Bộ trưởng GTVT ra hạn chót cho chủ đầu tư dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Khẩn trương thi công và thông xe tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào ngày 2-9
Đoạn đường thông xe sáng nay có chiều dài 65 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với tốc độ thiết kế 120 km/giờ (đoạn đặc biệt khó khăn 100 km/giờ); quy mô giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, chiều rộng nền đường 24,25 m, chiều rộng mặt đường 22,25 m. Riêng đoạn nối với quốc lộ 1A theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12 m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.
Trước việc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi triển khai chậm tiến độ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư dự án này phải gấp rút đưa công trình vận hành vào ngày 2/9.
Ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể làm việc với đại diện lãnh đạo 3 tỉnh, thành có dự án đường cao tốc đi qua, gồm Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Báo cáo trước Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) cho biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua địa phận Quảng Nam dài gần 92km. Đến thời điểm hiện tại, tuyến chính của dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
“Tuy nhiên, các tuyến đường ngang và đường gom dân sinh vẫn còn một số tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng. Một số nhà cửa của dân bị nứt, bồi lấp đất sản xuất do đơn vị thi công gây ra vẫn chưa được chủ đầu tư và nhà thầu thi công khắc phục kịp thời”, ông Thu nói.
Cụ thể, ở Quảng Nam, dự án này đã làm 250 căn nhà bị nứt, 68.000m2 đất nông nghiệp phải bồi lấp, 57 đường ngang - đường gom tồn tại chưa thi công, 38 đường ngang - đường gom vướng giải phóng mặt bằng và 122 đoạn hàng rào.
Trong khi đó, theo đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, dự án cao tốc đã làm 226 hộ dân ở tỉnh Quảng Ngãi bị nứt nhà, có 42 đường ngang - đường gom tồn tại chưa thi công, 10 đường ngang - đường gom vướng giải phóng mặt bằng.
Còn tại TP Đà Nẵng, còn hơn 30 trường hợp chưa nhận đền bù để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công đường nối với Quốc lộ 14B.
Sau khi lắng nghe toàn bộ thông tin báo cáo trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu chủ đầu tư dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phải gấp rút đưa công trình vận hành vào ngày 2/9.
“Nếu đến ngày 2/9, đường cao tốc đầu tiên ở miền Trung vẫn chưa thông tuyến thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm với Bộ GTVT”, ông Thể khẳng định.
Cụ thể, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ GTVT dẫn đầu đã có mặt trên tuyến cao tốc đoạn qua thôn Phú Quý 3, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Tại đây, Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã đặt ra hàng loạt câu hỏi chất vấn chủ đầu tư dự án: " Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam hứa đến 31/7/2018 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến mà đến nay vẫn chưa thông xe là vì sao ?", "Công ty hứa đến 30/9 thông xe có chắc không?", "Bao nhiêu tiền của đổ vào đây rồi mà giờ chưa vận hành được là sao? Đến bao giờ mới khánh thành?"...
“Cần tập trung đẩy mạnh thi công. Bình thường 50 đội thi công thì tăng lên 100 đội. Phải tập trung làm chứ kéo dài thì đâu có được. Đặc biệt phải làm đường dân sinh dọc theo trục đường cao tốc. Phải phối hợp với địa phương thống nhất chỗ nào làm, chỗ nào không làm bởi mấy cái đó liên quan đến dân”, ông Thể nhấn mạnh.
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài 140km (qua địa phận TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 5/2013 và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.
Trải nghiệm Cao Tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Bộ trưởng GTVT: Bao nhiêu tiền đổ vào dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mà chưa vận hành là sao?
Tại buổi kiểm tra tiến độ hoàn thành tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đặt câu hỏi: Bao nhiêu tiền đổ vào dự án mà giờ chưa vận hành là sao?
Chiều 2/8, dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Thể (Bộ trưởng GTVT) đã trực tiếp kiểm tra tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ GTVT dẫn đầu đã có mặt trên tuyến cao tốc đoạn qua thôn Phú Quý 3, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Tại đây, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã báo cáo chi tiết đến Bộ trưởng về các tồn tại ảnh hưởng đến tiến hộ hoàn thành dự án.
Ở Quảng Nam, dự án này đã làm 250 căn nhà bị nứt, 68.000m2 đất nông nghiệp bị bồi lấp, 57 đường ngang - đường gom tồn tại chưa thi công, 38 đường ngang - đường gom vướng giải phóng mặt bằng.
Còn ở Quảng Ngãi, dự án đã làm 226 hộ dân bị nứt nhà, 42 đường ngan g- đường gom tồn tại chưa thi công, 10 đường ngang - đường gom vướng giải phóng mặt bằng.
Sau khi lắng nghe báo cáo từ phía Ban Quản lý dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thế đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam hứa đến 31/7/2018 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến mà đến nay vẫn chưa thông xe?; Công ty hứa đến 30/9 thông xe có chắc không?; Bao nhiêu tiền đổ vào đây rồi mà giờ chưa vận hành được là sao?.
“Cần tập trung đẩy mạnh thi công. Bình thường 50 đội thi công thì tăng lên 100 đội. Phải tập trung làm, chứ kéo dài thì đâu có được. Đặc biệt, phải làm đường dân sinh dọc theo trục đường cao tốc. Việc này cần nhanh chóng phối hợp với địa phương để thống nhất chỗ nào làm”, ông Thể yêu cầu Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (nhìn từ thiết bị Flycam)
Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi: Câu hỏi của Bộ trưởng vẫn bỏ ngỏ!
Đưa vào vận hành khi cao tốc chưa hoàn thiện, nếu tai nạn nghiêm trọng xảy ra ai là người chịu trách nhiệm, đó chính là câu hỏi của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhưng vẫn còn bỏ ngỏ câu trả lời.
Nghe thông tin Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hứa rằng ngày 2-9 sẽ thông xe, đưa vào vận hành tuyến cao tốc này, nhiều người phấn khởi vui mừng nhưng xen lẫn một nỗi lo lớn.
Mừng là vì miền Trung nắng gió sắp có một công trình lịch sử, trị giá hơn 34.500 tỉ đồng được đưa vào sử dụng, hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội không chỉ 3 địa phương trực tiếp có cao tốc đi qua mà còn kéo theo sự phát triển của cả vùng, rộng ra là của cả nước. Tuy nhiên, không lo sao được khi tính mạng của người dân chưa được đảm bảo bởi nguy hiểm luôn chực chờ.
Không lo sao được khi chủ đầu tư hứa ngày 2-9 sẽ tổ chức lễ khánh thành, đưa vào vận hành toàn tuyến cao tốc trong khi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - địa phương có đường cao tốc đi qua hứa đến hết quý III (sau 1 tháng kể từ ngày thông xe) mới có thể bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư lắp đặt hệ thống rào chắn, trong khi đây là hạng mục rất quan trọng.
Có thể thấy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã biết rõ và tỏ ra lo lắng về vấn đề an toàn của các phương tiện tham gia giao thông khi công trình chưa thực sự hoàn thiện. Bằng chứng ông đã nhắc đi nhắc lại chuyện chậm lắp đặt rào chắn tại buổi đi kiểm tra trực tiếp hiện trường và buổi làm việc với các địa phương mới đây.
Ông Thể nói với VEC rằng may chưa có chuyện gì xảy ra trên đoạn cao tốc dài 65 km đi từ Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) - (đã vận hành cả năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc lắp đặt rào chắn) chứ lỡ con trâu, con bò của người dân địa phương đi lên đường, gây ra vụ tai nạn giao thông mất 5-10 mạng người thì ai chịu trách nhiệm?
Tuy nhiên, khi nghe chủ đầu tư hứa đến ngày 2-9 thông xe, Bộ trưởng Thể đồng ý dù biết rằng các hạng mục chưa thể hoàn thiện. Vậy, nếu "cái lỡ" như lời Bộ trưởng nói không may xảy ra thật thì ai là người chịu trách nhiệm? Và, dù Bộ trưởng, chủ đầu tư hay có người nào dám đứng ra nhận trách nhiệm thì chính người dân gặp nạn là những người chịu thiệt hại đầu tiên.
Có thể thấy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang rất sốt ruột khi chưa thể sớm đưa tuyến đường này vào hoạt động, ông cho rằng rõ ràng đây là một lãng phí lớn... Tuy nhiên, dù thế nào thì tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu. Nếu lo lắng không đảm bảo an toàn, vì sao không thể đợi đến khi các hạng mục, đặc biệt là hệ thống rào chắn đã được hoàn thiện rồi hẵng thông xe?
Inter
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn