TRUMP – BIDEN TRANH CỬ: NGƯỜI NGOÀI PHỐ NGƯỜI TRONG ZOOM
Ông Trump vẫn tiếp tục chiến dịch vậ đông tranh cử như thể không có đại dịch. Ông có mặt tất cả các cuộc họp báo hằng ngày. Trong khi đó ông Biden đã ở nhà suố ba tháng từ khi bắt đầu đại dịch…
Trong giai đoạn đầu của chiến dịch tranh cử, ông Obama đã giữ im lặng. Ông Obama đã không công khai ủng hộ ông Biden làm ứng cử viên của đảng Dân chủ cho đến đến mãi sau này, vào ngày 14/4. Ông Biden tuyên bố một cách khó tin rằng ông ta đã yêu cầu ông Obama không công khai ủng hộ ông ta. Khi ông Obama cuối cùng cũng lên tiếng ủng hộ ông Biden thì điều đó thực sự không có gì bất ngờ nữa.
ÔNG TRUMP CHO RẰNG ÔNG OBAMA KHÔNG CÒN HỢP THỜI TRANG NỮA
Hãy nhớ lại rằng năm 2016, ông Trump đã vận động tranh cử với khẩu hiệu: “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đó là một sự công kích trực diện dành cho ông Obama, người chủ trì phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và kết quả là nước Mỹ có một nền kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, cả hai ông Obama và Biden lại tuyên bố rằng họ đã tặng cho ông Trump món quà là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ để từ chối ghi nhận công lao của ông Trump.
Tranh công của người khác là điều người dân Mỹ không chấp nhận. Chính vì vậy, hai ông Obama và Biden lên tiếng nói lại rằng nền kinh tế dưới thời của ông Trump không hề tuyệt vời đến mức như ông ấy vẫn khẳng định và rằng ông Biden sẽ làm tốt hơn như vậy. Ban đầu, tuyên bố này cũng không khiến người dân Mỹ thấy ấn tượng. Và đại dịch đã khiến cho điều ông Biden nói trở thành sự thật.
Nhưng rồi, thực tế lại chuyển sang chiều lòng ông Trump. Thật không may cho ông Obama và ông Biden, cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller để chứng minh ông Trump là một điệp viên của Nga, là gián điệp cho Kremlin hoặc thậm chí là một kẻ phản bội đất nước đã được chứng minh chỉ là “trò lừa bịp” của Bộ Tư pháp, FBI, CIA và Cơ quan an ninh Hoa Kỳ (NSA). Trong ba tuần vừa qua, các thông tin được ẩn giấu trong các tài liệu mật của chính phủ đã được công khai. Ông Obama, ông Biden và một số quan chức của chính quyền tổng thống Obama trước đây đã liên kết với nhau trong các hành vi sai trái, bao gồm các hành vi tội phạm. Hiện tại, một số cuộc điều tra và vụ án đang diễn ra xoay quanh vấn đề này.
Hiện giờ, ông Trump đang vận động tranh cử với các cáo buộc rằng ông Obama và phe của ông ta đã cố gắng phá hoại cuộc đua của ông với bà Hillary Clinton năm 2016 và khi việc đó không thành thì lại cố gắng luận tội và kết tội ông. Chủ đề chiến dịch tranh cử lần này của ông Trump là ông đã được bầu làm Tổng thống một cách hợp pháp và đảng Dân chủ đã và đang tham gia một cuộc đảo chính để phế truất ông khỏi vị trí này. Cho đến nay, việc tốt nhất mà phe Dân chủ đã làm được là đưa ra tuyên bố rằng tất cả những sự việc này chỉ là động thái đánh lạc hướng của ông Trump.
Ông Obama, ông Biden và những người khác chắc sẽ không có chuyện phải ngồi tù, nhưng một số cuộc điều tra của Thượng viện và Bộ Tư pháp sẽ có kết quả trước cuộc bầu cử tháng 11 và điều này có thể sẽ đủ sức tàn phá để làm giảm triển vọng của ông Biden.
Trong khi đó, ông Trump đã sa thải những nhân vật chủ chốt còn lại của chính quyền Obama. Những người này hoặc đã dùng vị trí của mình để phá hoại nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump hoặc đã không điều tra đầy đủ tham nhũng của đảng Dân chủ. Quan trọng nhất, họ đã rò rỉ trái phép các thông tin bí mật cho báo chí. Những vụ sa thải này khiến các việc làm sai trái của đảng Dân chủ luôn ở giữa tâm thời sự - đó là một chiến lược quan trọng của ông Trump.
XOAY QUANH ĐỔ LỖI CHO ĐẠI DỊCH
Một số sự kiện gần đây đã nổ ra cùng lúc như một kế hoạch được lập ra để hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, ra quân rầm rộ với chủ đề kép là Đại dịch và Kinh tế. Ông Trump quyết định tấn công lại phe đối lập, coi đó là chiến lược tranh cử mới.
Chính quyền Trung Quốc - một số thông tin cho đến giờ vẫn còn chưa ngã ngũ - bằng cách nào đó đã thất bại trong việc ngăn chặn virus Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán, tạo điều kiện cho sự lây lan toàn cầu. Trung Quốc đã che giấu nguồn gốc, bản chất, ảnh hưởng và cách điều trị loại virus này. Trung Quốc đã thuyết phục được Tổ chức Y tế Thế giới về phe với mình trong nỗ lực lừa dối công luận.
Khi ông Trump và các quốc gia khác bắt đầu kêu ca về phản ứng của Trung Quốc trước đại dịch thì Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đã mang virus sang lây nhiễm cho nước này; sau đó thì đổ lỗi cho Mỹ đã không quản lý được đại dịch. Trung Quốc kêu gọi các quốc gia khác liên kết với nước này vì Mỹ đang sụp đổ do đại dịch và nền kinh tế Mỹ đã thất bại.
Đảng Dân chủ, đặc biệt là ông Biden, là những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Họ đã chấp nhận cách giải thích của Trung Quốc về các sự kiện diễn ra quanh đại dịch, tạo liên minh chống lại Tổng thống. Ông Trump tin rằng người dân Mỹ đang chối bỏ chủ nghĩa toàn cầu.
Vì những cáo buộc sai trái của Trung Quốc về ông Trump và virus, và vì sự ủng hộ của đảng Dân chủ dành cho Trung Quốc, ngày 29/5, ông chủ Nhà Trắng đã phát động một cuộc phản công mạnh mẽ chống lại Trung Quốc và Đảng Dân chủ. Tổng thống tuyên bố nước Mỹ từ bỏ tư cách thành viên của WHO - động thái khiến tổ chức này thiệt hại 450 triệu đô la mỗi năm. Ông Trump tin rằng WHO chỉ là con rối trong tay Bắc Kinh và chịu trách nhiệm tuyên truyền cho họ.
Đồng thời, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia tước bỏ quyền tự trị của đặc khu hành chính Hồng Kông. Ông Trump đã nhân cơ hội này xoá bỏ lợi thế thương mại đặc biệt dành cho Hồng Kông và rút lại visa du học cho các đối tượng là học viên cao học Trung Quốc có mối liên hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.
Trong động thái đáp trả, ông Trump đã đặc biệt nhắc đến đến các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói rõ Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực để Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Đảng Dân chủ đang tìm cách thuyết phục người dân Mỹ rằng ông Trump chỉ đang cố gắng đánh lạc hướng dư luận khỏi những thất bại của ông. Nhưng chiến lược của ông Trump là khiến đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả tự làm tổn thương chính họ với tuyên bố rằng ông Biden đã và đang ủng hộ Trung Quốc, chống lại doanh nghiệp, người lao động và lợi ích của nước Mỹ. Và quan trọng nhất, Trung Quốc không phải là bạn của Mỹ.
TRẬN SO GĂNG TRUMP – GB BIDEN
Chiến dịch vận động tranh cử của cả ông Trump và ông Biden không thể khác đi được. Ông Trump vẫn tiếp tục chiến dịch vận động tranh cử như thể không có đại dịch. Ông có mặt tại tất cả các cuộc họp báo hàng ngày, các cuộc giao ban, các cuộc tuần hành tranh cử và các sự kiện có chụp hình. Ông bỏ qua hướng dẫn của Đội đặc nhiệm về việc đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội. Ông luôn luôn xuất hiện cùng đám đông.
Tổng thống tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình trước mắt là để cố gắng chống lại những cáo buộc của đảng Dân chủ rằng ông quản lý yếu kém. Việc này bao gồm tấn công vào những gì ông Obama và ông Biden đã làm trong nhiệm kỳ của mình, và gần đây là những tiết lộ về cáo buộc ông Obama liên quan đến âm mưu đảo chính chống lại ông Trump. Chiến lược này rất nhiều rủi ro và chưa từng có tiền lệ: Ông Obama là người được lòng nhiều người dân Mỹ.
Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump đã bắt đầu chiếm sóng các kênh truyền hình và mạng xã hội. Đảng dân chủ coi “cá tính” của ông Trump là một cản trở chính. Ông ấy có thể trở nên nhỏ nhen, ấu trĩ, thù hận và nhẫn tâm - tất cả những điều này đều được thể hiện thường xuyên trên Twitter. Thay vì cố gắng tự bào chữa cho mình, quảng cáo tranh cử của ông Trump tuyên bố ông không được bầu để làm một Tổng thống được yêu quý mà ông được chọn vì ông tin tưởng vào các chính sách của mình và để “giải quyết mọi việc”. Những quảng cáo này thu hút những người ủng hộ Trump; còn việc nó có hấp dẫn được những người khác không thì câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ.
Trái ngược với sự hiện diện khắp nơi của ông Trump, ông Biden đã ở trong nhà suốt ba tháng từ khi bắt đầu đại dịch, ngoại trừ một lần đến đặt vòng hoa trong một buổi lễ tưởng niệm. Các báo cáo cho thấy ông Biden đang tránh xuất hiện công khai mà chọn trả lời phỏng vấn trên Zoom.com bởi ông ấy ngày càng có xu hướng “nói hớ” và vụng về lập cập. Mỗi khi ông xuất hiện là thế nào cũng gây tranh cãi. Vừa mới đây, ông Biden tuyên bố rằng những người da màu bỏ phiếu cho ông Trump chứ không phải cho mình thì không thực sự là người da màu. Câu nói này đã trở thành tin nổi bật trên truyền thông suốt hơn một tuần.
Đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ che chắn ông Biden để ngăn việc ông ta có thể làm hỏng chính chiến dịch tranh cử của mình. Người dân Mỹ thì đang nói nhiều về khả năng ông Biden không thể hoàn thành một nhiệm kỳ tổng thống nếu ông được bầu. Tất cả những điều này đều nằm trong tính toán chiến lược của ông Trump.
Ông Biden cũng chưa đề xuất được bất kỳ chiến lược nào để đối trọng với những chiến lược của ông Trump trong xử lý đại dịch và phục hưng kinh tế. Tất cả những việc ông Biden đã làm được là chỉ trích nhưng không đưa ra giải pháp thay thế. Dường như ông không nắm được một thông tin gì về các hành động của ông Trump. Đảng Cộng hòa tin rằng ông Biden đang cố gắng tránh đả động đến việc ông đã quay ngoắt một cách đầy kịch tính để chuyển hướng theo các chính sách cực tả. Cử tri Mỹ không thích điều này.
VIỄN CẢNH
Có vẻ như đảng Dân chủ, nhiều đảng viên đảng Cộng hòa, các phóng viên và học giả đã đi đến kết luận sớm rằng ông Trump đã thua kèo trong kỳ tái tranh cử. Họ đưa ra chứng cứ là kết quả khảo sát dành cho ông ở mức thấp. Cuộc tấn công ông chủ Nhà Trắng của các kênh truyền thông đại chúng thân dân chủ đã thu hút được sự chú ý nhất định. Bất kể ông Trump nói gì, làm gì cũng đều bị họ vùi dập.
Ông Biden là một ứng cử viên yếu, hiện giờ vẫn trốn trong tầng hầm của nhà mình để tận hưởng sự ưu ái của truyền thông. Ông đang thảnh thơi bên lề để xem trận chiến Obama-Trump.
Các cuộc tấn công hiệu quả chống lại ông Trump và “tấm lá chắn bảo vệ của truyền thông” dành cho ông Biden giải thích tại sao hiện giờ ông Biden đang vượt trước ông Trump trên đường đua. Nhưng điều này có thể không kéo dài lâu. Cuối cùng sẽ phải đến lúc ông Biden xuất hiện trước công chúng và đối đầu với ông Trump trong các cuộc tranh luận ứng cử tổng thống và trong các sự kiện vận động tranh cử.
Ông Trump sẽ được tái đắc cử nếu người Mỹ thấy rằng đại dịch kết thúc tốt đẹp - có lẽ sẽ phải nhờ đến vắc-xin - và nền kinh tế trên đà phục hồi. Nếu cảm giác tích cực này chiếm ưu thế thì ông Biden sẽ thua. Nếu đại dịch hoặc kinh tế trì trệ thì ông Biden sẽ thắng.
Tất nhiên trong lúc đó vẫn còn những tấm thẻ bài đặc biệt chưa được tung ra: Trung Quốc, các cuộc điều tra đầy cạnh tranh của phe ông Trump hoặc phe đối lập, các vụ nói hớ của ông Biden, và một diễn biến mới nhất là các cuộc bạo động sắc tộc khắp các thành phố của nước Mỹ. Tất cả các vấn đề này đều vô cùng nghiêm trọng.
Chỉ có một điều chắc chắn. Năm 2016, khảo sát dư luận cho thấy bà Hillary Clinton dẫn trước ông Trump với sự cách biệt lớn. Và tất cả đều sai.
Tiến sỹ Terry F. Buss - Thiết kế: Quốc Dũng - Ảnh: AP, Reuters
Tại sao bầu cử quan trọng với người Mỹ?
Tuần trước, người Mỹ đã chứng minh một trong những cách thức quan trọng mà các cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi công dân Mỹ.
Trong một động thái được các chính trị gia của các đảng phái khác nhau theo dõi chặt chẽ, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết về tính hợp hiến của Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền.
Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền là luật quan trọng nhất được triển khai trong nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của ông Barack Obama. Đạo luật đảm bảo cung cấp bảo hiểm cho hơn 30 triệu người Mỹ vốn không có bảo hiểm và giảm thiểu những khó khăn mà người Mỹ phải đối mặt khi muốn điều trị bệnh. Những người Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ dự luật trong khi người của đảng Cộng hòa nhất loạt phản đối.
Sau khi đạo luật được thông qua và được Tổng thống Obama phê chuẩn, Liên đoàn Kinh doanh độc lập khởi kiện liên quan đến tính hợp hiến của Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền. Vụ kiện này đã được xem xét trong hệ thống tòa án Mĩ cho tới khi được chuyển lên Tòa án Tối cao. Cuối cùng, ngày 28/6/2012, Tòa án Tối cao tuyên bố rằng các điều khoản của đạo luật là hợp hiến. Thành quả lập pháp quan trọng nhất của Obama được cứu.
Tuy nhiên, đạo luật này được Tòa án Tối cao ủng hộ với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống. Chỉ cần một thẩm phán trong nhóm thắng thế bỏ phiếu khác đi, Đạo luật có thể bị đánh ngã và toàn bộ nỗ lực của tổng thống Obama và các đồng sự đảng dân chủ của ông có thể sẽ không còn chút giá trị nào.
Tòa án tối cao là thực thể đầy quyền lực và có một không hai trong chính phủ Mỹ. Trách nhiệm chủ đạo của Tòa án tối cao là đảm bảo tính hợp hiến của các đạo luật. Một khi Quốc hội hay cơ quan lập pháp của một bang thông qua một đạo luật mà đa số các thẩm phán của tòa án thấy rằng đạo luật này vi phạm Hiến pháp, Tòa án tối cao có quyền hủy bỏ hiệu lực của luật bằng cách tuyên bố đạo luật này là không hợp hiến.
Trong lịch sử hoạt động, Tòa án tối cao rất cẩn trọng trong việc đưa ra một quyết định như vậy, tuy nhiên hầu như nhiệm kì nào cũng có một vài luật không trụ lại được.
Thử nghĩ xem điều này có nghĩa là gì? Tổng thống Mỹ có thể thuyết phục người dân Mỹ về tầm quan trọng của việc triển khai một sáng kiến chính sách mới. Ngay cả khi người này thuyết phục được đa số trong Thượng viện và Hạ viện ủng hộ sáng kiến, đạo luật được thông qua và chính sách mới đã sẵn sàng đi vào thực tế. Nhưng bất kì một công dân nào có thể chứng minh đạo luật mới vi phạm quyền hiến định của mình thì đều có thể kiện ra tòa để ngăn việc luật được triển khai. Và nếu các thẩm phán của Tòa án tối cao được thuyết phục rằng vẫn còn những nghi vấn về sự hợp hiến của luật, họ sẽ cân nhắc thận trọng và quyết định liệu có ủng hộ luật hay sẽ loại bỏ luật này vì tính vi hiến của nó.
Nói cách khác, 5 thẩm phán - đa số trong tổng 9 thành viên của Tòa án tối cao - có thể lật ngược toàn bộ hoạt động của vị Tổng thống của đảng dân chủ cũng như Quốc hội. Một vài quốc gia khác trên thế giới cũng trao những quyền tương tự cho tòa án cao nhất của họ để xem xét lại hoạt động của các nhánh quyền lực khác của chính phủ.
Vậy tại sao những thẩm phán này được chọn? Trong hệ thống Mỹ, họ được Tổng thống lựa chọn và sau đó được đa số Thượng nghị sĩ thông qua. Nhưng tổng thống chỉ được giới thiệu thẩm phán mới khi có chỗ khuyết tại Tòa án tối cao. Và theo hiến pháp Mỹ, tất cả các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm trọn đời. Họ có thể làm công việc này cho đến khi nào họ muốn, không có một nhiệm kì cố định và không có chuyện nghỉ hưu bắt buộc. Do đó, không có gì lạ là các thẩm phán có thể phục vụ qua nhiều thập kỉ.
Vị thẩm phán mới đây nhất nghỉ hưu là John Paul Stevens. Ông đã được bổ nhiệm bởi Tổng thống Gerald Ford vào năm 1975 và ông tự nguyện nghỉ hưu vào năm 2010 ở tuổi 90. Quyền chỉ định các thẩm phán cho Tòa án tối cao là một trong những cách thức đáng kể nhất mà các tổng thống gây ảnh hưởng tới định hướng của chính trị và chính phủ Mỹ. Rất lâu sau khi Tổng thống rời nhiệm sở, thậm chí sau khi đã mất, các thẩm phán được bổ nhiệm tham gia Tòa án tối cao vẫn còn xem xét tính hợp hiến của các luật. Đơn cử, tại Tòa án tối cao hiện nay, có 2 thẩm phán do Ronald Reagan, vị tổng thống rời nhiệm sở năm 1989 bổ nhiệm, và một người khác được bổ nhiệm bởi G.H.W.Bush, người rời nhiệm đầu năm 1993.
Tòa án Tối cao hiện nay chia tách rất rõ rệt. Rất nhiều các quyết định được đưa ra với tỉ lệ phiếu là 5 thuận, 4 chống. Và hiện nay, 4 trong số các thẩm phán đã vượt qua tuổi 73. Có vẻ như vị tổng thống được bầu năm 2012 sẽ là người bổ nhiệm các thành viên tòa án tối cao, những người sẽ định hình hoạt động của chính phủ Mỹ trong những năm, và có thể là những thập kỉ sắp tới.
Và vì thế, kết quả bầu cử tổng thống lần này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người Mỹ.
-------------------- *GS. Calvin Mackenzie là giáo sư chính trị học nổi tiếng của ĐH Colby, Hoa Kỳ. Ông là một học giả của chương trình Fulbright ở Việt Nam.
Sky+ (Từ Internet- GS. Calvin Mackenzie*)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn