Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam đã mỉm cười, bắt tay với bác sĩ





Phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam đã mỉm cười, bắt tay với bác sĩ


Phi công mắc Covid-19 đã mỉm cười, bắt tay với bác sĩ



Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế cho biết, đến nay bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh đã có những dấu hiệu phục hồi. Bệnh nhân mỉm cười với nhân viên y tế, cử động tay chân tăng.

Trước đó, ngày 29/5, nam phi công đã có thể tiếp nhận thìa dinh dưỡng do bác sĩ đút, ngón tay đã có thể động đậy. Bệnh nhân có thể mấp máy môi, nhấp nháy mắt và đã rơi nước mắt trước lời hỏi thăm, động viên của đội ngũ y bác sĩ khi nằm trên giường bệnh.

Nam phi công tiên lượng còn nặng dù đã giảm được các thông số ECMO do sức cơ toàn thân còn yếu, đặc biệt yếu các cơ hô hấp và nhiễm trùng phổi với chủng vi khuẩn rất khó điều trị.

Xem đầy đủ: Phi công mắc COVID 19 đã mỉm cười




Xem thêm 
Chuyện gia đình của bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam
Khi còn tỉnh táo thời gian mới nhập viện, 91, phi công người Anh mắc COVID-19 chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân. Đến nay vẫn đang xác định gia đình của bệnh nhân để tiến hành thủ tục y tế.

Chiều tối 2/6, tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 cho biết, lần đầu tiên, bệnh nhân 91- nam phi công nguy kịch vì COVID-19 đã mỉm cười, tự cử động chân, tay sau 76 ngày điều trị, 57 ngày chạy ECMO (tim phổi nhân tạo). Không gia đình

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (TP.HCM), kết quả được thông báo hôm 18/3. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi).

Khi điều trị tại BV Nhiệt đới TƯ TP. HCM, nam phi công cân nặng 100 kg, cao 1,81 m, chỉ số BMI hơn 30.

Đáng chú ý, vào giữa tháng 3, khi còn tỉnh táo thời gian mới nhập viện, bệnh nhân chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân.

Bệnh viện báo cáo với Bộ Y tế, liên hệ Đại sứ quán Anh để tiến hành thủ tục thông báo cho gia đình. Tuy nhiên, đến nay chưa có người nhà bệnh nhân liên lạc với bệnh viện.

Vấn đề pháp lý đặt ra là nếu bệnh nhân ghép tạng, ai sẽ là người ký cam kết.

Điều 61, Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam quy định "Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh".

Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.


Thông tin mới nhất về sức khỏe bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19. Ảnh minh họa

Bệnh nhân phi công người Anh: Ca bệnh nặng, điều trị phức tạp

Khi vào viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, đi lại khỏe mạnh, không chịu ăn thức ăn Việt. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này - hãng hàng không Vietnam Airlines - hỗ trợ đặt thức ăn riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng quá mức khi bị nCoV tấn công. Cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Phổi bệnh nhân vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng.

Đến tối 22/5, bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 đã được đưa từ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đến bệnh viện Chợ Rẫy, với sự hỗ trợ của hệ thống máy ECMO, máy thở. Băng ca đẩy bệnh nhân di chuyển tới đâu, lối đi được khử khuẩn ngay tới đó.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân 91, êkip phụ trách điều trị của Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.


Bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 được chuyển sang BV Chợ Rẫy để điều trị. Ảnh minh họa

Bệnh nhân ngủ sâu dưới tác dụng thuốc an thần và giãn cơ. Người bệnh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Được biết, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị nội khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn và các bệnh lý nền để tiến đến quá trình ghép phổi khi đủ điều kiện. Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế sẽ xem xét, tính toán các phương án điều trị tiếp theo.

Bệnh nhân 91 đã được các chuyên gia hội chẩn nhiều lần và thống nhất chỉ định ghép phổi. Các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến chết não để thực hiện quy trình ghép phổi cho bệnh nhân khi đảm bảo các yêu cầu.

40 người xin hiến phổi cho bệnh nhân 91

Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, đến sáng 15.5, đã có 40 người xin hiến một thuỳ phổi của mình để cứu bệnh nhân số 91 - nam phi công người Anh mắc COVID-19 đang trong tình trạng rất nguy kịch.

40 người Việt xin hiến thùy phổi để cứu bệnh nhân người Anh, một người không quen biết.




Để hiến tạng và tiếp nhận còn nhiều thủ tục, liên quan đến pháp lý, y lý, nhưng rõ ràng, tấm lòng người Việt Nam là vậy, “thương người như thể thương thân”.

Chi phí điều trị hai tháng qua của bệnh nhân khoảng 4-5 tỷ đồng, trước mắt do bệnh viện chi trả. Chi phí ghép phổi dự kiến 1,5-2 tỷ đồng. Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh nghiên cứu các quy định pháp lý, tìm kiếm nguồn tài trợ cho ca ghép phổi.

Sky+ (Từ Internet- giadinhmoi.vn- NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template