Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Lý do các nghị sĩ Mỹ liên tục sang thăm Đài Loan



Đoàn nghị sĩ Mỹ sang Đài Loan cuối tuần trước - Ảnh: AP
Lý do các nghị sĩ Mỹ liên tục sang thăm Đài Loan


Đài Loan là điểm đến hàng đầu của nhiều nghị sĩ Mỹ trong tháng 8, bất chấp Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng cách tổ chức tập trận.

Đầu tháng 8 phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dẫn đầu có mặt tại đảo tự trị, thổi bùng căng thẳng tại eo biển Đài Loan. Tuần qua thượng nghị sĩ Ed Markey lại dẫn một phái đoàn thứ 2 đến.

Trung Quốc xem Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời, nên xem bất cứ chuyến thăm nào của chính trị gia Mỹ được coi là động thái công nhận chủ quyền của đảo tự trị.

Vì sao nhiều nghị sĩ sang thăm Đài Loan vào tháng này?

Một phần để thể hiện họ có thể và sẵn lòng làm vậy. Chủ tịch Pelosi tuyên bố chuyến thăm của bà thuộc nghĩa vụ ủng hộ các phong trào dân chủ trên thế giới của giới lãnh đạo Mỹ. Chuyến thăm cũng gửi đi thông điệp giới nghị sĩ Mỹ sẽ duy trì quan hệ giữa nước này với Đài Loan bất chấp đe dọa từ Trung Quốc.

Sau năm 1979, Mỹ thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc nhưng không từ bỏ Đài Loan mà vẫn duy trì hợp tác ngoại giao, thương mại, quốc phòng phi chính thức với đảo tự trị. Ông Markey nằm trong số nghị sĩ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979 tiếp tục duy trì quan hệ.

Gặp nhà lãnh đạo Thái Anh Văn hôm 14.8, thượng nghị sĩ Markey cam kết ủng hộ hòa bình và ổn định ở Đài Loan trước áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc. Nhưng ông cũng cho biết Mỹ mong muốn tránh xung đột không cần thiết ở khu vực, ca ngợi Đài Loan kiềm chế khi căng thẳng gia tăng sau chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi.



Trung Quốc phản ứng ra sao?

Với chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi, Trung Quốc áp đặt trừng phạt thương mại với Đài Loan, cắt đứt hợp tác với Mỹ ở một số lĩnh vực quân sự cùng dân sự, trừng phạt Chủ tịch Pelosi cùng gia đình (Bắc Kinh không nêu rõ nội dung chi tiết) đồng thời tổ chức tập trận quy mô lớn ở 6 vùng biển quanh đảo tự trị. Hàng chục tên lửa đạn đạo bắn về phía Đài Loan, máy bay cùng tàu chiến vượt qua đường phân định eo biển.

Phản ứng với chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey nhẹ nhàng hơn, Trung Quốc chỉ tuyên bố tổ chức cuộc tập trận mới mà không công bố thời gian lẫn địa điểm cụ thể.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15.8 lên tiếng chỉ trích: “Vài chính trị gia Mỹ thông đồng với lực lượng ly khai đòi độc lập tại Đài Loan đang cố gắng thách thức nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn nằm ngoài quyền quản lý của họ. Nỗ lực này sẽ thất bại”.

Tổng thống Mỹ phản ứng ra sao?

Tổng thống Joe Biden nhận xét Trung Quốc phản ứng thái quá với chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi. Ông khẳng định Mỹ duy trì chính sách “một Trung Quốc” bấy lâu nay - không công nhận Đài Loan độc lập nhưng cũng không ủng hộ Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng.

Chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey thu hút ít sự chú ý hơn. Nhà Trắng không đưa ra bình luận gì, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã phải trả lời câu hỏi từ báo giới vào ngày 15.8: “Phản ứng với một chuyến thăm ôn hòa của thành viên Quốc hội Mỹ, phản ứng bằng lời lẽ cứng rắn, diễn tập quân sự cùng hoạt động khiêu khích khác là hoàn toàn không cần thiết và thái quá”

Tuần trước, ông Kurt Campbell - Điều phối viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Washington sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan có phải chuyện bất thường?

Đây không phải chuyện bất thường. Phát ngôn viên Price cho biết chỉ trong năm nay đã có 10 chuyến thăm như vậy. Hầu hết đều không thu hút chú ý lớn ngoại trừ chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi.

Với lập luận nghị sĩ Mỹ sang thăm Đài Loan là chuyện bình thường chẳng có gì đáng chú ý, Washington cáo buộc Bắc Kinh khuấy động căng thẳng bằng lời lẽ cay độc.

Một số quan chức nhận ra Trung Quốc phản ứng với chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey nhẹ nhàng hơn, dấu hiệu cho thấy quốc gia châu Á này hạ mức độ phản đối xuống như thường lệ, nhưng tập trận quanh Đài Loan vẫn là vấn đề đáng lo ngại.


Đài Loan

Quốc ca: "Trung Hoa Dân Quốc Quốc ca"
中華民國國歌
Zhōnghuá Mínguó Guógē (tiếng Quan thoại)
Tiong-hôa Bîn-kok Kok-koa (tiếng Phúc Kiến)
Chûng-fà Mìn-koet Koet-kô (tiếng Khách Gia)

Quốc kỳ ca:
"Trung Hoa Dân Quốc Quốc kỳ ca"
中華民國國旗歌
Zhōnghuá Míngúo Gúoqígē (tiếng Quan thoại)
Tiong-⁠hôa Bîn-⁠kok Kok-⁠kî-⁠koa (tiếng Phúc Kiến)
Chûng-fà Mìn-koet Koet-khì-kô (tiếng Khách Gia)
Quốc hoa: Meihua ROC.svg Hoa Mai
梅花
Méihuā (tiếng Quan thoại)
Môe-hôa (tiếng Phúc Kiến)
Mòi-fà (tiếng Khách Gia)

Quốc ấn 中華民國之璽
Trung Hoa Dân Quốc Chi Tỉ
Center

Tổng quan
Vị thế
Quốc gia không thuộc Liên Hợp Quốc, bị hạn chế công nhận chủ quyền nhưng độc lập trên thực tế
Thủ đô: Đài Bắc
Thành phố lớn nhất: Tân Bắc
Ngôn ngữ quốc gia: Tiếng Đài Loan, Tiếng Quan thoại, Tiếng Khách Gia, Tiếng Mã Tổ, Ngôn ngữ ký hiệu.

Văn tự chính thức : Chữ Hán phồn thể, Bảng chữ cái, Formosa Latinh
Sắc tộc: 95% Người Hán gồm:
∟ 70% Người Phúc Kiến
∟ 14% Người Khách Gia
∟ 14% Những người nhập cư từ năm 1949
3,1% Những người mới nhập cư
2,4% Thổ dân

Tôn giáo chính :
44,2% Tôn giáo dân gian
21,3% Đạo giáo
19,2% Phật giáo
5,5% Kitô giáo
9,8% Khác

Tên dân cư : Người Đài Loan
Chính trị
Chính phủ: Đơn nhất, Bán tổng thống chế, Cộng hòa lập hiến
• Tổng thống: Thái Anh Văn
• Thủ tướng: Tô Trinh Xương
Lập pháp: Lập pháp viện

Lịch sử Thành lập
• Khởi nghĩa Vũ Xương 10 tháng 10 năm 1911: • Thành lập Dân Quốc,1 tháng 1 năm 1912
• Ngày Tái Độc lập: 25 tháng 10 năm 1945
• Thông qua hiến pháp: 25 tháng 12 năm 1947
• Chính phủ rút sang Đài Loan: 7 tháng 12 năm 1949

Trung Hoa Dân Quốc (tiếng Trung: 中華民國; bính âm: Zhōnghuá Mínguó) là đảo quốc và là một vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc khu vực Đông Á. Ngày nay, do ảnh hưởng từ vị thế lãnh thổ - địa lý cùng nhiều yếu tố chính trị phức tạp khác nên trong một số trường hợp, quốc gia này còn được gọi trực tiếp là Đài Loan (tiếng Trung: 臺灣 hoặc 台灣; bính âm: Táiwān) và gọi né tránh là Đài Bắc Trung Hoa (tiếng Trung: 中華台北 hoặc 中華臺北; Hán-Việt: Trung Hoa Đài Bắc; bính âm: Zhōnghuá Táiběi).

Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan, Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.000 km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với khoảng 70% diện tích là đồi núi còn đồng bằng tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển phía tây. Do nằm tại giao giới giữa khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên và tài nguyên hệ sinh thái của Đài Loan tương đối phong phú và đa nguyên. Hiện tại, thủ đô và các cơ quan chính phủ trung ương đặt tại Đài Bắc,[14] thành phố lớn nhất là Tân Bắc bao quanh Đài Bắc, tổng nhân khẩu được ước tính vào khoảng 23,5 triệu người, với thành phần chủ yếu là người Hán, các sắc tộc phía Đông Nam Trung Quốc (Hoa Nam và Hoa Đông), người di cư, nhập cư đến từ các khu vực Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đông Nam Á và số ít thổ dân Đài Loan.

Những thổ dân Đài Loan bản địa đã cư trú trên hòn đảo từ thời kỳ cổ đại và xã hội Đài Loan vẫn trong trạng thái nguyên thủy cho đến khi người Hà Lan đến. Các sắc tộc từ Quảng Đông, Phúc Kiến bắt đầu di cư đến Đài Loan với số lượng lớn vào thời kỳ chiếm đóng của thực dân Hà Lan và Tây Ban Nha trong giai đoạn đầu của thế kỷ XVII, sau đấy Hà Lan trục xuất Tây Ban Nha khỏi hòn đảo. Năm 1661, Trịnh Thành Công thuộc các lực lượng trung thành với nhà Minh thiết lập nên nhà nước đầu tiên của người Hán trên đảo và sang năm sau thì trục xuất người Hà Lan.

Năm 1683, nhà Thanh đánh bại chính quyền họ Trịnh và sáp nhập Đài Loan. Nhà Thanh cắt nhượng khu vực đảo Đài Loan cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895 sau khi chiến bại trước đế quốc này. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh và giành toàn quyền quản lý Trung Quốc đại lục vào năm 1911. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh trong Thế Chiến II cùng chiến tranh Trung–Nhật, Trung Hoa Dân Quốc giành lại quyền kiểm soát đại lục cũng như đảo Đài Loan. Nhưng về sau, do thất bại trong cuộc Nội chiến Quốc - Cộng năm 1949, Tưởng Giới Thạch cùng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút đến khu vực này, còn Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Trung Quốc đại lục.

Trong nhiều năm sau đó, do sự ảnh hưởng thế cục của Chiến tranh Lạnh, Trung Hoa Dân Quốc vẫn được nhiều quốc gia nhìn nhận là đại biểu hợp pháp và duy nhất của "Trung Quốc" tại Liên Hợp Quốc, đồng thời là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, đến năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giành được quyền đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Trung Hoa Dân Quốc không những mất ghế trong Hội đồng Bảo an (dù cho họ là một thành viên tham gia sáng lập[18]) mà còn đồng thời bị hàng loạt quốc gia (dưới áp lực ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) giới hạn hoặc thậm chí đoạn tuyệt quan hệ nên đánh mất sự công nhận quốc tế trên quy mô lớn.

Trong giai đoạn cuối của thế kỷ XX, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trên đảo một mặt tích cực tập trung phát triển kinh tế, trở thành một trong 4 con Rồng kinh tế châu Á cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore, mặt khác triển khai nhiều cải cách dân chủ, thay đổi từ một quốc gia chuyên chế do Trung Quốc Quốc dân Đảng bá quyền, phát triển, chuyển mình trở thành quốc gia dân chủ đầy đủ với việc bãi bỏ các lệnh giới nghiêm, người dân được quyền trực tiếp bầu cử Tổng thống, xây dựng nhà nước đơn nhất, thể chế chính trị Bán tổng thống chế, hệ thống tổng tuyển cử trực tiếp dân chủ đa đảng, lấy Học thuyết Tam Dân của cố lãnh tụ Tôn Trung Sơn làm nòng cốt, mọi người dân đều có quyền được hưởng mức độ cao về tự do kinh tế, dân sự, báo chí, ngôn luận, tôn giáo, chăm sóc sức khỏe, giáo dục công và phát triển nhân văn.

Với cơ sở vật chất vốn được hiện đại hóa từ thời kỳ thuộc Nhật, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau khi di chuyển đến đảo Đài Loan đã tiếp tục tận dụng các nguồn viện trợ của Hoa Kỳ để tiến hành một loạt các dự án tái tạo, khôi phục và kiến thiết. Nền kinh tế Đài Loan từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển thần tốc, nhảy vọt cả về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, tạo nên Kỳ tích Đài Loan. Từ thập niên 1990, Đài Loan chính thức tiến vào hàng ngũ các quốc gia phát triển, đồng thời giữ vững vị thế, tư cách đó cho đến tận ngày nay, thu nhập bình quân đầu người, bình quân mức sống, tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người (HDI) nằm ở mức quốc gia tiên tiến.

Ngoài ra, Đài Loan còn được công nhận là một cường quốc bậc trung, đảo quốc này duy trì một nền kinh tế với mức độ tự do cao, sở hữu các ngành nghiên cứu, chế tạo, khoa học - kỹ thuật tiên tiến vững mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, sản xuất vi mạch, chất bán dẫn, công nghệ thông tin - truyền thông, điện tử chính xác,... Về mậu dịch, chủ yếu thông qua công nghiệp công nghệ cao để thu lại ngoại tệ, về phát triển kinh tế nội địa, tiếp tục lấy công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vốn FDI, ODA ra nước ngoài (đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc đại lục, châu Âu và các nước đang phát triển) và ngành dịch vụ làm trung tâm, định hướng phát triển công nghiệp du lịch kết hợp tăng cường truyền bá văn hoá Đài Loan ra phạm vi toàn cầu. Kể từ sau khi bãi bỏ luật giới nghiêm, các nhân tố thúc đẩy tiến trình tự do hóa, dân chủ hóa trong nền chính trị Đài Loan dần được hình thành, xã hội dân chủ phát triển mạnh mẽ, đảo quốc này dần thoát ly khỏi quan điểm lịch sử Đại Trung Hoa, phát triển chủ nghĩa đa nguyên lấy văn hóa Trung Hoa truyền thống kết hợp với văn hóa Đài Loan hiện đại làm trung tâm. Năm 2003, Đài Loan chính thức gia nhập vào Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.

Là một quốc gia phát triển, tuy nhiên hiện nay, những chính sách ngoại giao thù địch - dựa trên nguyên tắc "Một Trung Quốc" đến từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã và đang gây cản trở, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như hội nhập toàn cầu của Đài Loan.

Tên gọi

Có nhiều thuyết về nguồn gốc tên gọi nước "Đài Loan", trong văn thư từ thời Minh trở đi, Đài Loan cũng được ghi là "Đại Viên" (大員, Dà yuán), Đài Viên (臺員, Tái yuán), hay Kê Lung Sơn (雞籠山, Jī lóngshān), Kê Lung (雞籠, Jī lóng), Bắc Cảng (北港, Běigǎng), Đông Phiên (東蕃, Dōng fān)[28] "Đại Viên" bắt nguồn từ Taian hoặc Tayan, dùng để gọi người ngoại lai trong ngôn ngữ của người Siraya tại Nam Đài Loan; người Hà Lan trong thời kỳ thống trị Đài Loan gọi đảo là Taioan, dịch âm (tiếng Mân Nam) sang chữ Hán là Đại Viên (大員, Dà yuán), Đại Uyển (大苑, Dà yuàn), Đài Viên (臺員, Tái yuán), Đại Loan (大灣, Dà wān) hoặc Đài Oa Loan (臺窩灣, Tái wō wān), danh xưng này nguyên bản là chỉ phụ cận khu vực An Bình, Đài Nam hiện nay. Thời kỳ Minh Trịnh, danh xưng "Đại Viên" (大員, Dà yuán) bị loại bỏ, gọi toàn đảo là "Đông Đô" (東都, Dōngdū), "Đông Ninh" (東寧, Dōng níng).[30] Sau khi đảo thuộc nhà Thanh, triều đình đặt phủ Đài Loan, từ đó, "Đài Loan" chính thức trở thành danh xưng cho toàn đảo.

Năm 1554, tàu buôn của người Bồ Đào Nha đi qua vùng biển Đài Loan, thủy thủ nhìn từ xa thấy Đài Loan rất đẹp nên hô vang Ilha Formosa! - có nghĩa là 'hòn đảo xinh đẹp'.Trước thập niên 1950, các quốc gia châu Âu chủ yếu gọi Đài Loan là "Formosa".

Năm 1905, khi Tôn Trung Sơn triệu tập hội nghị trù bị Trung Quốc Đồng minh hội tại Nhật Bản, trong "Trung Quốc Đồng minh hội minh thư" đề xuất cương lĩnh "xua đuổi Thát Lỗ, khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc, bình đẳng về ruộng đất", đặt tên cho chế độ cộng hòa chưa được thành lập tại Trung Quốc là "Trung Hoa Dân Quốc". Ông nhận thấy rằng dù các chế độ cộng hòa đại đa số thi hành chế độ dân chủ đại nghị, song để xác lập rõ ràng cũng như riêng biệt những nguyên tắc phát triển chủ quyền quốc gia thuộc toàn thể quốc dân đồng thời hướng tới tiến hành dân quyền trực tiếp như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đang thực thi thì phải chọn ra một danh xưng hoàn chỉnh, nên mới chọn quốc hiệu là "Trung Hoa Dân Quốc".

Sau khi chính phủ rời sang đảo Đài Loan vào năm 1949, từ thập niên 1950 đến thập niên 1960 được cộng đồng quốc tế gọi là "Trung Hoa quốc gia", "Trung Hoa tự do" hay "Trung Hoa dân chủ", phân biệt với "Trung Hoa đỏ", "Trung Hoa cộng sản" tức nhà nước cùng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau khi quyền đại biểu cho Trung Quốc chuyển cho Đại lục theo Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1971,[38] "Trung Quốc" trở thành xưng hô của cộng đồng quốc tế với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Đài Loan trong thập niên 1990, do chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc phai nhạt, ý thức về tính chủ thể và chủ nghĩa yêu nước của người Đài Loan tăng lên,[39] xã hội cũng như người dân nơi đây bắt đầu sử dụng phổ biến tên gọi "Đài Loan" làm quốc hiệu.

Chịu ảnh hưởng từ chủ trương "một Trung Quốc" của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] Trung Hoa Dân Quốc khi tham dự hoạt động hoặc tổ chức quốc tế phải sử dụng các cách xưng hô khác nhau;] như "Trung Hoa Đài Bắc" trong Thế vận hội từ năm 1984 trở đi và trong vị trí quan sát viên Tổ chức Y tế Thế giới, hay "khu vực thuế quan cá biệt Đài Bành Kim Mã" trong Tổ chức Thương mại Thế giới.Do có chủ trương chủ quyền với "toàn Trung Quốc", nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhìn nhận khu vực Đài Loan thuộc lãnh thổ thống trị của mình, cho nên đối với vùng lãnh thổ này trong các sản phẩm báo chí, tin tức, truyền thông thì gọi là "Đài Loan Trung Quốc", "nhà đương cục Đài Loan" hay "khu vực Đài Loan".

Chính phủ Trần Thủy Biển trong hoàn cảnh ngoại giao đổi sang tự xưng "Đài Loan", trực tiếp gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "Trung Quốc". Chính phủ Mã Anh Cửu chuyển sang đồng thời sử dụng gọi tắt "Hoa" lẫn "Đài",[48] dựa theo hiến pháp để gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "Đại lục".[49] Chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn và Thủ tướng Lại Thanh Đức luôn tuyên bố hai bờ là hai quốc gia riêng biệt: Đài Loan và Trung Quốc, cự tuyệt việc thống nhất dưới bất kỳ hình thức nào đồng thời biểu thị sẽ sẵn sàng tự vệ, đáp trả mọi động thái quân sự đến từ phía Đại lục. Không dừng lại ở đó, tới đầu năm 2021, chính phủ Đài Loan chính thức ra mắt hộ chiếu mới cho công dân của mình, trong đó, thiết kế nhấn mạnh vào tên gọi Taiwan (Đài Loan) và loại bỏ dòng chữ Republic of China (Trung Hoa Dân Quốc) bằng tiếng Anh ra khỏi trang bìa của cuốn hộ chiếu mới (nhưng vẫn giữ lại tên gọi này bằng tiếng Trung).

Vị thế chính trị

Hiện tại, vị thế địa - chính trị của Trung Hoa Dân Quốc đang tồn tại nhiều tranh luận, bắt nguồn từ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Sau khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút đến Đài Loan đã nhiều lần chiếu theo hiến pháp, chủ trương rằng bản thân là chủ nhân hợp pháp duy nhất và có chủ quyền hoàn toàn đối với toàn bộ khu vực Trung Quốc. Tuy vậy, kể từ năm 1992 trở đi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quyết định không còn đưa "phản công Đại lục" vào làm mục tiêu chính trị nữa, các vấn đề lãnh thổ theo hiến pháp sau đó tiếp tục gây ra nhiều sự tranh cãi] ngày nay, lập trường của chính phủ phụ thuộc chủ yếu vào liên minh chính trị cầm quyền.

Tương tự chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mặc dù cũng không kiểm soát được hết tất cả các vùng lãnh thổ dưới quyền tài phán của Trung Hoa Dân Quốc trên thực tế, nhưng vẫn tự nhận là đại biểu hợp pháp duy nhất của toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, đơn phương coi Đài Loan là một tỉnh, đưa ra yêu cầu "thu hồi" Đài Loan tương tự như với các trường hợp của Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời biểu thị sẽ sẵn sàng sử dụng đến vũ lực nếu như nước này thất bại trong việc ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập bằng các biện pháp đối thoại, đàm phán hoặc không thể thống nhất trong hòa bình.

Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới, do áp lực, sức ép ngoại giao từ phía chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên không công nhận chính thức Đài Loan là một quốc gia độc lập. Tuy vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn đã và đang duy trì mối quan hệ chính trị, thương mại, ngoại giao, kinh tế,... song phương thực tế với Đài Loan, dù cho không phải dưới hình thức quan hệ ngoại giao chính thức.

Lịch sử
Thời tiền sử

Đài Loan nối liền với đại lục châu Á trong thời kỳ Pleistocen muộn, kéo dài đến khi mực nước biển dâng lên khoảng 10.000 năm trước. Phát hiện những di cốt rời rạc của loài người trên đảo, có niên đại từ 20.000 đến 30.000 năm trước, cũng như nhiều các đồ tạo tác sau này của một văn hóa đồ đá cũ.

Khoảng tầm hơn 8.000 năm trước, người Nam Đảo lần đầu tiên đã đi định cư tại Đài Loan. Hậu duệ của họ nay được gọi là thổ dân Đài Loan và có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, một ngữ hệ trải rộng khắp Đông Nam Á hải đảo, Thái Bình Dương và Madagascar. Ngôn ngữ thổ dân Đài Loan có mức độ đa dạng lớn hơn nhiều so với phần còn lại của hệ Nam Đảo, do đó các nhà ngôn ngữ học đề xuất Đài Loan là quê hương của hệ, từ đây các dân tộc đi biển phân tán khắp Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Người Hán Trung Quốc vốn biết đến khu vực Đài Loan từ thời Tam Quốc nhưng mới chỉ bắt đầu định cư tại quần đảo Bành Hồ thuộc khu vực Đài Loan này vào thế kỷ XIII, song do các bộ lạc thổ dân trên đảo Đài Loan đối địch và thiếu tài nguyên mậu dịch có giá trị trong khu vực nên Đài Loan không thu hút người Hán, song thỉnh thoảng có những người mạo hiểm hoặc ngư dân tham gia mậu dịch với thổ dân cho đến thế kỷ XVI. Năm 1281, nhà Nguyên đặt Bành Hồ tuần kiểm ty, cùng thời điểm người Hán ra đây định cư, cơ quan chính quyền Trung Quốc đầu tiên tại khu vực Đài Loan. Năm 1384, nhà Minh ban đầu do thực thi chính sách đóng biển nên đóng cửa sở quan tại Bành Hồ, đến năm 1563 thì đặt lại.

Thế kỷ XVII

Công ty Đông Ấn Hà Lan nỗ lực lập một trạm mậu dịch tại Bành Hồ gần sát đảo Đài Loan vào năm 1622, song bị quân Minh đánh bại và trục xuất.[67] Năm 1624, công ty này lập một thành trì mang tên Pháo đài Zeelandia trên đảo nhỏ mang tên Tayouan ven bờ Đài Loan, nay là bộ phận của đảo này. Một nhân viên của công ty sống trên đảo trong thập niên 1650 mô tả các khu vực đất thấp trên đảo bị phân chia giữa 11 tù bang có quy mô khác nhau, từ hai đến 72 khu dân cư. Một số tù bang nằm dưới quyền kiểm soát của Hà Lan, còn số khác duy trì độc lập. Công ty bắt đầu nhập khẩu lao động từ Phúc Kiến và Bành Hồ từ nhà Minh Trung Quốc theo những người Hà Lan để đến Đài Loan, nhiều người trong số họ ở lại định cư lâu dài, đây chính là những người Hán đầu tiên định cư trên đảo.

Năm 1626, người Tây Ban Nha đổ bộ và chiếm lĩnh miền bắc Đài Loan, tại các cảng Cơ Long và Đạm Thủy ngày nay, nhằm lập căn cứ để bành trướng mậu dịch. Thời kỳ thực dân này kéo dài trong 16 năm đến năm 1642, khi các thành trì cuối cùng của Tây Ban Nha rơi vào tay Hà Lan.

Một nhân vật phản Thanh phục Minh là Trịnh Thành Công đem quân đội sang Đài Loan và chiếm được Pháo đài Zeelandia vào năm 1662, trục xuất chính phủ và quân đội Hà Lan khỏi đảo. Trịnh Thành Công lập chính quyền của người Hán đầu tiên ở Đài Loan vào năm 1661, định đô tại Đài Nam ngày nay. Ông và những người kế vị là Trịnh Kinh (cai trị trong 1662-1682), và Trịnh Khắc Sảng, tiếp tục các cuộc tấn công vào khu vực ven biển đông nam Trung Quốc đại lục trong thời nhà Thanh trong bối cảnh nhà Nam Minh đã bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn ở miền Nam Trung Quốc, đây là nơi cuối cùng của phe nhà Minh chống lại người Mãn Châu.

Thanh trị

Năm 1683, quân họ Trịnh chiến bại trong hải chiến Bành Hồ trước quân Thanh dưới quyền Thi Lang, Trịnh Khắc Sảng buộc phải đầu hàng. Khang Hy Đế cho nhập miền tây đảo vào bản đồ Đại Thanh, giao tỉnh Phúc Kiến quản lý, gọi là "phủ Đài Loan". Ban đầu, nhà Thanh có chính sách tiêu cực với Đài Loan, trong quá trình khai phá miền tây đảo không ngừng đàn áp các bộ lạc và chính quyền thổ dân vùng thấp, thống trị đất đai của họ. Nhà Thanh cưỡng chế hàng chục vạn người Hán cư trú tại Đài Loan về nguyên quán tại Đại lục, hạn chế nghiêm ngặt cư dân nội lục di cư sang Đài Loan.

Tuy nhiên, có không ít người từ các tỉnh duyên hải đại lục mạo hiểm sang Đài Loan, định cư tạm thời tại nửa phía tây của đảo, sau đó dần dần khai khẩn nửa đông của đảo, song số lượng không nhiều. Do quan lại được phái đến thời kỳ đầu có tố chất thấp, cách biệt về ngôn ngữ giữa quan và dân, cũng như chính sách áp bức cao độ với cư dân Đài Loan, nên phát sinh nhiều khởi nghĩa vũ trang hoặc sự kiện náo loạn, như sự kiện Lâm Sảng Văn năm 1786.

Năm 1724, nhà Thanh giáng chỉ cho phép dân Quảng Đông di cư sang Đài Loan, đến cuối thế kỷ XVIII bắt đầu xuất hiện di dân khai khẩn quy mô lớn. Do xung đột trong phân phối đất đai, tại Đài Loan phát sinh chiến đấu giữa các phân nhóm người Hán, ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên đảo sau này. Khi đó, người Hán không ngừng xâm chiếm đất đai của thổ dân vùng thấp, khiến nhóm này bị Hán hóa hoặc phải lên vùng núi cao nương nhờ thổ dân địa phương. Trước hiện tượng này, quan lại nhà Thanh yếu kém không ngăn chặn nổi, quan địa phương thậm chí còn lợi dụng để giảm khả năng bạo loạn chống triều đình.

Đài Loan từ 1860 trở đi bắt đầu mở cửa một bộ phận cảng cho ngoại thương. Trong thời kỳ Chiến tranh Nha phiến, hạm đội Anh Quốc có ý đồ chiếm cảng Cơ Long tại miền bắc và cảng Ngô Tê tại miền tây đảo, song đều thất bại. Năm 1874, Nhật Bản nhân sự kiện người Lưu Cầu đi nhầm vào lãnh thổ người thổ dân Bài Loan, tiến hành xuất binh đến bán đảo Hằng Xuân, tức "sự kiện Mẫu Đơn Xã".Điều này tạo thành một cảnh báo với chính sách của nhà Thanh với Đài Loan, nhà Thanh phái Khâm sai đại thần Thẩm Bảo Trinh sang Đài Loan quản lý, tăng cường lực lượng phòng vệ, cải cách hành chính, tăng cường chính sách để phát triển Đài Loan. Người kế nhiệm là Đinh Nhật Xương tiếp tục thi hành cải cách, khuyến khích cư dân Quảng Đông và Phúc Kiến sang Đài Loan khai khẩn, cho mở mỏ khoáng sản.

Năm 1884, Chiến tranh Pháp-Thanh bùng phát do vấn đề Việt Nam, quân Pháp xuất binh đến quần đảo Bành Hồ và miền bắc Đài Loan. Lưu Minh Truyền được triều đình phái sang Đài Loan, ông nhiều lần đánh bại kế hoạch đổ bộ Đài Loan của Pháp. Năm 1885, nhà Thanh tách Đài Loan khỏi tỉnh Phúc Kiến để lập tỉnh Đài Loan, Lưu Minh Truyền làm tuần phủ. Lưu Minh Truyền tại nhiệm đến năm 1891, ông thiết lập biện pháp phòng ngự, chính lý quân bị, đồng thời phát triển và kiến lập nhiều cơ sở hạ tầng, tuyến đường sắt đầu tiên trên đảo từ Cơ Long đến Tân Trúc khai thông trong thời gian ông tại nhiệm.

Tháng 12 năm Quang Tự thứ 20 (1894), Đường Cảnh Tùng nhậm chức Đài Loan tuần phủ. Do nhà Thanh chiến bại trong Chiến tranh Giáp Ngọ nên phải ký kết Hiệp ước Shimonoseki, cắt nhượng chủ quyền Bành Hồ và Đài Loan cho Nhật Bản.

Nhật trị

Các quan viên thân sĩ bản địa Đài Loan kháng cự cắt nhượng cho Nhật Bản, tại Đài Bắc họ thành lập Đài Loan Dân chủ quốc, Đường Cảnh Tùng là tổng thống lâm thời. Đến khi quân Nhật đổ bộ, Đường Cảnh Tùng dời sang Hạ Môn, Lưu Vĩnh Phúc kế nhiệm làm tổng thống tại Đài Nam. Trong vài tháng sau, quân Dân chủ quốc và quân Nhật phát sinh nhiều cuộc giao tranh ác liệt, khiến khoảng 14.000 binh sĩ Đài Loan chiến tử, sử gọi là "Chiến tranh Ất Mùi", cũng là chiến tranh lớn nhất trong lịch sử Đài Loan.

Sau khi giải quyết thế lực phản kháng, Nhật Bản đặt chức tổng đốc Đài Loan làm quan thống trị tối cao trên đảo. Thời kỳ đầu, chức vụ tổng đốc đều do quân nhân đảm nhiệm để bình định; năm 1898, chính phủ Minh Trị bổ nhiệm tướng lĩnh lục quân Kodama Gentaro làm tổng đốc thứ 4, đồng thời phái Goto Shinpei làm trưởng quan dân chính để phụ tá, từ đó trở đi sử dụng chính sách cai trị cả cương lẫn nhu. Nhật Bản dùng chế độ cảnh sát và chế độ bảo giáp để quản lý Đài Loan, đến Thời kỳ Đại Chính của Nhật Bản, chính cục Đài Loan dần ổn định.

Năm 1908, toàn tuyến đường sắt bắc-nam Đài Loan thông suốt, giao thông bắc nam nay chỉ mất một ngày. Năm 1919, Nhật Bản phái Den Kenjiro làm tổng đốc quan văn đầu tiên của Đài Loan, bắt đầu xây dựng lượng lớn các hạng mục cơ sở hạ tầng như nước máy, điện lực, đường bộ, đường sắt, y tế, giáo dục. Người Nhật khuyến khích nông dân Đài Loan trồng mía, lúa; đồng thời khai thác quy mô lớn các tài nguyên tự nhiên của Đài Loan để cung ứng cho nhu cầu công nghiệp nội địa Nhật Bản. Nhật Bản tiến hành giáo dục ái quốc đối với người Đài Loan, song học sinh Đài Loan thực tế bị phân biệt đối xử hoặc kỳ thị. Vào năm 1938, ước tính có khoảng 309.000 người Nhật định cư tại Đài Loan,[75] sau thế chiến đại đa số họ trở về Nhật Bản.

Nhật Bản thi hành "vận động hoàng dân hóa", giai đoạn một kéo dài từ cuối năm 1936 đến năm 1940 với trọng điểm là "xác lập nhận thức về thời cục, tăng cường ý thức quốc gia". Giai đoạn hai kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945 có mục đích là thuyết phục người Đài Loan tận trung vì Nhật Bản. Khuyến khích người Đài Loan nói tiếng Nhật đồng thời thi hành giáo dục kiểu Nhật, mặc quần áo kiểu Nhật, thờ phụng Thần đạo Nhật Bản, hoàn toàn Nhật hóa trong sinh hoạt. Nhật Bản vào năm 1945 còn tiến hành quân dịch toàn diện, đưa người Đài Loan sang chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Sau năm 1944, do bị Đồng Minh 25 lần không kích, sản xuất nông-công nghiệp của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất vào trước khi kết thúc đại chiến.

Tháng 4 năm 1945, Thiên hoàng Hirohito ban bố chiếu thư về người Triều Tiên và Đài Loan tham chính,[78] đồng thời thông qua cải cách tuyển cử nghị viện, cấp cho người Đài Loan quyền tham chính và tham chiến như người Nhật Bản nội địa. Ngày 14 tháng 8 cùng năm, Thiên hoàng Hirohito ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Thế chiến II kết thúc. Tưởng Giới Thạch phái Trần Nghi cử hành lễ tiếp nhận đầu hàng của quân Nhật tại Đài Bắc vào ngày 25 tháng 10 năm 1945, đồng thời thay mặt Đồng Minh chiếm lĩnh quân sự Đài Loan và Bành Hồ.

Thời chuyên chính Dân quốc

Do các nhân tố như cơ quan quản lý hành chính Đài Loan thi hành chính sự sai lầm, Đài Loan vào năm 1947 bùng phát sự kiện 28 tháng 2 chống đối chính phủ Quốc dân.[82][83][84] Ngày 25 tháng 12 năm 1946, Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc được thông qua, song bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bác bỏ, quan hệ Quốc - Cộng chính thức tan vỡ.[85][86] Nhằm đối phó với nội chiến, Quốc hội vào năm 1948 thông qua "Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn". Tình thế chiến tranh dần trở nên bất lợi cho Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc, cuối cùng bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh bại với hậu thuẫn của Liên Xô[88][89], Đảng Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Tháng 12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh chính phủ rút sang khu vực Đài Loan, chọn Đài Bắc làm thủ đô lâm thời Chính phủ Quốc dân đưa vàng và ngoại hối dự trữ đến Đài Loan, rất nhiều bộ đội[87], và khoảng 1-2 triệu cư dân cũng rút sang khu vực Đài Loan.

Ban đầu, Hoa Kỳ bỏ rơi Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, nhận định Đài Loan sẽ nhanh chóng bị cộng sản chiếm lĩnh[98]. Tuy nhiên, sau khi bùng phát Chiến tranh Triều Tiên vào năm, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman thay đổi lập trường, phái Hạm đội 7 đến trú tại eo biển Đài Loan, phòng ngừa hai bên phát sinh xung đột[90]. Đầu thập niên 1950, binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc cũng triệt thoái khỏi đảo Hải Nam, đảo Đại Trần, đặt trọng tâm vào Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ[98]. Sau đó, Hoa Kỳ thông qua "Điều ước phòng ngự chung Trung-Mỹ" và "Quyết định Formosa 1955" nhằm can thiệp tình hình khu vực, khiến cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc có thể duy trì thống trị khu vực Đài Loan[98]. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng thời chủ trương có chủ quyền với Trung Quốc đại lục và Ngoại Mông Cổ[100]. Do ảnh hưởng từ cục thế Chiến tranh Lạnh, Liên Hợp Quốc và đa số quốc gia phương Tây tiếp tục công nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ hợp pháp đại diện cho "Trung Quốc".

Mặc dù mất quyền cai trị Trung Quốc đại lục, phạm vi thống trị chỉ còn khu vực Đài Loan, song chính phủ vẫn lập kế hoạch quân sự phản công đại lục]. Đối diện với phe đối lập có chủ trương Đài Loan độc lập, cải cách bầu cử quốc hội, chủ trương thực thi dân chủ có thể dẫn đến cạnh tranh, và uy hiếp của bộ đội cộng sản[102], Quốc hội dựa vào "Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn" sửa đổi để phát triển chính thể chuyên chế, chính phủ độc đảng do Quốc dân đảng nắm ưu thế tuyệt đối. Trung Quốc Quốc dân Đảng trong khi cải cách tổ chức từ thập niên 1950 đến thập niên 1960, cũng không ngừng đàn áp người có lập trường chính trị bất đồng, khiến về sau họ không thể tập hợp phản đối thế lực Quốc dân đảng[106]. Trong thời kỳ khủng bố trắng tại Đài Loan, có 140.000 người bị giam cầm hoặc hành quyết do bị cho là phản đối Quốc dân đảng, thân cộng sản.

Chuyển đổi chính trị và kinh tế

Thời kỳ đầu, chính phủ tỉnh Đài Loan ngoài thi hành chính sách tự trị địa phương, hợp tác xã, giáo dục cơ sở, còn xúc tiến các cải cách ruộng đất như giảm tô, chuyển nhượng đất công, giảm tiền thuê đất, giúp ổn định phát triển nông nghiệp đồng thời cung cấp một lượng lớn nguyên vật liệu và thực phẩm. Đồng thời dựa vào đó thi hành chế độ kinh tế hiện đại hội nhập thị trường, xúc tiến phát triển doanh nghiệp dân doanh và công thương nghiệp, trở thành mô hình định hướng gia công xuất khẩu.

Thập niên 1960 đến thập niên 1970, chính phủ xúc tiến mạnh mẽ chuyển đổi hình thái kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa và kỹ thuật. Nhờ tiền vốn từ Hoa Kỳ và nhu cầu sản phẩm của thị trường này, kinh tế Đài Loan tăng trưởng nhanh chóng, thậm chí được gọi là "kỳ tích Đài Loan". Thập niên 1970, tăng trưởng kinh tế Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản tại châu Á, và được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á cùng Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore.

Năm 1971, Liên Hợp Quốc thông qua "Nghị quyết 2758" thừa nhận chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại biểu hợp pháp của "Trung Quốc". Sau đó, Trung Hoa Dân quốc chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao với thiểu số quốc gia, quốc tế cũng chuyển sang gọi là "Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Đài Bắc". Sau khi Tưởng Giới Thạch mất năm 1975, Nghiêm Gia Cam kế nhiệm, sau đó Tưởng Kinh Quốc làm tổng thống trong hai nhiệm kỳ.[109]. Do chính phủ vẫn lấy lệnh giới nghiêm để khống chế truyền thông, đàn áp phe phản đối và cấm lập đảng, trong thập niên 1970 Trung Hoa Dân Quốc bị xem là quốc gia phi dân chủ. Năm 1979, hoạt động kháng nghị tại thành phố Cao Hùng bị cảnh sát trấn áp, xúc tiến thế lực phản đối trong nước đoàn kết. Đối diện áp lực quốc tế và vận động ngoài đảng, chính phủ triển khai công tác dân chủ hóa, đảng đối lập đầu tiên là Đảng Dân chủ Tiến bộ thành lập vào năm 1986. Năm sau, chính phủ tuyên bố giải trừ giới nghiêm, bỏ cấm lập đảng[109], mở cửa lĩnh vực báo chí-xuất bản. Sau khi Tưởng Kinh Quốc mất vào năm 1988, Lý Đăng Huy kế nhiệm[109], ông nhiều lần sửa hiến pháp, xúc tiến bãi bỏ quốc hội vạn niên (đại biểu nhiệm kỳ vô hạn đại diện cho các khu vực tại Đại lục), cải cách toàn diện bầu cử quốc hội.

Đài Loan diễn ra một loạt phát triển dân chủ hóa, dẫn tới bầu cử tổng thống trực tiếp lần đầu tiên vào năm 1996, kết quả là Lý Đăng Huy thắng cử. Năm 2000, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ là Trần Thủy Biển đắc cử tổng thống, kết thúc thời kỳ Quốc dân đảng nắm quyền. Trong tám năm chấp chính, Trần Thủy Biển xúc tiến bản địa hóa Đài Loan, song do đảng của ông không kiểm soát Lập pháp viện nên gặp bất lợi trong thực thi chính sách, cuối nhiệm kỳ liên tiếp chịu nghi vấn[128]. Ứng cử viên Quốc dân đảng là Mã Anh Cửu thắng cử tổng thống vào năm 2008 và năm 2012, đồng thời đảng này tiếp tục giành đa số ghế trong Lập pháp viện. Mã Anh Cửu chủ trương xúc tiến tăng trưởng kinh tế và cải thiện quan hệ hai bờ eo biển. Năm 2016, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ là Thái Anh Văn đắc cử tổng thống, đảng này cũng lần đầu giành quá bán số ghế trong Lập pháp viện.

Địa lý
Địa hình

Từ năm 1950 trở đi, 99% lãnh thổ thực tế của Trung Hoa Dân Quốc là đảo Đài Loan[138], 1% còn lại là các đảo nhỏ khác, tổng diện tích lãnh thổ là 36.197 km². Đài Loan tách biệt Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan ở phía tây, phía bắc là biển Hoa Đông, phía đông giáp biển Philippines, qua eo biển Luzon ở phía nam là Philippines, phía tây nam là biển Đông.. Đảo dài 400 km theo chiều bắc-nam, rộng 145 km theo chiều đông-tây. Do hình dạng tương tự củ khoai lang, một bộ phận dân chúng tự gọi là 'con cái khoai lang'. Ngoài Đài Loan và các đảo phụ thuộc, Trung Hoa Dân Quốc còn quản lý quần đảo Bành Hồ cách Đài Loan 50 km về phía tây, và quần đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu nằm gần bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Trên biển Đông, Trung Hoa Dân Quốc quản lý quần đảo Đông Sa, đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, song không có cư dân cư trú vĩnh cửu.

Đảo Đài Loan hình thành do va chạm giữa nền Dương Tử ở phía bắc và tây, mảng Okinawa ở phía đông bắc, và mảng di động Philippines ở phía đông và phía nam, địa thể nhô lên do xung đột giữa hai mảng lớn Á-Âu và Philippines. Do phát triển của kiến tạo vỏ trái đất và kiến tạo sơn, Đài Loan có địa hình đa dạng phức tạp, phần lớn kiến tạo địa chất do mảng Á-Âu tạo thành, mảng Philippines chỉ tạo ra đới hút chìm.. Chịu ảnh hưởng của các mảng như cung núi lửa Luzon, khu vực miền đông và miền nam có kết cấu phức tạp, như thung lũng Hoa Đông song song nhưng có địa chất khác biệt với dãy núi Hải Ngạn.. Đài Loan nằm tại giao giới giữa các mảng nên có nhiều dịch chuyển dẫn đến đứt gãy địa chất, như động đất ngày 21 tháng 9 năm 1999 khiến hơn 2.400 người tử vong, bản đồ tai hại địa chấn của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ xếp Đài Loan ở cấp cao nhất. Đảo Đài Loan nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nên có một số địa hình núi lửa tắt, núi lửa ngủ, và núi lửa, song chỉ có nhóm núi lửa Đại Đồn và đảo Quy Sơn có hoạt động rõ ràng; một lượng lớn suối nước nóng xuất hiện tại khu vực đứt gãy.

Có thể phân đảo Đài Loan thành các loại địa hình như núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên, vùng núi miền đông chiếm hơn một nửa diện tích, trong khi đất có thể canh tác chiếm 24%[1. Các dãy núi Đài Loan phần lớn có hướng tương tự như cấu tạo địa chất, tại miền bắc có hướng đông bắc-tây nam, tại miền nam có hướng bắc tây bắc-nam đông nam, các dãy núi chủ yếu xếp theo thứ tự đông sang tây là dãy núi Hải Ngạn, dãy núi Trung ương, dãy núi Tuyết Sơn, dãy núi Ngọc Sơn, dãy núi Gia Lý Sơn và dãy núi A Lý Sơn. Đài Loan xếp thứ tư thế giới trong danh sách đảo theo điểm cao nhất, nơi cao nhất đảo là đỉnh Ngọc Sơn cao 3.952 trên mực nước biển, ngoài ra còn có trên 200 đỉnh núi cao trên 3.000 m. Từ các dãy Gia Lý Sơn và A Lý Sơn là các vùng chân núi, gò đồi và cao nguyên bằng phẳng hay nhấp nhô, phần lớn gò đồi là cao nguyên đất đỏ bị sông suối xâm thực chia cắt, các vùng gò đồi chủ yếu là Trúc Đông, Trúc Nam và Miêu Lật, cao nguyên phần lớn tạo thành do lớp đá vụn và đất đỏ tích tụ tạo thành, các cao nguyên trọng yếu là Lâm Khẩu, Đào Viên, Đại Đỗ, Bát Quái.

Chịu ảnh hưởng từ biến động của vỏ trái đất, của dòng chảy và xâm thực, một số khu vực đồi núi do cấu tạo nên hình thành bồn địa. So với xung quanh thì bồn địa bằng phẳng, thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, phần lớn phát triển thành khu vực dân cư, như bồn địa Đài Bắc, bồn địa Đài Trung, bồn địa Phố Lý, bồn địa Thái Nguyên. Khu vực miền tây do tác động của bồi tích từ hạ du sông suối và dòng chảy bắt nguồn từ địa bàn, hình thành đồng bằng phù sa bằng phẳng, đại đa số nhân khẩu trên đảo cư trú trên đồng bằng. Địa hình đồng bằng có đồng bằng Gia Nam là chủ yếu, ngoài ra ở miền tây còn có đồng bằng Chương Hóa, đồng bằng Bình Đông, đồng bằng Tân Trúc, đồng bằng Thanh Thủy, ở miền đông có đồng bằng Lan Dương và đồng bằng thung lũng Hoa Đông. Xung quanh đảo Đài Loan có các đảo nhỏ như đảo núi lửa Lan Tự, Lục Đảo, Quy Sơn, Cơ Long, Miên Hoa, Bành Giai, Hoa Bình; các đảo đá ngầm san hô ở phía nam có Lưu Cầu, Thất Tinh Nham, Đông Sa, cũng như kiểm soát đảo Ba Bình.

Khí hậu sinh thái

Đài Loan có chí tuyến Bắc chạy qua, nằm tại giao giới giữa khí hậu nhiệt đới hải dương và cận nhiệt đới hải dương, phía bắc chí tuyến bắc được phân thuộc khí hậu cận nhiệt đới còn phía nam được phân thuộc khí hậu nhiệt đới; khí hậu về tổng thể là mùa hạ kéo dài và ẩm thấp, mùa đông khá ngắn và ấm áp. Nhiệt độ bình quân mùa đông là 15 °C-20 °C, còn nhiệt độ bình quân cao vào mùa hạ lên tới 28 °C. Miền bắc do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên từ tháng 1 đến tháng 3 bước vào mùa mưa, miền trung và miền nam không chịu ảnh hưởng.

Từ tháng 5 là bắt đầu mùa mưa Đông Á, từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết nóng nực và ẩm thấp, miền nam có mưa nhiều hơn miền bắc. Bão nhiệt đới tấn công Đài Loan từ tháng 7 đến tháng 10, từ tháng 11 đến tháng 12 là mùa khô[165]. Lượng mưa bình quân năm của Đài Loan là 2.500 mm, gấp ba lần bình quân thế giới, song 80% tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân mỗi người Đài Loan nhận được chỉ bằng 1/6 của thế giới, 46,2% lượng mưa chảy ra biển, 33,3% lượng mưa bốc hơi, chỉ sử dụng được 20,5%. Lượng mưa cũng phân bổ không đều, có khác biệt giữa vùng núi và đồng bằng, miền đông và miền tây, miền nam và miền bắc.

Đài Loan có 151 sông suối, các sông có chiều dài vượt quá 100 km là Trạc Thủy, Cao Bình, Đạm Thủy, Tăng Văn, Đại Giáp, Ô, Tú Cô Loan. Trạc Thủy là sông dài nhất với 186,6 km, sông có lưu vực rộng nhất là Cao Bình. Chịu ảnh hưởng của hướng núi, dòng chảy thường theo hướng tây hay đông. Do dãy núi Trung ương nằm lệch đông, các sông trọng yếu nằm tại nửa phía tây. Mặc dù Đài Loan có lượng mưa dồi dào, song chịu ảnh hưởng của mùa mưa nên cạn vào mùa đông; chỉ có các sông Đạm Thủy, Đại Hán, Cơ Long tại khu vực Đài Bắc có lượng nước ổn định quanh năm. Đại đa số hồ nằm tại bên tây, song hồ tự nhiên chỉ là thiểu số, trong đó lớn nhất là hồ Nhật Nguyệt rộng 8 km².

Tổng chiều dài đường bờ biển Trung Hoa Dân Quốc hiện là hơn 1.813 km, địa hình ven biển Đài Loan khác biệt theo khu vực, phân thành bờ núi tạo thành mũi đất và vịnh biển tại miền bắc, bờ cát thẳng đơn điệu tại miền tây, bờ biển rạn san hô miền nam, bờ biển đứt đoạn tại miền đông do núi và biển liền kề. Đài Loan có hệ động thực vật hoang dã phong phú, ước tính 11% động vật và 27% thực vật là loài đặc hữu, như cá hồi Đài Loan; có hơn 3.000 loài thực vật có hoa, hơn 640 loài dương xỉ, hơn 3.000 loài cá, hơn 500 loài chim. Chính phủ lập 8 khu bảo hộ sinh thái tự nhiên với diện tích chiếm gần 20% lãnh thổ.

Chính trị
Kết cấu chính phủ

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập dựa theo hiến pháp và Chủ nghĩa Tam dân hiến pháp định vị quốc gia là "nước cộng hòa dân chủ của dân do dân vì dân", Chủ nghĩa Tam dân đề xuất chủ nghĩa dân tộc các dân tộc chung sống, chủ nghĩa dân quyền thi hành quyền lực công dân, chủ nghĩa dân sinh vì dân phục vụ. Tham khảo "ngũ quyền hiến pháp" của Tôn Trung Sơn, hiến pháp phân chính phủ thành năm cơ cấu là Hành chính viện, Lập pháp viện, Tư pháp viện, Khảo thí viện, Giám sát viện. (Ngũ quyền Phân lập). Sau khi sửa đổi hiến pháp để thi hành chế độ bán tổng thống, tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người thống soái Quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Sau lần sửa đổi hiến pháp thứ ba vào năm 1994, tổng thống do công dân trực tiếp bầu ra, có nhiệm kỳ bốn năm và có thể tái nhiệm một lần. Tổng thống có quyền phối hợp điều hành sự vụ Hành chính viện, Lập pháp viện, Tư pháp viện, Khảo thí viện và Giám sát viện, đồng thời bổ nhiệm viện trưởng Hành chính viện và quan chức nội các.

Hành chính viện phụ trách công tác quản lý chính sách quốc gia, bên dưới đặt các cơ quan xử lý công việc hành chính như bộ, ủy ban, ngoài ra còn có 7-9 người là ủy viên chính vụ. Cơ quan lập pháp tối cao là Lập pháp viện theo hình thức đơn viện, các ủy viên lập pháp chọn ra viện trưởng Lập pháp viện. Ủy viên lập pháp có 113 người được bầu theo hai thể thức là trực tiếp bầu cho cá nhân và bầu theo danh sách đảng, có nhiệm kỳ 4 năm. Viện trưởng Hành chính viện do Tổng thống bổ nhiệm, không cần Lập pháp viện phê chuẩn, khiến khi cơ quan hành chính và lập pháp xung đột khó có không gian hiệp thương. Trong quá khứ, Trung Hoa Dân Quốc còn thiết lập Quốc dân đại hội đơn viện, song chính thức bị bãi bỏ vào năm 2005, quyền "phức quyết" chuyển sang do công dân đầu phiếu quyết định.

Tư pháp viện là cơ quan tư pháp tối cao, chủ yếu phân xử tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, kỷ luật nhân viên công vụ. Viện trưởng Tư pháp viện cùng phó viện trưởng và 13 thẩm phán hợp thành hội nghị đại pháp quan, thống nhất giải thích hiến pháp, pháp luật, hay pháp lệnh, đồng thời triệu tập tòa án hiến pháp phân xử luận tội tổng thống, phó tổng thống, và giải tán chính đảng vi hiến. Khảo thí viện phụ trách tuyển chọn tư cách nhân viên công vụ, hay sát hạch tuyển chọn quan chức chính phủ. Giám sát viện là cơ cấu thường trực giám sát chính phủ hoạt động, bên dưới đặt các ủy ban để có thể tiến hành điều tra hành chính các cơ quan hành chính

Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template