Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Đừng để thế giới xem đại học Việt Nam là “cấp 3 rưỡi”!



28/11/2020 | 06:47- Hoạt động dịp Tết Canh Tý của sinh viên Đại học Công đoàn. Ảnh: Đ.H.C.Đ
Đừng để thế giới xem đại học Việt Nam là “cấp 3 rưỡi”!


Vụ bằng giả tại Đại học Đông Đô: Nên công khai danh tính 55 công chức mua bằng? | VTC Now



Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021). Việt Nam có 3 “gương mặt mới” xuất hiện trong bảng xếp hạng này, đó là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

8 cơ sở giáo dục đại học khác được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được Tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á là ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ.

Được lọt vào bảng này rất quan trọng, tăng uy tín, thương hiệu cho giáo dục đại học Việt Nam, bởi vì QS là bảng xếp hạng đại học danh tiếng, tập hợp ý kiến của hơn 70.000 chuyên gia giáo dục đại học và là cuộc khảo sát học thuật lớn nhất thế giới về quy mô và phạm vi.

Gần đây, có thêm nhiều trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng thuộc “top” cao của các tổ chức xếp hạng đại học có uy tín. Điều này chứng minh, giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, ngày càng bắt kịp với trình độ của các quốc gia tiên tiến.

Chỉ có tranh tài trong cuộc đua quốc tế mới biết mình là ai, chỉ ngồi nhà vuốt ve thành tích sau lũy tre làng thì không tiến bộ được.

Và khi nói đến hội nhập quốc tế, thì lĩnh vực đầu tiên phải hội nhập chính là giáo dục đại học. Học thuật là thước đo về đẳng cấp quốc tế của một quốc gia.

Nói đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0 thì không tách rời khỏi đào tạo đại học. Cách mạng khoa học sao được khi trình độ đại học của chúng ta so với thế giới chỉ là... “cấp 3 rưỡi” (cấp THPT nối dài)! Hội nhập quốc tế thì phải nói chung “ngôn ngữ” của các nước có đẳng cấp công nghệ cao, nếu chúng ta không có khả năng “đọc hiểu” và “giao tiếp” được với thế giới về công nghệ thì Việt Nam mãi mãi chỉ là cái chợ cho thiên hạ bán hàng, khu công nghiệp của Việt Nam chỉ là công xưởng gia công.

Khi Việt Nam có nhiều trường đại học đẳng cấp thế giới, thì sẽ hạn chế sinh viên Việt Nam du học. Đến bây giờ, người Việt Nam phải bỏ tiền sang Thái Lan, Malaysia, Singapore để học đại học thì đúng là rất đau. Cho nên phải thay đổi, từng trường thay đổi, ai có sức hãy bay nhanh, bay xa, không thể kéo nhau tụt hậu.

Phải nghĩ khác để hành động khác, đó là sinh viên Việt Nam không phải sang các nước ngang tầm mình để du học, mà Việt Nam là địa chỉ cho nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn để học đại học.


Cần công khai những trường hợp mua bằng giả của Đại học Đông Đô


Đại học Đông Đô là nơi cung cấp bằng tiếng Anh giả.

Vụ án "Giả mạo trong công tác" tại Trường Đại học Đông Đô cho thấy người ta bất chấp đạo đức nghề nghiệp, bán bằng cấp như bán rau.

CQĐT xác định Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp nhưng chỉ có 217 trường hợp có thông tin để xác minh. Trong đó, có 193 trường hợp được cấp văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh không qua đào tạo, tuyển sinh, thi cử.

Ngoài ra, có 55 người sử dụng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, một trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ...

Vậy câu hỏi đặt ra, những người này có xứng đáng là tiến sĩ , thạc sĩ hay không?

Đầu vào làm nghiên cứu sinh là cái bằng tiếng Anh giả, vậy thì cái bằng đầu ra có được công nhận hay không?

Trước hết, những người này không học, không thi cử, chỉ bỏ tiền mua bằng thì có vấn đề về tư cách, đạo đức. Đạo đức như vậy mà lấy bằng cấp cao để trèo cao thì quá nguy hiểm cho xã hội.

Xét về chuyên môn, cơ quan điều tra đã chỉ rõ là không học, không thi. Nếu có thi thì sẽ có cán bộ của trường tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại. Chuyên môn như vậy sao học được thạc sĩ, tiến sĩ?

Nhiều trường hợp khác sử dụng bằng giả cử nhân Anh văn giả để lọt vào cửa của nhiều cơ quan, vậy khi có kết luận của cơ quan điều tra rồi, các cơ quan đó xử lý cán bộ sử dụng bằng giả như thế nào? Trên thực tế, nhiều người lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ không phải vì nhu cầu học thuật, mà vì tập hợp cho đủ các loại bằng theo yêu cầu để thăng quan tiến chức. Chính vì đặt nặng bằng cấp, học vị, cho nên mới nảy sinh chuyện mua bán bằng.

Người mua bằng quá nhiều, cho nên khi điều tra rõ ràng, nên công khai danh tính người mua bằng giả để xã hội biết mà tránh, và các cơ quan nhà nước không bị cán bộ lừa phỉnh để được đề bạt, bổ nhiệm.

Để dẹp nạn mua bán bằng, tiến sĩ lò ấp, cần dẹp bỏ những quy định về học vị liên quan đến bổ nhiệm các chức vụ cho công chức.

Học vị, học hàm là yêu cầu đối với những người làm nghiên cứu khoa học, hoạt động ở các lĩnh vực học thuật, giảng dạy, còn các lĩnh vực khác chỉ nên khuyến khích nếu có bằng thực chất.


193 cử nhân Tiếng Anh Đại học Đông Đô: Không phải thi hoặc chỉ chép bài


Văn bằng 2 ngôn ngữ Tiếng Anh do Đại học Đông Đô cấp. Ảnh: V.Dũng

Trong 193 cá nhân được Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh cử nhân, không phải qua đào tạo, tuyển sinh hoặc chỉ cần chép lại đáp án...

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận đề nghị truy tố bị can Dương Văn Hoà (37 tuổi, cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) và 9 bị can là cựu lãnh đạo, cán bộ Đại học Đông Đô cùng về tội "Mạo danh trong công tác".

Theo kết luận, Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh (Văn bằng 2 Tiếng Anh).

Song, từ năm 2015 - 2017, Đại học Đông Đô đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GDĐT (Vụ Kế hoạch Tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh. Từ năm 2017, Vụ Giáo dục đại học cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy. Từ tháng 4.2017, Trần Khắc Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô) chỉ đạo Phó Hiệu trưởng Trần Kim Oanh, Hiệu trưởng Dương Văn Hoà, ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân; ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 Tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo... Tại Viện Đào tạo liên tục do bị can Hùng làm Viện trưởng, bà Oanh được giao chỉ đạo các nhân viên tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo chương trình. Song các cán bộ này có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại; Cá biệt có trường hợp không phải hợp thức bài thi.

Đến cuối năm 2018, sau khi thành lập Viện 4.0, ông Hùng giao cho Phó Viện trưởng Viện 4.0 Lê Ngọc Hà, chỉ đạo nhân viên nhận hồ sơ học viên, tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi.

Sau khi học viên hoàn thiện các bài thi, nhóm cán bộ này dọc phách, chuyển cho giáo viên của Đạo học Đông Đô chấm bài, tổng hợp kết quả, lập bảng điểm khoá học cho từng học viên; Lập và ký danh sách đề nghị in bằng cho bà Oanh, Hà ký tại mục "Trưởng đơn vị".

Sau khi in bằng, Dương Văn Hoà ký cấp phát cho các cá nhân.

Cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều danh sách đề nghị in bằng, danh sách đề nghị xét tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Tiếng Anh cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng. Trong đó có 24 danh sách đề nghị in bằng (14 bản chính, 10 phản photo).

Theo cơ quan chức năng, căn cứ vào tài liệu thu giữ, xác định Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh cho 626 trường hợp. Tuy nhiên, hiện cơ quan chức năng hiện xác định được 217 trường hợp có thông tin. Trong số này, có 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để được cấp bằng.

Toàn bộ 193 bằng giả do bị can Hoà ký, Đại học Đông Đô cấp cho cá nhân, cơ quan điều tra cho rằng theo chỉ đạo của ông Trần Khắc Hùng.

Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ được 177 bằng giả, trong đó có 67 bản chính, 110 bản photo. Cơ quan chức năng cũng làm rõ, trong số 193 người được cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng. Trong đó, 55 trường hợp sử dụng xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, một trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ...

Cơ quan An ninh điều tra đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ vi phạm đối với 58 trường hợp. Các trường hợp chưa sử dụng bằng, cơ quan chức năng đề nghị Bộ GDĐT có quyết định huỷ, thu hồi.


Cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị đề nghị truy tố


Bị can Hoà - cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Cơ quan công an

Ông Dương Văn Hòa (37 tuổi, cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) cùng các lãnh đạo, cán bộ của trường cấp gần 200 bằng tiếng Anh không qua thi tuyển.

Ngày 23.11, theo nguồn tin của Lao Động, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận đề nghị truy tố bị can Dương Văn Hoà, cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô về tội "Giả mạo trong công tác".

Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố nhóm cựu lãnh đạo, cán bộ Đại học Đông Đô gồm: Trần Kim Oanh (42 tuổi, cựu Phó Hiệu trưởng); Lê Ngọc Hà (42 tuổi, Phó hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (58 tuổi, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên); Phạm Vân Thùy (39 tuổi); Lê Thị Thanh Tâm (37 tuổi), Nguyễn Thị Huệ (34 tuổi, cựu Trưởng phòng Tài chính, kế toán); Nguyễn Thị Ngọc Thái (32 tuổi); Ngô Quang Hiển (42 tuổi) và Lê Thị Lương (24 tuổi).

Riêng bị can Trần Khắc Hùng (48 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghệ 4.0) đang bỏ trốn, cơ quan điều tra tạm đình chỉ, bắt được sẽ xử lý sau.

Theo kết luận, Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh (Văn bằng 2 Tiếng Anh).

Tuy nhiên, từ năm 2015-2017, Đại học Đông Đô đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch Tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh.

Từ năm 2017, Vụ giáo dục Đại học cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Từ tháng 4.2017, bị can Hùng chỉ đạo bà Oanh và ông Hòa đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.

Trong đó, có 12 cơ sở đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho Đại học Đông Đô tổng số tiền là hơn 24 tỉ đồng.

Trong quá trình điều tra, đại học Đông Đô cung cấp tài liệu chỉ xác định được 2.523 người đã nộp tổng số tiền là hơn 18 tỉ đồng.

Trong số tiền đã thu, Đại học Đông Đô chỉ sử dụng 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi hệ văn bằng 2 tiếng Anh, số tiền còn lại sử dụng phục vụ hoạt động chung.

Theo kết luận, bị can Hùng và đồng phạm đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Các bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi làm, cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.

Ngoài các lần hợp thức hồ sơ, tài liệu để cấp bằng giả cho 118 cá nhân, trường này đã cấp 193 bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân, không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Trong đó, bị can Hoà vì động cơ vụ lợi cá nhân, theo chỉ đạo của Hùng đã ký bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy giả, cấp cho 193 cá nhân...


Hiệu trưởng ĐH Đông Đô cấp 193 bằng cử nhân giả, không qua tuyển sinh
Trường Đại học (ĐH) Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trong lĩnh vực giáo dục.

Trong vụ án này, Trần Khắc Hùng (SN 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục (ĐTLT), Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghệ 4.0 và đồng phạm đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT xác định, Trường ĐH Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, đến ngày 23/11, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ vụ án đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố các bị can là cán bộ Trường Đại học Đông Đô về hành vi “Giả mạo trong công tác”.

Các bị can gồm Dương Văn Hòa (SN 1983, nguyên Hiệu trưởng); Trần Kim Oanh (SN 1978, nguyên Phó hiệu trưởng kiêm Phó viện trưởng, Viện đào tạo liên tục); Lê Ngọc Hà (SN 1978, Phó hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (SN 1962, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên); Phạm Vân Thùy (SN 1981); Lê Thị Thanh Tâm (SN 1983, cùng là cán bộ); Nguyễn Thị Huệ (SN 1986, nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế toán); Nguyễn Thị Ngọc Thái (SN 1988, nguyên cán bộ); Ngô Quang Hiển (SN 1978) và Lê Thị Lương (SN 1996, nguyên là cán bộ Trường Đại chọ Đông Đô) về tội “Giả mạo trong công tác”.


Cơ quan điều tra thực hiện các quyết định khởi tố bị can trong vụ án.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Trần Khắc Hùng, khi bắt được sẽ xử lý sau; đồng thời tách phần hồ sơ vụ án liên quan đến dấu hiệu sai phạm của đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong việc thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Trường ĐH Đông đô để tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ những dấu hiệu bất thường

Trường ĐH Dân lập Đông Đô được thành lập theo Quyết định số 534/TTg- QĐ ngày 3/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ; là cơ sở đào tạo đại học chịu sự quản lý của Nhà nước của Bộ GD&ĐT; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Ngày 17/2/2017, Thủ tướng Chính phủ bạn hành Quyết định số 235/QĐ- TTg chuyển đổi Trường ĐH Dân lập Đông đô sang loại hình trường đại học tư thục, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học...

Ngày 9/6/2017,UBND TP Hà Nội có quyết định số 3525/QĐ-UBND công nhận Trần Khắc Hùng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Đông Đô, nhiệm kỳ 2017-2020.

Ngoài Trần Khắc Hùng góp vốn 37,2 tỷ đồng, Trường ĐH Đông Đô còn có 4 thành viên góp vốn khác gồm Công ty Cổ phần VNN (32 tỷ đồng), Công ty Bosmi (6 tỷ đồng), Công ty Cổ phần tập đoàn Sara (9 tỷ đồng) và Trần Thị Yến (100 triệu đồng).

Ngày 28/3/2017, Trường ĐH Đông Đô có Quyết định số 25/QĐĐĐ về việc tuyển dụng Dương Văn Hòa làm giảng viên cơ hữu tại khoa Đào tạo sau Đại học Trường ĐH Đông Đô.

Ngày 26/6/2017, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 3890/QĐ-UBND về việc công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô nhiệm kỳ 2017 - 2022 đối với Dương Văn Hòa.


Cơ quan ANĐT đọc lệnh bắt giữ Lê Ngọc Hà

Quá trình hoạt động, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh (Văn bằng 2 Tiếng Anh) nhưng từ năm 2015 đến năm 2017, Trường ĐH Đông Đô đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT (Vụ Kế hoạch Tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và từ năm 2017, Vụ giáo dục Đại học cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Không được cấp phép vẫn thông báo tuyển sinh

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định đối tượng chủ mưu trong vụ án là Trần Khắc Hùng. Từ tháng 4/2017, Hùng đã chỉ đạo Trần Kim Oanh và Dương Văn Hòa đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo. Trong đó, có 12 cơ sở đã tuyển sinh được 3527 học viên, nộp cho Trường ĐH Đông Đô tổng số tiền là 24.217.967.500 đồng.

Trong quá trình điều tra, Trường ĐH Đông Đô cung cấp tài liệu chỉ xác định được 2.523 người đã nộp tổng số tiền là 18.217.782.500 đồng. Trong số tiền đã thu, Trường ĐH Đông Đô chỉ sử dụng 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi hệ văn bằng 2 Tiếng Anh, số tiền còn lại sử dụng phục vụ hoạt động chung của Trường ĐH Đông Đô, chứng từ liên quan đến việc chi tiền, Trường ĐH Đông Đô cung cấp không đầy đủ nên không có cơ sở để xác định cụ thể.

Quá trình đấu tranh, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định: Trần Khắc Hùng và đồng phạm đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ GD&ĐT trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạ, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.


Cơ quan ANĐT và Cục An ninh Chính trị Nội bộ Bộ Công an thực hiện lệnh bắt Trần Kim Oanh.

Căn cứ quy định về văn bằng giáo dục đại học của Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018) và Quyết định số 22/2001/QĐ-BGĐT ngày 26/6/2001 của Bộ GD&ĐT quy định về đào tạo, cấp bằng đại học thứ hai, Cơ quan ANĐT Bộ Công an có cơ sở xác định các bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy do Trường ĐH Đông Đô cấp cho các đối tượng nhưng không đào tạo hoặc không có điều kiện để được cấp bằng là bằng giả.

Các bị can Trần Khắc Hùng, Dương Văn Hòa, Trần Kim Oanh, Lê Ngọc Hà, Trần Ngọc Quang, Nguyễn Thị Huệ đều là người có chức vụ tại Trường ĐH Đông Đô; các bị can Phạm Văn Thùy, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Lê Thị Thanh Tâm, Ngô Quang Hiên, Lê Thị Lương có nhiệm vụ, quyền hạn phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo, làm thủ tục cấp bằng của Trường ĐH Đông Đô đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi làm, cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.

Ngoài các lần hợp thức hồ sơ, tài liệu để cấp bằng giả cho 118 cá nhân, cơ quan ANĐT Bộ Công an còn xác định Trường ĐH Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân, không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, tài liệu, chứng cứ đã thu thập, sau khi xem xét khách quan, toàn diện, Cơ quan ANĐT - BCA có đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội của các bị can.

Đối với Hòa, vì động cơ vụ lợi cá nhân, với chức vụ, công việc tại Trường ĐH Đông Đô; đồng thời thực hiện chỉ đạo của Hùng, Hòa đã ký bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy giả để cấp cho 193 cá nhân; ký các tài liệu để hợp thức hồ sơ cấp bằng gồm 23 danh sách đề nghị in bằng, giấy đề nghị xét tốt nghiệp có tên của 108 cá nhân được cấp bằng giả; ký quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học văn bằng 2 chính quy đợt 1 năm 2018...

Với chức vụ là Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng Viện ĐTLT, Trần Kim Oanh đã chỉ đạo các nhân viên gồm Phạm Văn Thùy, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Ngô Quang Hiển tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hợp thức bài thi, tài liệu để Trường ĐH Đông Đô cấp băng giá cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo; ký dưới mục Trưởng đơn vị trên 10 giấy đề nghị in bằng có danh sách 80 cá nhân được cấp bằng giả.


Cơ quan điều tra thực hiện quyết định khởi tố bị can là 2 cán bộ trường ĐH Đông Đô.

Trần Kim Oanh còn chỉ đạo Trần Ngọc Quang làm giả bản photo Quyết định số 442/QĐ-ĐĐ ngày 19/10/2015 về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ hai năm 2015 về việc công nhận 486 thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng 2 ngành Tiếng Anh để làm thủ tục mua phôi bằng tại Bộ GD&ĐT.

Đồng thời, đối tượng đã chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Thái làm giả Quyết định số 509/QĐ ngày 30/12/2015 về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ hai năm 2015 và danh sách kèm theo có 382 học viên trúng tuyển; Quyết định số 315/QĐ-ĐĐ ngày 15/9/2016 về việc công nhận trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ hai năm 2016 kèm theo danh sách 47 cá nhân trúng tuyển để đối phó với Bộ GD&ĐT.

Trong vụ án này, Oanh đã hưởng lợi bất chính 48 triệu đồng, đã nộp lại 48 triệu vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan ANĐT – Bộ Công an.

Bị can Lê Ngọc Hà là Phó Hiệu trưởng, Trưởng ban in bằng, Phó Viện trưởng Viện 4.0. Vì động cơ vụ lợi và với chức vụ, công việc tại Trường ĐH Đông Đô, đối tượng đã chỉ đạo các nhân viên Viện 4.0 gồm Lê Thị Thanh Tâm và Lê Thị Lương tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hướng dẫn cho các cá nhân hợp thức hồ sơ, bài thi để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, ký 11 bảng điểm khóa học, ký tại mục Ban cấp bằng của 22 giấy đề nghị in bằng có danh sách 106 cá nhân được cấp bằng giả.

Trong vụ án này, Lê Ngọc Hà được hưởng lợi bất chính 100 triệu đồng, đã nộp lại 50 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan ANĐT – Bộ Công an.

Thực hiện sự chỉ đạo của Dương Văn Hòa, Trần Kim Oanh, bị can Trần Ngọc Quang, Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên đã ký nháy trên 42 bằng giả; ký trên 73 bảng điểm khóa học, trực tiếp giới thiệu 37 trường hợp để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả.

Cơ quan ANĐT đã có thông tin, địa chỉ làm rõ 21 trường hợp; đồng thời xác định trong quá trình giới thiệu 37 trường hợp, Trần Ngọc Quang đã nhận tổng số tiền 1,1 tỷ đồng.

Tại cơ quan Công an, Trần Ngọc Quang trình bày đã chuyển cho Nguyên Thị Huệ tổng số tiền 815 triệu, tuy nhiên Nguyễn Thị Huệ trình bày chỉ nhận từ Trần Ngọc Quang tổng số tiền 200 triệu và Huệ nộp cho Trường ĐH Đông Đô 270 triệu. Việc đưa tiền của Quang cho Huệ chỉ có 1 lần qua tài khoản ngân hàng 85 triệu, số tiền còn lại không có chứng từ. Vì vậy, Trân Ngọc Quang phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 830 triệu.

Bị can Phạm Vấn Thùy là nhân viên Viện ĐTLT. Thực hiện chỉ đạo của Trần Khắc Hùng và Trần Kim Oanh, Thùy đã tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hợp thức hồ sơ, tài liệu để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo; ký dưới mục Người đề nghị trên 18 giấy đề nghị in bằng có danh sách 82 cá nhân được cấp bằng giả; liên hệ với Văn phòng Bộ GD&ĐT in 47 bằng giả (đã làm rõ 10 trường hợp); trực tiếp giới thiệu trường hợp của chồng là Lâm Văn Chiến để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả.

Vì động cơ vụ lợi cá nhân, Lê Thị Thanh Tâm, nhân viên Viện 4.0 đã tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hợp thức hồ sơ, tài liệu để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo; ký trên 5 giấy đề nghị in bằng có danh sách 26 cá nhân được cấp bằng giả, trong 26 cá nhân có trong danh sách in bằng do Lê Thị Thanh Tâm ký xác định có 12 trường hợp do Tâm cùng với Phạm Vân Thùy tổ chức hợp thức bài thi tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Trần Khắc Hùng, Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Tài chính kế toán đã thu tiền và xác nhận số tiền các cá nhân đã nộp để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, ký xác nhận học phí trên 24 giấy đề nghị in bằng, giấy đề nghị xét tốt nghiệp có danh sách 117 cá nhân được cấp bằng giả, trong đó có 9 trường hợp do Huệ giới thiệu để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, hưởng lợi bất chính 65 triệu đồng, đã nộp lại 65 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan ANĐT – Bộ Công an. Bị can Nguyễn Thị Ngọc Thái đã tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hợp thức hồ sơ, tài liệu cho 47 cá nhân để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, trong đó đã làm rõ 10 trường hợp.

Ngoài ra, tại Viện ĐTLT, Nguyễn Thị Ngọc Thái còn tham gia hướng dẫn các trường hợp khác hợp thức bài thi, làm các thủ tục để được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả; Lê Thị Lương đã tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho học viên hợp thức bài thi để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả. Cơ quan ANĐT xác định đã làm rõ 4 trường hợp.

Ngoài ra, với tư cách là ủy viên thường trực ban in bằng, Lê Thị Lương đã trực tiếp in nhiều văn bằng 2 Tiếng Anh để Trường ĐH Đông Đô cấp cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo, được hưởng lợi 8 triệu đồng...

Ngô Quang Hiển đã tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn hợp thức bài thi để Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo; trực tiếp giới thiệu 3 cá nhân để Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, hưởng lợi 10 triệu đồng...

Trong vụ án này, đối tượng chủ mưu cầm đầu đã bỏ trốn; hành vi phạm tội của các bị can diễn ra trong thời gian dài, có tổ chức, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐH Đông Đô nói riêng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành giáo dục..., song bằng sự kiên trì, tỉ mỉ đã điều tra, làm rõ vụ án.

Sky+ (Theo:Internet…LĐO, Báo CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template