04/11/2013
Thăm thầy Phạm Thiên Thư
Video: Thăm Thầy Phạm Thiên Thư
Video: Sky+ và Thầy Phạm Thiên Thư: NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
“Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư
Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.
Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: TỰ TRUNG
“Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.
Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.
Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam...
Ngẫm về chốn cũ
Chúng tôi tìm gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư khi ông đã chuyển về sống cùng người vợ thứ ba trong căn nhà nhỏ trên đường Hồng Lĩnh, thuộc khu cư xá Bắc Hải (Q.10).
Tầng dưới của ngôi nhà ông mở quán cà phê đặt tên Hoa Vàng, luôn vang tiếng dương cầm réo rắt. Phía trước quán, ông để vài cái ghế, và đó cũng là chỗ ngồi thường xuyên của ông.
Gặp Phạm Thiên Thư bây giờ, thật đúng như hình dung của chúng tôi về một nhà thơ - tu sĩ khi tuổi đã về già. Mặc bộ đồ giản dị, ông ngồi dưới giàn dây leo râm mát với một cuốn sách cũ, cặm cụi ghi ghi chép chép. Trước mặt ông đặt một tảng đá, cắm những bông cúc vàng.
Có lẽ cuộc đời người thi sĩ hằn sâu, ấn tượng với cảnh hoa vàng, nên mỗi địa điểm cư ngụ ông đều để hoa vàng như một biểu tượng của ký ức. Trong số đó có căn nhà trong hẻm Trần Kế Xương, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm.
Phạm Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011 - Ảnh nhân vật cung cấp
Có thể nói hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Ông kể: “Năm 1942 khi cả gia đình còn ở xã Chi Ngãi, huyện Chí Linh (Hải Dương), bố tôi mua hẳn ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời”.
Năm 14 tuổi, ông theo mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại khu Tân Định. Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học Trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời kinh tiếng kệ.
Năm 1968, gia đình nhà thơ mua 400m2 đất ở khu cù lao. Rồi ông sáng tác thi phẩm Động hoa vàng với 100 đoạn thơ.
Mỗi đoản khúc là một tiếng hót của loài dị điểu, sẵn sàng yêu và chết, và để tiếng hót của mình rơi rụng trên sông.
Trong thời gian sống cùng bà Tuệ Mai (con gái Á nam Trần Tuấn Khải), ông bà thường đọc thơ cùng nhau ở nơi này. Lúc đó Phạm Thiên Thư đã nổi tiếng với tác phẩm Đoạn trường vô thanh. Ông từng tu hành 7-8 năm ở chùa Vạn Thọ, gần kênh Nhiêu Lộc.
Động hoa vàng trong ký ức
Chính vì tuổi cao, lại trải một qua cơn bệnh cách đây chưa lâu, nhà thơ Phạm Thiên Thư không còn nhớ được nhiều. Nhưng khi nghe nhắc về “động hoa vàng” ở căn nhà cũ nơi cù lao thơ mộng, nhà thơ gọi tên người bạn thân thiết: tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông và Phạm Thiên Thư biết nhau từ những năm tháng tuổi đôi mươi, khi bắt đầu chung nhóm nghiên cứu về văn hóa.
Có lần cha của tiến sĩ qua cầu bị té xuống kênh, chính Phạm Thiên Thư vì nhà trổ cửa nhìn ra sông trông thấy nên hô hào người dân kéo lên bờ. Tiến sĩ kể nhà ông và nhà Phạm Thiên Thư ở gần nhau.
Khi nghe nhắc về cây hoa vàng, tiến sĩ Nhã xác nhận đúng là trước đây ở đầu ngõ nhà của nhà thơ có cây hoa vàng rực, khung cảnh nên thơ vô cùng.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư lúc còn trẻ chụp trước căn nhà có cây hoa vàng trong khu cù lao Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm - Ảnh: TỰ TRUNG chụp lại từ album riêng
Năm 1968, nơi này gọi là đường Hàng Keo. Nhà Phạm Thiên Thư có hình chữ L, ở cuối xóm. Ông làm một cái gác nhỏ, nhìn ra hướng sông.
Ông nói đó là động hoa vàng, có chuẩn bị hoa cỏ, đèn dầu, thuốc lá cho bạn bè thân hữu mỗi khi ghé chơi (Phạm Duy, Trụ Vũ, Bùi Giáng, Sơn Nam, Nguyễn Nhã...).
“Căn gác gỗ của Phạm Thiên Thư rất thơ mộng, cửa sổ trổ ra bancông, nhìn về hướng mặt trăng. Căn gác trang trí mây tre cũng là sự hữu ý của Phạm Thiên Thư vì nhà thơ rất đề cao tính truyền thống, yêu thích hình ảnh cây tre khi gió mạnh thì cúi rạp người nhưng khi cần chiến đấu thì có thể chặt thành từng đoạn cắm dưới lòng sông” - tiến sĩ Nhã kể.
Thi thoảng, tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng ghé đến quán cà phê Hoa Vàng hiện nay để thăm người bạn già Phạm Thiên Thư. Trong mắt ông, Phạm Thiên Thư là người giản dị, yêu sâu đậm đất nước qua những vần thơ giàu tính truyền thống, hòa nhã với bạn bè thân hữu.
Duyên kỳ ngộ Phạm Thiên Thư - Phạm Duy
Trong những năm sống ở khu cù lao, Phạm Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy có mối liên hệ mật thiết. Cách đây hơn 40 năm, Phạm Duy đã lui tới căn gác của Phạm Thiên Thư để phổ nhạc một số bài thơ của ông.
Năm 1971, Phạm Duy đã phổ nhạc 10 bài đạo ca của Phạm Thiên Thư mà chính nhà thơ đã nhận xét rằng cách phổ nhạc rất hay.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết thi thoảng khi ghé nhà Phạm Thiên Thư, ông cũng gặp nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ và nhà thơ bàn về nhạc, về thơ say sưa, tâm đầu ý hợp.
Tính đến nay, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ khá nhiều bài thơ của Phạm Thiên Thư, có thể kể đến Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Thậm chí giữa Phạm Thiên Thư và người nhạc sĩ hơn ông 20 tuổi đã có mối tri kỷ từ những ngày đầu mới gặp.
Khi Phạm Thiên Thư còn tu tập trong chùa, nhạc sĩ Phạm Duy có ghé vào thăm. Họ cũng đã nhiều lần chia sẻ những dự định, những trăn trở về đường sáng tác, về nỗi cô đơn trong cuộc đời.
Khu vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan Xích Long này. Theo lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh xóm tre trúc mọc đầy.
Người nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ kè.
Ông kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn nghệ sĩ, giới trí thức Sài Gòn.
Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: TỰ TRUNG
“Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.
Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.
Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam...
Ngẫm về chốn cũ
Chúng tôi tìm gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư khi ông đã chuyển về sống cùng người vợ thứ ba trong căn nhà nhỏ trên đường Hồng Lĩnh, thuộc khu cư xá Bắc Hải (Q.10).
Tầng dưới của ngôi nhà ông mở quán cà phê đặt tên Hoa Vàng, luôn vang tiếng dương cầm réo rắt. Phía trước quán, ông để vài cái ghế, và đó cũng là chỗ ngồi thường xuyên của ông.
Gặp Phạm Thiên Thư bây giờ, thật đúng như hình dung của chúng tôi về một nhà thơ - tu sĩ khi tuổi đã về già. Mặc bộ đồ giản dị, ông ngồi dưới giàn dây leo râm mát với một cuốn sách cũ, cặm cụi ghi ghi chép chép. Trước mặt ông đặt một tảng đá, cắm những bông cúc vàng.
Có lẽ cuộc đời người thi sĩ hằn sâu, ấn tượng với cảnh hoa vàng, nên mỗi địa điểm cư ngụ ông đều để hoa vàng như một biểu tượng của ký ức. Trong số đó có căn nhà trong hẻm Trần Kế Xương, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm.
Phạm Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011 - Ảnh nhân vật cung cấp
Có thể nói hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Ông kể: “Năm 1942 khi cả gia đình còn ở xã Chi Ngãi, huyện Chí Linh (Hải Dương), bố tôi mua hẳn ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời”.
Năm 14 tuổi, ông theo mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại khu Tân Định. Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học Trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời kinh tiếng kệ.
Năm 1968, gia đình nhà thơ mua 400m2 đất ở khu cù lao. Rồi ông sáng tác thi phẩm Động hoa vàng với 100 đoạn thơ.
Mỗi đoản khúc là một tiếng hót của loài dị điểu, sẵn sàng yêu và chết, và để tiếng hót của mình rơi rụng trên sông.
Trong thời gian sống cùng bà Tuệ Mai (con gái Á nam Trần Tuấn Khải), ông bà thường đọc thơ cùng nhau ở nơi này. Lúc đó Phạm Thiên Thư đã nổi tiếng với tác phẩm Đoạn trường vô thanh. Ông từng tu hành 7-8 năm ở chùa Vạn Thọ, gần kênh Nhiêu Lộc.
Động hoa vàng trong ký ức
Chính vì tuổi cao, lại trải một qua cơn bệnh cách đây chưa lâu, nhà thơ Phạm Thiên Thư không còn nhớ được nhiều. Nhưng khi nghe nhắc về “động hoa vàng” ở căn nhà cũ nơi cù lao thơ mộng, nhà thơ gọi tên người bạn thân thiết: tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông và Phạm Thiên Thư biết nhau từ những năm tháng tuổi đôi mươi, khi bắt đầu chung nhóm nghiên cứu về văn hóa.
Có lần cha của tiến sĩ qua cầu bị té xuống kênh, chính Phạm Thiên Thư vì nhà trổ cửa nhìn ra sông trông thấy nên hô hào người dân kéo lên bờ. Tiến sĩ kể nhà ông và nhà Phạm Thiên Thư ở gần nhau.
Khi nghe nhắc về cây hoa vàng, tiến sĩ Nhã xác nhận đúng là trước đây ở đầu ngõ nhà của nhà thơ có cây hoa vàng rực, khung cảnh nên thơ vô cùng.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư lúc còn trẻ chụp trước căn nhà có cây hoa vàng trong khu cù lao Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm - Ảnh: TỰ TRUNG chụp lại từ album riêng
Năm 1968, nơi này gọi là đường Hàng Keo. Nhà Phạm Thiên Thư có hình chữ L, ở cuối xóm. Ông làm một cái gác nhỏ, nhìn ra hướng sông.
Ông nói đó là động hoa vàng, có chuẩn bị hoa cỏ, đèn dầu, thuốc lá cho bạn bè thân hữu mỗi khi ghé chơi (Phạm Duy, Trụ Vũ, Bùi Giáng, Sơn Nam, Nguyễn Nhã...).
“Căn gác gỗ của Phạm Thiên Thư rất thơ mộng, cửa sổ trổ ra bancông, nhìn về hướng mặt trăng. Căn gác trang trí mây tre cũng là sự hữu ý của Phạm Thiên Thư vì nhà thơ rất đề cao tính truyền thống, yêu thích hình ảnh cây tre khi gió mạnh thì cúi rạp người nhưng khi cần chiến đấu thì có thể chặt thành từng đoạn cắm dưới lòng sông” - tiến sĩ Nhã kể.
Thi thoảng, tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng ghé đến quán cà phê Hoa Vàng hiện nay để thăm người bạn già Phạm Thiên Thư. Trong mắt ông, Phạm Thiên Thư là người giản dị, yêu sâu đậm đất nước qua những vần thơ giàu tính truyền thống, hòa nhã với bạn bè thân hữu.
Duyên kỳ ngộ Phạm Thiên Thư - Phạm Duy
Trong những năm sống ở khu cù lao, Phạm Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy có mối liên hệ mật thiết. Cách đây hơn 40 năm, Phạm Duy đã lui tới căn gác của Phạm Thiên Thư để phổ nhạc một số bài thơ của ông.
Năm 1971, Phạm Duy đã phổ nhạc 10 bài đạo ca của Phạm Thiên Thư mà chính nhà thơ đã nhận xét rằng cách phổ nhạc rất hay.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết thi thoảng khi ghé nhà Phạm Thiên Thư, ông cũng gặp nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ và nhà thơ bàn về nhạc, về thơ say sưa, tâm đầu ý hợp.
Tính đến nay, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ khá nhiều bài thơ của Phạm Thiên Thư, có thể kể đến Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Thậm chí giữa Phạm Thiên Thư và người nhạc sĩ hơn ông 20 tuổi đã có mối tri kỷ từ những ngày đầu mới gặp.
Khi Phạm Thiên Thư còn tu tập trong chùa, nhạc sĩ Phạm Duy có ghé vào thăm. Họ cũng đã nhiều lần chia sẻ những dự định, những trăn trở về đường sáng tác, về nỗi cô đơn trong cuộc đời.
Khu vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan Xích Long này. Theo lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh xóm tre trúc mọc đầy.
Người nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ kè.
Ông kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn nghệ sĩ, giới trí thức Sài Gòn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
TIỂU SỬ THẦY PHẠM THIÊN THƯ
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long (1 tháng 1 năm 1940- ) là một nhà thơ Việt Nam. Ông từng đi tu và rồi hoàn tục, nên có kiến thức khá thâm thúy về đạo Phật. Ông được coi là "người thi hóa kinh Phật" (dịch kinh Phật ra thơ) và là tác giả của nhiều bài thơ phảng phất triết lý mà ông đã tin theo. Nhiều thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, và trở nên phổ biến trong công chúng, có thể kể đến Ngày xưa Hoàng Thị, các bài Đạo ca... Tiểu sử vắn tắt
Phạm Thiên Thư sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng trong một gia đình Đông y. Năm 1943-1951, ông sống ở trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương. Năm 1954 cho đến nay, ông cư ngụ ở Sài Gòn(nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Từ 1964-1973: tu sĩ Phật giáo, làm thơ.
Năm 1973: đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều-Đoạn trường Vô Thanh[1].
Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp-Thân–Tâm).
Tác phẩm đã in Thơ Phạm Thiên Thư (1968)
Kinh Ngọc (thi hoá Kinh Kim Cương)
Động Hoa Vàng (Thơ, 1971)
Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh (1972)
Kinh thơ (thi hoá Kinh Pháp Cú)
Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
Kinh Hiếu (thi hóa kinh ?)
Kinh Hiền (thi hoá Kinh Hiền Ngu, gồm 12.000 câu lục bát)
Ngày xưa người tình (thơ)
Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ, 1975)
Thơ Phạm Thiên Thư (Nxb. Đồng Nai tái bản)
Tự điển cười ( 24.000 bài tứ tuyệt tiếu liệu pháp. Năm 2007, Trung tâm Sách và Kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông kỷ lục là người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ)
Vua núi vua nước (tức Sơn Tinh Thủy tinh, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003).
Trong bài Phạm Thiên Thư, người thi hóa kinh Phật, Hà Thi viết:
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam Việt Nam) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: Em lễ chùa này, Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu...Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ...Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên.[2]
Hoàng Nguyên Vũ trong bài Cõi lạ Phạm Thiên Thư còn cho biết thêm:
Nhà thơ Phạm Thiên Thư sinh trong một gia đình bố mẹ làm nghề bốc thuốc nhưng thích thơ văn. Tuổi thơ của ông khá êm đềm. Những điều đó chỉ cho ông được những tiền đề thuận lợi, nhưng để một tài thơ bật hẳn lên thì phải là từ năm 1958, sau một biến động của cuộc đời...
Chuyện là ông có nhóm bạn thơ họa Hồ Quý Ly, tụ tập đàn đúm thơ phú đêm ngày. Thấy đám văn nghệ sĩ này cứ “ương ương dở dở”, cảnh sát chế độ Sài Gòn cũ đã vây bắt. Ông phải ẩn tu vào một ngôi chùa. Đi tu, thực ra với ông không hẳn là tìm một chốn nương náu, mà ông ngộ ra một điều, ông đã tự tìm cho mình một cõi riêng, một kiểu tu hành riêng...
Ông viết Động hoa vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật, như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Dĩ nhiên, Động hoa vàng chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của Phạm Thiên Thư, nhưng nó đã làm nên một “thương hiệu” của Phạm Thiên Thư. Những câu thơ đẩy cái đạo đời bềnh bồng trên cõi Phật, làm hiện hữu cái cuộc đời đáng sống trên cái mênh mang bao la của phù vân hư ảo:
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...
Nhiều người đã cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: “Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình”. Quả thực là từ cõi Phật, ông đã làm được những điều đáng nể: thi hóa kinh Phật, sáng tác những thi phẩm hay và đẹp thuộc diện hiếm hoi trong văn học Việt Nam...Thơ của ông được nhiều người có tên tuổi trong giới và rất nhiều bạn đọc mến mộ...[3].
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam Việt Nam) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: Em lễ chùa này, Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu...Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ...Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên.[2]
Hoàng Nguyên Vũ trong bài Cõi lạ Phạm Thiên Thư còn cho biết thêm:
Nhà thơ Phạm Thiên Thư sinh trong một gia đình bố mẹ làm nghề bốc thuốc nhưng thích thơ văn. Tuổi thơ của ông khá êm đềm. Những điều đó chỉ cho ông được những tiền đề thuận lợi, nhưng để một tài thơ bật hẳn lên thì phải là từ năm 1958, sau một biến động của cuộc đời...
Chuyện là ông có nhóm bạn thơ họa Hồ Quý Ly, tụ tập đàn đúm thơ phú đêm ngày. Thấy đám văn nghệ sĩ này cứ “ương ương dở dở”, cảnh sát chế độ Sài Gòn cũ đã vây bắt. Ông phải ẩn tu vào một ngôi chùa. Đi tu, thực ra với ông không hẳn là tìm một chốn nương náu, mà ông ngộ ra một điều, ông đã tự tìm cho mình một cõi riêng, một kiểu tu hành riêng...
Ông viết Động hoa vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật, như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Dĩ nhiên, Động hoa vàng chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của Phạm Thiên Thư, nhưng nó đã làm nên một “thương hiệu” của Phạm Thiên Thư. Những câu thơ đẩy cái đạo đời bềnh bồng trên cõi Phật, làm hiện hữu cái cuộc đời đáng sống trên cái mênh mang bao la của phù vân hư ảo:
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...
Nhiều người đã cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: “Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình”. Quả thực là từ cõi Phật, ông đã làm được những điều đáng nể: thi hóa kinh Phật, sáng tác những thi phẩm hay và đẹp thuộc diện hiếm hoi trong văn học Việt Nam...Thơ của ông được nhiều người có tên tuổi trong giới và rất nhiều bạn đọc mến mộ...[3].
Nhà thơ Phạm Thiên Thư nói về Phạm Duy: “Trôi theo” dòng đời lặng lẽ
30/01/2013 03:05
Chiều qua 29.1.2013, nhà thơ Phạm Thiên Thư đã kể về một số điều liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy với Thanh Niên...
Thưa ông, từ trước đến nay người ta đã nói nhiều về mối liên hệ nghệ thuật giữa ông với nhạc sĩ Phạm Duy rồi, giờ đây trong giờ phút nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời, chúng tôi muốn hỏi ông một lần nữa về những bài thơ của ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy “chắp cánh” để bay vào thế giới âm nhạc ra sao?
Tôi với nhạc sĩ Phạm Duy gặp nhau từ hơn 40 năm trước qua nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Anh Quỳnh lớn tuổi hơn anh Duy và anh Duy rất quý anh Quỳnh. Một hôm, anh Quỳnh nói với tôi là anh rất thích những bài thơ có thiền vị của tôi và muốn tôi gặp anh Phạm Duy để anh ấy phổ nhạc những sáng tác của tôi. Tôi rất cám ơn và vui mừng trước điều anh Đức Quỳnh mong muốn, nhưng nghĩ lại cũng hơi khó vì anh Phạm Duy trước đó chỉ phổ nhạc những bài thơ lãng mạn, mộng mơ, không biết anh có thích những bài thơ ngoài đời nhưng về đạo của tôi không. Đến một bữa, thật bất ngờ, anh Phạm Duynói với anh Quỳnh rằng những bài về đạo của tôi nghe rất gần với đời nên anh đã phổ một loạt 10 bài đạo ca vào năm 1971. Trước khi anh Phạm Duy phổ nhạc, anh đã nhiều lần hỏi tôi thế nào là đạo ca? Tôi đã trả lời “đạo” là con đường dẫn đến giải thoát, còn “ca” là con đường nghiệp dĩ mà anh Duy đã chọn...
Vậy các bài đạo ca ấy là cầu nối tâm hồn giữa ông và nhạc sĩ Phạm Duy buổi đầu gặp gỡ phải không? Vâng, mà lạ lắm. Trước khi đưa anh Duy xem các bài thi đạo nói trên, anh Duy cứ đến gặp tôi hoài, đòi phải đưa cho sơm sớm. Lúc ấy các bài trên chưa hoàn tất, tôi phải nằm đêm cầu nguyện Bồ tát Quan Thế Âm xin được viết hoàn chỉnh để anh Duy phổ nhạc, tôi cầu nguyện chân thành và một đêm nằm mơ thấy một vị Bồ tát cầm bông hoa sen trắng đến bên tôi, thức dậy tôi hoàn chỉnh luôn 10 bài đạo ca chuyển đến anh Phạm Duy. Anh Duy rất ngạc nhiên vì thấy những bài đạo ca ấy đưa đến một cách nhanh chóng như thế. Không lâu sau đến lượt tôi ngạc nhiên, không thể hiểu vì sao một nhạc sĩ sáng tác tình ca như anh Phạm Duy lại phổ 10 bài đạo ca tuyệt vời đến thế.
Theo ông nói như trên, vậy mối duyên nghệ thuật giữa ông và nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu từ những bài đạo ca chứ đâu phải những bài tình ca?
Không chỉ những bài đạo ca ấy, mà sau ngày đạo ca ra đời tôi tiếp tục viết và thi hóa Kinh Hiền với 12.000 câu. Lúc bấy giờ Phạm Duy cũng muốn nhạc hóa tập Kinh Hiền của tôi. Một bữa, khi tôi đang ở chùa Vạn Thọ, thì con của anh Duy là Duy Cường đi xe đạp đến nói với tôi là thầy Giác Đức đã chịu đứng ra bảo trợ để in tập thi hóa Kinh Hiền. Phạm Duy là người tác động để một số sáng tác có chủ đề tâm linh của tôi được ra đời.
Ai cũng biết nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhiều bài thơ nhẹ nhàng, lãng mạn của ông nữa chứ.
Dĩ nhiên rồi. Tính ra anh Duy đã phổ của tôi 15 bài như Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại tên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ... Anh Duy thường hay đến nhà tôi ở Phú Nhuận gần đường xe lửa chạy qua để mỗi sáng uống cà phê và nói chuyện trời mây. Tôi giới thiệu với anh thêm một số văn nghệ sĩ nữa, trong đó có nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên mà sau này anh Duy có phổ thơ của Nhiên. Có lần tôi đưa anh Duy đến một vùng rừng vắng vẻ từa tựa như cảnh chùa Hội Sơn bên một dòng sông nhỏ, ở đây anh Duy ngồi lặng thinh mơ màng có đến cả tiếng đồng hồ, rồi gọi “thầy” - anh Duy thường gọi tôi bằng “thầy” thân mật - tôi ngẩng lên nghe, thì anh nói một câu lững lờ như lời của một bản nhạc anh đã viết: Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước... Tôi không muốn hiểu anh muốn nói gì, cũng không muốn hỏi anh ý nghĩa của điều anh nói hôm ấy, tôi chỉ im lặng cho đến bây giờ khi vĩnh biệt anh, tôi chợt nhận ra rằng anh đã “trôi theo” dòng đời lặng lẽ, và tôi cũng vậy. Những lời này xin được thay một nén hương gửi đến anh Duy muôn vàn nhung nhớ...
Vậy các bài đạo ca ấy là cầu nối tâm hồn giữa ông và nhạc sĩ Phạm Duy buổi đầu gặp gỡ phải không? Vâng, mà lạ lắm. Trước khi đưa anh Duy xem các bài thi đạo nói trên, anh Duy cứ đến gặp tôi hoài, đòi phải đưa cho sơm sớm. Lúc ấy các bài trên chưa hoàn tất, tôi phải nằm đêm cầu nguyện Bồ tát Quan Thế Âm xin được viết hoàn chỉnh để anh Duy phổ nhạc, tôi cầu nguyện chân thành và một đêm nằm mơ thấy một vị Bồ tát cầm bông hoa sen trắng đến bên tôi, thức dậy tôi hoàn chỉnh luôn 10 bài đạo ca chuyển đến anh Phạm Duy. Anh Duy rất ngạc nhiên vì thấy những bài đạo ca ấy đưa đến một cách nhanh chóng như thế. Không lâu sau đến lượt tôi ngạc nhiên, không thể hiểu vì sao một nhạc sĩ sáng tác tình ca như anh Phạm Duy lại phổ 10 bài đạo ca tuyệt vời đến thế.
Theo ông nói như trên, vậy mối duyên nghệ thuật giữa ông và nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu từ những bài đạo ca chứ đâu phải những bài tình ca?
Không chỉ những bài đạo ca ấy, mà sau ngày đạo ca ra đời tôi tiếp tục viết và thi hóa Kinh Hiền với 12.000 câu. Lúc bấy giờ Phạm Duy cũng muốn nhạc hóa tập Kinh Hiền của tôi. Một bữa, khi tôi đang ở chùa Vạn Thọ, thì con của anh Duy là Duy Cường đi xe đạp đến nói với tôi là thầy Giác Đức đã chịu đứng ra bảo trợ để in tập thi hóa Kinh Hiền. Phạm Duy là người tác động để một số sáng tác có chủ đề tâm linh của tôi được ra đời.
Ai cũng biết nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhiều bài thơ nhẹ nhàng, lãng mạn của ông nữa chứ.
Dĩ nhiên rồi. Tính ra anh Duy đã phổ của tôi 15 bài như Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại tên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ... Anh Duy thường hay đến nhà tôi ở Phú Nhuận gần đường xe lửa chạy qua để mỗi sáng uống cà phê và nói chuyện trời mây. Tôi giới thiệu với anh thêm một số văn nghệ sĩ nữa, trong đó có nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên mà sau này anh Duy có phổ thơ của Nhiên. Có lần tôi đưa anh Duy đến một vùng rừng vắng vẻ từa tựa như cảnh chùa Hội Sơn bên một dòng sông nhỏ, ở đây anh Duy ngồi lặng thinh mơ màng có đến cả tiếng đồng hồ, rồi gọi “thầy” - anh Duy thường gọi tôi bằng “thầy” thân mật - tôi ngẩng lên nghe, thì anh nói một câu lững lờ như lời của một bản nhạc anh đã viết: Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước... Tôi không muốn hiểu anh muốn nói gì, cũng không muốn hỏi anh ý nghĩa của điều anh nói hôm ấy, tôi chỉ im lặng cho đến bây giờ khi vĩnh biệt anh, tôi chợt nhận ra rằng anh đã “trôi theo” dòng đời lặng lẽ, và tôi cũng vậy. Những lời này xin được thay một nén hương gửi đến anh Duy muôn vàn nhung nhớ...
Ngày 28-1, chúng tôi tới nhà Phạm Thiên Thư thì ông vừa đi viếng Phạm Duy về. Ông cho biết, rất đông người hâm mộ và bạn bè tới viếng nhạc sĩ tại tư gia số 349/126 Lê Đại Hành, P15, Q11, TPHCM dù lễ động quan tới 3-2 mới diễn ra.
Phạm Duy phổ nhạc tới vài chục bài thơ của Phạm Thiên Thư, người hát chủ yếu là Thái Thanh: Ngày xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Đi lễ chùa này… “Thế hệ của ông ấy chỉ còn lại Trần Văn Khê”- Phạm Thiên Thư thua Phạm Duy 20 tuổi, giữa họ có mối tri kỷ của một nhạc sĩ và một nhà thơ.
Nhớ lại ngày đầu gặp gỡ nhạc sĩ tài danh, Phạm Thiên Thư kể: “Tôi tổ chức học hội Hồ Quý Ly, kêu gọi lòng yêu nước, bị chính quyền cũ gây khó dễ nên tôi vào chùa làm thơ, một số bài được lan truyền. Phạm Duy khi ấy rất nổi tiếng, đến chùa thăm tôi là một cư sĩ tuổi đôi mươi chẳng tiếng tăm gì”.
Cuộc gặp gỡ có cả nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Ông Quỳnh gợi ý: “Nhạc ông Duy toàn chất đời, nay gặp cư sĩ làm thơ về đạo, vậy hai ông nên kết hợp”. Phạm Duy đề nghị Phạm Thiên Thư viết 10 bài thơ. Thi sĩ kể: “Tôi lao vào viết trong 3 ngày. Ông Duy phổ nhạc một tuần thì xong”.
Các bài hát được thu âm và tạo ra một làn sóng hát nhạc đạo Phật trong các ca sĩ. Ngay sau đó nhà xuất bản in tập nhạc với số lượng lớn. “Nhuận bút cho tôi và Phạm Duy là 150.000 đồng, tôi nhận 50 ngàn đồng về mua sách và tặng cho những bằng hữu nghèo khó”.
Nhà thơ cho biết, số tiền 50 ngàn đồng tương đương 3 lượng vàng hồi ấy. “Chưa bao giờ tôi nhận một số tiền lớn như thế”.
Tình bạn của họ rất tự nhiên. “Một hôm tôi rủ Phạm Duy ra ngoại thành uống cà phê. Chúng tôi ngồi trên tàu hỏa xuống Thủ Đức. Phạm Duy rất khoái, ngồi chồm hổm trên ghế băng.Tôi mua lạc rang cho ông ấy ăn.
Phạm Duy nói: Lâu lắm mới được sống dân dã thế này, không gì thích bằng. Vừa dứt lời người ta nhận ra nhạc sĩ, kéo tới kín cả toa tàu, thế là ông Duy lại phải ngồi thẳng thớm và không dám ăn lạc rang nữa”.
Họ ra ngoại thành uống cà phê. “Phạm Duy nói ông ấy có vợ con rồi, nhiều người hâm mộ, nhưng luôn cảm thấy cô đơn. Bài hát viết nhiều, nổi tiếng đấy, nhưng lại chưa đạt được những gì mình muốn. Phạm Duy là người luôn cầu tiến”.
Phạm Thiên Thư là cư sĩ, có vài chút tình thoảng đưa. Phạm Duy khi ấy có nhiều người thích. Phạm Duy nói với Phạm Thiên Thư: “Họ hâm mộ tôi nhiều hơn là yêu tôi”.
Tháng 4 năm 1975, Phạm Duy đến gặp bạn: “Ông có muốn ra nước ngoài không, ngày mai có máy bay đưa đi”. “Tôi là người Việt Nam, không bao giờ đi đâu cả”.
Những năm 1990 Phạm Duy về thăm quê hương. Khi đó Phạm Thiên Thư đang trồng cây thuốc chữa bệnh ở trên rừng. Thi sĩ nói: “Tôi có thể làm cho ông một cái lán ở trong rừng với tôi” nhưng Phạm Duy không phải người thích ẩn dật.
Phạm Duy vẫn viết không ngừng và trăn trở về tác phẩm như những năm xưa. Phạm Thiên Thư nói: “Người ta ở đời thường muốn sống theo kiểu tiên hoặc kiểu thần. Sống kiểu tiên là ngao du, thỏa chí mình, không quan tâm đến sự đánh giá của thiên hạ. Sống kiểu thần thì muốn xông pha làm nên công trạng hiển hách. Phạm Duy là mẫu người thứ hai. Ông ấy không bao giờ bằng lòng với mình, suốt đời đau đáu. Và bao năm gặp lại ông ấy vẫn bảo: Càng ngày tôi càng thấy cô đơn hơn ông Thư ạ”.
Khoảng cách 20 tuổi không phải khoảng cách của hai thế hệ mà lại là sự cộng hưởng của hai tâm hồn tri kỷ dù quan niệm sống khác hẳn nhau.
Chẳng hạn năm 1975 Phạm Thiên Thư ở lại quê hương làm nghề cắt tóc trong hợp tác để sinh sống, Phạm Duy một lần nữa rời xa bạn bè thân thiết để ra đi với những dự định sáng tác.
Có lần Phạm Duy nói với người viết bài này rằng ông không chia sáng tác của mình ra các giai đoạn trong nước và hải ngoại, bởi ông chỉ có một con đường sáng tác duy nhất, có một thứ duy nhất đó là “âm nhạc Phạm Duy”. “Dù ở đâu, tôi cũng trung thành với bản thân”.
“Phạm Duy là người nổi tiếng nhưng ông sống dung dị, mối quan hệ trải rộng từ người nổi tiếng đến những người bình dân” - Phạm Thiên Thư nhận xét.
“Phạm Duy là nghệ sĩ cô đơn luôn cố gắng để khỏa lấp sự cô đơn nhưng không thể. Dường như cô đơn là phẩm chất của những nghệ sĩ lớn”- Phạm Thiên Thư bình luận.
Trần Nguyễn Anh
Phạm Duy phổ nhạc tới vài chục bài thơ của Phạm Thiên Thư, người hát chủ yếu là Thái Thanh: Ngày xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Đi lễ chùa này… “Thế hệ của ông ấy chỉ còn lại Trần Văn Khê”- Phạm Thiên Thư thua Phạm Duy 20 tuổi, giữa họ có mối tri kỷ của một nhạc sĩ và một nhà thơ.
Nhớ lại ngày đầu gặp gỡ nhạc sĩ tài danh, Phạm Thiên Thư kể: “Tôi tổ chức học hội Hồ Quý Ly, kêu gọi lòng yêu nước, bị chính quyền cũ gây khó dễ nên tôi vào chùa làm thơ, một số bài được lan truyền. Phạm Duy khi ấy rất nổi tiếng, đến chùa thăm tôi là một cư sĩ tuổi đôi mươi chẳng tiếng tăm gì”.
Cuộc gặp gỡ có cả nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Ông Quỳnh gợi ý: “Nhạc ông Duy toàn chất đời, nay gặp cư sĩ làm thơ về đạo, vậy hai ông nên kết hợp”. Phạm Duy đề nghị Phạm Thiên Thư viết 10 bài thơ. Thi sĩ kể: “Tôi lao vào viết trong 3 ngày. Ông Duy phổ nhạc một tuần thì xong”.
Các bài hát được thu âm và tạo ra một làn sóng hát nhạc đạo Phật trong các ca sĩ. Ngay sau đó nhà xuất bản in tập nhạc với số lượng lớn. “Nhuận bút cho tôi và Phạm Duy là 150.000 đồng, tôi nhận 50 ngàn đồng về mua sách và tặng cho những bằng hữu nghèo khó”.
Nhà thơ cho biết, số tiền 50 ngàn đồng tương đương 3 lượng vàng hồi ấy. “Chưa bao giờ tôi nhận một số tiền lớn như thế”.
Tình bạn của họ rất tự nhiên. “Một hôm tôi rủ Phạm Duy ra ngoại thành uống cà phê. Chúng tôi ngồi trên tàu hỏa xuống Thủ Đức. Phạm Duy rất khoái, ngồi chồm hổm trên ghế băng.Tôi mua lạc rang cho ông ấy ăn.
Phạm Duy nói: Lâu lắm mới được sống dân dã thế này, không gì thích bằng. Vừa dứt lời người ta nhận ra nhạc sĩ, kéo tới kín cả toa tàu, thế là ông Duy lại phải ngồi thẳng thớm và không dám ăn lạc rang nữa”.
Họ ra ngoại thành uống cà phê. “Phạm Duy nói ông ấy có vợ con rồi, nhiều người hâm mộ, nhưng luôn cảm thấy cô đơn. Bài hát viết nhiều, nổi tiếng đấy, nhưng lại chưa đạt được những gì mình muốn. Phạm Duy là người luôn cầu tiến”.
Phạm Thiên Thư là cư sĩ, có vài chút tình thoảng đưa. Phạm Duy khi ấy có nhiều người thích. Phạm Duy nói với Phạm Thiên Thư: “Họ hâm mộ tôi nhiều hơn là yêu tôi”.
Tháng 4 năm 1975, Phạm Duy đến gặp bạn: “Ông có muốn ra nước ngoài không, ngày mai có máy bay đưa đi”. “Tôi là người Việt Nam, không bao giờ đi đâu cả”.
Những năm 1990 Phạm Duy về thăm quê hương. Khi đó Phạm Thiên Thư đang trồng cây thuốc chữa bệnh ở trên rừng. Thi sĩ nói: “Tôi có thể làm cho ông một cái lán ở trong rừng với tôi” nhưng Phạm Duy không phải người thích ẩn dật.
Phạm Duy vẫn viết không ngừng và trăn trở về tác phẩm như những năm xưa. Phạm Thiên Thư nói: “Người ta ở đời thường muốn sống theo kiểu tiên hoặc kiểu thần. Sống kiểu tiên là ngao du, thỏa chí mình, không quan tâm đến sự đánh giá của thiên hạ. Sống kiểu thần thì muốn xông pha làm nên công trạng hiển hách. Phạm Duy là mẫu người thứ hai. Ông ấy không bao giờ bằng lòng với mình, suốt đời đau đáu. Và bao năm gặp lại ông ấy vẫn bảo: Càng ngày tôi càng thấy cô đơn hơn ông Thư ạ”.
Khoảng cách 20 tuổi không phải khoảng cách của hai thế hệ mà lại là sự cộng hưởng của hai tâm hồn tri kỷ dù quan niệm sống khác hẳn nhau.
Chẳng hạn năm 1975 Phạm Thiên Thư ở lại quê hương làm nghề cắt tóc trong hợp tác để sinh sống, Phạm Duy một lần nữa rời xa bạn bè thân thiết để ra đi với những dự định sáng tác.
Có lần Phạm Duy nói với người viết bài này rằng ông không chia sáng tác của mình ra các giai đoạn trong nước và hải ngoại, bởi ông chỉ có một con đường sáng tác duy nhất, có một thứ duy nhất đó là “âm nhạc Phạm Duy”. “Dù ở đâu, tôi cũng trung thành với bản thân”.
“Phạm Duy là người nổi tiếng nhưng ông sống dung dị, mối quan hệ trải rộng từ người nổi tiếng đến những người bình dân” - Phạm Thiên Thư nhận xét.
“Phạm Duy là nghệ sĩ cô đơn luôn cố gắng để khỏa lấp sự cô đơn nhưng không thể. Dường như cô đơn là phẩm chất của những nghệ sĩ lớn”- Phạm Thiên Thư bình luận.
Trần Nguyễn Anh
Nhạc sĩ giải thích về nguồn gốc sáng tác ba bản nhạc 'Ngày xưa Hoàng Thị', 'Nghìn trùng xa cách' và 'Đưa em tìm động hoa vàng'.
Tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời, tôi xin gửi tặng độc giả của VnExpress3 bài nhạc thuộc loại nhạc tình (love songs) có lời dẫn giải từng bài một của chính Phạm Duy. Theo tôi, 3 bản này được người Việt trong và ngoài nước rất thích.
"Ngày xưa Hoàng Thị" - Đoan Trang hát.
Phạm Duy kể với chất giọng sang sảng: "Vào năm 1971, khi tôi và Phạm Thiên Thư gặp nhau vào lúc tôi đang soạn những bài ca cho tình yêu và tuổi học trò, như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi... Tôi được nhà thơ đưa cho một bài thơ cũng nằm trong đề tài này để phổ nhạc. Chỉ khác có một điểm là cô bé trong bài thơ không mang một cái tên diễm lệ như Tuyết Nhung hay Dạ Thảo, Hồng Đào hay Ngọc Lan, mà mang một cái tên rất bình dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Tôi đã dùng một âm giai ngũ cung và một thể nhạc kể chuyện để đưa ra một tình khúc rất 'bụi đỏ đường mơ'". Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng - Mỹ Linh
Với "Nghìn trùng xa cách", ông dẫn giải: "Tôi có hai loại nhạc tình. Một là tình ca đôi lứa, là những khúc ca hoan lạc, say đắm và nồng ấm. Hai, tình ca một mình, là những khúc ca lẻ loi của người tình sau khi cuộc tình đã tan vỡ. Tôi mình chỉ còn lại một mình mà thôi. Bài Nghìn trùng xa cách nằm trong loại này. Tuy nhiên, một bài hát chia tay khi nghìn trùng xa cách không cần phải bi ai hay sầu thảm. Chia tay người yêu, đường dài hạnh phúc, tôi cầu chúc cho người. Nghìn trùng xa cách sẽ do Mỹ Hạnh hát, Hoài Sa phối khí".
Mỹ Hạnh - Nghìn Trùng Xa Cách
"Ngày xưa Hoàng Thị", tôi luôn luôn tìm đọc thơ của Phạm Thiên Thư, như là tập thơ "Đưa em tìm động hoa vàng" hay là bài thơ "Gọi em là đóa hoa sầu", "Em lễ chùa này" để phổ thành những bài hát rất thanh cao của thời đại đó. Đối với tôi lúc đó, hình ảnh thiền, chùa, động hoa vàng thật là mát mẻ và rất cần thiết. Bài Đưa em tìm động hoa vàng được rút ra từ mấy trăm câu thơ của thi sĩ và ta chỉ cần ba đoạn ca là nói hết được cảnh 'Ngày xưa có kẻ từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng'. Để làm gì? Không phải chỉ để nhớ nhau, mà chính ra là để ẩn náu vậy. Lúc đó tôi tự coi mình cũng là một kẻ từ quan tìm được một cõi ẩn náu là cõi thơ Phạm Thiên Thư", Phạm Duy nói về niềm yêu thích của mình đối với tác phẩm khác của Phạm Thiên Thư được ông phổ nhạc. Ca khúc này do Mỹ Linh trình bày.
Ngày xưa Hoàng Thị" - Đoan Trang.
Tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời, tôi xin gửi tặng độc giả của VnExpress3 bài nhạc thuộc loại nhạc tình (love songs) có lời dẫn giải từng bài một của chính Phạm Duy. Theo tôi, 3 bản này được người Việt trong và ngoài nước rất thích.
"Ngày xưa Hoàng Thị" - Đoan Trang hát.
Phạm Duy kể với chất giọng sang sảng: "Vào năm 1971, khi tôi và Phạm Thiên Thư gặp nhau vào lúc tôi đang soạn những bài ca cho tình yêu và tuổi học trò, như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi... Tôi được nhà thơ đưa cho một bài thơ cũng nằm trong đề tài này để phổ nhạc. Chỉ khác có một điểm là cô bé trong bài thơ không mang một cái tên diễm lệ như Tuyết Nhung hay Dạ Thảo, Hồng Đào hay Ngọc Lan, mà mang một cái tên rất bình dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Tôi đã dùng một âm giai ngũ cung và một thể nhạc kể chuyện để đưa ra một tình khúc rất 'bụi đỏ đường mơ'". Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng - Mỹ Linh
Với "Nghìn trùng xa cách", ông dẫn giải: "Tôi có hai loại nhạc tình. Một là tình ca đôi lứa, là những khúc ca hoan lạc, say đắm và nồng ấm. Hai, tình ca một mình, là những khúc ca lẻ loi của người tình sau khi cuộc tình đã tan vỡ. Tôi mình chỉ còn lại một mình mà thôi. Bài Nghìn trùng xa cách nằm trong loại này. Tuy nhiên, một bài hát chia tay khi nghìn trùng xa cách không cần phải bi ai hay sầu thảm. Chia tay người yêu, đường dài hạnh phúc, tôi cầu chúc cho người. Nghìn trùng xa cách sẽ do Mỹ Hạnh hát, Hoài Sa phối khí".
Mỹ Hạnh - Nghìn Trùng Xa Cách
"Ngày xưa Hoàng Thị", tôi luôn luôn tìm đọc thơ của Phạm Thiên Thư, như là tập thơ "Đưa em tìm động hoa vàng" hay là bài thơ "Gọi em là đóa hoa sầu", "Em lễ chùa này" để phổ thành những bài hát rất thanh cao của thời đại đó. Đối với tôi lúc đó, hình ảnh thiền, chùa, động hoa vàng thật là mát mẻ và rất cần thiết. Bài Đưa em tìm động hoa vàng được rút ra từ mấy trăm câu thơ của thi sĩ và ta chỉ cần ba đoạn ca là nói hết được cảnh 'Ngày xưa có kẻ từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng'. Để làm gì? Không phải chỉ để nhớ nhau, mà chính ra là để ẩn náu vậy. Lúc đó tôi tự coi mình cũng là một kẻ từ quan tìm được một cõi ẩn náu là cõi thơ Phạm Thiên Thư", Phạm Duy nói về niềm yêu thích của mình đối với tác phẩm khác của Phạm Thiên Thư được ông phổ nhạc. Ca khúc này do Mỹ Linh trình bày.
Ngày xưa Hoàng Thị" - Đoan Trang.
Trong khuôn khổ Tuần lễ sách hay – Cảm ơn độc giả, lúc 9 giờ ngày mai 31.10, tại số 62 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức buôỉ giao lưu giưã các tác giả vơí học sinh sinh viên, chủ để “Bạn trẻ vơí sách".
Các tác giả tham giả giao lưu gồm: luật sư Trương Thị Hòa - giao lưu vơí sinh viên xoay quanh nôị dung sách “Lược sử lập hiến Việt Nam”; PGS. TS. Hà Minh Hồng trao đôỉ về cuốn sách “Hát ru Việt sử thi” (tác giả nhà thơ Phạm Thiên Thư); TS. Nguyễn Thị Kiêù Thu – trưởng khoa Ngữ văn Anh trường đại học Khoa học xã hôị và nhân văn TP.HCM giao lưu xoay quanh tưạ sách “Đón nhận truyện ngắn đương đại Nam bộ"; TS. Dương Ngọc Dũng vơí nôị dung nói về văn hóa đọc hiện nay và văn hóa đọc trong giơí trẻ và giơí thiêụ tưạ sách “Tư vấn quản lý – một quan điểm mơí”; bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM - chia sẻ về việc đọc sách, giơí thiêụ cuốn sách "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân, của hòa bình", "Kỹ năng hoạt động của đại biêủ nhân dân (hỏi và đáp); hai du học sinh từ Anh trở về sẽ chia sẻ và giao lưu xoay quanh nôị dung bộ sách văn học gồm 2 cuốn “Thế giơí của lâu đài downton” và “Biên niên ký lâu đài Downton” (tác giả Jessica Fellowes)...
Môĩ bạn sinh viên đến giao lưu sẽ được tặng 1 cuốn sách ‘Hát ru Việt sử thi” của nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Các tác giả tham giả giao lưu gồm: luật sư Trương Thị Hòa - giao lưu vơí sinh viên xoay quanh nôị dung sách “Lược sử lập hiến Việt Nam”; PGS. TS. Hà Minh Hồng trao đôỉ về cuốn sách “Hát ru Việt sử thi” (tác giả nhà thơ Phạm Thiên Thư); TS. Nguyễn Thị Kiêù Thu – trưởng khoa Ngữ văn Anh trường đại học Khoa học xã hôị và nhân văn TP.HCM giao lưu xoay quanh tưạ sách “Đón nhận truyện ngắn đương đại Nam bộ"; TS. Dương Ngọc Dũng vơí nôị dung nói về văn hóa đọc hiện nay và văn hóa đọc trong giơí trẻ và giơí thiêụ tưạ sách “Tư vấn quản lý – một quan điểm mơí”; bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM - chia sẻ về việc đọc sách, giơí thiêụ cuốn sách "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân, của hòa bình", "Kỹ năng hoạt động của đại biêủ nhân dân (hỏi và đáp); hai du học sinh từ Anh trở về sẽ chia sẻ và giao lưu xoay quanh nôị dung bộ sách văn học gồm 2 cuốn “Thế giơí của lâu đài downton” và “Biên niên ký lâu đài Downton” (tác giả Jessica Fellowes)...
Môĩ bạn sinh viên đến giao lưu sẽ được tặng 1 cuốn sách ‘Hát ru Việt sử thi” của nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn