Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

Vụ trẻ mầm non tử vong: Khởi tố tài xế và 2 nữ giáo viên



Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vào tối 29-5
Vụ trẻ mầm non tử vong: Khởi tố tài xế và 2 nữ giáo viên



Ngày 31-5, Công an TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam tài xế điều khiển ôtô đưa đón học sinh Trường mầm non Hồng Nhung 2; đồng thời khỏi tố, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với 2 nữ giáo viên

Ngày 31-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan vụ bé T.G.H. (SN 2019, học trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2) tử vong trên xe ôtô đưa đón học sinh.

Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình cũng khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với tài xế Nguyễn Văn Lâm (SN 1965, trú tại phường Quang Trung, TP Thái Bình) về tội "Vô ý làm chết người", quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình cũng khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú với 2 giáo viên phụ trách lớp cháu T.G.H. là Đoàn Thị Nhâm (SN 1998, trú tại TP Thái Bình) và Nguyễn Thị Phương (SN 1966, trú tại TP Thái Bình), về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, khoảng 17 giờ ngày 29-5, anh T.Đ.A. (2004, trú tại xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) phát hiện cháu mình là T.G.H. bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong.

Trước vụ việc nghiêm trọng này, Công an TP Thái Bình đã khẩn trương vào cuộc điều tra và xác định khoảng 6 giờ 20 phút ngày 29-5, tài xế Nguyễn Văn Lâm điều khiển xe ô tô 29 chỗ cùng 1 giáo viên Trường Mầm non Hồng Nhung đón cháu H. và 9 học sinh khác đi học.

Khi đến trường, ông Lâm mở cửa xe ôtô cho giáo viên và các cháu học sinh tự đi vào lớp. Sau đó, ông Lâm điều khiển xe ôtô đỗ ở cổng trường rồi ra về. Khi vào lớp, giáo viên lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý thì phát hiện vắng cháu H. nhưng không thông báo cho gia đình.

Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, cậu ruột của cháu là anh T.Đ.A. đến đón thì phát hiện sự việc cháu H. bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong.

Quá trình điều tra, khám nghiệm tử thi, bước đầu cơ quan công an nhận định cháu bé ở trên xe trong khoảng thời gian dài, thời tiết nắng nóng, trong dạ dày không có thức ăn. Sức lực cháu suy kiệt, kết hợp với không gian hẹp nên lực lượng chức năng nhận định cháu bị suy hô hấp.

Ngay trong tối 29-5, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người".

Sau đó, cơ quan này đã khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Phương Quỳnh Anh (SN 1986, trú tại thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình) về tội "Vô ý làm chết người" quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự. Quỳnh Anh là giáo viên trường mầm non Hồng Nhung 2 cũng là người đảm nhận việc đưa đón trẻ.


Trường học ở Mỹ xử lý trẻ bị bỏ quên trên xe buýt như thế nào?

Sự việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình khiến tôi nhớ lại câu chuyện con trai út của tôi ngủ gật trên xe buýt đưa đón học sinh của trường ở bang Ohio, Mỹ. Vậy trường học ở Mỹ xử lý trẻ bị bỏ quên trên xe buýt như thế nào?

"Một phen hú vía"

Năm cậu bé học mẫu giáo, chiều hè ở Ohio khá nóng, xe buýt đưa trẻ từ trường về chỗ nhà trẻ, đến 18 giờ bố mẹ tan làm mới đến đón con.

Dù mỗi sáng tôi đều căn dặn hai đứa con lớn phải đánh thức em dậy nếu thấy em ngủ. Nhưng trẻ con thì vẫn là con nít, nên 9 phần nhớ thì 1 phần quên. Hôm đó, xe buýt chở nhiều học sinh nên 3 anh em không được ngồi cạnh nhau.

Khi tất cả học sinh rời khỏi xe buýt, mỗi con trai út (lúc đó học mầm non và giờ lên lớp 2) vẫn còn ngủ. Tài xế quay đầu xe chạy một lúc thì phát hiện ra cậu bé nên quay lại nhà trẻ để trả học sinh.

Trong khoảng thời gian con trai ngủ quên trên xe buýt, nhà trẻ vừa liên lạc với trường để kiểm tra, vừa liên lạc với tài xế… Tất cả diễn ra trong vòng 5 phút sau khi xe quay đầu.

Nhà trường, nhà trẻ và tài xế phải tự liên lạc với nhau để kiểm tra nên khi phát hiện thiếu bé nào, giáo viên sẽ ngay lập tức liên lạc kiểm tra lại với tài xế.


Xe buýt trường học ở Mỹ có màu vàng đặc trưng để dễ nhận biết-REUTERS

Hai đứa con lớn của tôi được một phen hú vía, thành thật kể lại mọi chuyện diễn ra như thế nào. Bố mẹ chưa kịp vỡ tim thì "mọi sự ơn trời đã ổn".

Sự cố ngủ quên trên buýt không phải chuyện hiếm ở Mỹ, mọi người chỉ lo sợ đứa trẻ bị bắt cóc thì khó mà tìm được. Nếu trẻ còn trên xe thì vẫn ít rủi ro hơn bởi tài xế kiểm tra mọi ngóc ngách theo quy định trước khi rời xe.

Phương tiện đến trường của 3 đứa con tôi chủ yếu vẫn bằng xe buýt. Đầu năm khai giảng, việc đầu tiên của phụ huynh khi tham quan lớp học của con là điền vào văn bản yêu cầu đưa đón con bằng phương tiện gì: đi bộ, bố mẹ hay người bảo hộ đón, hoặc xe buýt.

Nếu trẻ đi về bằng xe buýt thì trong lớp có sẵn bản đồ tuyến đường và giờ giấc đưa đón để phụ huynh nắm thông tin. Mỗi trường hay mỗi quận đều có một hệ thống điều hành xe buýt học đường. Tất cả hệ thống lịch trình đón đưa học sinh đều do ban điều hành này quy định.

Rất chính xác, vào lúc 7 giờ 22 phút mỗi sáng, các con đều khăn áo chỉn chu đứng ngoài hẻm đợi xe buýt, trễ quá 5 phút thì xem như tài xế không đợi. Đến chiều, bố mẹ phải có mặt trước cổng để đón các con.

Có hôm tuyết ngập lối, tài xế ưu ái cho xe đỗ trước nhà để các bạn không bị lạnh vì quãng đường vào nhà mất vài trăm mét. Cá nhân tôi luôn mang ơn tài xế đưa đón con mình mỗi ngày. Họ chính là người giữ an toàn cho con mình những phút giây không bố mẹ bên cạnh.

Ai sống ở Mỹ cũng biết, xe buýt chở học sinh là phương tiện rất quyền lực ngoài đường. Nếu xe buýt đang nháy đèn cảnh báo và đang thả học sinh xuống mà bạn ngạo nghễ lái xe vượt qua thì sẽ bị phạt nặng.


Chính quyền bang California áp dụng luật an toàn xe buýt trường sau vụ việc một học sinh tử vong bị bỏ quên trên xe dưới thời tiết nắng nóng năm 2015- REUTERS

Thiếu học sinh, cả lớp xuống xe để cô giáo đếm lại

Cách đây vài năm, tôi theo lớp con trai lớn đi sở thú khi bé còn ở mẫu giáo. Khi tất cả lên xe chuẩn bị ra về, cô giáo điểm danh thì phát hiện còn thiếu học sinh. Cô thất thần hét lên. Thế là tất cả học sinh trên xe phải xuống để cô đếm lại. Ơn trời, cô đã phát hiện một bạn ngồi ngủ ở ghế sau cùng.

Dù đếm đủ số lượng học sinh nhưng cô vẫn chưa yên tâm và 5 phụ huynh đi theo cùng tài xế lần lượt đếm đi đếm lại cho đến khi tất cả con số đều giống nhau thì xe mới khởi hành.

Nếu người lớn đặt trẻ con lên hàng đầu, coi sự an toàn của các con như sinh mạng mình thì những sự việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe sẽ không thể xảy ra.


Lắp đặt thiết bị phòng chống trẻ bị bỏ quên trên buýt

Mỗi học khu ở Mỹ có quy định riêng để đảm bảo học sinh được xuống xe buýt an toàn. Nhìn chung, các quy định đều yêu cầu tài xế kiểm tra toàn bộ xe buýt mỗi lần xuống xe và yêu cầu mỗi học sinh quẹt thẻ từ vào thiết bị trước khi xuống xe.

Kể từ năm 2018, chính quyền bang California áp dụng California Paul Lee School Bus Safety Law (luật An toàn xe buýt trường). Luật của bang California được đặt theo tên của một học sinh mắc bệnh tự kỷ đã tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe buýt trong thời tiết nắng nóng năm 2015.

Theo đó, bang California yêu cầu tất cả xe buýt trường học phải được trang bị hệ thống cảnh báo an toàn cho trẻ em. Đây là một thiết bị được đặt bên trong, phía sau xe buýt.

Trước khi xuống xe, tài xế phải kiểm tra xem có còn sót học sinh nào trên xe hay không, phải đi xuống đến cuối xe để nhấn nút xác nhận trên thiết bị. Nếu tài xế không thực hiện điều này và tắt máy xe thì thiết bị sẽ phát ra âm thanh cảnh báo cực lớn.

Cũng theo luật, tài xế phải hoàn thành khóa đào tạo, kiểm tra hàng năm trước khi được cấp chứng chỉ an toàn lái xe buýt trường học.


Nguồn: Vụ trẻ mầm non tử vong: Khởi tố tài xế và 2 nữ giáo viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template