Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Lộ diện bảng thiết kế ga ngầm metro đầu tiên của TP HCM



Lộ diện bảng thiết kế ga ngầm metro đầu tiên của TP HCM
Tuyến metro số 1 nối từ Bến Thành đến Suối Tiên dài khoảng 20 km với số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỷ USD. Tuyến gồm hai đoạn đi ngầm và trên cao với tổng cộng 14 ga và một depot.

Bắt đầu từ ngày 21/7 khi thông tin chính thức về việc ký kết xây dựng tàu ngầm metro số 1 Bến Thành (quận 1) – Suối Tiên (quận 9) được thông báo rộng rãi thì người dân Sài Gòn háo hức chờ đợi ngày được đi và chứng kiến ga ngầm đầu tiên tại Việt Nam.

Không những thế, họ còn quan tâm đến việc thi hành như thế nào, công trình khi hoàn thành sẽ ra sao?… Vì vậy, khi bảng thiết kế ga ngầm xuất hiện họ càng tò mò và thích thú hơn nữa với dự án tiền tỉ này.




Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190m, rộng 26m gồm bốn tầng (hai tầng chờ khách và hai tầng ke ga) với chiều sâu 40m.



Ga ngầm Nhà hát thành phố sẽ được khởi công vào cuối tháng 7 được xây dựng ở độ sâu 40 m, dài 190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng.



Tầng 1 là các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách. Tầng 3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga. Tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách.



Được biết, ngay tại ga ngầm Nhà hát thành phố sẽ thi công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún sụt. Trong quá trình thi công, nhà thầu lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực, nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì lập tức dừng thi công để khắc phục.



Tiếp theo là ga ngầm trung tâm Bến Thành cũng sẽ được xây dựng trong đầu năm 2015.



Khác với những nhà gà ngầm khác, tại nhà ga trung tâm Bến Thành, ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro số 1, 2, 3… còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ. Dự án này ngoài việc tiết kiệm không gian còn đem lại sự tiện nghi, thỏa mái cho hành khách khi sử dụng ga ngầm.





Ngoài ra, việc khai thác trung tâm thương mại cũng góp phần đem lại lợi nhuận để bù đắp chi phí đầu tư các tuyến metro. Đây là mô hình mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã triển khai thành công.



Suoi Tien Station



Tiếp theo, tuyến sẽ vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng; sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc; tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội rồi vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào ga Suối Tiên (ga số 14), sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot Long Bình.

Theo Vnexpress




Nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 như thế nào?
Nhà ga Nhà hát thành phố hiện đại bên dưới đường Lê Lợi và Nhà hát thành phố


Nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tại Nhà hát thành phố sẽ được thiết kế khá đặc biệt với độ sâu 40m, dài 190m, gồm 4 tầng nằm bên dưới Nhà hát TP HCM (quận 1).

Được thiết kế đặc biệt như vậy vì không gian khu vực Nhà hát thành phố chật hẹp, nhiều tòa nhà cao tầng, đồng thời để đảm bảo kiến trúc của Nhà hát thành phố và các công trình lân cận.

Do phương án thi công ga Nhà hát thành phố là phương pháp đào hở nên toàn bộ khu vực đường Lê Lợi đoạn từ Pasteur đến đường Đồng Khởi và một phần đường Nguyễn Huệ bị rào chắn, cấm phương tiện lưu thông và đậu xe.



Nhà ga Nhà hát thành phố được thiết kế 4 tầng, tầng 1: các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2: là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách. Tầng 3: là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga. Tầng 4: sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách.

Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên có 4 gói thầu chính, bao gồm 3 gói thầu xây dựng và 1 gói thầu cơ điện.

Gói thầu đầu tiên xây dựng đoạn đi trên cao và depot (từ cảng Ba Son vượt sông Sài Gòn chạy dọc xa lộ Hà Nội đến depot Long Bình) được khởi công vào tháng 8/2012, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018.

Gói mua sắm, lắp đặt cơ điện, đầu máy, toa xe, bảo dưỡng sẽ được lắp đặt vào đường ray từ 2016. Đoạn đi ngầm từ Bến Thành đến Ba Son với 3 nhà ga, trị giá hợp đồng đoạn này lên đến hơn 229 triệu USD.

Dự kiến toàn bộ các gói thầu của tuyến metro đầu tiên này sẽ được hoàn thành và tiến hành chạy thử năm 2019 và đưa vào khai thác thương mại năm 2020.

Bên cạnh nhà ga Nhà hát thành phố được thiết kế 4 tầng thì nhà ga Bến Thành được thiết kế vừa là một trung tâm thương mại, vừa là trung tâm đầu mối để kết nối với 4 tuyến metro trong tương lai.
Một số hình ảnh nhà ga Bến Thành trong tương lai:
Phối cảnh nhà ga Bến Thành, nhà ga gồm 3 tầng, là đầu mối kết nối với 4 tuyến metro trong tương lai. Bao quanh là các khu mua sắm


Mặt cắt ngang nhà ga Bến Thành


Phối cảnh nhà ga hiện đại trong tương lai của TP HCM


Với mái vòm, cây xanh, hồ nước thân thiện môi trường

Nguyễn Hiển


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template