Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Tòa án Hiến Pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha



Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: TTXVN phát
Tòa án Hiến Pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha



Thanh Tuấn | 24/08/2022 14:13 Ngày 24/8, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.

Báo Bưu điện Bangkok, hãng tin The Nation Thailand và các phương tiện truyền thông đưa tin, ngày 24/8, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, sau khi tòa án chấp nhận đơn kiến nghị của phe đối lập về nhiệm kỳ 8 năm của ông để xem xét lại tính hợp pháp.

Theo nationmultimedia.com, Tòa án Hiến pháp Thái Lan sẽ đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho tới khi tòa ra phán quyết chính thức về tính hợp pháp của nhiệm kỳ thủ tướng.

Nhà chức trách thủ đô Bangkok của Thái Lan đã tăng cường đảm bảo an ninh quanh văn phòng thủ tướng giữa lúc cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Prayuth từ chức do phe đối lập phát động bước sang ngày thứ hai.

Hôm 17/8, phe đối lập đã chính thức kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp để yêu cầu phán quyết về nhiệm kỳ 8 năm của Thủ tướng Prayut và yêu cầu ông Prayut bị đình chỉ chức vụ trong thời gian chờ phán quyết. Kiến nghị này do 171 hạ nghị sĩ đối lập ký, được thủ lĩnh đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Cholnan Srikaew trình lên tòa án thông qua Chủ tịch Hạ viện Chuan Leekpai.

Khuyến nghị nói trên đã được trình lên Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Chuan Leekpai hôm 17/8 theo Mục 82 của Hiến pháp, vốn quy định rằng các yêu cầu của Tòa án Hiến pháp phải được đệ trình thông qua Chủ tịch Quốc hội.

Phe đối lập cho rằng nhiệm kỳ 8 năm của ông Prayut cần kết thúc vào ngày 24/8 do ông đã có 2 nhiệm kỳ 4 năm liên tiếp làm thủ tướng kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014. Mục 158 của Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan quy định nhiệm kỳ của một thủ tướng không quá 8 năm, bất kể quãng thời gian đó là liền mạch hay ngắt quãng.

Tướng Prayut được chỉ định làm Thủ tướng vào ngày 24/8/2014, ít tháng sau cuộc đảo chính hồi tháng 5 cùng năm. Đến đầu năm 2019, ông được đảng Quyền lực Nhà nước nhân dân (Palang Pracharath) đề cử là ứng cử viên thủ tướng tại cuộc tổng tuyển cử. Sau bầu cử tháng 3/2019, ông được các nghị sĩ bầu làm Thủ tướng Thái Lan.

Hôm 23/8, báo Bưu điện Bangkok dẫn lời Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam cho biết Thủ tướng Prayut và Nội các của ông sẽ vẫn tại vị ngay cả khi Tòa án Hiến pháp chấp nhận xem xét đơn yêu cầu về nhiệm kỳ 8 năm của ông Prayut.

Phó Thủ tướng Wissanu nói thêm, trong trường hợp tòa án quy định Đại tướng Prayut từ chức, Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon sẽ đảm nhận vị trí thủ tướng tạm quyền và ông Prawit sẽ làm việc với các bộ trưởng nội các khác, trong đó có Đại tướng Prayut trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng. Trong ngày 24/8, ông Prayut đã không đến Văn phòng Chính phủ và làm việc tại tư dinh ở khuôn viên Trung đoàn Bộ binh số 1

.
Thủ tướng Thái Lan đối mặt nguy cơ bị đình chỉ công tác


Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đối mặt với nguy cơ bị đình chỉ nếu Tòa án Hiến pháp chấp nhận yêu cầu phán quyết về nhiệm kỳ của ông - Ảnh: REUTERS

Tình hình chính trị Thái Lan nóng lên trước thời điểm Tòa án Hiến pháp quyết định có chấp nhận yêu cầu phán quyết thời hạn nhiệm kỳ của Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha hay không. Nếu chấp nhận, tòa cũng xem xét việc đình chỉ ông.

Phe đối lập và các phong trào chống chính phủ thời gian qua đã gây áp lực đòi thủ tướng từ chức. Nhóm này đã gửi thỉnh nguyện đơn lên Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Chuan Leekpai và thỉnh nguyện đơn sẽ được chuyển đến tòa án ngày 22-8, theo báo Bangkok Post.

Thông tin từ Đảng Pheu Thai cho biết tòa án sẽ đưa ra quyết định về thỉnh nguyện đơn vào ngày 24-8. Đây cũng là ngày phe đối lập cho rằng nhiệm kỳ của ông Prayuth đã hết. Nếu chấp nhận yêu cầu phán quyết, tòa cũng sẽ phải quyết định có đình chỉ thủ tướng trong khi chờ phán quyết hay không.

Ủy ban bầu cử Thái Lan cũng đang thảo luận việc yêu cầu tòa án phán quyết về thời hạn nhiệm kỳ của ông Prayuth.

Ông Prayuth lên nắm quyền năm 2014 và tiếp tục lãnh đạo Thái Lan sau cuộc bầu cử năm 2019.

Điều 158 của hiến pháp Thái Lan quy định nhiệm kỳ thủ tướng của nước này không quá 8 năm. Tuy nhiên đã có nhiều tranh cãi quanh vấn đề này.

Một số ý kiến cho rằng nhiệm kỳ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha nên được tính từ khi ông nắm quyền năm 2014 sau cuộc đảo chính và kết thúc vào năm 2022. Trong khi số khác cho rằng nhiệm kỳ nên tính từ khi ông nhậm chức năm 2019 theo điều lệ năm 2017, do đó sẽ kết thúc vào năm 2027.

Lãnh đạo Đảng Pheu Thai Cholnan Srikaew cho rằng căng thẳng sẽ giảm nếu ông Prayuth từ chức vào ngày mai, 23-8. Theo ông Cholnan, nếu tòa án quyết định đình chỉ thủ tướng, Pheu Thai sẽ thảo luận chọn người tham gia cuộc bỏ phiếu chọn lãnh đạo mới tại Hạ viện.

Cuối tuần qua, 38 nhóm và tổ chức cũng lên tiếng đòi ông Prayuth từ chức. "Sau ngày 24-8, dù tướng Prayuth từ chức hay không và phán quyết của tòa thế nào, ông ấy cũng không còn được công nhận là thủ tướng", các nhóm này cho biết.

Thủ tướng Prayuth trước đó khẳng định ông sẽ chấp nhận phán quyết của tòa án và hạn chế trả lời các câu hỏi liên quan đến thời hạn nhiệm kỳ của ông.

Nguồn: Soha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template