Video: Áo tơi Hà Tĩnh
Áo tơi
Áo tơi hoặc áo lá là cách gọi một loại áo khoác hờ để tránh mưa nắng của người Á Đông từ xưa[1], nay vẫn còn được dùng tuy ít hơn
Đặc điểm
Áo tơi được xem là phương tiện hữu hiệu nhất để che nắng che mưa, còn có thể trải ra để nghỉ ngơi hoặc có thể thay dùng để làm mâm dọn cơm ăn,[2] hay dùng để đùm chè để giữ cho chè (trà) xanh tươi.[1] Áo tơi ra đời nhằm mục đích che mưa. Nhưng ngày nay thường được dùng để chống nắng nóng, hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng và giảm mồ hôi khi đi ngoài trời hoặc khi làm việc ngoài đồng.
Do thời xưa không có các vật liệu khác thích hợp hơn như ni-lông bây giờ nên áo tơi thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ họ cau, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, như lợp mái nhà, đánh thành tấm, phía trên có dây (thường là bằng mây) rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng. Lá thường được hơ lửa, rồi đem phơi sương một đêm cho dẻo, không quăn và phơi nắng một buổi mới có thể đưa ra dùng, xếp thành lớp từng 5 lá chồng lại, đặt lên bàn chằm (phản đặt lá để đan), dùng chiếc nẹp gỗ kẹp lại và xâu lại bằng kim. Mây sẽ được chẻ ra thành dây, ngâm vào nước khoảng 2 tiếng để cho mềm và dễ may.
Ngày xưa, ở các đám cưới làng quê thường có bài vè áo tơi trong các chương trình văn nghệ, người hát có thể kể ra ba mươi sáu tác dụng của áo tơi, có thể nói ngoa để có tính chất hài hước.[1] Tại Hà Tĩnh có nghề làm áo tơi truyền thống tại 2 huyện Thạch Hà và Can Lộc, đặc biệt là tại xã Mỹ Lộc và Quang Lộc,[2] hiện nay thường làm một mùa từ tháng hai âm lịch đến giữa tháng Tư. Áo tơi nơi đây được làm bằng lá nón hay lá gồi, lá cọ (ở vùng núi huyện Hương Khê cách làng khoảng 50 km) và dây mây.
Nghệ thuật hóa
Trong ca dao, áo tơi trước đây cũng được nhắc đến nhiều:
Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi
Và được viết trong thơ:
Lạ chân lối nhỏ đường chiều
vàng cây lá đỏ mộng xiêu bên trời
Bụi mưa thấm chiếc áo tơi
lạnh hồn anh đã rã rời theo thu
Xem nghe: ÁO TƠI
Nghề làm áo tơi ở Hà Tĩnh
Trong ngày, một người thợ có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi, với giá bán 30.000 - 50.000 đồng/chiếc. Nghề này không khó nhưng đòi hỏi phải chịu khó và tỉ mẩn qua nhiều công đoạn|1:20 Nghề áo tơi Yên Lạc Áo tơi giúp người nông dân ở Hà Tĩnh che nắng, che mưa. Mỗi ngày, một thợ người có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi, với giá bán 30.000 - 50.000 đồng/chiếc.
Tháng 7 và 8, trên những cánh đồng lúa ở Hà Tĩnh, không khó gặp những người nông dân đang trần mình dưới cái nắng nóng có khi lên đến 40 độ C để chăm bón cho những ruộng lúa của mình. Nhằm giảm bớt cái nắng nóng khắc nghiệt, người nông dân khoác trên mình chiếc “áo giáp lá” mà họ gọi là áo tơi.
Khi nhắc đến áo tơi, nhiều người vẫn nhớ đến câu ca dao, tục ngữ: “Áo tơi mẹ mặc một thời/ Che mưa, che nắng, che trời bão dông/ Hai sương một nắng trên đồng/ Cái nắng tháng sáu mưa dông ngày hè…”.
Trải qua thăng trầm, biến động cùng lịch sử, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và giữ được nét riêng độc đáo. Những người thợ làm áo tơi ở thôn Yên Lạc cho biết, thôn này có hơn 100 hộ với 300 khẩu thì có đến 60% người biết chằm tơi.
Thời kỳ cao điểm của nghề chằm tơi ở Yên Lạc thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6, cũng có khi kéo dài đến tận tháng 8. Thời điểm này do nắng nóng trở nên gay gắt và chuẩn bị vào mùa thu hoạch lúa nên người dân đến mua áo tơi nhiều.
Ngồi bó gối, đôi mắt chăm chú kết hợp với hai bàn tay, cụ bà Trần Thị Minh (80 tuổi) tỉ mẩn thực hiện từng bước làm áo tơi dưới nền nhà. Cụ cho biết, nghề chằm tơi ở Yên Lạc được truyền lại từ thời cha ông đã bao đời nay.
Thời còn bé, cụ Minh thường theo cha đi chằm tơi vì thế cụ biết cách và học được các kỹ thuật từ đó. Thời ấy, tơi được dùng rất phổ biến, dù trời nắng hay mưa, bất kỳ ai ra đồng cũng đều cắp theo chiếc tơi.
Hơn 40 năm làm nghề chằm tơi, vợ chồng ông Nguyễn Minh Tân (69 tuổi) và bà Đặng Thị Hiền (60 tuổi) những ngày này vẫn tất bật cho ra lò những áo tơi. Bà Hiền cho biết, nghề chằm áo tơi không khó nhưng đòi hỏi phải có sự chịu khó và tỉ mẩn qua nhiều công đoạn.
Công đoạn chuẩn bị: Lá để làm tơi là lá cọ, người dân ở đây phải lên tận huyện miền núi Hương Khê cách nhà khoảng 50 km để mua. Sau đó, những chiếc lá tuyển chọn sẽ được người thợ đem phơi nắng 2 ngày để lá nở và dai hơn.
Tiếp theo là chặt lá, vuốt lá và chuẩn bị dây thừng để làm quai mang và se dây để làm chiềng tơi.
Công đoạn chằm tơi: Việc chằm tơi không phức tạp, kỳ công nhưng đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận của người làm. Người thợ sẽ xếp lá cọ lên một chiếc khuôn gỗ với diện tích 1 m2. 4 chiếc thước kẻ dài 1 m dùng để nẹp các lá cọ ngay ngắn.
Dùng kim khâu từng sợi dây mây xuyên thẳng hàng giữ nếp cho lá cọ.
Sau 1 giờ đồng hồ, những người thợ chằm tơi đã hoàn thành một sản phẩm. Mỗi nhà, một người thợ có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi. Giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, mỗi ngày người thợ cũng kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng. Thời gian gần đây, các thương lái cũng tìm đến mua để về bán cho các chợ trong tỉnh Hà Tĩnh.
Với người Hà Tĩnh không ai không biết những tác dụng của chiếc áo tơi đơn sơ, mộc mạc. Đó là một chiếc áo để che cơn mưa mỗi khi ông trời trút nước, là một manh chiếu nhỏ để người nông dân được thư giãn dưới tán cây xanh trên đồng ruộng mênh mông giữa trưa hè nóng bức, là một chiếc bàn ăn bằng lá khô cho mọi người quây quần thưởng thức bữa cơm trưa sau một buổi sáng cấy cày, gieo mạ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn