Giáo sư mặc quần... ngắn, áo vest giảng bài trước sinh viên
Vào hai ngày 22 và 23.4, trong chương trình Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo), GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã mặc quần ngắn, áo vest (hoặc áo thun), để giảng bài.
GS Trương Nguyện Thành mặc quần ngắn, áo vest giảng bài trước đông đảo sinh viên Hình ảnh này ngay lập tức dẫn đến tranh luận mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Tiết lộ từ Giáo sư chuyên lĩnh vực hoá học Trương Nguyện Thành, Utal - Mỹ
Giáo sư Việt kiều tại Mỹ gọi sự cố cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh là "thảm hoạ môi trường", chất cực độc gây ra hiện tượng này có thể là “Kim loại nặng”
- Chất này có khả năng gây ung thư
- Ảnh hưởng đến nhiều thế hệ
- Nguy hiểm đến tính mạng con người hơn cả “Chất độc màu da cam”
Ps. Giáo sư Trương Nguyện Thành, 24 năm giảng dạy tại Đạị học Utal - Mỹ. Viện trưởng Viện khoa học và công nghệ tính toán, Tp HCM
Xem video
Những hình ảnh ban đầu được đưa lên trên facebook của một chuyên gia giảng dạy về khởi nghiệp. Hình ảnh này cho thấy GS Thành đang ngồi chia sẻ trên hàng ghế diễn giả với hai khách mời khác. Trong đó, hai khách mời mặc áo quần bình thường nhưng ông Thành lại mặc áo thun, quần ngắn nói chuyện. Phía dưới là các sinh viên đặt câu hỏi cho diễn giả.
Trong một số hình ảnh khác đưa lên các trang facebook, ông Thành cũng mặc quần ngắn, áo thun để trao đổi với sinh viên cũng như trao giải thưởng về ý tưởng khởi nghiệp. Trước đó, ngày 22.4, ông lại mặc quần ngắn, áo vest để giảng bài trước đông đảo sinh viên.
Một sinh viên cũng cho biết sau buổi này, ông Thành có phát biểu khi tham dự hội thảo giới thiệu chương trình giáo dục thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh. Hội thảo có nhiều khách mời học vị cao và sinh viên nhiều trường đại học khác. Và ông cũng mặc đồ này lên phát biểu.
Những hình ảnh này ngay lập tức gây ra những phản ứng trái chiều. Comment trên facebook này, anh Minh Hạnh cho rằng: “Cho dù anh vĩ đại cỡ nào nhưng không tôn trọng người cùng ngồi với mình. Anh bắt đầu nổi tiếng đấy nhưng giá trị bản thân sẽ tỉ lệ nghịch với điều này”. Một người khác cho rằng ở Mỹ, chuyện này là bình thường, nhưng văn hóa Á Đông không cho phép làm như vậy.
Trao đổi về việc này, GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen, cho biết: “Hình ảnh đó là trong buổi học nói về việc làm sao phát triển tư duy sáng tạo. Ở đó, tôi nói rằng muốn phát triển tư duy sáng tạo thì cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng, không có gì giới hạn suy nghĩ của mình. Cần phải nghĩ vượt qua tầm giới hạn trong định kiến xã hội, gò bó trong ý tưởng, trong những gì chúng ta cho là được và không được… thì mới có khả năng sáng tạo. Nếu không sẽ luẩn quẩn trong những điều hiện có và không thể đột phá được.
Trong buổi học đó, tôi có cho một ví dụ: “Các em cầm quả trứng trên tay, làm gì được nếu không chỉ để ăn?”. Ví dụ thứ 2 là tôi bận bộ đồ vest như thế này, muốn sáng tạo thì tôi có thể làm gì với nó? Đó là lúc tôi chuyển sang mặc quần ngắn, mang vest. Đưa thí dụ như vậy để sinh viên cũng không ngờ thầy làm như vậy. Nghĩa là trước đó họ bị rào cản trong tư tưởng là cái đó không được làm. Chính vì ý tưởng như vậy giúp sinh viên thoát khỏi và phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Con người sáng tạo không phải tự nhiên một ngày có ngay sáng tạo mang đến tác động mạnh mẽ cho xã hội mà sẽ có sáng tạo nho nhỏ mỗi ngày một ít. Ví dụ đi cắt tóc, thay vì cắt kiểu bình thường, chúng ta cắt một kiểu lạ hơn. Ăn cơm thường bằng tay phải, thử ăn tay trái đi… Chúng ta sẽ thấy có hiệu ứng khác, đầu óc sẽ sáng tạo hơn. Đó là cách để phát triển tư duy sáng tạo”.
Ông Thành cũng cho biết những người có nhận xét tiêu cực chỉ nhìn thấy tấm hình nhưng không biết điều gì xảy ra trước đó và câu chuyện dẫn đến tấm hình đó. Chỉ nhìn tấm hình nói thì chưa hoàn toàn chính xác và chưa nói lên thật sự hết ý nghĩa của nó. Họ quá vội vàng đánh giá một sự việc mà không biết được sự việc đó trong bối cảnh nào và diễn biến ra sao.
Khi được hỏi ông có nghĩ rằng việc làm này có phù hợp với văn hóa Việt Nam hay không, GS Thành cho rằng: “Thật sự Mỹ hay Việt Nam không khác gì ở việc sáng tạo. Chỉ khác về cách nhìn.
Tôi không bận đồ như vậy đi ra ngoài được vì xã hội không cho phép. Nhưng trong lớp học, vào thời điểm đó, tôi dùng để minh chứng việc không giới hạn trong tư tưởng của mình. Mỗi xã hội đánh giá một khác. Ví dụ ở các nước Đông Âu như Na Uy, Thụy Sĩ, vào mùa hè họ khỏa thân tắm biển là chuyện bình thường. Nhưng việc làm này ở biển Việt Nam thì không bình thường. Người Việt Nam cũng không ai làm vậy”.
Đọc thêm
Vị Giáo sư Viện trưởng “ngày Mỹ đêm Việt”
Vượt qua hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cha bệnh tật, từng làm đủ việc kiếm sống để giờ đây ông trở thành Giáo sư Đại học Utah (Mỹ).
Mặc dù, đã giành được nhiều giải thưởng danh giá ở nước ngoài, nhưng đối với Giáo sư - Tiến sĩ Trương Nguyện Thành thì không gì vui sướng hơn khi được dốc sức cho công việc chuyên môn và đóng góp cho quê hương.
GS Trương Nguyện Thành, cậu học trò làm thuê
Giáo sư Trương Nguyện Thành sinh năm 1961 ở Quy Nhơn, Bình Định, là người con thứ hai trong một gia đình có 7 anh em. Tuổi thơ, cậu bé Thành sống trong sự nuôi dạy của ông nội trong ngôi nhà ngói đỏ, giữa vườn dừa, cách sông Lại Giang chừng nửa cây số, nơi chứa rất nhiều kỷ niệm đẹp và ảnh hưởng đến thế giới quan của ông sau này.
Năm 10 tuổi, Trương Nguyện Thành rời Bình Định theo ba mẹ vào Gò Vấp, Sài Gòn. Thật không may, ba Thành lâm bệnh, bị bán thân bất toại vì nhồi máu cơ tim. Ngày ấy, cuộc sống của gia đình suy sụp nhanh chóng do ba ông là người nuôi cả gia đình. Vì vậy, tuy mới 11 tuổi nhưng cậu bé Thành đã biết hằng ngày ra đứng ở chợ Gò Vấp, cạnh bến xe lam, để bán thuốc lá phụ mẹ nuôi sống gia đình và chăm sóc thuốc thang cho người cha bệnh tật. Đến năm 16 tuổi, gia đình Trương Nguyện Thành chuyển về quê ngoại ở Lái Thiêu (Bình Dương). Khi ấy, Thành đã đứng ra tự cất ngôi nhà bằng đất trộn rơm để mấy anh em có chỗ che mưa nắng, rồi mua một miếng ruộng nhỏ và hai con trâu con, bắt đầu tập cày để đi cày mướn, nuôi sáu người em. Từ đó, chẳng có việc gì thuộc về nghề nông từ chăn trâu, cày, bừa, rồi cắt, gặt, đập lúa hay trồng khoai, bắt cá... mà ông không làm được
“Cú huých” từ người thầy
Do bận cày thuê, Thành là cậu học sinh "biếng học" trong lớp. Tuy nhiên, có người nhìn ra khả năng của cậu. Đó là ông giáo Đỗ, thầy dạy Toán của Thành ở Trường Trung học Lái Thiêu. Năm 1979, năm đầu tiên tổ chức thi Học sinh giỏi Toán toàn quốc, thầy Đỗ đưa ra vài bài toán mẹo cho cả lớp làm. Các trò giỏi trong lớp không ai giải được. Lúc ấy, cậu học sinh Trương Nguyện Thành mới giơ tay xin phát biểu: "Mấy bạn giỏi đều không làm được. Vậy không biết thầy có muốn nghe ý kiến của trò dở không?". Và cậu "trò dở" ấy đã làm thầy phải ngạc nhiên vì óc tư duy logic và khả năng Toán học tốt của mình. Sau đó, thầy gặp riêng Thành và hỏi: "Em thông minh, nhưng sao không cố gắng học?". "Thưa thầy, em phải đi làm để kiếm cơm, em cũng không có tiền mua sách vở", cậu học sinh nghèo đáp. Nghe vậy, thầy Đỗ không nói gì, nhưng hôm sau, thầy mang sách vở đến cho Thành mượn và bảo: "Đây là những sách toán của thầy lúc thầy còn đi học Sư phạm. Em lấy về đọc cho vui. Tháng sau thi học sinh giỏi toàn tỉnh, thầy muốn em đi thi".
"Cảm động vì tấm lòng của thầy và không muốn phụ lòng thầy, nên tôi cố gắng đọc qua. Kết quả là tôi đậu vào đội học sinh giỏi toán của tỉnh. Từ đó, tôi tự tin hẳn và bắt đầu ham học. Buổi tối, dù mệt mỏi vì ngày phải đi làm thuê, nhưng tôi vẫn cố thắp đèn dầu lên học. Con đường học vấn của tôi chuyển sang một bước mới...", nhớ lại những ngày ấy, Giáo sư Trương Nguyện Thành bồi hồi cảm động nhắc đến người thầy đã hướng anh đi theo con đường của tri thức. Chàng sinh viên độc đáo
Năm 18 tuổi, Thành sang Mỹ học đại học. Đang học năm thứ 2, Trương Nguyện Thành đến gặp thầy Mark Gordon, Giáo sư của Đại học North Dakota, và hỏi: "Nghiên cứu khoa học có khó không, thưa thầy? Có phải chỉ những người có bằng đại học và đang học cao học mới nghiên cứu được?". Thấy nhiệt huyết của chàng sinh viên trẻ người Việt, thầy Mark Gordon không muốn làm anh thất vọng, nên trả lời: "Nghiên cứu tuy khó nhưng có những vấn đề sinh viên đại học cũng có thể làm được". Thế là Thành nắm lấy cơ hội và mạnh dạn hỏi: "Thứ hai tuần sau, em đến làm cho thầy được không?". Bị đặt vào tình thế không thể từ chối, Giáo sư Mark Gordon đành nhận lời một cách "bất đắc dĩ", và Trương Nguyện Thành bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm đại học thứ 2 - một điều hiếm, ngay với sinh viên Mỹ.
Tuy ban đầu chưa được Giáo sư Mark Gordon mấy tin tưởng, nhưng chẳng bao lâu sau Trương Nguyện Thành đã chinh phục hoàn toàn người thầy của mình. Khi ra trường, anh đã có bốn bài báo khoa học được in trên những tạp chí quốc tế uy tín, và đủ tài liệu để xuất bản thêm hai bài nữa sau khi vào cao học, tài liệu nghiên cứu đủ để viết một đồ án Tiến sĩ ở Mỹ.
Vị Giáo sư Tiến sĩ uy tín của Đại học Utah
Năm 1985, Trương Nguyện Thành tốt nghiệp Đại học North Dakota loại giỏi, ngoài bằng hóa học, anh còn lấy luôn bốn bằng phụ về Lý, Toán, Kế toán và Công nghệ thông tin. Nhận thấy tài năng của người học trò yêu, Giáo sư Mark Gordor lại khuyên Thành học tiếp và giới thiệu anh với những người bạn của mình là những giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực hóa học. Trương Nguyện Thành lại được học tập với những người thầy nổi tiếng như Giáo sư Donald Truhlar, Giáo sư Andrew McCammon. Năm 1990, anh lấy bằng Tiến sĩ, và giành được Giải thưởng của Hội đồng Khoa học Quốc gia Mỹ. Anh học tiếp sau Tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý. Năm 1992, Đại học Utah mời anh về làm Giáo sư chính thức giảng dạy môn hóa lượng tử. Năm 1993, Giáo sư Thành lại đoạt giải là một trong những nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng của Mỹ. Giải thưởng 500.000USD được anh dùng cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, Trương Nguyện Thành được phong Giáo sư Cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp Giáo sư ở Mỹ) khi mới 41 tuổi. Từ 1992 đến nay, Giáo sư Trương Nguyện Thành đã có hơn 160 bài báo được in trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Phát triển ngành khoa học mới mẻ cho quê hương
Gặt hái liên tục những thành công trên đất Mỹ, nhưng mong muốn đóng góp chất xám cho quê hương luôn là sự thôi thúc trong lòng nhà trí thức người Việt này. Nhận thấy trong nước còn rất nhiều sinh viên tài năng không có cơ hội, anh đã dùng tiền nghiên cứu để cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu ở Mỹ. Những năm gần đây, bên cạnh việc giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Utah, Giáo sư Trương Nguyện Thành còn nhiều lần về giảng dạy đại học tại TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2005, Giáo sư Thành được Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh khi đó là Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán, chuẩn bị cho việc phát triển ngành khoa học mới mẻ này tại Việt Nam. Sau đó, Giáo sư Thành được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP. Hồ Chí Minh. “Phân thân” giữa 2 bờ đại dương
Giáo sư Thành thường làm việc online về đêm để điều hành công việc từ xa. Ngoài công việc ban ngày tại khoa Hoá của Đại học Utah, hằng tuần, các cuộc họp giữa Viện trưởng ở Mỹ với các nhân viên ở Việt Nam và các trưởng phòng thí nghiệm ở Canada, Australia, Ba Lan và Mỹ đều được thực hiện qua Internet. Một năm,Viện trưởng chỉ về nước làm việc vài lần để trực tiếp giải quyết một số vấn đề thực sự cần thiết.
Trong vai trò đồng Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TPHCM, Giáo sư Trương Nguyện Thành cho biết, mục tiêu hàng đầu của Viện là xây dựng một môi trường nghiên cứu hiện đại với phong cách làm việc như các nước tiên tiến. Viện sẽ là nơi thu hút, tập họp và xây dựng đội ngũ các nhà khoa học tính toán có trình độ quốc tế để đưa khoa học và công nghệ tính toán vào trong các ngành khoa học kỹ thuật khác, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy gia tăng phát triển nền kinh tế tri thức.
“Đừng ngồi chờ cơ hội tự tìm đến”
Theo Viện trưởng Trương Nguyện Thành, từ nay đến năm 2013, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TP. Hồ Chí Minh sẽ liên kết với các cơ sở trong nước và quốc tế để phát triển các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; tổ chức ngày hội việc làm và hội thảo khoa học. Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu sẽ trở thành một tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tính toán có uy tín ở châu Á.
Nhận xét về thế hệ sinh viên ngày nay, Giáo sư Thành tin tưởng rằng: "Sinh viên Việt Nam có triển vọng tốt, nếu có cơ hội. Việt Nam cần tạo môi trường để họ có thể phát huy sau khi tốt nghiệp". Anh cũng khuyên, để có được thành công các bạn trẻ cần "không bao giờ bỏ cuộc, dù chỉ là một việc nhỏ. Theo tôi, thành công hay không của mỗi người nằm ở ba điều kiện: cơ hội, sự quyết tâm và khả năng. Khả năng không quan trọng bằng quyết tâm. Và cũng phải biết kiên trì chuẩn bị để khi cơ hội đến thì có đủ khả năng bắt lấy, chứ đừng ngồi chờ cơ hội tự tìm đến".
GS-TS Trương Nguyện Thành
Hiệu phó điều hành trường Đại học Hoa Sen: “Trí thức phải có dũng khí và trách nhiệm công dân”
38 năm ở Mỹ và thành danh trên con đường khoa học, GS-TS Trương Nguyện Thành trở về nước, làm hiệu phó điều hành Trường Đại học Hoa Sen, với tâm nguyện xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Qua cuộc trò chuyện với giáo sư, có thể hiểu rằng, đích đến của ĐH Hoa Sen không chỉ là đào tạo con người học thuật.
TS Trương Nguyện Thành
Từ giã Trường ĐH Utah Mỹ để về làm việc cho ĐH Hoa Sen, một lựa chọn kỹ lưỡng hay chỉ là sự tình cờ của số phận thưa giáo sư?
- Quyết định đó làm ngỡ ngàng gia đình tôi và các đồng nghiệp bởi vì quá bất ngờ. Nhưng với tôi, đã có một sự chuẩn bị cho ngày về từ 10 năm trước. Càng ngày niềm mong muốn trở về càng thôi thúc. Khi còn trẻ cảm xúc đó trong tôi không mạnh mẽ, nhưng bạc tóc rồi nỗi nhớ quê hương cứ cồn cào, cứ day dứt khôn nguôi. Cổ thi có câu: “Cử đầu vọng minh nguyệt. Đê đầu tư cố hương” (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ quê nhà). Sự chọn lựa của tôi với quê hương là vậy, không phải là sự ngẫu nhiên của số phận.
Sự chuẩn bị trở về của giáo sư không chỉ là nỗi lòng mà bằng những việc đã làm ở VN?
- Tháng 10.2014, tôi sáng lập Mạng lưới các nhà khoa học VN trên thế giới ivanet.org với mục tiêu tập hợp những người làm khoa học gốc Việt giúp đỡ lẫn nhau, tạo cơ hội hợp tác và giúp đỡ các nhà khoa học trẻ tại VN. Đầu năm 2007, tôi được tín nhiệm giao trọng trách Viện trưởng khoa học Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TPHCM, ngoài ra còn hướng dẫn cho các nghiên cứu sinh VN, tôi đã trở về từ những ngày đó.
Lần này là một sự trở về trọn vẹn, và với công việc mới, liệu có phải là một thử thách với giáo sư?
- Để xây dựng một trường đại học có chất lượng học thuật cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế luôn là một thử thách. Hiện nay các quốc gia cạnh tranh quyết liệt về nguồn nhân lực cấp cao, nếu quốc gia nào không cạnh tranh được thì lao động cấp cao các nước khác sẽ đến giữ những vai trò quản lý chủ chốt. Vậy thì, ĐH Hoa Sen không chỉ đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, mà chú trọng đến năng lực lãnh đạo, quản lý, cung cấp những sinh viên chất lượng cao ngang với trình độ của các nước trong khu vực. Tôi luôn thao thức một điều, sản phẩm đào tạo đại học là những trí thức cho đất nước, nhưng trước hết là lo cho chính từng cá nhân và gia đình của họ. Sinh viên ra trường kiếm được việc làm thu nhập tốt, họ sẽ nuôi dạy con cái ăn học tử tế. Cho nên, giáo dục đại học ảnh hưởng đến cuộc đời, dòng họ của một con người. Chỉ nghĩ điều đó thôi, đủ thấy trách nhiệm của mình rất lớn.
Đã có nhiều trường tự nhận có chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, nhưng thực chất không phải như vậy, đó là một thực tế phải không thưa giáo sư?
- Với kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy mấy chục năm ở Mỹ, tôi có thể thiết kế chuyên môn và tổ chức giảng dạy đạt chất lượng quốc tế. Nhưng ngoài học thuật, điều quan trọng hơn là đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức, khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Có những việc tưởng rất nhỏ nhưng lại là việc lớn, như biết xếp hàng, biết đúng giờ, không xả rác, lễ phép với người trên, ra đường gặp đám tang phải cởi nón, cúi đầu, tham gia cứu trợ đồng bào vùng thiên tai. Tôi đã suy nghĩ nhiều về hệ giá trị để trang bị cho sinh viên và tạm thời đặt ra bốn chữ: Dũng, Nhân, Trí, Tự. Nhân là lòng bác ái, là lòng trắc ẩn, thì rõ rồi, tri thức là đương nhiên, nhưng cần phải hiểu chữ “Dũng” trước tiên là chiến thắng chính bản thân mình. Còn “Tự” là tự lập, là xây dựng bản lĩnh cá nhân, độc lập suy nghĩ, có tư duy phản biện, khẳng định mình bằng giá trị khác biệt.
Theo giáo sư, giới trẻ hôm nay có “Dũng” và có “Tự” không?
- Tôi từng phân tích rằng, đa số giới trẻ chưa dám vượt qua phạm vi an toàn của bản thân cho nên chưa “Dũng”. Có nghĩa chỉ mong tìm việc làm, thu nhập cao, và cho đó là mục đích của đời mình. Nhưng bản lĩnh trí thức là dám dấn thân và sẵn sàng chấp nhận thất bại để khởi nghiệp, tạo ra những giá trị có tầm ảnh hưởng rộng, phục vụ lợi ích chung cho xã hội, thậm chí thay đổi được thế giới. Dám dấn thân là “Dũng”, và tất nhiên muốn làm được việc lớn phải có “Trí”, có “Tự”. Bởi nếu không có khát vọng lớn, nghĩ lớn thì suốt đời “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp, giấc mơ con đè nát cuộc đời con (Chế Lan Viên).
Có “Dũng” mới dám trung thực, trước hết là trung thực với bản thân mình. Có “Dũng” mới dám phản biện những điều chưa đúng, chưa phù hợp. Ngày nay hiện diện chung quanh ta nhiều giả dối và thiếu vắng sự trung thực, bởi vì chúng ta thiếu dũng khí của một trí thức. Cho nên, mục đích của ĐH Hoa Sen là bên cạnh việc đào tạo ra những trí thức có chuyên môn cao, còn phải là những con người có dũng khí và trách nhiệm công dân.
GS-TS Trương Nguyện Thành, sinh năm 1961; tiến sĩ ngành hóa và tính toán; hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
GS-TS Trương Nguyện Thành, sinh năm 1961, tại Quy Nhơn. Tốt nghiệp Trường Đại học North Dakota (Mỹ). Năm 1990, bảo vệ thành công luận án TS. Năm 2002, được phong GS cao cấp. Hiện ông đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Utah (Mỹ) và tham gia thành lập VKHCNTT TP. Hồ Chí Minh. Các giải thưởng chính: Giải thưởng của Hội đồng Khoa học Quốc gia Mỹ (1990), Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng (1993).
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
Tiến sĩ Thành chia sẻ:
“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”
Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.
Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:
“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”
19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.
Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.
Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:
“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.
Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?
Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.” Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:
“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”
Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:
“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”
Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:
“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”
Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.
Từ cậu bé làm thuê đến vị giáo sư hóa học nổi tiếng
Một cậu bé quê Bình Định, 11 tuổi, theo gia đình vào Sài Gòn, rồi sau này sang Mỹ, trở thành một trong những vị GS-TS hóa học nổi tiếng thế giới, mới đây, lại nhận lời tham gia thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP. Hồ Chí Minh. Cậu bé ấy là GS-TS Trương Nguyện Thành, hiện là GS Đại học Utah (Mỹ).
Thời thơ ấu gian khó
Lớn lên ở Bình Định. Ký ức nào về quê nhà khiến ông nhớ nhất?
- Tôi vốn sinh ra ở Quy Nhơn, nhưng sau đó, theo ba mẹ vào Gò Vấp (Sài Gòn) vì ba tôi phải vào đó làm việc. Năm 4 tuổi, tôi về sống với nội ở Bồng Sơn (Hoài Nhơn). Tôi nhớ mãi lần tôi lần đầu đặt chân đến Bồng Sơn. Tôi đi xe đò, xuống xe, theo một xe đạp thồ về nhà nội - một ngôi nhà ngói đỏ, giữa vườn dừa, cách sông Lại Giang chừng nửa cây số. Nửa tiếng sau, lúc tôi đang ngồi chơi ở vỉa hè, thì có một ông già cao lớn, dẫn xe đạp đi vào, tay ông cầm một cái gói gì đó. Ông nhìn tôi cười và hỏi: “Con về lâu chưa?”. Rồi ông ngồi lên vỉa hè, mở cái gói vải trong tay. Ông nói: “Nội đi cúng nhà người ta, đem vài món về cho con. Nội chắc con đói lắm!”.
Tôi thấy nội mang ra, nào bánh thuẫn, xôi dừa và tôi ăn rất ngon lành. Đó cũng là hai món đặc sản Bình Định mà tôi được thưởng thức đầu tiên. Đến giờ, trao đổi với anh, tôi vẫn còn như thoảng thấy hương vị của nó. Một món ăn Bình Định khác mà tôi cũng không thể quên là bánh dây, hình như món này chỉ Hoài Nhơn mới có…
Quê nội để lại dấu ấn gì sâu đậm nhất trong ông?
- Dấu ấn lớn nhất là nội tôi. Có thể nói, nội là người có ảnh hưởng lớn nhất đến con đường sự nghiệp, những suy tư cũng như con người tôi hôm nay. Những lời dạy của nội, từ cách suy nghĩ, cách nhìn đời, cách cư xử, cả cách đối diện với thử thách ở đời, tuy đơn giản, nhưng thâm thúy, tôi vẫn nhớ và thực hiện đến giờ. Nhớ về nội là nhớ về quê nội, nơi chứa rất nhiều kỷ niệm đẹp và ảnh hưởng lớn đến con người của tôi.
Hình như, quãng đời sau đó của ông lại đầy gian khó?
- Đó là năm 11 tuổi, tôi rời Bình Định vào Sài Gòn. Ngày ấy, ba tôi lâm bệnh, bị liệt bán thân. Trong khi ba lại là người nuôi cả gia đình. Gia đình tôi do đó suy sụp nhanh chóng. Tôi phải đi bán thuốc lá ở chợ Gò Vấp, cạnh bến xe lam, từ năm 11 tuổi. Đến năm 16 tuổi, gia đình tôi về quê ngoại ở Lái Thiêu (Bình Dương). Tôi mua một miếng ruộng nhỏ với hai con trâu con, tập cày để đi cày mướn, nuôi sáu người em. Tất cả những gì về nghề nông từ cày, bừa, rồi cắt, gặt, đập lúa hay trồng khoai, bắt cá… tôi đều làm được hết…
“Không bao giờ bỏ cuộc”
Ai là người đã hướng ông, từ một cậu bé làm thuê, đến một nhà trí thức?
- Là thầy tôi. Thực ra, thầy của tôi thì nhiều lắm, nhưng có vài người ảnh hưởng lớn đến tôi. Đầu tiên là một thầy dạy toán ở Trường Trung học Lái Thiêu, tên là thầy Đỗ (nay thầy là giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh). Ngày đó, do bận cày thuê, nên tôi rất biếng học. Tôi còn nhớ, năm 1979, năm đầu tiên tổ chức thi Học sinh giỏi Toán toàn quốc, thầy Đỗ đưa ra vài bài toán mẹo cho cả lớp làm. Các trò giỏi đều thử, nhưng không ai giải được. Lúc ấy, tôi đưa tay phát biểu: “Mấy bạn giỏi đều không làm được. Vậy không biết thầy có muốn nghe ý kiến của trò dở không?”.
Thầy bảo, cứ thử đi. Tôi nói: “Nếu mà có một định luật… và thêm vào đó, nếu ta có thể chứng minh rằng… thì bài toán sẽ giải được”. Thầy hỏi: “Vậy đó là định luật gì?”. Tôi trả lời: “Nếu em biết định luật đó là gì thì em đã là học sinh giỏi rồi”.
Sau đó, thầy gặp riêng tôi và hỏi: “Em có vẻ thông minh, nhưng sao không cố gắng học?”. Quen lối ngang tàng, tôi nói: “Thưa thầy, em phải đi làm để kiếm cơm. Thêm vào đó, em không có tiền mua sách vở”. Thầy không nói gì. Hôm sau, thầy kêu tôi lại và bảo: “Đây là những sách toán của thầy lúc thầy còn đi học Sư phạm. Em lấy về đọc cho vui. Tháng sau thi học sinh giỏi toàn tỉnh, thầy muốn em đi thi”.
Cảm động vì tấm lòng của thầy và không muốn phụ lòng thầy, nên tôi cố gắng đọc qua. Kết quả là tôi đậu vào đội học sinh giỏi toán của tỉnh. Từ đó, tôi tự tin hẳn và bắt đầu ham học. Buổi tối, dù mệt mỏi vì phải đi làm thuê, nhưng tôi vẫn cố thắp đèn dầu lên học. Con đường học vấn của tôi chuyển sang một bước mới…
Người thầy thứ hai ảnh hưởng lớn đến tôi là thầy Mark Gordon. Ngày đó, tôi đang học dự bị ở Trường Đại học của Tiểu bang North Dakota, muốn tìm việc làm trong trường để kiếm thêm tiền để sống. Nhưng sinh viên năm II, không đủ trình độ nghiên cứu, nên không phòng thí nghiệm nào nhận. Một lần gặp thầy Mark, tôi hỏi: “Nghiên cứu có khó không, thưa thầy? Có phải chỉ những người có bằng Đại học và đang học Cao học mới nghiên cứu được?”.
Thầy Mark, vì không muốn làm thất vọng một sinh viên trẻ nhiều nhiệt huyết, trả lời: “Nghiên cứu tuy khó nhưng có những vấn đề sinh viên đại học cũng có thể làm được”. Tôi nắm lấy cơ hội và hỏi: “Thế thứ hai tuần sau, em đến làm cho thầy được không?”. Tôi đặt thầy vào vị trí không thể từ chối và bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm II đại học - một điều hiếm, ngay với sinh viên Mỹ. Nhờ vậy, ra trường, tôi có bốn bài báo in trên tạp chí quốc tế và dư tài liệu để xuất bản thêm hai bài nữa sau khi vào Cao học, nghĩa là đủ để viết một đồ án Ph.D (tiến sĩ) ở Mỹ rồi.
Tốt nghiệp ra trường loại giỏi, ngoài bằng hóa học, Trương Nguyện Thành còn lấy luôn bốn bằng phụ về Lý, Toán, Kế toán và Công nghệ thông tin. Năm 1990, ông lấy bằng TS, rồi học tiếp sau TS ngành mô phỏng cơ cấu sinh lý. Năm 1992, làm GS Đại học Utah. Năm 2002, ông được cấp bằng GS Cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp GS ở Mỹ) khi mới 41 tuổi.
Trong những thành quả mà ông đạt được đến nay, đâu là may mắn, đâu là nỗ lực?
- May mắn là ở chỗ tôi được gặp những người thầy hết lòng và tôi được tạo cơ hội. Còn nỗ lực là ở chỗ, tôi không bỏ lỡ những cơ hội đó.
Vậy nếu có một lời khuyên cho các bạn trẻ hôm nay thì ông sẽ khuyên gì?
- Đó là không bao giờ bỏ cuộc, dù chỉ là một việc nhỏ. Theo tôi, thành công hay không của mỗi người nằm ở ba điều kiện: cơ hội, sự quyết tâm và khả năng. Khả năng không quan trọng bằng quyết tâm. Và cũng phải biết kiên trì chuẩn bị để khi cơ hội đến thì có đủ khả năng bắt lấy, chứ đừng ngồi chờ cơ hội tự tìm đến.
Và làm một cái gì đó cho quê hương
Đang giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Utah, hai năm trước, GS Thành nhận lời mời của TS Nguyễn Thiện Nhân (khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh) tham gia thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán (VKHCNTT) TP. Hồ Chí Minh. Tháng 1.2007, VKHCNTT đã được UBND TP. Hồ Chí Minh quyết định thành lập.
Từ GS hóa lượng tử, sang VKHCNTT. Hình như, ông “nhảy” nhầm nghề?
- Thực ra, mô phỏng và mô hình hóa về hóa, sinh lý hay kỹ thuật đều nằm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tính toán, nghĩa là dùng máy tính để làm thí nghiệm và phỏng đoán được những gì có thể xảy ra thông qua thực nghiệm. VKHCNTT sẽ là cầu nối giữa công nghệ thông tin và các ngành khoa học ứng dụng như sinh học, hóa học, vật lý, cơ học; sẽ liên kết các trung tâm nghiên cứu khoa học riêng rẽ, để hợp tác phát triển liên ngành.
Ý tưởng về VKHCNTT xuất phát từ đâu, thưa ông?
- Không thể nói ý tưởng thành lập Viện là của riêng người nào. Có thể nói, nó xuất phát từ sự trao đổi giữa tôi, anh Nguyễn Thiện Nhân và anh Phan Minh Tân (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh). Khi được mời hợp tác, thú thật là tôi cũng đắn đo, nhưng tôi muốn làm được chút gì cho quê hương, nên nhận lời làm cầu nối giữa các nhà khoa học gia trong và ngoài nước. Nhìn chung, khoa học gia ngoài nước rất có thiện chí tham gia giúp Việt Nam phát triển khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có môi trường để sự tham gia của họ có hiệu quả. Và tôi hy vọng là trong tương lai, VKHCNTT sẽ tạo được môi trường này.
Những năm gần đây, ngoài việc nhiều lần về giảng dạy đại học tại TP. Hồ Chí Minh, GS Thành còn dùng tiền nghiên cứu để cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu ở Mỹ. GS Thành nhận xét: “Sinh viên Việt Nam có triển vọng tốt, nếu có cơ hội. Việt Nam cần tạo môi trường để họ có thể phát huy sau khi tốt nghiệp”. Hỏi GS Thành về dự định trở về thăm quê nội, ông nói: “Hè năm 2008, tôi sẽ về. Tôi đã hứa với nội trước khi nội mất là tôi sẽ về thăm mộ ông cố tôi”. GS Thành nói thêm: “Không riêng Bình Định hay TP. Hồ Chí Minh, mà bất cứ địa phương nào trong nước, nếu đặt vấn đề, tôi sẵn sàng cống hiến những gì mình biết trong khả năng của tôi”.
Mỗi người cần một cơ hội
- “Nhiều người hỏi tôi vì sao cống hiến. Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi nhận công việc ở viện là quyết định mang tính cá nhân, trong tâm thế của một người làm khoa học. Mỗi người đều có thể sống và chia sẻ với người khác khi có cơ hội”. GS.TS. Trương Nguyện Thành trò chuyện về trách nhiệm viện trưởng ở Viện Khoa học tính toán TPHCM.
Là giáo sư cao cấp tại Đại học Utah và điều hành một công ty phần mềm ở Mỹ, trong ba năm qua GS. Trương Nguyện Thành đồng thời đảm nhận chức Viện trưởng Viện Khoa học tính toán TPHCM. Ông cho biết ông không có đủ thời gian để làm nhiều việc nhưng ông muốn “chia sẻ bản thân” với công việc ở viện vì ý nghĩa xã hội của nó.
Hàng năm, GS. Thành về Việt Nam giảng dạy và tìm cơ hội mang các sinh viên trong nước sang Đại học Utah làm đề án nghiên cứu sinh.
Ông kể: “Công việc của tôi ở đâu cũng thế, nếu có cơ hội giúp các bạn trẻ tôi đều không bỏ qua. Nhưng tôi gắn bó với Việt Nam, đơn giản vì đây là nơi tôi được sinh ra. Tôi bùi ngùi khi thấy các bạn trẻ có khả năng nhưng không tìm được cơ hội. Người có khả năng nhiều nhưng cơ hội ít là sự lãng phí cho xã hội”. Ông kể, thời niên thiếu cày ruộng, cùng quẫn, ông chỉ ước có một cơ hội. Ông lờ mờ rằng mình có khả năng nhưng không biết nó đến đâu. May mắn là những người thầy đã trao cho ông cơ hội, “đó là bước ngoặt quyết định số phận cũng như cách hành xử của tôi sau này”, ông tâm sự.
Với tấm bằng nghiên cứu sau tiến sĩ ở Mỹ, ông có nhiều cơ hội làm giàu từ rất sớm từ những lời mời hấp dẫn của các doanh nghiệp nhưng ông đã chọn nghề dạy học, “vì đó là nghề có điều kiện mang lại nhiều cơ hội cho người khác”. Và may mắn là ông có thể sống bằng đồng lương (được trả thoả đáng) để có thể tận tâm với khoa học.
Vài cơ hội cho vài sinh viên Việt Nam cũng giống như muối bỏ biển. Có một trung tâm nghiên cứu quy tụ nguồn nhân lực cho khoa học tính toán thì cơ hội sẽ lớn hơn rất nhiều. Nó sẽ gián tiếp mang đến những cơ hội mới cho xã hội. Ông nói: “Tầm ảnh hưởng của viện sẽ cao hơn nhiều so với nỗ lực của cá nhân tôi hay của một nhà khoa học nào. Chính vì thế tôi đảm nhận trách nhiệm viện trưởng và xúc tiến thành lập viện từ năm 2008”.
Ông cũng có một công ty riêng. Nói về việc điều hành công ty của chính mình, ông cho biết đó là nơi phát triển các đề án nghiên cứu, xem những sáng kiến của ông khi ra thị trường sẽ có hình hài ra sao. “Mô hình doanh nghiệp là thử thách lớn cho một nhà khoa học nhưng nó có thể khơi dậy trí sáng tạo của bản thân tôi. Còn trách nhiệm viện trưởng là thách thức lớn thứ hai, nó mang ý nghĩa thúc đẩy ngành khoa học tính toán của Việt Nam, nó đòi hỏi tôi tìm cách khơi dậy năng lực sáng tạo ở giới trẻ”.
Chiến lược là thu hút các tài năng trẻ
Hai năm qua, Viện Khoa học tính toán TPHCM phát triển được 40 nhân sự, trong đó có bốn tiến sĩ trẻ từ nước ngoài về. Để được vậy, viện đã phải có những đột phá, đặc biệt là việc tìm các đề án để tăng thu nhập cho mỗi người, giúp họ giảm bớt nỗi lo cơm áo gạo tiền mà tập trung cho nghiên cứu. Môi trường làm việc cũng phải năng động để thu hút những nghiên cứu sinh trẻ từ nước ngoài trở về.
GS. Thành cho rằng tình hình ở hầu hết các ngành khoa học tại Việt Nam là đang có khoảng trống rất lớn về con người. Nói khác đi, đa số những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm đã già trong khi đội ngũ kế thừa chưa đào tạo được. Thực tế này là do một thời gian dài, giới giáo sư phải giảng dạy quá nhiều giờ, thiếu hoạt động hướng dẫn nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài và viết báo cáo khoa học. Sinh viên thì thiếu môi trường thực nghiệm. Đây là hạn chế lớn cho công việc nghiên cứu khoa học.
Ai cũng thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ cao, nhưng muốn phát triển được phải đi trước về con người, rồi mới đến cách thức và các điều kiện nghiên cứu. Các nhà khoa học Việt kiều có khả năng đóng góp thường đang giữ những trọng trách ở nước ngoài, không có nhiều thời gian. Những nhà khoa học trong nước đã về hưu thì có thể cố vấn nhưng vẫn phải có giới khoa học trẻ tuổi xắn tay áo làm.
Chính vì thế, chiến lược của viện là thu hút các nghiên cứu sinh trẻ, để đến năm 2015, viện phải tự hoạt động được với đội ngũ trong nước. Hiện tại muốn đào tạo bậc tiến sĩ nghiên cứu mất ít nhất năm năm, tiến sĩ nghiên cứu và quản lý mất tám năm. Ông tính toán đến năm 2015, viện có tối thiểu 100 nhân sự cho năm phòng lab, trong đó khoảng 40% là tiến sĩ, mỗi người có hai hoặc ba cử nhân trợ lý.
Nhưng 200 nhân sự vào năm 2015 là con số mà ông đang kỳ vọng. “Lúc đó, viện mới có thể tạo thương hiệu với các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D) quốc tế và sánh được với Singapore, Malaysia hay Thái Lan...”.
Cơ hội từ ngành khoa học mới
Mỗi năm, GS. Thành về Việt Nam bốn lần để giải quyết các công việc hành chính tại viện. Các hoạt động nghiên cứu được điều hành từ xa và giải quyết trực tuyến. Công việc chuyên môn chủ yếu làm việc qua e-mail và hàng tuần họp qua mạng với các nhân viên tại Việt Nam và các nhà khoa học ở Canada, Úc, Ba Lan và Mỹ (những người đang hướng dẫn các đề tài khoa học cho các nghiên cứu sinh của viện). Ông cho biết cách làm này giúp giữ mối quan hệ với giới khoa học nước ngoài và kết nối viện với các trung tâm nghiên cứu quốc tế. “Chúng ta đang cần sự quan tâm và ủng hộ của những nhà khoa học có kinh nghiệm và tiếng tăm trong giới khoa học để phát triển”, ông nói.
Theo GS. Thành, từ năm 2003, hội đồng khoa học Mỹ đã đưa ra nhận định: khoa học tính toán là ngành quan trọng nhất trong kỷ nguyên này. Đó cũng là ngành khoa học hàng đầu của nhiều quốc gia hiện nay. Ngành khoa học tính toán mới thực sự phát triển từ giữa thập niên 1980 sau khi máy tính ra đời với những ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực cũng như các công trình nghiên cứu. Công việc thực nghiệm trên máy tính giúp tính toán chính xác nhằm hạn chế các rủi ro và xác định mức chi phí thấp nhất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Giáo sư giải thích: “Ví dụ, chúng ta ứng dụng khoa học tính toán để tính lưu lượng nước, thổ nhưỡng, độ ẩm, mạch ngầm... để biết lý do tại sao xảy ra lũ lụt tại miền Trung, có cần xả nước các đập thuỷ điện hay không. Nếu dùng khoa học tính toán mô phỏng chất lượng nước, dòng chảy của các con sông có thể phục vụ cho nhà quản lý đưa ra những quyết định kiểm soát môi trường kịp thời. Hay để phát triển ngành du lịch biển hay đóng tàu, cần quy hoạch các bãi biển ra sao. Việc thiết kế các con tàu sao cho phù hợp về độ bền, trọng lực, thậm chí mẫu mã nhằm giảm rủi ro và chi phí...”.
Vấn đề của viện là chiến lược nghiên cứu, đầu tư như thế nào, thời điểm nào chọn tham gia vào khu vực nào, ứng dụng nào khả thi... Khi xây dựng được nhân lực và thương hiệu cho viện thì khả năng thu hút gia công từ các công ty R&D quốc tế là bước đi khả thi nhất để nâng dần năng lực của đội ngũ nghiên cứu. Song song đó, viện thực hiện các đề án phù hợp với nhu cầu trong nước. Đây là cách làm thành công của Ấn Độ, Malaysia.
Bên cạnh việc thu hút các tiến sĩ trẻ về nước, viện cũng tính tới chương trình đưa người tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài. Hiện tại, các nghiên cứu sinh thường đi theo các chương trình tài trợ, nhưng trong tương lai sẽ đi theo chương trình đặt hàng nghiên cứu để có những tiến sĩ chuyên ngành theo nhu cầu trong nước. Hy vọng từ 5-10 năm sau, mô hình này là hướng phát triển khoa học cho Việt Nam.
GS. Thành cho biết: “Công việc lúc nào cũng khó, cái mới lại càng khó và phải xác định làm khoa học là luôn gặp khó khăn ở phía trước. Nhiều lúc mệt mỏi về các thủ tục hành chính ở viện, tôi vò đầu tự trách mình sao phải ôm mớ bòng bong vào người. Nhưng rồi ý nghĩ tạo ra một nơi cho lớp trẻ dấn thân với khoa học đã giúp tôi tiếp tục công việc tại đây”.
Sky+, theo Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn