantino hơn là vị Bộ trưởng Tài chính của Hy Lạp. Tuy nhiên, ông cũng đang bắt đầu bước vào một cuộc chiến không kém phần quyết liệt.
Trong 72 giờ, ở Riga, Varoufakis đối mặt với Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble và 17 bộ trưởng khác đến từ các nước thành viên của nhóm Eurogroup. Họ đã gây áp lực buộc Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu công, cổ phần hóa bến cảng lớn nhất và tăng thuế để đổi lấy khoản tiền cứu trợ 240 tỷ euro.
Tuy nhiên, chính phủ cánh tả dẫn đầu bởi Thủ tướng Alexis Tsipras đã hứa với người dân rằng Hy Lạp sẽ chấm dứt các chính sách thắt lưng buộc bụng. Vì thế Varoufakis sẽ phải tìm ra một thỏa thuận mới để có thể đem về 7,2 tỷ euro cho đất nước của ông.
Varoufakis cho rằng chính chương trình thắt lưng buộc bụng là thủ phạm khiến Hy Lạp rơi vào một “phiên bản châu Âu” của cuộc Đại Suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25% và nền kinh tế bị thổi bay 1/4 kể từ năm 2010 đến nay. Ông từ chối bất cứ chính sách nào khiến những người dân thường phải gánh thêm nhiều nỗi đau trong khi các ông trùm và chủ ngân hàng vẫn nhởn nhơ.
Thay vào đó, ông muốn một thỏa thuận mới cho Hy Lạp. Để đạt được mục tiêu này, Varoufakis đã chuẩn bị một danh sách các thay đổi mà Hy Lạp cảm thấy dễ chịu, ví dụ như đặt mục tiêu thặng dư ngân sách 1-2% thay vì mức 4,5% mà các chủ nợ đưa ra.
3 ngày sau đó, Varoufakis bị đánh bại. Trong cuộc họp kín ở Thư viện quốc gia Latvia, Schäuble và toàn bộ Eurogroup đã từ chối lời đề nghị của ông. Một số bộ trưởng đã nổi đóa với sự cứng đầu của Varoufakis. Họ gọi ông bằng những cái tên khó nghe như “kẻ nghiệp dư”, “người lãng phí thời gian” hay thậm chí là “kẻ lừa đảo”.
Trong khi đó, Schäuble – vị Bộ trưởng Tài chính 72 tuổi của nước Đức - im lặng. Nhờ vào sức mạnh của nền kinh tế Đức, ông là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên bàn tròn. Schäuble vẫn là người chỉ trích mạnh mẽ nhất về sự yếu kém của Athens trong việc dọn sách các thể chế chính trị gây lãng phí.
Năm 2012, ông kêu gọi loại bỏ Hy Lạp ra khỏi Eurozone trong một cuộc đối thoại với Timothy F. Geithner – người sau đó là Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Gần đây nhất, trong tuần ngay trước hội nghị ở Riga, Schäuble nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các quốc gia phải hoàn thành nghĩa vụ của họ. “Ở châu Âu, chúng tôi có lý do rất chính đáng để luôn luôn gắn yêu cầu với các gói hỗ trợ tài chính. Và, chúng tôi sẽ không cung cấp hộ nếu như một quốc gia nào đó không tự cứu lấy chính mình”.
Schäuble và Varoufakis mới chỉ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu và tranh cãi trong 5 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, họ đã trở thành những đại diện cho cuộc chiến về ý tưởng, cuộc chiến sẽ định hình phản ứng của eurozone đối với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 16 năm lịch sử. Một người theo chiều hướng dễ thay đổi, đã dành cả sự nghiệp để giảng dạy về kinh tế học và lý thuyết trò chơi. Trong khi đó, người còn lại là một luật sư hơi hướng bảo thủ đã có 40 năm kinh nghiệm tạo ra luật pháp ở Quốc hội Đức.
Varoufakis được các nhà kinh tế học như Joseph Stiglitz tán dương vì những chỉ trích hướng về các lỗ hổng của đồng euro, còn Schäuble chính là người đã giúp hình thành nên eurozone.
Sự đối đầu của Schäuble và Varoufakis bắt nguồn từ câu hỏi đã tồn tại từ khi đồng tiền chung châu Âu ra đời ngày 1/1/1999 nhưng cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp: kế hoạch là gì nếu như một trong các thành viên của eurozone phá sản?
Tình hình ở Hy Lạp một lần nữa lại đang là điểm nóng khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải tổ chức nhiều cuộc họp tranh cãi về lối thoát dành cho đất nước này. Varoufakis, Schäuble và các Bộ trưởng Tài chính khác sẽ bước vào những cuộc tranh cãi nảy lửa.
Schäuble cho rằng vấn đề không thực sự phức tạp. Vị Bộ trưởng vừa đạt được mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn thâm hụt ngân sách ở Đức cho rằng chi tiêu hợp lý là cái gốc thực sự của thịnh vượng. Nền kinh tế Tây Ban Nha – dù vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao chót vót – đang tỏ ra vượt trội so với Pháp và Đức sau khi nước này cắt giảm chi tiêu công và nới lỏng luật lao động để tăng tính cạnh tranh. Bồ Đào Nha và Ireland cũng thu được những kết quả tích cực.
Quan điểm của Schäuble thể hiện xuất thân của ông. Ông đã phóng đại lý tưởng của người Đức rằng cách thức quản lý dựa trên luật pháp là xương sống của eurozone. Trong số các nhân viên của ông, các luật sư áp đảo so với các nhà kinh tế học.
Còn ở Hy Lạp, đất nước mà các nhà kinh doanh thường tìm mọi cách để lách thuế giá trị gia đình, nhiều luật lệ đã bị phá vỡ. Sống trong môi trường mà luật lệ có thể thay đổi bất chợt, người Hy Lạp có những quan điểm hoàn toàn khác biệt. Đối với Varoufakis, “xé rách” các chương trình thắt lưng buộc bụng không phải là một hành động chống đối mà chỉ là một cách để tìm ra kế hoạch công bằng hơn giúp đất nước của ông hồi sinh.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa Schäuble và Varoufakis đã trở thành cuộc tranh cãi mang nhiều cảm xúc giữa hai quốc gia Đức và Hy Lạp. Quan hệ giữa hai nước vốn đã trở nên căng thẳng kể từ khi Đức xâm lược Hy Lạp trong Thế chiến thứ hai. Các tờ báo khổ nhỏ của Đức chạy dòng chữ “Hãy bán đảo đi, những người Hy Lạp vỡ nợ!”. Báo Hy Lạp phản pháp bằng bức tranh biếm họa có hình Schäuble mặc bộ đồng phục của quân Phát xít.
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras và Varoufakis không chỉ chiến đấu với Schäuble mà còn với các chủ nợ của nước này. Họ cũng phải đấu khẩu với chính các đồng minh trong đảng của mình vì thời hạn Hy Lạp phải trả khoản nợ 1,7 tỷ USD cho IMF đã đến gần. Kể cả khi Varoufakis đạt được thỏa thuận vào phút chót, “liều thuốc giảm đau” cũng không kéo dài trong bao lâu. Bức tường nợ ngày càng vây kín Athens. Tính đến ngày 1/6, tổng nợ của Hy Lạp ở mức 328 tỷ euro, tương đương 174% GDP, gần gấp đôi so với mức trung bình của eurozone. Để tồn tại, chính phủ của ông Tsipras sẽ phải tìm đến một gói cứu trợ khác và một chu kỳ khủng hoảng mới lại bắt đầu.
Khủng hoảng Hy Lạp nguy hiểm cỡ nào?
Mỹ lo ngại trong tình cảnh ngặt nghèo, Hy Lạp sẽ quay sang Nga để tìm sự trợ giúp, dù nước này là thành viên NATO...
Việc Hy Lạp đang tiến gần đến bờ vực phá sản và có nguy cơ rời khỏi khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể đe doạ không chỉ kinh tế toàn châu Âu, mà còn khiến Mỹ lo lắng về khả năng Hy Lạp quay sang Nga để tìm kiếm sự trợ giúp.
Dưới đây là những tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Ra khỏi Eurozone là thảm hoạ với Hy Lạp
Không có gì đảm bảo rằng một khi ra khỏi Eurozone, kinh tế Hy Lạp có thể khởi sắc. Ngân hàng Trung ương Hy Lạp đã vẽ ra một bức tranh hết sức ảm đạm về viễn cảnh kinh tế nuước này sau khi ra khỏi khối: chìm vào suy thoái sâu, thất nghiệp tăng vọt và thu nhập của người dân giảm sút.
Các khoản tiết kiệm của người dân Hy Lạp sẽ bị mất giá, trong khi nước này sẽ càng khó vay vốn trên thị trường nợ quốc tế, khiến cho việc hồi phục kinh tế càng trở nên xa vời, theo BBC.
Lịch sử Hy Lạp từng chứng kiến nhiều cuộc đảo chính, và hiện có nhiều lo ngại việc rời khỏi Eurozone có thể dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị.
Mỹ lo lắng Hy Lạp sẽ quay sang Nga
Washington trước đây đã bày tỏ lo ngại về tác động của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone có thể tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Mỹ còn một mối lo ngại khác, là trong tình cảnh ngặt nghèo, Hy Lạp có thể phải quay sang Nga để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Việc Hy Lạp phải dựa vào Nga là có thể xảy ra, song hiện chưa rõ cái giá Nga sẽ đưa ra cho sự trợ giúp này là gì. Thực tế, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras từng kêu gọi châu Âu ngừng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, dù nước này là một thành viên NATO.
Các nước khác theo gót Hy Lạp rời bỏ EU
Điều khiến các quan chức Liên minh châu Âu (EU) lo lắng nhất hiện nay là nếu Hy Lạp rời khỏi khối, điều này sẽ tạo nên hiệu ứng domino. Thực tế, EU đã có những bước đi nhằm tách các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn ra khỏi các tổ chức khác.
Nếu Hy Lạp phải rời EU, đó có thể là lúc kinh tế châu Âu ít nhiều đã hồi phục. Nhưng tình trạng “tắc nghẽn” trong hệ thống tài chính tại châu Âu vẫn có thể xảy ra, và những nước từng phải sử dụng các gói trợ giúp tài chính khẩn cấp như Ireland và Bồ Đào Nha có thể sẽ bị kéo trở lại khủng hoảng.
Ủy ban châu Âu từng coi gia nhập EU là việc “không thể đảo ngược”, nhưng nếu Hy Lạp phải rời khối, điều này cho thấy không gì là không thể.
Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Hy Lạp Louka Katseli còn nhận định việc để Hy Lạp ra đi không khác gì bật đèn xanh cho thị trường tấn công vào các thành viên có tiềm lực tài chính yếu thuộc Eurozone.
Ảnh hưởng tới một loạt nước khác
Chính trị tại châu Âu có ảnh hưởng rất lớn lẫn nhau, vì thế dù cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp diễn biến theo chiều hướng nào, tác động của nó đều có thể thấy rõ ở các nước láng giềng.
Hiện các đảng có chủ trương chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng ở châu Âu đều đang theo dõi sát sao những tiến bộ mà chính phủ của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đạt được. Ông Tsipras càng thành công tại Hy Lạp, thì các đảng trên càng có nhiều khả năng thắng cử.
Trong khi đó, nếu Đức đồng ý giảm các khoản nợ của Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của cử tri trong nước, bởi đã dễ dàng với Hy Lạp.
Với các đảng phản đối sự tồn tại của EU như Mặt trận quốc gia Pháp hay Ukip tại Anh, cuộc khủng hoảng củng cố lập luận của họ rằng ý tưởng nhất thể hoá châu Âu đã thất bại.
Ngoài ra, việc Hy Lạp ra khỏi EU có thể khiến cuộc khủng hoảng người nhập cư tại châu Âu thêm trầm trọng, khi nước này không còn nỗ lực cùng các quốc gia EU khác xử lý vấn đề. Hiện Hy Lạp cùng với Italy là hai nước châu Âu phải tiếp nhận nhiều người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi nhất.
Kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng
Hy Lạp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, song nước này lại là một thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu và EURO là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới. Điều này có nghĩa những diễn biến tại Hy Lạp đều có tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng, giảm theo những suy đoán về việc Hy Lạp có thể đạt thoả thuận với các chủ nợ hay không. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các chủ nợ như Ngân hàng trung ương châu Âu và các quốc gia châu Âu khác có thể cũng phải chịu thiệt hại.
Tổng hợp
Các bài viết liên quan
Thảm sát ở Bình Phước: Bé gái sống sót là con của ai?
Các nghi can chủ đích giết người ngay từ đầu?
Cha của nghi can chủ mưu vụ giết 6 người sốc nặng
2 sát thủ giết 6 người ở tỉnh Bình Phước sa lưới pháp luật
Đám tang đẫm nước mắt của 6 nạn nhân vụ thảm sát
Sát thủ Nguyễn Hải Dương giết 5 người, Sát thủ Vũ Văn Tiến giết 1 người.
Các bài viết khác, mời bạn xem
Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời
Nam sinh Việt 'vô gia cư' tốt nghiệp xuất sắc đại học lớn nhất Canada
Lương y như từ mẫu_ Ca cấp cứu đầy máu.
Hy Lạp_Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?
Dân Hi Lạp mừng chiến thắng trước các chủ nợ châu Âu
Tiếng hát mãi xanh tưởng nhớ NS Phan Huỳnh Điểu.
"Ru Tình" với Khánh Ly và các danh ca nhiều thế hệ.
Tòa án tối cao Mỹ phán quyết tu chỉnh Hiến pháp cho phép các cặp đồng tính có quyền kết hôn.
Nhiều nghệ sĩ xúc động viếng thăm GS Trần Văn Khê.
Phim: GSTS Trần Văn Khê - Người truyền lửa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn