Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Chung kết_Đường lên đỉnh OLYMPIA 2014



Chân dung 'chàng trai bí ẩn' vô địch Olympia 2014

Với phong cách điềm tĩnh, tự tin và điểm số 260, Nguyễn Trọng Nhân – học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang

đã trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2014. Ở chàng trai này còn nhiều điểm thú vị.

Đến từ miền đất xa xôi nhất trong số 4 thành viên nhưng Nguyễn Trọng Nhân (học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang) cũng gây ấn tượng với điểm số ở vòng thi quý cao nhất trong số 4 nhà leo núi tham dự buổi chung kết (260 điểm).

Phong cách lạnh lùng, có phần bí ẩn nên trong trận chung kết, các học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang đã xếp hình dấu nhân rất lớn - tượng trưng cho tên bạn và cũng là hình ảnh về một chàng trai mang nhiều điều bí ẩn.

Trọng Nhân

Trong rất nhiều đơn đăng ký tham gia chương trình này, may mắn đã mỉm cười với chàng trai này. Tuy nhiên, hành trình đến với trận chung kết của Nhân cũng không hề đơn giản khi từng về nhất với cách biệt 5 điểm so với thí sinh thứ hai.

Ở vòng thi này, Trọng Nhân gặp các đối thủ “nặng ký”đến từ các trường nổi tiếng trong nước là Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội; Trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội; Trường THPT Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh.



 

Tiến Đạt

Vừa gặp đối thủ mạnh vừa bắt thăm trúng vị trí không mấy thuận lợi (vị trí số 1) nhưng Trọng Nhân đã thi đấu rất xuất sắc và đầy bản lĩnh. Mặc dù luôn là người phải rượt đuổi người có điểm số cao hơn (Thanh Đức) ở 3 vòng thi Khởi Động - Vượt Chướng Ngại Vật - Tăng tốc và đôi lúc bị đối thủ bỏ xa tới 70 điểm, nhưng với sự tự tin và bản lĩnh Trọng Nhân đã có sự bứt phá vượt bậc ở vòng thi cuối.



 

Ngọc Anh

Đây là lần đầu tiên Tiền Giang và thầy trò Trường THPT chuyên Tiền Giang nói riêng vì có học sinh tham dự vòng chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Theo Trọng Nhân việc em không lọt được vào lớp chuyên của trường lại là một lợi thế. Trọng Nhân học đều các môn và nổi trội hơn các nhà leo núi còn lại ở khả năng tiếng Anh tốt. Cậu bạn cũng chưa từng tham gia kỳ thi văn hóa nào ở trường lớp hay cấp huyện, tỉnh.



Hoàng Bách

Tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, phần thi về đích là “mỏ điểm” mang lại chiến thắng cuối cùng cho Nhân. Ở cuộc thi quý, trước phần thi về đích Nhân kém bạn dẫn đầu 40 điểm. Dù thi đầu tiên và chọn gói câu hỏi 60 điểm nhưng Nhân xuất sắc giành tới 120 điểm để cán đích với điểm số 260.

Nhờ kiến thức trải rộng ở cả sách vở và xã hội cùng việc thường xuyên tham gia các chương trình, kỳ thi trong và ngoài tỉnh đã giúp Trọng Nhân có được bản lĩnh vững vàng, tự tin mỗi khi thi đấu.


Video: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2014




Năm lớp 11 Trọng Nhân cùng đội 6 người của trường tham gia chương trình Khi tôi 18 của VTV6 vào đến bán kết khu vực miền Nam. Cùng năm này bạn cũng giành giải Nhì chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tự tổ chức.

Chia sẻ về phương pháp học tập của bản thân, Trọng Nhân cho biết: “Ở trên lớp mình luôn tập trung nghe giảng, cố gắng làm bài tập thầy cô giao ngay. Về nhà, buổi tối mình thường đi ngủ để đầu óc được thoải mái. Buổi học của mình bắt đầu từ 21h đến 0h00. Đây là thời gian mình thấy học vào nhất vì xung quanh khá yên tĩnh, dễ tập trung nhất cho bài học”,

Sau giờ học, niềm đam mê lớn nhất của Nhân là trái bóng tròn. Chàng trai này còn chia sẻ do “phong thủy hợp nước” nên rất thích nuôi cá và thích đá bóng dưới mưa.

Khác với sự điềm tĩnh, già dặn trên truyền hình, ngoài đời, Nhân là cậu học trò tinh nghịch, lém lỉnh.

Vị trí Trọng Nhân thi đấu thường xuyên và tốt nhất là thủ môn. Đôi tay và đầu gối chàng trai đầy những vết chấn thương do thi đấu ở vị trí này.

Bố mẹ đều làm du lịch, vắng nhà thường xuyên nên mọi việc từ nấu nướng đến tắm giặt hay sắp xếp việc học Nhân luôn chủ động và tự giác.

Cô Trương Thị Hồng Nhung, Phó bí thư đoàn trường Trường THPT chuyên Tiền Giang - người đồng hành cùng Trọng Nhân ra Hà Nội thi chung kết Olympia chia sẻ: "Trọng Nhân ở trên trường lớp là người ít nói, trầm tính. Tuy nhiên khi em đã đặt ra mục tiêu gì thì luôn quyết tâm thực hiện tốt nhất. Gia đình và nhà trường luôn tin tưởng vào bản lĩnh thi đấu vững vàng của Nhân".

Vừa qua Trọng Nhân chỉ chọn vào một trường đại học duy nhất. Bạn thi vào ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và đỗ với điểm số 24,5. Ước mơ của chàng trai này là trở thành một chuyên gia công nghệ thông tin hay một hacker mũ trắng.

Nói về dự định sắp tới, Trọng Nhân cho biết: “Em sẽ chuẩn bị học thêm tiếng Anh để có đủ hành trang đi du học với suất học bổng 35.000 USD từ cuộc thi này. Bên cạnh đó em sẽ liên hệ với các anh chị đi trước để tìm hiểu về văn hóa, phong tục cũng như món ăn ở Úc để khi sang bớt phần bỡ ngỡ”. Lĩnh vực Nhân theo đuổi vẫn sẽ là ngành Công nghệ thông tin mà bạn yêu thích từ lâu.

Văn Chung




Tranh cãi đáp án chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Thứ Hai, 17:24 04/08/2014.

Theo nhiều giáo viên, câu trả lời trong phần thi về đích đối với câu hỏi: Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng? của thí sinh Nguyễn Hoàng Bách trong vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia 2014 hoàn toàn có thể chấp nhận được

Kết thúc vòng thi tăng tốc của chung kết Đường lên đỉnh Olympia, thí sinh Nguyễn Hoàng Bách của Trường phổ thông Năng khiếu (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) đã giành được điểm số là 170. Đến vòng thi cuối cùng- vòng thi về đích, thí sinh này chọn gói câu hỏi 80 điểm gồm 1 câu 10 điểm, 2 câu 20 điểm và 1 câu 30 điểm. Ở câu 3 (20 điểm), thí sinh này đã có câu trả lời được nhiều giáo viên cho là chấp nhận được nhưng cố vấn chương trình lại không chấp nhận.

Với câu hỏi: Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng? Thí sinh Nguyễn Hoàng Bách không mất nhiều thời gian để trả lời rằng: Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên vi khuẩn trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước thì chết. Khi người dẫn chương trình- MC Tùng Chi đề nghị ban cố vấn của chương trình có ý kiến về câu trả lời thì PGS-TS Vũ Quốc Trung thông báo: chưa chấp nhận được.

Sau khi cả 3 thí sinh còn lại cũng không có câu trả lời nên MC Tùng Chi đọc đáp án của chương trình, nguyên văn là: “Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối trong tế bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào từ vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và bị tiêu diệt”

Thạc sĩ Lê Thiên Thư, giáo viên môn sinh học của Trường phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng câu trả lời của thí sinh Nguyễn Hoàng Bách là chấp nhận được. Bởi vì để trả lời câu hỏi của chương trình, Hoàng Bách đã vận dụng kiến thức về quá trình thẩm thấu đã được học trong chương trình sinh học lớp 10 (bài 11 và bài 27, sách giáo khoa Ban cơ bản), với kiến thức đã học, thì câu trả lời của Bách là đúng. Theo sách giáo khoa, trang 108, “Khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh.”


So sánh câu trả lời của thí sinh với đáp án của ban tổ chức thì điểm chung là vi khuẩn bị mất nước rồi chết.

Điểm khác nhau là câu trả lời của Hoàng Bách không giải thích chi tiết hiện tượng thẩm thấu, em chỉ nói rằng tế bào đặt trong môi trường ưu trương thì mất nước. Trong khi đáp án của ban tổ chức thì giải thích chi tiết về hiện tượng thẩm thấu, tuy nhiên khi BTV Tùng Chi đọc “… do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào…”, trong khi sách giáo khoa lớp 10, Ban cơ bản, trang 47 định nghĩa về hiện tượng thẩm thấu “Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là hiện tượng thẩm thấu”. Điểm cần lưu ý ở đây là nước di chuyển chứ không phải muối di chuyển như đáp án của ban tổ chức. Vì vậy gây hoang mang trong lòng các em học sinh đang theo học chương trình sách giáo khoa.

Một giáo viên môn hoá của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền- TPHCM, cho rằng câu trả lời của thí sinh hoàn toàn có chấp nhận được bởi thí sinh này dù có trả lời ngắn gọn nhưng có đưa ra môi trường ưu trương, ở môi trường này, nước sẽ từ nơi có nồng độ muối thấp (tế bào của vi khuẩn) di chuyển sang nơi có nồng độ muối cao (dung dịch nước muối) nên vi khuẩn bị mất nước rồi chết.

Nếu đúng như các giáo viên khẳng định câu trả lời trên chấp nhận được thì thí sinh Nguyễn Hoàng Bách ghi thêm được 90 điểm (câu 30 điểm sử dụng ngôi sao may mắn trả lời đúng) nên có tổng điểm là 260, bằng điểm với thí sinh Nguyễn Trọng Nhân- nhà vô địch Olympia 2014. Huy Lân



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template