Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2023

Tết Quý Mão: Vì sao Việt Nam là năm mèo, nước khác là năm thỏ?



Trong 12 con giáp của người Việt thì mão là năm con mèo
Tết Quý Mão: Vì sao Việt Nam là năm mèo, nước khác là năm thỏ?



Sắp đến Tết Quý Mão, nhiều người lại thắc mắc vì sao trong 12 con giáp, năm mão (hay còn đọc là mẹo) của Việt Nam là con mèo, nhưng ở nước khác như Trung Quốc là năm con thỏ…

Có lẽ mèo là con vật nuôi được con người thuần hóa từ thời cổ đại của nền văn minh loài người, cho tới ngày nay thì con mèo được nhiều gia đình nuôi như thú cưng.

Trong cuộc sống của người Việt, mèo còn được gọi là “tiểu hổ” và là khắc tinh của loài chuột, là lính canh số một của loài người trước sự phá phách của loài chuột, là người bạn không thể thiếu của những người nông dân.

Sự quan trọng và vị trí của mèo luôn được con người coi trọng nên mèo luôn xuất hiện trong văn hóa cũng như tình yêu của chúng ta. Trong bộ môn Lý học Đông phương thì chỉ có ở Việt Nam, địa chi hay còn gọi là 12 con giáp mới có con mèo ở vị trí thứ tư, trong khi ở các nước láng giềng lại là con thỏ.

Có một vài suy luận cho rằng ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và do cách đọc từ con thỏ giống như tiếng người Việt gọi con mèo là mão. Theo tôi, đây là suy luận chưa chính xác bởi con thỏ trong tiếng Trung đọc là “thố”, và miu – mão – mẹo - mèo đều là cách phát âm mà người Việt gọi chung cho loài mèo. Không có bất kỳ một sự giống nhau về âm đọc hay chữ viết giữa thỏ và mèo. Do đó, không thể có sự biến đổi con thỏ thành con mèo của 12 con giáp trong nền văn hóa Việt do cách đọc giống nhau.

Lý học Đông Phương có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt - nền văn minh lúa nước phía Nam sông Dương Tử của các Vua Hùng. Con trâu không thể thuộc về một vùng địa lý phía Bắc sông Dương Tử vì chỉ trồng kê, lúa mì và chăn dê, cừu thì nông lịch là một sản phẩm mà từ đó chúng ta có thể thấy những vật nuôi, gia súc hoàn toàn gắn liền với đời sống của một nền văn minh lúa nước. Vậy nên, con thỏ không thể phù hợp với lúa, gạo.

Một hệ thống 12 con giáp từ con chuột, trâu, mèo đều là các con vật gắn với đời sống sản xuất nông nghiệp.

Lịch sử hình thành địa chi 12 con giáp đều xuất phát từ những hiện tượng gắn liền với cuộc sống của người Việt, và dựa vào hoạt động sinh học của các loài vật nuôi để định danh canh giờ.

Ví dụ, từ 23 – 1 giờ sáng là giờ loài chuột bắt đầu kiếm ăn và phá hoại nên khoảng thời gian này lấy là giờ Tý. 1 –3 giờ sáng là khoảng thời gian người nông dân dậy cho trâu ăn trước khi đi làm đồng nên lấy giờ đó là giờ Sửu. 3 –5 giờ sáng là khoảng thời gian hổ hoạt động đi bắt vật nuôi. 5 – 7 giờ là thời gian mèo đi ngủ. 7 – 9 giờ sáng là lúc sương tan mây bay lên và lúc đó là lúc chuẩn bị kết thúc việc làm đồng sáng và người xưa nhìn mây bay lên nên hình tượng hóa ra loài rồng và đó là giờ thìn.

Tết Quý Mão: Vì sao Việt Nam là năm mèo, nước khác là năm thỏ



Nguồn: TTO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template