Sân Chi Lăng của Đà Nẵng sẽ đi về đâu?
Việc lãnh đạo của tập đoàn Thiên Thanh bị bắt đã đẩy số phận của sân Chi Lăng - biểu tượng của bóng đà Đà Nẵng trở nên vô định hơn bao giờ hết..
Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng như thế nào?
Chừng 3 năm trước, vụ việc Đà Nẵng chuyển nhượng hơn 5,5 ha khu đất "sạch" 4 mặt tiền sân Chi Lăng cho Thiên Thanh xây khu phức hợp thương mại - dịch vụ, đã gây ra sự lùm xùm không hề nhỏ trên truyền thông lẫn dư luận.
Cụ thể, giá đất giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Ðó là chưa kể đến cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá nhiều tỉ đồng phải đập bỏ.
Hơn nữa, sau quyết định bán toàn bộ khu vực sân vận động Chi Lăng cho Thiên Thanh, UBND TP Ðà Nẵng quyết định xây một sân vận động mới tại khu liên hiệp thể dục thể thao Hòa Xuân với sức chứa 40.000 chỗ ngồi. Ðể xây dựng dự án khu liên hiệp thể thao này, TP Ðà Nẵng phải giải tỏa 249 ha với tổng kinh phí bồi thường lên đến 835 tỉ đồng.
Trả lời vì sao không đấu giá công khai mà lại chỉ chuyển nhượng khu đất cho mỗi Thiên Thanh, ông Minh nói, để kêu gọi đầu tư vào dự án sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng đã đăng công khai trên hai tờ báo là báo Công An TP Đà Nẵng và báo Người Lao Động từ ngày 22.9.2010. Nhưng chỉ có mỗi Thiên Thanh chấp thuận đầu tư nên TP đồng ý giao khu đất “vàng” 5,5 ha này cho Thiên Thanh.
Khi PV hỏi vì sao thời gian kêu gọi đầu tư chỉ vỏn vẹn 14 ngày (từ 22.9 đến 6.10.2010) mà không phải là 30 ngày như quy chế đấu giá của Nhà nước, ông Minh khẳng định: “Đà Nẵng đã làm đúng theo quy định của pháp luật”.
PV chất vấn vào ngày 10.8.2010, ông Minh đã ký công văn 4889 có đoạn ghi rõ:
“Xét nội dung công văn số 74 ngày 26.7.2010 của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về việc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (bao gồm cả sân vận động Chi Lăng), tại cuộc họp giao ban ngày 9.8.2010, chủ tịch và phó chủ tịch TP có ý kiến như sau: thống nhất về mặt chủ trương theo đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về dự án nói trên với quy mô khoảng 6ha. Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất xây dựng khu phức hợp, trình TP xem xét, quyết định trong tháng 8.2010”.
Nội dung trong công văn trên không hề có cụm từ “cho đơn vị nghiên cứu dự án”. Như vậy, TP đã đồng ý chủ trương cho Thiên Thanh được phép đầu tư vào dự án này trước khi kêu gọi đầu tư?
Ông Minh lại trả lời tại công văn này, TP chỉ xem xét, đồng ý về mặt chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư khu phức hợp thương mại dịch vụ tại khu đất này (khu vực sân vận động Chi Lăng - PV), hoàn toàn chưa có nội dung đồng ý cho Thiên Thanh được nhận quyền sử dụng đất để đầu tư.
Nói thêm về mức giá chuyển nhượng 25,3 triệu đồng/m2, ông Minh lý giải: “Không thể lấy giá của một lô đất mặt tiền các đường phố chính có diện tích nhỏ hơn từ 50 - 80 triệu đồng/m2 để so sánh với khu đất có diện tích đến 50.000m2... TP cũng rất muốn có nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá nhưng cuối cùng chỉ có Thiên Thanh thì không thể khẳng định giá đó là rẻ so với giá thị trường được”.
Được biết, để thuyết phục lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Theo Tập đoàn Thiên Thanh, đã “vẽ” ra dự án Khu phức hợp thương mại, dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng với 3 giai đoạn (Giai đoạn 1 gồm: Khu trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, cung hội nghị. Giai đoạn 2 gồm: Khu bệnh viện và trường học quốc tế. Giai đoạn 3, xây dựng 6 block căn hộ), với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ USD).
Phối cảnh mô hình khu phức hợp mà Thiên Thanh định xây lên từ khu đất vàng - sân vận động Chi Lăng
Thiên Thanh Group mạnh cỡ nào và vì sao lãnh đạo bị bắt?
Ngoài việc là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Phạm Công Danh còn được biết đến là một “đại gia” có tiếng trong lĩnh vực bất động sản.
Hiện Thiên Thanh Group đang nắm giữ hàng loạt dự án bất động sản “khủng” ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như: Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Ôtô Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng; Dự án Trung tâm thương mại VLXD-TTBNT Thiên Thanh; Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai; Dự án khu dân cư Tây Thạnh; Dự án Nhà hàng 27 Tú Xương; Quản lý trung tâm Vật liệu xây dựng – Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…
Một trong những thương vụ lớn đầu tiên của Thiên Thanh được nhiều người biết đến là mua lại Khách sạn Green Plaza (Đà Nẵng) từ Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch - khách sạn – nhà hàng như Khách sạn Tam Kỳ (Quảng Nam), Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Năm 2011, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (TP.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Green Plaza
Ngày 29/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, nguyên thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; Mai Hữu Khương, nguyên thành viên HĐQT, phụ trách tài chính.
Các cá nhân này bị điều tra về hành vi "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Số phận nào cho sân Chi Lăng và sân bóng đá mới của Đà Nẵng?
Từ cuối năm 2013, làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, tập đoàn này đã đề nghị chính quyền thành phố bàn giao toàn bộ mặt bằng vào tháng 2/2014 để triển khai xây dựng giai đoạn 1 (dự kiến khởi công giai đoạn 2 vào tháng 4/2016, khởi công giai đoạn 3 vào tháng 10/2016). Từ đó đến nay, dự án đó cũng nằm “án binh bất động”, còn đội SHB Đà Nẵng phải tận dụng lại sân Chi Lăng để thi đấu và nhiều hạng mục khác xuống cấp và bị bỏ hoang.
Theo dự kiến ngày 3.8 (chủ nhật) tới đây, trận cầu cuối cùng sẽ diễn ra trên sân Chi Lăng là trận SHB Đà Nẵng gặp Hà Nội TNT cũng là trận cuối giã biệt sân Chi Lăng của các cầu thủ và người hâm mộ vì sau trận đấu này, sân vận động Chi Lăng sẽ giao cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Ông Bùi Xuân Hòa – Tổng GĐ Cty Cổ phần thể thao SHB.Đà Nẵng cho biết, phía CLB SHB.Đà Nẵng không có thẩm quyền phát ngôn về vụ việc liên quan đến dự án sân Chi Lăng của Tập đoàn Thiên Thanh. Tuy nhiên, ông Hòa lo lắng rồi đây SHB.Đà Nẵng sẽ không có sân thi đấu. Bởi, sân vận động có ức chứa 20.000 chỗ ngồi ở Hòa Xuân, Cẩm Lệ chưa biết khi nào hoàn thành.
“Chẳng lẽ một đội bóng của thành phố lớn như Đà Nẵng, có truyền thống hàng đầu lại phải đi thuê sân Tam Kỳ của Quảng Nam hay Tự Do của Huế để thi đấu? Nếu viễn cảnh đó xảy ra thì khó nói lắm!”, ông Hòa trăn trở.
Một nỗi lo khác mà ông Bùi Xuân Hòa cũng như rất nhiều người làm bóng đá Đà Nẵng đang lo là sự nản chí của nhà tài trợ. Bóng đá bây giờ sống được nhờ vào “bầu sữa” của các "ông bầu". Với SHB.Đà Nẵng cụ thể là ông Đỗ Quang Hiển (dù không chính thức trên giấy tờ). Đặt câu hỏi liệu rồi đây sân Chi Lăng trả lại cho Tập đoàn Thiên Thanh theo đúng kết hoạch (cuối tháng 8/2014) và sân vận động ở Hòa Xuân xây chưa xong thì SHB.Đà Nẵng sẽ đá ở đâu?
Ở Đà Nẵng có sân Quân khu 5 từng tổ chức các trận đấu ở giải hạng Nhất trước đây. Tuy nhiên thời gian qua do ít sử dụng nên mặt sân và các điều kiện tổ chức thi đấu không đảm bảo. Vì thế, nguy cơ SHB.Đà Nẵng không có sân thi đấu đang hiển hiện…
Đà Nẵng đã có dự kiến xây dựng một sân vận động mới 20.000 chỗ ngồi tại Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng, với tổng đầu tư khoảng 281 tỉ đồng chưa kể tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Đến nay, sân vận động Hòa Xuân mới chỉ xong phần móng.
Mô hình dự kiến sân vận động Hòa Xuân
Công trình khởi công xây dựng vào tháng 2-2013, dự kiến hoàn thành theo thực tế vào ngày 31-12-2014, do Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng thi công. Đến nay, đã hoàn thành ép cọc đại trà, hoàn thành toàn bộ phần móng trong tháng 3; đã hoàn thành đổ bê-tông một nửa diện tích dầm, sàn tầng 1, hoàn thành toàn bộ phần nền trong tháng 3; đang triển khai đổ bê-tông các trụ; khối lượng thi công đã hoàn thành đạt 83/281 tỷ đồng (đạt gần 30%).
Ông Trần Phước Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng cho hay: “Do đây là công trình trọng điểm nên lãnh đạo thành phố rất quan tâm, đến nay đã giải ngân 53 tỷ đồng trên tổng khối lượng thi công đã hoàn thành là 83 tỷ đồng. Thành phố cũng ghi vốn (kế hoạch vốn) năm 2014 đối với công trình là 100 tỷ đồng”.
Tiến độ hiện tại của sân vận động Hòa Xuân
Tuy vậy, ông Tuấn cũng cho biết hiện gặp một số khó khăn về bố trí vốn cho công trình. Theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao và không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản (Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chỉ thị này). Như vậy, nếu không bổ sung thêm vốn, công trình này khó hoàn thành đúng thời hạn vào ngày 31-12-2014.
Chính vì vậy, khi có thông tin ông Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt, nhiều người dân Đà Nẵng và hàng vạn người hâm mộ bóng đá hy vọng lãnh đạo Đà Nẵng sẽ xem xét để để giữ lại một trong những sân vận động nổi tiếng nhất Việt Nam này.
(Petrotimes - Báo Đà Nẵng)
Tập đoàn Thiên Thanh và sân vận động 1 tỉ USD ở Đà Nẵng?
30/07/2014
Người dân Đà Nẵng từng bàng hoàng khi nghe tin sân vận động Chi Lăng bị bán nay lại sửng sốt vì tin ông chủ Tập đoàn mua sân vận động bị bắt. Dự án khủng 1 tỷ USD của Tập đoàn Thiên Thanh tại Đà Nẵng sẽ về đâu?
Năm 2010, nhân dân Đà Nẵng bàng hoàng tột độ vì một vụ “mua bán” bất động sản giữa Tập đoàn Thiên Thanh bí ẩn và UBND thành phố Đà Nẵng. Bởi đất mà Tập đoàn Thiên Thanh mua không phải là đất bình thường mà chính là sân vận động (SVĐ) Chi Lăng – Đà Nẵng.
Chi Lăng là một trong ít sân vận động nổi tiếng nhất Việt Nam từng gắn bó với khán giả nồng nhiệt và đội bóng Quảng Nam – Đà Nẵng vô địch vào những năm 1990s. SVĐ Chi Lăng nằm ở quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, với bốn mặt tiền là đường Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Chi Lăng. Đây không phải là đất vàng mà là đất kim cương của Đà Nẵng với giá trị trên thị trường có thời điểm nhiều tiền mua cũng không được.
Tháng 8/2010 thành phố Đà Nẵng có chủ trương giải tỏa 70 hộ dân và doanh nghiệp trên các tuyến đường xung quanh sân vận động Chi Lăng để giao 5,5 ha đất kim cương cho Tập đoàn Thiên Thanh xây dựng khu phức hợp thương mại cao cấp. Các hộ dân và doanh nghiệp nói trên bằng lòng với mức đền bù 25,3 triệu đồng/m2 trong lúc đó giá đất thị trường trong khu vực nói trên là 80 triệu đồng/m2. Đổi lại, thành phố Đà Nẵng đã đập bỏ một phần trường Phan Chu Trinh và Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng để bố trí tái định cư cho dân.
Ngoài ra, để xây dựng sân vận động mới 20.000 chỗ ngồi tại Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng bỏ ra 280 tỷ đồng chưa kể tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Đến nay, sân vận động Hòa Xuân mới chỉ xong phần móng. Dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ trên nền SVĐ Chi Lăng của Tập đoàn Thiên Thanh chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, cung hội nghị. Giai đoạn 2 xây dựng bệnh viện và trường học quốc tế và giai đoạn 3 xây dựng 6 block căn hộ cao cấp.
Tổng đầu tư cho dự án của tập đoàn Thiên Thanh là 1 tỷ USD và thành phố Đà Nẵng đồng ý sẽ bàn giao mặt bằng cho từng giai đoạn từ tháng 8/2014. Tuy nhiên, từ năm 2010 khi dự án này khởi động đến nay, đội SHB Đà Nẵng phải tận dụng lại sân Chi Lăng để thi đấu và nhiều hạng mục khác xuống cấp và bị bỏ hoang. Người dân Đà Nẵng và những người hâm mộ luôn hỏi không biết bao giờ sân vận động Chi Lăng sẽ bị xóa sổ hoàn toàn thì đến nay ông Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT tập đoàn bị bắt.
Theo lịch thi đấu, chủ nhật (3/8) trận cầu cuối cùng sẽ diễn ra trên sân Chi Lăng là trận SHB Đà Nẵng gặp Hà Nội TNT. Sau trận này, khán giả Đà Nẵng sẽ chia tay vĩnh viễn sân vận động Chi Lăng để giao cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Minh Sơn (Theo một thế giới)
Hàng loạt dự án "khủng" sẽ ra sao?
Đang triển khai hàng loạt dự án “khủng” ở miền Trung thì bất ngờ các ông chủ của Tập đoàn Thiên Thanh vướng vào vòng lao lý. Số phận của các dự án này sẽ ra sao đang là vấn đề mà lãnh đạo và người dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… lo lắng.
Ba “ông lớn” của Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt vì tội gì?
Ngày 29/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, nguyên thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; Mai Hữu Khương, nguyên thành viên HĐQT, phụ trách tài chính.
Các cá nhân này bị điều tra về hành vi "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
CLB bóng đá SHB Đà Nẵng đang lo lắng sẽ không có sân thi đấu.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo báo chí xác nhận việc khởi tố và bắt giữ 3 bị can trên. Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước, các ông Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương có tham gia Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
Trước đó, ngày 28/7, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, HĐQT ngân hàng này đã có các quyết định miễn nhiệm với những người này và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế.
Từ năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập.
Thiên Thanh Group mạnh cỡ nào?
Ngoài việc là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Phạm Công Danh còn được biết đến là một “đại gia” có tiếng trong lĩnh vực bất động sản.
Hiện Thiên Thanh Group đang nắm giữ hàng loạt dự án bất động sản “khủng” ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như: Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Ôtô Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng; Dự án Trung tâm thương mại VLXD-TTBNT Thiên Thanh; Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai; Dự án khu dân cư Tây Thạnh; Dự án Nhà hàng 27 Tú Xương; Quản lý trung tâm Vật liệu xây dựng – Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…
Số phận hàng loạt dự án bất động sản “khủng” của Tập đoàn Thiên Thanh chưa biết sẽ ra sao?
Một trong những thương vụ lớn đầu tiên của Thiên Thanh được nhiều người biết đến là mua lại Khách sạn Green Plaza (Đà Nẵng) từ Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỷ đồng. Sau đó, Thiên Thanh tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch - khách sạn – nhà hàng như Khách sạn Tam Kỳ (Quảng Nam), Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Năm 2011, Thiên Thanh chính thức sở hữu một loạt khu đất và dự định sẽ triển khai rất nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại như Khu phức hợp Thiên Thanh Plaza tại Đà Nẵng (tổng vốn dự kiến 750 triệu USD) trên nền sân vận động Chi Lăng cũ, Trung tâm Thương mại VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (TP.HCM), Trung tâm Kinh doanh dịch vụ ô tô…
Rúng động vì đặt nhầm niền tin
Năm 2010, dư luận Đà Nẵng xôn xao việc UBND TP Đà Nẵng giao cho Tập đoàn Thiên Thanh khu đất, trong đó có sân vận động Chi Lăng; với 4 mặt tiền đường Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn và Chi Lăng, giữa trung tâm thành phố.
Điều đáng nói là Thiên Thanh “ôm” trọn sân Chi lăng chỉ với giá 25,3 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường lúc này từ 50-80 triệu đồng/m2. Để thuyết phục lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Theo Tập đoàn Thiên Thanh, đã “vẽ” ra dự án Khu phức hợp thương mại, dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng với 3 giai đoạn (Giai đoạn 1 gồm: Khu trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, cung hội nghị. Giai đoạn 2 gồm: Khu bệnh viện và trường học quốc tế. Giai đoạn 3, xây dựng 6 block căn hộ), với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ USD).
Ngay khi thông tin trên được lộ ra, hàng loạt các cơ quan báo chí và người dân đã phản ứng dữ dội vì đây là một trong ít sân vận động nổi tiếng nhất Việt Nam từng gắn bó với khán giả cuồng nhiệt và đội bóng Quảng Nam – Đà Nẵng vô địch vào những năm 1990.
Nhưng rồi, chính quyền Đà Nẵng vẫn quyết tâm đặt “trọn niềm tin” vào Tập đoàn này khi ra quyết định giải tỏa, di dời 70 hộ dân, doanh nghiệp đang buôn bán, kinh doanh nhộn nhịp và đập bỏ một phần diện tích đất của Trường THPT Phan Châu Trinh, trụ sở Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng… để bố trí tái định cư. Đồng thời quyết định đập phá sân vận động Chi Lăng, chi hơn 280 tỷ đồng để xây dựng sân vận động có sức chứa 20.000 chỗ ngồi ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, chưa kể hàng trăm tỷ đồng chi trả đền bù giải tỏa.
Cuối năm 2013, làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, tập đoàn này đã đề nghị chính quyền thành phố bàn giao toàn bộ mặt bằng vào tháng 2/2014 để triển khai xây dựng giai đoạn 1 (dự kiến khởi công giai đoạn 2 vào tháng 4/2016, khởi công giai đoạn 3 vào tháng 10/2016). Từ đó đến nay, dự án đó cũng nằm “án binh bất động”, còn đội SHB Đà Nẵng phải tận dụng lại sân Chi Lăng để thi đấu và nhiều hạng mục khác xuống cấp và bị bỏ hoang.
Ông Bùi Xuân Hòa – Tổng GĐ Cty Cổ phần thể thao SHB.Đà Nẵng cho biết, phía CLB SHB.Đà Nẵng không có thẩm quyền phát ngôn về vụ việc liên quan đến dự án sân Chi Lăng của Tập đoàn Thiên Thanh. Tuy nhiên, ông Hòa lo lắng rồi đây SHB.Đà Nẵng sẽ không có sân thi đấu. Bởi, sân vận động có ức chứa 20.000 chỗ ngồi ở Hòa Xuân, Cẩm Lệ chưa biết khi nào hoàn thành.
“Chẳng lẽ một đội bóng của thành phố lớn như Đà Nẵng, có truyền thống hàng đầu lại phải đi thuê sân Tam Kỳ của Quảng Nam hay Tự Do của Huế để thi đấu? Nếu viễn cảnh đó xảy ra thì khó nói lắm!”, ông Hòa trăn trở.
Một nỗi lo khác mà ông Bùi Xuân Hòa cũng như rất nhiều người làm bóng đá Đà Nẵng đang lo là sự nản chí của nhà tài trợ. Bóng đá bây giờ sống được nhờ vào “bầu sữa” của các "ông bầu". Với SHB.Đà Nẵng cụ thể là ông Đỗ Quang Hiển (dù không chính thức trên giấy tờ). Đặt câu hỏi liệu rồi đây sân Chi Lăng trả lại cho Tập đoàn Thiên Thanh theo đúng kết hoạch (cuối tháng 8/2014) và sân vận động ở Hòa Xuân xây chưa xong thì SHB.Đà Nẵng sẽ đá ở đâu?
Ở Đà Nẵng có sân Quân khu 5 từng tổ chức các trận đấu ở giải hạng Nhất trước đây. Tuy nhiên thời gian qua do ít sử dụng nên mặt sân và các điều kiện tổ chức thi đấu không đảm bảo. Vì thế, nguy cơ SHB.Đà Nẵng không có sân thi đấu đang hiển hiện…
Khi có thông tin ông Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt, nhiều người dân Đà Nẵng và hàng vạn người hâm mộ bóng đá hy vọng lãnh đạo Đà Nẵng sẽ xem xét để để giữ lại một trong những sân vận động nổi tiếng nhất Việt Nam này.
Hàn Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn