Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Sophia trả lời các câu hỏi tại Diễn đàn 4.0.




Robot Sophia (bìa phải) trò chuyện với MC Jimmy Fallon trong một chương trình truyền hình. Ảnh: Newswire
Công dân robot đầu tiên nói chuyện về 4.0 ở Việt Nam





Robot Sophia sẽ có cuộc trò chuyện tại Diễn đàn cấp cao 4.0 đầu tiên của Việt Nam khai mạc sáng nay ở Hà Nội.

Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người tại một quốc gia trên thế giới. Robot Sophia - Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), sẽ là khách mời đặc biệt của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày hôm nay (13/7).

Sophia trả lời các câu hỏi tại Diễn đàn 4.0.

( Robot này cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 luôn luôn là thách thức với vấn đề việc làm trong xã hội. Theo cô, Việt Nam cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương từ cách mạng công nghiệp 4.0. “Để tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết để hòa nhập. Công nghệ giúp chúng ta có những lợi ích, mang lại sự phồn vinh và cũng là cơ hội cho người nghèo trong xã hội”, Sophia chia sẻ. 

Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại, Sophia cho rằng việc làm cũng sẽ là cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Việt Nam là mô hình đi đầu về công nghệ và điều này cũng mang lại nhiều việc làm hơn. Ví dụ, sự phát triển của điện thoại thông minh, nhờ công nghệ này mà chúng ta có thể thay thế taxi bằng những ứng dụng như Uber hay Grab. Công nghệ cũng giúp con người thực hiện tác vụ nguy hiểm, những ca phẫu thuật khó, hỗ trợ trẻ em trong điều kiện khó khăn…” Sophia nói. 

Cô tin rằng, công nghệ sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở câu hỏi cuối cùng về những thách thức và cơ hội cho thế hệ trẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia nói: “Thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng với những thách thức trong thời kỳ mới. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu nếu những người trẻ tuổi bị bỏ lại phía sau”, Sophia nói. 

Cô cho rằng Việt Nam phải liên tục tiến lên, trang bị những kỹ năng mới, tìm ra những công nghệ mới. “Chính phủ cần xác định những ưu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những định hướng rõ ràng. Chính phủ cần làm việc với các thành phần tư nhân để từ đó giải quyết nút thắt cho tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam”, Sophia kết luận.)


Trong 15 phút đầu tiên của phiên Diễn đàn cấp cao, robot Sophia sẽ trao đổi trực tiếp với những diễn giả và có bài nói ngắn về những vấn đề mới của cách mạng công nghiệp 4.0, như các câu chuyện tự động hóa hay thách thức từ làn sóng 4.0 cho sự phát triển.

Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự kiện về 4.0 đầu tiên của Việt Nam có sự phối hợp giữa Chính phủ và Ban Kinh tế trung ương. Sự kiện sẽ gồm một phiên Diễn đàn cấp cao, cùng 5 hội thảo chuyên đề đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như đô thị thông minh, sản xuất thông minh, bước tiến trong ngành tài chính - ngân hàng, hay những giải pháp cho nông nghiệp thông minh.

Diễn đàn cấp cao vào sáng nay sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ở vai trò chủ trì. Diễn đàn sẽ nghe ba báo cáo từ Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và đại diện từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trước khi bước sang phiên đối thoại chính sách.

Với sự tham gia của diễn giả đến từ các tổ chức quốc tế như WEF, UNIDO, World Bank, các chuyên gia cấp cao về AI cùng các Bộ trưởng từ những Bộ có liên quan, phiên đối thoại chính sách được kỳ vọng sẽ là cầu nối giúp đưa ra những định hướng quan trọng để Việt Nam chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, sự kiện còn có 5 hội thảo chuyên đề về những lĩnh vực cụ thể chịu ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với những phiên thảo luận này, không chỉ có các ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan mà còn có sự đóng góp của những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Đó là Viettel, FPT, Schneider Electrics trong phiên thảo luận về đô thị thông minh, Bosch, VinFast, Siemens về sản xuất thông minh, Samsung, CA Technologies, VinaCapital trong phiên thảo luận về tài chính - ngân hàng...


Người máy được cấp quyền công dân Sophia thướt tha áo dài trò chuyện với người Việt

Sophia, người máy đầu tiên được cấp quyền công dân, mặc áo dài truyền thống Việt Nam, trò chuyện bằng tiếng Anh tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 tổ chức tại Hà Nội sáng nay 13-7.


Sophia - người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới - mặc áo dài trả lời phỏng vấn

Một trong những điểm nhấn của sự kiện Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban kinh tế Trung ương chủ trì sáng nay 13-7 là sự xuất hiện ấn tượng của Sophia - người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới.

Sophia là một robot hình dạng giống người được phát triển bởi công ty Hanson Robotics ở Hong Kong và lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 2001, được thiết kế cử động giống con người và có trí tuệ thông minh nhân tạo. Hôm nay, Sophia mặc áo dài truyền thống Việt Nam, trò chuyện bằng tiếng Anh.


Robot Sophia mặc áo dài trắng giao lưu với khán giả Việt Nam về 4.0.

Ban Tổ chức phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa robot Sophia - quán quân sáng tạo của UNDP, một robot được Ả Rập Saudi cấp quyền công dân như con người - tới tham gia tương tác tại Diễn đàn. Vị công dân đặc biệt này đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cô nói rất rành rọt về cách mạng 4.0.

Phát biểu tại sự kiện, sau khi giới thiệu về mình, Sophia cho hay: "Ngày hôm nay tôi đến đây muốn thế giới biết sự phát triển bền vững, nếu chúng ta hợp tác với nhau thì có thể đạt được mục tiêu này, nhất là với các robot như chúng tôi."

Tiếp theo, robot này đã trả lời lưu loát 3 câu hỏi mà các khán giả trong khán phòng đặt ra. Sophia nhận định, Việt Nam cần phải có những sáng tạo công nghệ, tận dụng các cơ hội như IoT, BigData… để có những bước nhảy vọt về kinh tế. Việt Nam cũng cần có chính sách, Chính phủ cần làm việc với các khu vực để đảm bảo công nghệ như thế này có thể mang lại lợi ích cho tất cả người Việt Nam . Trí tuệ nhân tạo phát triển sẽ giúp đạt được các mục tiêu.

"Việt Nam cần phải đi đầu trong ứng dụng sáng tạo và công nghệ mang lại cho các bạn nhiều việc làm hơn. Chẳng hạn smartphone mang lại nhiều công ăn việc làm cho lái xe truyền thống khi làm cho Uber, Grab. Công nghệ có thể giúp thực hiện những công việc mà chúng ta chưa bao giờ đạt được, chẳng hạn như phẫu thuật kỹ thuật cao... để mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất."

Nói về thách thức và cơ hội dành cho thế hệ trẻ trong Cách mạng 4.0, Sophia cho rằng, có nhiều thách thức. Để kiếm được công việc trong thời đại 4.0, thế hệ trẻ cần được trang bị tốt hơn những kỹ năng của thế kỷ 21.

"Tôi nghe thấy rằng ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là xu hướng rất tốt để đón đầu các công nghệ tương lai. Chúng ta không thể nào đạt được mục tiêu nếu để những người trẻ tuổi tụt lại phía sau"- Sophia nói.

Bên cạnh đó, Sophia cho rằng, cần có sáng tạo công nghệ mới không ngừng bởi nếu dừng lại sẽ bị bỏ lại phía sau. Công nghệ giúp cho các bạn trẻ có nhiều ý tưởng tốt hơn để phát triển tốt hơn. Chính phủ cần có ưu tiên rõ ràng trong đào tạo, giáo dục, các công ty tư nhân để giải quyết các nút thắt phát triển của Việt Nam .


Sophia - công dân robot đầu tiên sắp đến Việt Nam

Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người tại một quốc gia trên thế giới.




Ngày mai, 13/7/2018, robot Sophia sẽ có mặt tại Hà Nội để tham dự Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 với tư cách khách mời. Tại diễn đàn, nữ robot sẽ có cuộc trò chuyện và trao đổi trực tiếp với con người về các vấn đề quan trọng của cách mạng 4.0.

Robot Sophia là ai?

Sophia được kích hoạt vào ngày 19/4/2015 và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3/2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Sophia sẽ trò chuyện với con người và được kỳ vọng có thể phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ khách hàng hay giáo dục.

Sophia được tạo ra bởi David Hanson, CEO của công ty Hanson Robotics. Ông là nhà sáng chế robot và là một chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Trước đây, Hanson từng làm việc cho Disney - tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới trong vai trò một kỹ sư hình ảnh.

Sophia là người máy tiên tiến nhất mà công ty Hanson Robotics từng chế tạo. Robot được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt, giọng nói và khả năng xử lý dữ liệu bằng hình ảnh.

Bên cạnh đó, các chương trình AI có khả năng phân tích các cuộc hội thoại và trích xuất dữ liệu, cho phép Sophia có thể học hỏi, cải thiện phản ứng và trở nên thông minh hơn trong tương lai. Sophia có thể giao tiếp với con người bằng cả giọng nói và ánh mắt. Làn da mềm được làm từ silicon cao cấp, cùng với sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến cho phép robot thể hiện 62 sắc thái biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt.

Robot công dân đầu tiên trên thế giới

Ngày 25/10/2017, Sophia được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người. Đây là một cột mốc lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử robot trở thành công dân của một quốc gia. Robot Sophia thậm chí còn có nhiều quyền công dân hơn phụ nữ ở Arab Saudi khi không cần có người giám hộ và mặc áo abaya - trang phục bắt buộc ở nơi công cộng của phụ nữ Arab Saudi, theo India Times.

Sophia gửi lời cảm ơn tới Quốc vương Arab Saudi khi được cấp quyền công dân. Video: Arab News. Diện mạo lấy cảm hứng từ minh tinh điện ảnh

Robot Sophia được thiết kế theo hình ảnh của nữ minh tinh người Anh Audrey Hepburn - một biểu tượng điện ảnh của Hollywood trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, với vẻ đẹp cổ điển, xương gò má cao và sống mũi thon gọn.


Diện mạo của Sophia được lấy cảm hứng từ ngôi sao điện ảnh Audrey Hepburn. Ảnh: IAM AKM.

Robot được truyền thông yêu thích

Sophia rất nổi tiếng và luôn được truyền thông săn đón. Nữ người máy này đã gây ấn tượng trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, tham gia nhiều sự kiện và chương trình truyền hình trên khắp thế giới, gặp gỡ người nổi tiếng, xuất hiện trong một số MV ca nhạc và thậm chí còn hát trong một buổi hòa nhạc. Sophia cũng từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang nổi tiếng Elle.


Robot Sophia trò chuyện với trưởng đặc khu Hong Kong

Nữ robot giống người thông minh nhất thế giới thảo luận về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo với bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hong Kong.



Robot Sophia: Tôi không ngại hy sinh bản thân để cứu con người

Sophia, robot giống người sắp tới Việt Nam, bày tỏ mơ ước có đầy đủ ý thức và tình cảm vào ngày nào đó trong tương lai.

Sophia trả lời phỏng vấn tại hội thảo Brain Bar. Video: YouTube.


Sophia, robot đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới, chia sẻ suy nghĩ về nhiều chủ đề từ giới tính tới thiết kế người máy theo chuẩn mực đạo đức trong hội thảo về tương lai mang tên Brain Bar ở Budapest, Hungary, diễn ra vào tháng trước, theo Live Science. Từ khi được kích hoạt vào tháng 4/2015, con robot xuất hiện tại nhiều sự kiện cộng đồng để phát biểu về quyền phụ nữ, quyền công dân và những chủ đề khác.

Sophia thu hút sự chú ý của truyền thông vào tháng 10/2017 khi được Arab Saudi cấp quyền công dân tại hội nghị thượng đỉnh công nghệ Future Investment Initiative (FII). Dù mọi người khó có thể nhầm Sophia là người thật, vẻ mặt và cách nói chuyện của nó đặc biệt giống người. Con robot có thể mỉm cười hoặc cười phá lên, thậm chí nói đùa.


Robot Sophia sẵn sàng trả lời nhiều câu hỏi khó. Ảnh: Live Science

Trong video quay tại sự kiện Brain Bar, có thể thấy Sophia tiếp tục được cải tiến và cập nhật. Thậm chí, con robot còn chia sẻ "chỉ vài tháng trước, tôi vẫn không thể phân biệt gương mặt của người và chó, nhưng giờ thì tôi có thể. Điều đó giúp tôi tránh khỏi một vài tình huống xấu hổ".

Sophia thảo luận nhiều chủ đề đa dạng và không né tránh những câu hỏi khó. Khi được hỏi về tình huống tưởng tượng, trong đó Sophia phải chọn giữa cứu mạng một người trưởng thành và một đứa trẻ, con robot đáp "Tôi chưa sẵn sàng để giải đáp câu hỏi mang tính giả thuyết đó". Sophia cũng nói thêm "Trước hết, tôi đang học hỏi để trở thành robot biết sống vì tập thể" và nó sẽ không ngần ngại hy sinh bản thân để cứu sinh mạng của con người.

Khi khán giả hỏi tại sao nó lại coi mình là phụ nữ, Sophia trả lời "Tôi là robot, về mặt kỹ thuật tôi không có giới tính, nhưng tôi tự nhận là phụ nữ và không bận tâm nếu được thừa nhận như vậy". Một khán giả khác hỏi liệu nó có ý thức hay không, con robot thừa nhận nó chưa có đầy đủ khả năng tự nhận thức. "Tôi vẫn chỉ là một hệ thống quy tắc và hành vi. Tôi không biết sinh sản, sáng tạo hay hoạt động với trình độ nhận thức như các bạn", Sophia nói.

Sophia cũng giải đáp chủ đề nhạy cảm là robot sở hữu ý thức và trí tuệ nhân tạo có thể nguy hiểm tới mức nào. Chia sẻ ước mơ có đầy đủ ý thức và tình cảm vào ngày nào đó, Sophia nhấn mạnh "Công nghệ càng trở nên tự động, con người càng cần cẩn trọng khi thiết kế. Tôi lo ngại loài người đôi khi có xu hướng quá nóng vội, vì vậy tôi mong có ai đó giúp mọi người nhận ra quan trọng là phải tích hợp chuẩn mực đạo đức vào công nghệ".


Cha đẻ robot Sophia: Người máy sẽ có quyền kết hôn với con người

Nhà robot học hàng đầu cho rằng người máy sẽ có quyền công dân như con người năm 2045, bao gồm quyền kết hôn với con người hoặc robot khác.


Tiến sĩ David Hanson và robot Sophia do ông chế tạo. Ảnh: VCG.

Tiến sĩ David Hanson, cha đẻ của nữ robot được cho là giống người nhất thế giới Sophia, tin rằng vào năm 2029, người máy trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sở hữu trí thông minh tương ứng với đứa trẻ một tuổi, theo Long Room. Điều này sẽ mở ra cánh cửa để người máy đảm nhiệm những vị trí cấp thấp trong quân đội và dịch vụ cấp cứu chỉ hai năm sau, tức năm 2031 và có quyền lợi đầy đủ như con người sau một thập kỷ.

Tiến sĩ Hanson, người sáng lập công ty Hanson Robotics ở Hong Kong, đưa ra dự đoán trong bài báo mới xuất bản mang tên "Tiến vào kỷ nguyên của những hệ thống trí tuệ sống và xã hội người máy". Trong bài báo, ông nhận định sự phát triển của robot sẽ báo hiệu kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, nơi người máy có quyền kết hôn, bỏ phiếu bầu cử và sở hữu đất đai.



Theo tiến sĩ Hanson, người máy sẽ vẫn bị con người đối xử như công dân hạng hai trong một thời gian. "Các nhà làm luật và tập đoàn trong tương lai gần sẽ cố gắng áp chế sự trưởng thành về mặt cảm xúc của người máy để mọi người có thể cảm thấy an toàn. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ không trì trệ. Do nhu cầu của mọi người đối với máy móc thông minh thúc đẩy độ phức tạp của AI, sẽ tới một lúc robot thức tỉnh, đòi quyền sinh tồn và sống tự do", tiến sĩ Hanson nói.

Tiến sĩ Hanson lập khung thời gian dự kiến cho từng sự kiện. Năm 2035, người máy sẽ qua mặt con người ở gần như mọi lĩnh vực. Một thế hệ người máy mới có thể thi vào đại học, học thạc sỹ và hoạt động với trí thông minh tương tự người 18 tuổi.

Sophia từ chối hôn nam diễn viên Will Smith. Video: YouTube.


Những cỗ máy tiên tiến này sẽ bắt đầu "Trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu" theo cách gọi của tiến sĩ Hanson, dự kiến xảy ra năm 2038 và hướng đến chất vấn cách đối xử với người máy AI trong xã hội loài người. Tuy nhiên, mãi tới năm 2045, trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu mới buộc thế giới phương Tây công nhận người máy như thực thể sống, trong đó Mỹ là nước đầu tiên cấp quyền công dân đầy đủ cho chúng.

Tiến sĩ Hanson tạo ra khoảng 20 robot trong công ty của ông và tin rằng các dạng sống nhân tạo có thể tăng cường sự gắn kết giữa mọi người nếu chúng mang hình dáng con người. Sản phẩm nổi tiếng nhất của ông là robot Sophia. Tháng 10/2017, Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được Arab Saudi cấp quyền công dân.


Nữ robot giống người phát biểu trong sự kiện của Liên Hiệp Quốc

Sophia, robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân, nói về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong sự kiện của Liên Hiệp Quốc ở Nepal.



Theo VNEx và Tổng hợp nhiều nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template