Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

WHO: Virus corona mới sẽ được gọi là Covid-19




Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom. (Ảnh: AP)
WHO: Virus corona mới sẽ được gọi là Covid-19


WHO: Virus corona mới sẽ được gọi là Covid-19

Chủng virus corona mới bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019 sẽ được gọi là "Covid-19", lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

"Chúng tôi đặt tên cho dịch bệnh là Covid-19", Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 11/2. Trong Covid-19, "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và "d" là "dịch bệnh" (disease).

"Việc xác định tên gọi đóng vai trò quan trọng trong việc tránh tình trạng sử dụng những cái tên khác không chính xác và tránh thể hiện sự kỳ thị, đồng thời cung cấp định dạng tiêu chuẩn sử dụng cho bất cứ dịch bệnh nào do virus corona gây ra trong tương lai", ông Tedros cho hay.

Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bùng phát tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019. Cho tới nay, Trung Quốc xác nhận hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 43.000 trường hợp nhiễm bệnh. Ngoài ra, Philippines và Hong Kong ghi nhận 2 ca chết vì chủng virus mới này.

Virus corona hiện lan rộng ra gần 30 quốc gia. Việt Nam ghi nhận 15 ca nhiễm với ca nhiễm mới nhất là bé gái 3 tháng tuổi.


Chuyên gia Hong Kong: Virus corona 'có thể lây nhiễm 60% dân số thế giới nếu không được kiểm soát'

Nhà dịch tễ học Hong Kong nói các quốc gia khác nên xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn giống như Trung Quốc.

Dịch bệnh coronavirus có thể lan rộng ra khoảng 2/3 dân số thế giới nếu không thể kiểm soát được, nhà dịch tễ học y tế công cộng hàng đầu Hong Kong, Gabriel Leung nói.

Cảnh báo của ông được đưa ra sau khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các trường hợp bệnh nhân corona virus gần đây chưa từng đến Trung Quốc có thể là "phần nổi của tảng băng chìm". Giáo sư Gabriel Leung, phụ trách y tế công cộng tại Đại học Hong Kong, cho biết câu hỏi quan trọng nhất là tìm ra kích thước và hình dạng của "tảng băng".


Thuốc khử trùng phun vào người vào khu dân cư ở Thiên Tân, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng mỗi người bị nhiễm sẽ tiếp tục truyền virus cho khoảng 2,5 người khác.

"Sáu mươi phần trăm dân số thế giới là một con số cực kỳ lớn", ông Leung nói với tờ Guardian, trên đường đến một cuộc họp chuyên gia WHO ở Geneva.

Ngay cả khi tỷ lệ thiệt mạng chung thấp tới 1%, thì số người chết sẽ rất lớn. Ông dự định chia sẻ trong cuộc họp chuyên gia của WHO rằng vấn đề chính là quy mô của dịch bệnh đang gia tăng trên toàn thế giới, và thứ hai là cần tìm hiểu xem các biện pháp quyết liệt của Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan có hiệu quả hay không - bởi vì nếu vậy, các nước khác nên nghĩ về việc áp dụng theo.

"Có phải 60-80% dân số thế giới sẽ bị nhiễm bệnh? Có thể không. Có lẽ điều này sẽ đến theo giai đoạn. Virus có thể giảm khả năng gây chết người vì nếu nó giết chết tất cả trên đường đi, nó cũng sẽ chết" - ông nói.

Nếu việc phong tỏa của Trung Quốc không có tác dụng, một sự thật đau đầu phải đối mặt: đó là coronavirus có thể không kiểm soát được. Sau đó, thế giới sẽ phải chuyển sang một hướng khác, thay vì cố gắng kiểm soát virus, họ sẽ phải làm việc để giảm thiểu tác động của nó. “Đó là những câu hỏi rất thực tế” – ông nói.



Tàu Diamond Princess bị cách ly ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Hơn 5.000 người đang mắc kẹt trên 2 tàu du lịch cỡ lớn ở nhiều nước do lo sợ lây lan virus Corona.

Do lo ngại dịch virus Corona mới, những khuyến cáo di chuyển khắp toàn cầu được chọn nhiều tàu du lịch đang trong trạng thái "tiến thoái lưỡng nan".

Tại Nhật Bản, tàu Diamond Princess đang cách ly ngoài khơi cảng Yakohama từ ngày 4.2. Theo thông tin mới nhất ngày 12.2, CNA đưa tin, có thêm 39 người khác trên tàu đã cho kết quả dương tính với virus Corona mới.

Cho tới nay, tàu chở gần 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn trở thành đã có 174 ca được xác nhận nhiễm bệnh. Tàu Diamond Princess là địa điểm bùng phát virus Corona lớn nhất ngoài Trung Quốc.


Bản đồ các tàu du lịch bị cách ly, từ chối cập cảng hoặc thay đổi lịch trình do lo ngại virus Corona. Ảnh: CNN.

Trong diễn biến khác, tàu MS Westerdam có hơn 2.000 người bị mắc kẹt sau khi tàu bị từ chối cho cập cảng Laem Chabang Thái Lan. Tàu của hãng Holland America trước đó bị từ chối cập cảng của Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, đảo Guam (Mỹ).

Bangkok Post cho hay, Thái Lan không cho phép MS Westerdam cập cảng Laem Chabang nhưng sẵn sàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo và dịch vụ y tế.

Tàu du lịch của hãng Holland America chở 2.257 người, trong đó có 1.455 hành khách và 802 thủy thủ đoàn. Tàu Westerdam dự kiến đưa hành khách đến cảng Laem Chabang, kết thúc hành trình bắt đầu từ hôm 1.2. Du khách dự định di chuyển từ cảng Laem Chabang về Bangkok và từ đây di chuyển bằng đường hàng không trở về.

Trước đó, hơn 3.600 người bị cách ly trong vòng 5 ngày trên tàu World Dream ở Hong Kong (Trung Quốc) để phòng ngừa trong bối cảnh 3 hành khách từng đi trên tàu này dương tính với virus Corona. Không có ca nhiễm mới nào được xác nhận và cuối tuần qua tất cả hành khách và thủy thủ đoàn đã được rời tàu.

Tại Mỹ, tàu Anthem of the Seas đã cập cảng ở New Jersey thêm 2 ngày sau khi 4 hành khách trên tàu được đưa tới bệnh viện để xét nghiệm virus Corona. Những hành khách này là 4 thành viên trong gia đình, cùng với 23 hành khách khác, được xác nhận không nhiễm virus. Tàu đã rời cảng ngày 9.2.

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều hãng tàu du lịch đã phải thay đổi phương án hoạt động. CNN cho hay, hãng Royal Caribbean đã hủy 2 chuyến đi dự kiến khởi hành từ Singapore ngày 15.2 và 24.2 do "điều kiện đi lại trong khu vực hiện tại". Theo đó, hành khách đặt vé đi tàu du lịch Quantum of the Sea sẽ được hoàn lại toàn bộ số tiền.

Sky+ (Từ Internet- AP &The Guardian)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template