Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ của 'Bài ca Đất phương Nam' qua đời



Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh: NGUYỄN Á
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ của 'Bài ca Đất phương Nam' qua đời



Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ của 'Bài ca Đất phương Nam' qua đời

Theo gia đình, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời vào 9h30 sáng 29-3 vì bệnh nặng ở tuổi già. Ông là tác giả những ca khúc Bài ca Đất phương Nam, Hãy yên lòng mẹ ơi... cùng nhiều công trình nghiên cứu giá trị.


Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ xúc động chia sẻ niềm vui khi đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Bình Dương đến thăm và trao huy hiệu 45 năm tuổi Đảng vào năm 2024 - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ là người bạn đời của nhà thơ Lê Giang. Hai ông bà đã có rất nhiều cống hiến cá nhân và tập thể cho nền nghệ thuật Việt Nam.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tên thật là Lê Văn Gắt, sinh ngày 13-4-1936, quê ở Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông được ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM - trao huy hiệu 45 năm tuổi Đảng vào tháng 3-2024.

Ông là phó tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM khóa 11 (năm 1981), là ủy viên thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa 3 (1983), viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM.

Ông tốt nghiệp khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam, Hà Nội (1956-1962). Ông từng công tác tại Đoàn ca múa miền Nam, Cục Âm nhạc và Múa (Bộ Văn hóa), Viện Nghiên cứu âm nhạc Việt Nam...


Đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM chụp hình cùng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trước nhà riêng tại TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vào năm 2024 - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tiếc nuối vì chưa kịp đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Sáng 29-3, TS Quách Thu Nguyệt (nguyên giám đốc Nhà xuất bản Trẻ), chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Tôi thường đến nhà thăm cô chú. Điều tôi ân hận nhất là chú đã làm hồ sơ, thủ tục xong hết để nộp xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng giải 5 năm mới xét một lần (lần gần nhất là năm 2022 - PV).

Thương quá, bà cũng nằm một chỗ. Nhà chỉ có hai ông bà thôi. Tôi cũng lui đến thăm thường xuyên. Ông bà đã gửi tặng bao nhiêu công trình điền dã của mình cho Thư viện số Nguyễn An Ninh - chuyên đề Nam Bộ. Ông thương lắm, bảo tôi cứ làm đi, số hóa để lưu giữ cho đời sau".

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001), Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất.

Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập ông là "nhạc sĩ có nhiều công trình sưu tầm và nghiên cứu các thể loại dân ca Việt Nam" (năm 2009).

Ông cũng được trao Giải thưởng về Văn học - Nghệ thuật TP.HCM năm 1997-1998 với tác phẩm Bài ca Đất phương Nam (lời: nhà thơ Lê Giang); Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ (Bình Dương, 2005); Giải thưởng Sách hay cho công trình khảo cứu, sưu tập Hành khúc giải phóng (Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng năm 2012); Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Thông lần 5 (năm 2017).

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có cống hiến lớn về cả sáng tác và nghiên cứu.

Những sáng tác thanh nhạc của ông bao gồm: Chiều trên bản Mèo, Hàng em mang tới chiến hào, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai, Bài ca Đất phương Nam và nhiều tác phẩm có giá trị khác. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001), Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất.

Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập ông là "nhạc sĩ có nhiều công trình sưu tầm và nghiên cứu các thể loại dân ca Việt Nam" (năm 2009).

Ông cũng được trao Giải thưởng về Văn học - Nghệ thuật TP.HCM năm 1997-1998 với tác phẩm Bài ca Đất phương Nam (lời: nhà thơ Lê Giang); Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ (Bình Dương, 2005); Giải thưởng Sách hay cho công trình khảo cứu, sưu tập Hành khúc giải phóng (Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng năm 2012); Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Thông lần 5 (năm 2017).

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có cống hiến lớn về cả sáng tác và nghiên cứu.

Những sáng tác thanh nhạc của ông bao gồm: Chiều trên bản Mèo, Hàng em mang tới chiến hào, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai, Bài ca Đất phương Nam và nhiều tác phẩm có giá trị khác.


Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mất, còn mãi Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bài ca Đất phương Nam

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mất sáng 29-3, nhưng những bài hát của ông vẫn còn đó. Tạm biệt ông, nhạc sĩ của những bài ca mặn mòi đất phương Nam.

Trong cuốn Đời và nhạc, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng nói hành trình làm nghệ thuật của ông trải qua nhiều chặng đường.

Những năm hai mươi tuổi, ông có khoảng 20 ca khúc được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, là chặng đường giúp ông rèn tay nghề, tích lũy vốn sống. Những năm 30 tuổi là giai đoạn chín muồi của sự sáng tạo.

Đây là giai đoạn ông cho ra nhiều tác phẩm: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, hai nhạc cảnh Tiếng cồng vượt thác và Hòn Khoai, các ca khúc Khúc hát người đi khai hoang, Bên tượng đài Bác Hồ, Lời ru sau cơn giông, Tình đất Củ Chi, Bài ca Đất phương Nam…

Đến tuổi thất cổ lai hy, ông và bà xã (nhà thơ Lê Giang) hoàn thành thêm trường ca sông Sài Gòn có tựa Dòng sông kể chuyện.

"Nhìn lại công việc mình đã làm, có góp phần cho sự nghiệp âm nhạc nước nhà, tôi vẫn cảm thấy tạm hài lòng, vẫn còn những bước thăng trầm phải phấn đấu vượt qua", ông giãi bày.

Chiều trên bản Mèo

Lúc còn sống, nhà văn Văn Lê, một người em thân thiết của nhạc sĩ, kể bản nhạc đầu tiên của Lư Nhất Vũ mà ông biết là Chiều trên bản Mèo. Bản nhạc trong vắt, vừa trữ tình vừa mang đậm sắc thái dân ca dân tộc Mông.


Bài Chiều trên bản Mèo - Ảnh: Đ.DUNG

Bài hát đã ám ảnh Văn Lê. Vào năm 1967, Văn Lê mang bài hát vào chiến trường Nam Bộ, âm ỉ hát trong những lúc buồn và cả sau những trận đánh.

Theo Văn Lê, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ người Bình Dương, phải là người tinh tế lắm, sắc sảo và yêu vùng cao lắm, yêu dân tộc Mông lắm, anh mới bắt được cái hồn, cái vía của dân ca Mông như thế.

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

Lư Nhất Vũ viết Cô gái Sài Gòn đi tải đạn năm 1968 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội, khi ông còn là học sinh miền Nam ra Bắc. Nhưng tới năm 1970, ông mới vào chiến trường miền Nam.

Nhạc sĩ kể năm đó, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền lần lượt từ biệt ông để vào Nam.

Ông thường lên bờ hồ, đứng chen chân cùng rất đông người xem bản đồ chiến sự cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, lòng háo hức, nôn nao, muốn làm một điều gì đó cho quê hương miền Nam yêu dấu.

Bài Cô gái Sài Gòn đi tải đạn do 12 ca sĩ Đoàn Ca múa Trung ương hát, với phần lĩnh xướng của ca sĩ Vũ Dậu



Lúc còn sống, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét bài hát có giai điệu tươi sáng, lạc quan, một tiết tấu khẩn trương, dồn dập nhưng rất duyên dáng, dễ thương; khắc rõ hình ảnh tâm hồn của các cô gái Nam Bộ đang trên đường ra tuyến lửa.

Theo Phan Huỳnh Điểu, bài hát quá đỗi quen thuộc, đến nỗi chỉ cần nói Bài hát chim kêu là mọi người có thể hát lên mặc dù không nhớ tên bài hát, tên tác giả là ai.

Bên tượng đài Bác Hồ

Bài hát được ông sáng tác năm 1978 với phần lời của Lê Giang. Đây là một trong những bài hát viết về Bác Hồ được nhiều khán thính giả cả nước yêu thích.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ từng kể so với nhiều nhạc sĩ đồng trang lứa, ông có may mắn được nhiều lần gặp Bác và lần nào cũng để lại những kỷ niệm mà suốt đời ông không thể nào quên.

Hãy yên lòng mẹ ơi

Nhạc sĩ kể "Vào năm 1978, trên lầu 6 của một chung cư, chúng tôi tiễn đứa con trai Lê Anh Trung lên đường nhập ngũ, đi làm nhiệm vụ ở biên giới Campuchia. Trước khi ra đi, con trai ôm hôn chúng tôi rồi nói lời chào chia tay, giọng nói đầy xúc động: "Ba, mẹ hãy yên lòng về con".

Câu nói ấy gợi cho nhạc sĩ và nhà thơ Lê Giang phác thảo ngay bài hát Hãy yên lòng, mẹ ơi.

Trong chiến dịch biên giới Tây Nam, ca khúc này đã được biểu diễn rất nhiều lần qua giọng hát Đình Văn, Lê Hành, Mai Trực, sau này có thêm Đan Trường, Trọng Tấn, Nguyễn Phi Hùng...

Bài ca Đất phương Nam

Bài ca Đất phương Nam (nhạc Lư Nhất Vũ, lời Lê Giang) ra mắt lần đầu vào năm 1997, là ca khúc chủ đề của phim truyền hình Đất phương Nam (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn).

Không chỉ là nhạc phim, Bài ca Đất phương Nam còn trở thành một tác phẩm âm nhạc độc lập, được công chúng yêu mến, là một trong những ca khúc vượt thời gian.

Tô Thanh Phương - Đất phương Nam



Bài hát cũng được nhiều ca sĩ thể hiện như Hương Lan, Bích Phượng, Như Quỳnh, Phi Nhung, Trọng Phúc, Cẩm Ly, Lương Bích Hữu, Phương Mỹ Chi...


Linh cữu nhạc sĩ Lư Nhất Vũ quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Lễ nhập quan: 7h ngày 30-3.
Lễ viếng: 8h ngày 30-3.
Lễ truy điệu: 7h ngày 31-3.
Lễ động quan lúc: 7h30 ngày 31-3.

An táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương, phường Chánh Phú Hòa, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.


Nguồn: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ của 'Bài ca Đất phương Nam' qua đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template