Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Sắp trình Bộ Chính trị, Quốc hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h



Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có chiều dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh, thành phố. Ảnh minh họa.
Sắp trình Bộ Chính trị, Quốc hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h



Theo lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam, đến nay Bộ Giao thông vận tải đã trình Ban cán sự Đảng Chính phủ Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để trình Bộ Chính trị cho ý kiến. Bộ đang tiếp tục gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp vào tháng 10 sắp tới.

Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ thi công các tuyến đường bộ cao tốc để kịp hoàn thành mục tiêu 3.000km vào năm 2025, ngành giao thông vận tải (GTVT) đang khẩn trương hoàn thiện Đề án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhằm sớm khởi công theo dự kiến, tạo sự đột phá về hạ tầng giao thông của Việt Nam trong thời gian tới.

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trải qua quá trình nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng với sự góp ý, hỗ trợ của các tổ chức, bộ, ngành trong và ngoài nước, hiện Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thiện đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

TÍN HIỆU MỚI từ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chọn tốc độ 350km/h, làm trong 10 năm?


Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, được đề xuất đầu tư với quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350km/h.

Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM). Trên toàn tuyến có 23 ga khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa.

Bộ GTVT đề xuất tập trung nguồn lực khởi công dự án thành phần Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 642km vào khoảng cuối năm 2027. Khởi công đoạn Vinh - Nha Trang (dài khoảng 899km) trước năm 2030, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

“Đến thời điểm này, phía tư vấn đang gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trong tháng 9 sẽ trình Bộ Chính trị để xem xét, cho ý kiến và phấn đấu trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp tháng 10 sắp tới để sang năm 2025, chúng ta có thể sắp xếp vốn trung hạn”, vị này cho hay.

Về nguồn vốn đầu tư, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam thông tin, theo tính toán hiện nay tổng mức đầu tư dự án khoảng 67 tỷ USD, trong đó chủ yếu sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Nghiên cứu từ một số quốc gia có mạng lưới đường sắt tốc độ cao phát triển cho thấy, Nhật Bản đã quyết định đầu tư tuyến đường sắt đầu tiên năm 1950 khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người mới đạt khoảng 250 USD. Trung Quốc đầu tư vào năm 2005 khi GDP đầu người đạt 1.753 USD. Indonesia đầu tư năm 2015 khi GDP đầu người khoảng 3.322 USD…Trung Quốc sở hữu chiều dài đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, với 5 tuyến tốc độ 350 km.h.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD vào năm 2030.

“Theo đánh giá Bộ GTVT và Bộ Tài chính, nếu sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chúng ta sẽ không vượt quá trần nợ công. Khi xây dựng tuyến đường này, nợ công của Việt Nam có thể tăng từ 38% lên xấp xỉ 50%, nhưng vẫn đảm bảo trong khả năng cho phép. Trong quá trình triển khai, nếu chúng ta có thể vay được các tổ chức tài chính quốc tế hoặc các quốc gia khác với vốn ưu đãi có thể sẽ xem xét bổ sung”, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam chia sẻ.

Ngoài tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho biết thêm, ngành đường sắt đang đẩy nhanh tiến độ để triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 11 tỷ USD, sử dụng công nghệ điện khí hóa, và đặt mục tiêu khởi công vào cuối năm 2027. Khi hoàn thành sẽ giúp mạng lưới đường sắt của Việt Nam kết nối liên thông, đồng bộ với hệ thống đường sắt của Trung Quốc và quốc tế, mở ra hướng phát triển mới, tạo đột phá cho vận tải đường sắt của Việt Nam.


Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vận tốc 350 km/giờ, phấn đấu hoàn thành năm 2035

Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam có vận tốc khoảng 350 km/h, đi qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.

Sáng 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả.

Mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.




Về giải pháp để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất; lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350 km/h.

Về công năng vận tải, hiện trên trục giao thông Bắc - Nam đã có 3 tuyến đường bộ, cùng các tuyến đường biển, hàng không, đường sắt. Do đó, Thủ tướng lưu ý phải nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao với công năng phù hợp để phát huy thế mạnh bổ sung của các loại hình vận tải, nghiên cứu theo hướng vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng - an ninh khi có nhu cầu, đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa.


Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2035.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp; tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp…; từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn (vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp…).

Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý cần phương án tổ chức quản lý theo hướng thông minh, hiện đại, số hóa (gồm quản lý kinh doanh vận tải và quản lý kết cấu hạ tầng); đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hình thành hệ sinh thái để phát triển ngành công nghiệp đường sắt theo yêu cầu tại Nghị quyết 49 với bước đi, lộ trình phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải bổ sung, làm rõ thêm thật thuyết phục các nội dung trên, tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục hoàn thiện Đề án cùng các tài liệu, dự thảo kèm theo trên cơ sở bám sát Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 103 của Quốc hội để báo cáo

Nguồn: Sắp trình Bộ Chính trị, Quốc hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template