Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

"Trăng máu" trên khắp thế giới


Chiêm ngưỡng hình ảnh"trăng máu" trên khắp thế giới

Thứ Tư, ngày 08/10/2014 20:47 PM (GMT+7)



Chiều tối 8/10 (theo giờ Việt Nam), cả thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần và "mặt trăng máu" vô cùng kỳ thú.

Lần thứ hai trong năm nay, hôm 8/10, những người yêu thiên văn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú “mặt trăng máu”. Hãy cùng điểm lại những hình ảnh thú vị nhất về hiện tượng thiên văn hiếm có này được chụp lại từ các quốc gia trên thế giới.


Sự hình thành hình của mặt trăng




Hình ảnh mặt trăng rõ nét được chụp tại Milwaulkee, Mỹ



Nguyệt thực và "trăng máu" do ông Toshi Nema chụp từ khách sạn Grand Hyatt ,Tokyo, Nhật Bản

 

 Một máy bay đang hạ cánh xuống sân bay Reagan, hình ảnh chụp khi phi cơ bay ngang qua mặt trăng

 

 Một người đàn ông trên vòng quay Ferris tại thành phố Tokyo, Nhật Bản đang ngắm mặt trăng khi bắt đầu xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần

 

Theo tính toán, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 17h25 và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Hiện tượng đạt cực đại vào lúc 17h54, cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ ràng nhất.

Rất đông người yêu thiên văn đã không bỏ lỡ cơ hội này để ngắm "trăng máu". Ngoài khu vực Mỹ Đình và cầu Long Biên, nhiều bạn chọn khu vực tầng thượng của các tòa nhà để chọn vị trí đặt kính thiên văn cùng ngắm hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này

Người xem tiếp tục quan sát được nguyệt thực toàn phần cho đến 18h24. Sau đó Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.

Bạn Hoa rất hứng thú với các hiện tượng thiên văn như thế này và hy vọng đây là cơ hội để học hỏi thêm về hiện tượng "trăng máu" khi tới quan sát mặt trăng tại khu vực sân vận động Mỹ Đình.





Đúng như dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương, thời tiết miền Bắc tối nay rất thuận lợi trong việc chiêm ngưỡng được hiện tượng trên. Mặt trăng đang đi dần ra khỏi vùng tối.

 

Nguyệt thực diễn ra ở Đà Nẵng



Điểm quan sát ở cầu Long Biên, có khoảng 70 bạn trẻ tụ tập cùng quan sát mặt trăng. Họ đợi trên cầu từ lúc 5h chiều.






Nhiều bạn trẻ vẫn say xưa ngắm trăng khi hiện tượng trăng máu sắp kết thúc.


Mặt trăng đã dần trở lại bình thường.


Đọc, xem thêm:

Quan sát nguyệt thực toàn phần vào ngày 8/10/2014

Như vậy sau gần 3 năm chờ đợi, cộng đồng yêu thiên văn Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 8-10 sắp tới. Lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất mà Việt Nam quan sát được là đợt nguyệt thực vào ngày 10-12-2011. Kể từ đó đến nay, đã có tổng cộng 6 lần nguyệt thực diễn ra nhưng chúng hoặc là không quan sát được tại Việt Nam, hoặc là nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát, chính vì vậy đợt nguyệt thực toàn phần vào ngày 8-10 sắp tới là một sự kiện không thể bỏ lỡ. Thêm một tin vui nữa, lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 4-4-2015,Việt Nam nằm trong vùng quan sát được.











Trong lần nguyệt thực này Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Úc và phần phía đông châu Á là có thể quan sát được. Tại Việt nam chúng ta sẽ quan sát được vào lúc chập tối, ngay sau khi Mặt trời lặn. Thời gian cụ thể như sau:

- 8h15p33s UT Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất- 15h15p33s giờ Việt Nam

- 9h14p48s UT Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái đất - 16h14p48s giờ Việt Nam

- 10h54p UT Nguyệt thực đạt cực đại - 17h54p giờ Việt Nam

- 12h34p21s UT Mặt trăng đi ra khỏi vùng tối của Trái đất - 19h34p21s giờ Việt Nam - 13h33p43s UT Mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái đất, kết thúc nguyệt thực - 20h33p43s giờ Việt Nam

Lúc này Mặt trăng sẽ cách xa chúng ta 364 000km, kích thước góc đạt 32 phút






Thời gian pha toàn phần kéo dài trong hơn 3 tiếng từ khoảng 16 giờ chiều đến 19h30 tối giờ Việt Nam. Tuy nhiên, Mặt trăng chỉ mọc lên sau 17h35p cho nên thời gian thích hợp nhất để quan sát là khoảng thời gian từ 18h cho đến 19h30. Khi kết thúc pha toàn phần, Mặt trăng sẽ lên cao 23 độ và 30 độ vào lúc kết thúc nguyệt thực. Người quan sát sẽ thấy Mặt trăng bị nhuốm một màu đỏ đồng khi mới mọc rồi từ từ sáng trở lại. Khi xảy ra Nguyệt thực, Mặt trăng nằm trong chòm Song Ngư, và ngay bên cạnh nó là sao Thiên Vương.

Tại sao khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng lại có màu đỏ máu?

Nguyên nhân đến từ chính khí quyển của Trái đất. Khí quyển Trái đất với mật độ và nhiệt độ khác nhau theo độ cao giống như một lăng kính, tán sắc ánh sáng Mặt trời ra thành 7 màu cồng vồng trong đó, màu đỏ là màu bị bẻ cong mạnh nhất. Khi Mặt Trăng đi vào vùng tối, thực ra nó không tối hoàn toàn mà vùng đó bị những tia sáng đỏ chiếu rọi, kết quả tạo ra một Mặt trăng máu. Hiện tượng này cũng giống như việc Mặt Trời khi hoàng hôn có màu đỏ.






Quan sát: Để quan sát tốt nhất, các bạn cần chọn một vị trí thoáng đãng nhìn về chân trời phía đông, không bị cản trở bởi nhà cao tầng, đồi núi. Đảm bảo tầm nhìn tối thiểu trên 10 độ so với đường chân trời. Dụng cụ quan sát có thể là ống nhòm, kính thiên văn... nếu không có thì các bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường vì bản thân Mặt trăng đã rất lớn, nhất khi khi nó mới mọc.

Theo: HAS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template