Ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Giao quyền Bộ trưởng TT&TT đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
Dấu ấn sự nghiệp Nguyễn Mạnh Hùng
Thủ tướng quyết định giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Trước đó, Bộ Chính trị đã có quyết định chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, nguyên quán tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1979, ông thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, khóa 14 với kết quả xuất sắc. Sau một năm học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.
Ông từng tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.
Năm 1995, ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển. Đến năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội. Cho đến năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc Viettel.
Sau đó khoảng 4 năm, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Viettel thay ông Hoàng Anh Xuân. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.
Năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần 12 của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 14/6/2018, Thủ tướng có quyết định về việc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).
Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Mạnh Hùng tại Tập đoàn Viettel?
Ngay sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng được chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT thì "chiếc ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vẫn đang bỏ ngỏ, vậy ai sẽ là người thay thế ông Hùng nhận nhiệm vụ này?
Trong số các lãnh đạo hiện có của Viettel có khá nhiều gương mặt có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo Tập đoàn này. Trong đó, có một nhân vật được nhắc đến nhiều, đó là ông Lê Đăng Dũng, người vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global.
Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng, có trình độ chuyên môn là Kỹ sư tự động hóa và điều khiển từ xa, Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử
Trước khi giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Dũng là Phó Tổng Giám đốc Viettel. Ngoài vai trò đó, ông còn là Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVFinance)…
Tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) - Công ty mẹ của Viettel Global, ông Lê Đăng Dũng còn giữ vị trí Bí thư Đảng ủy. Trong số 5 Phó tổng giám đốc của Viettel, ông Dũng là người duy nhất thuộc thế hệ F1.
Ở Viettel, ông Dũng là người được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, phụ trách xúc tiến đầu tư nước ngoài từ thời kỳ đầu tiên và đã đi tới hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ để tìm kiếm cơ hội.
Khi mới tham gia đầu tư nước ngoài, Viettel còn chưa có tên tuổi, ông Dũng và các đồng nghiệp của mình phải đi hàng chục nước mới tìm thấy một cơ hội ở một quốc gia.
Ông Dũng là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu, sau khi hồ sơ thầu vào một quốc gia thuộc châu lục này "bị loại từ vòng gửi xe" (lời ông Lê Đăng Dũng).
Lý do bị loại, theo ông Dũng là: "Không ai nghĩ rằng, một quốc gia mới đi ra khỏi chiến tranh, thậm chí còn đang nhận viện trợ từ nước ngoài mà lại đi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Bởi vậy, họ loại ngay từ đầu mà không cần xét đến những năng lực cạnh tranh viễn thông mà Viettel đã làm tại nhiều quốc gia khác".
Tuy nhiên, Viettel đã chọn Peru, một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam (GDP đạt 7.000 USD/người/năm) để đầu tư và coi "đây sẽ là một bước đệm để vào lại thị trường châu Âu". "Hiện tại, chúng tôi nhắm tới một vài thị trường ở châu Âu", ông Dũng cho biết.
Ông Lê Đăng Dũng.
Viettel Global cho biết, theo quy định thông thường, ông Lê Đăng Dũng sẽ phải xin thôi đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc vì theo quy định (Điều 10, khoản 3, Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính), Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trừ khi được đại hội cổ đông phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Tuy nhiên, theo Viettel Global, Hội đồng Quản trị hiện vẫn chưa thể chuẩn bị được nhân sự tiếp nhận công việc và khi tìm được nhân sự cũng cần có thời gian tiếp nhận các công việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bình thường của Tổng công ty.
Vì vậy, để đảm bảo công ty hoạt động bình thường, đại hội đã đề nghị Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel Global sẽ kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc.
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1962) là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và doanh nhân, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Thân thế và giáo dục
Nguyễn Mạnh Hùng sinh ngày 24 tháng 7 năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ. Ông có quê quán ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1979, Nguyễn Mạnh Hùng thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, khóa 14.
Sau một năm học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.
Từ năm 1980 đến năm 1986, ông là sinh viên ngành Kỹ sư vô tuyến điện Trường Cao đẳng Thông tin Quân sự Ulianop Liên Xô.
Từ năm 1993 đến năm 1995, ông là sinh viên thạc sĩ ngành viễn thông Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Úc.
Từ năm 1995 đến năm 1998, ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam.
Ông tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sự nghiệp
Năm 1995, Nguyễn Mạnh Hùng giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển
Năm 2000, bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội
Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Ngày 1 tháng 3 năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Thụ phong quân hàm Thiếu tướng (2012)
Ngoài ra ông còn là Ủy viên Quân ủy Trung ương Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội.
Tháng 6 năm 2018, Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel).
Nguyễn Mạnh Hùng là một trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu do giới truyền thông bình chọn, và đã tham gia buổi đàm thoại giữa ông và Chủ tịch Vin group Phạm Nhật Vượng năm 2016
Ngày 23 tháng 7 năm 2018, Nguyễn Mạnh Hùng được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kì 2016-2021 thay cho ông Trương Minh Tuấn bị kỉ luật thôi chức vụ này.
Ngày 25 tháng 7 năm 2018, tại quyết định số 900/QĐ-TTg, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Chú thích
1. Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Viettel
2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
3. Thế Dũng (23 tháng 7 năm 2018). “Chủ tịch Viettel Nguyễn Mạnh Hùng làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT”. Báo Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018. “Chân dung tân Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng”.
4. “Chặng đường 20 năm của Tướng Hùng ở Viettel”.
5. “Những phát ngôn "để đời" của tân Tổng Giám đốc Viettel”.
6. “4 câu chuyện đặc biệt về bộ đôi quyền lực nhất Viettel”.
Theo: VNEx, VNN, VTC…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn