Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Công ty 'gia đình trị' – Bài 4: Công cuộc vực dậy ACB của họ Trần




Công ty 'gia đình trị' – Bài 4: Công cuộc vực dậy ACB của họ Trần

"Gia đình trị" của ông Trần Mộng Hùng đã “chèo lái” con thuyền ACB vượt qua sóng gió thành công, trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này.
Gia đình họ Trần đang là cổ đông lớn và quyền lực nhất tại ACB


Quyền lực lớn

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1993. Đây là ngân hàng TMCP mạnh nhất nhì Việt Nam những năm 2012 trở lại. Trong đó, doanh nhân Trần Mộng Hùng là thành viên sáng lập nhà băng kiêm vị trí Chủ tịch HĐQT lúc bấy giờ.

Như tin đã đưa Năm 2012, sau biến cố hàng loạt các cán bộ cấp cao của ACB dính vào vòng lao lý, gia đình ông Hùng đã trở lại “nắm quyền” tại ngân hàng này. Sự kiện nổi bật đánh dấu cho lần trở lại chính là tháng 9/2012, ông Trần Hùng Huy - con trai ông Hùng đã ngồi lên chiếc ghế cao nhất của ACB. Cũng từ đây, ngân hàng Á Châu bắt đầu công cuộc “vươn vai đứng dậy” sau khủng hoảng.

Báo cáo quản trị của ACB tính đến 30/6/2014, gia đình người sáng lập Trần Mộng Hùng vẫn đang sở hữu lượng cổ phiếu “khủng” nhất tại nhà băng này.

Cụ thể, con trai ông Trần Mộng Hùng là ông Trần Hùng Huy hiện giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, đang sở hữu 28,77 triệu cổ phần, tương tứng tỉ lệ 3,07% vốn điều lệ ngân hàng.

Bản thân ông Trần Mộng Hùng đang là thành viên HĐQT, nắm giữ 16,52 triệu cổ phần, tương ứng 1,76% vốn điều lệ ACB.

Bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Hùng) cũng đang là Thành viên HĐQT, sở hữu gần 11 riệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 1,76%. Bà Thủy làm việc tại ACB từ khi nhà băng này mới thành lập và từng nắm nhiều chức vụ quan trọng như Chánh văn phòng, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Khối quản trị nguồn lực.

Hai người con khác của ông Hùng là Trần Đặng Thu Thảo và Trần Minh Hoàng cũng đang sở hữu lần lượt 10,57 triệu cổ phần (tương ứng 1,13%) và 11,5 triệu cổ phần (tương ứng 1,23%).

Tổng cộng, gia đình Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy đang có khoảng 67,8 triệu cổ phần tại ACB, kiểm soát 8,36% vốn điều lệ ngân hàng này. Trên sàn chứng khoán, các thành viên của đại gia đình quyền lực này đều có tên trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán nhiều năm liên tiếp.


Danh sách người thân "dài dằng dặc" của ông Trần Mộng Hùng sở hữu cổ phần tại ACB.

Ngoài ra, gia đình họ nội của ông Trần Mộng Hùng có 6 người thân đang sở hữu cổ phiếu ACB, trong đó có em trai, em gái, em dâu và cả em rể. Người nắm nhiều nhất là ông Trần Phú Mỹ, em trai ông Hùng với 7,4 triệu cổ phiếu, ứng với tỷ lệ sở hữu 0,79%.

Bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Hùng) cũng có tới 9 người thân sở hữu cổ phiếu ACB. Trong đó người có tỷ lệ nắm giữ cao nhất là bà Đặng Thu Hà, em ruột bà Thủy với 1,01%, ứng với 9,44 triệu cổ phiếu.

Thay đổi ACB

Còn nhớ, ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và ACB nói riêng đã rúng động trước tin tức bầu Kiên – Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế.

Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi 5,6 tỷ USD, hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB. Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB khi ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch HĐQT lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố.

Tổng tài sản của ACB được nghi nhận vào ngày 31/06/2012 là xấp xỉ 256 nghìn tỷ đồng; con số này chỉ còn khoảng 214 nghìn tỷ đồng vào ngày 30/09/2012. Đến ngày 30/06/2014, tổng tài sản của ACB còn lại khoảng 169 nghìn tỷ đồng.


Ông Trần Hùng Huy là nhân tố chính trong công cuộc vực dậy ACB

Sau “cú sốc” này, ACB đã đón nhận sử trở lại của gia đình ông Trần Mộng Hùng, đặc biệt là việc ông Trần Hùng Huy (con trai ông Hùng) đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT. Trần Hùng Huy đã trở thành hình ảnh gắn liền với sự phát triển của ACB.

Tin tức phóng viên có được, Trần Hùng Huy từng có quá trình đào tạo bài bản trước khi lên nắm quyền điều hành cao nhất tại ACB. Vị lãnh đạo trẻ sinh năm 1978, có bằng cử nhân ba chuyên ngành quản trị kinh doanh-tài chính-kinh doanh quốc tế, MBA tại Đai học Chapman - Mỹ và bằng tiến sĩ kinh tế của Đại học Golden Gate-Mỹ. Tại ACB, ông Huy cũng từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc Marketing hay Phó tổng giám đốc ngân hàng.

Nắm trong tay quyền lực “thống trị” tại ACB (một ghế Chủ tịch HĐQT và 2 ghế thành viên HĐQT), ông Huy và gia đình mình đã từng bước đưa ngân hàng này thoát khỏi “cơn địa chấn” trước đó.

Một trong những động thái cho thấy sự quyết tâm của HĐQT mới là trong vấn đề công khai và xử lý nợ xấu. Con số nợ xấu công bố trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của ACB có thể sẽ làm nhiều người ngạc nhiên, với hơn 3.300 tỷ đồng và chiếm xấp xỉ 3% trên tổng dư nợ. Nhưng đây lại là điều cần thiết cho ACB trong việc trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu.

“Minh bạch, lành mạnh là con đường chúng tôi đã chọn. Còn khó khăn của ACB hiện nay là tạm thời. Vừa rồi ngân hàng có những vấn đề của nó. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao xử lý được những tồn tại vừa qua, làm sao để ngân hàng thực sự chuyên nghiệp, bắt nhịp được sự phát triển của nền kinh tế. Đó cũng là kỳ vọng của các cổ đông”, ông Trần Mộng Hùng từng nói với báo chí.

Bên cạnh đó, ACB cũng đã có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách nhân sự, xử lý trạng thái vàng huy động, quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, theo số liệu công bố đến 30/06/2013, chi phí hoạt động của ACB đã giảm mạnh, đặc biệt là chi phí nhân viên giảm gần 30% tương đương gần 300 tỷ đồng so với thời điểm 30/06/2012.

Với những thành công đạt được, cùng việc nắm giữ các vị trí chủ chốt và khối lượng cổ phiếu khổng lồ, gia đình họ Trần đang từng bước củng cố quyền lực và địa vị của mình tại ACB. Nhiều người đang thấy rõ một mô hình kinh tế “gia đình trị” dần được thiết lập ở ngân hàng này.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014, tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 8,52%, dư nợ cho vay khách hàng 116.324 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng tăng 12% đạt 154.614 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 7,8% lên 179.610 tỷ đồng.

Tổng hoạt động kinh doanh của ACB đạt 458 tỷ đồng trong quý 4, tăng gấp hơn 6,5 lần cùng kỳ và cả năm tăng 13,8% đạt 2.193 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro của ACB trích lập khá cao, đến 313 tỷ đồng trong quý 4 và 977 tỷ đồng trong cả năm.

Tuy nhiên so với năm 2013 thì lợi nhuận trước thuế vẫn ấn tượng, đạt 114 tỷ đồng trong quý 4 ( so với lỗ 444 tỷ đồng cùng kỳ 2013) và cả năm đạt 1.215 tỷ đồng, mức tăng trưởng 14,7%.

Sau thuế, ACB đạt lợi nhuận 114 tỷ đồng quý 4 và cả năm là 952 tỷ đồng, tăng 13,2%.

Về nợ xấu, ACB có tổng cộng 2.533 tỷ đồng nợ xấu tính đến cuối năm qua, giảm gần 22% so với năm 2013 và chiếm gần 2,2% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm trước là 3%.



Các bài viết khác

Công ty 'gia đình trị' - Bài 1: 'Đế chế' Tư Hường và Nam Á Bank
Công ty 'gia đình trị' – Bài 2: Quyền lực lớn của mẹ Cường Đôla
Công ty 'gia đình trị' – Bài 3: Vua 'thâu tóm' Trầm Bê
Công ty 'gia đình trị' – Bài 4: Công cuộc vực dậy ACB của họ Trần
Công ty 'gia đình trị' – Bài 5: Anh em họ Trần thống lĩnh Kinh Đô
Xã 'gia đình trị'- Bài 6: Bí thư huyện coi là... chuyện bình thường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template