Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Thử máu, biết được 10 năm nữa mình còn sống hay không!?




Trong tương lai, bạn chỉ cần đi thử máu để biết được 10 năm nữa mình còn sống hay chết sớm - ảnh: SHUTTERSTOCK
Thử máu, biết được 10 năm nữa mình còn sống hay không!?


Thử máu, biết được 10 năm nữa mình còn sống hay không!?

Phương pháp xét nghiệm mới với độ chính xác lên đến 83% sẽ giúp bạn dự đoán tương lai 10 năm sau chỉ với một động tác đơn giản: đi thử máu.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Sinh học lão hóa Max Plank (Đức) đã phát triển một xét nghiệm giúp tiên đoán được khả năng một người sẽ chết hay sống ở thời điểm 10 năm sau dựa vào những dấu ấn sinh học trong máu người.

Với người muốn được làm xét nghiệm, họ chỉ cần bước đến bệnh viện để làm thao tác thử máu thông thường, điều mà mọi người trên thế giới vẫn làm định kỳ hoặc khi nghi ngờ có bệnh gì đó.

Nhưng để có thể "đọc" được cái chết, các nhà khoa học đã phải đối chiếu mẫu máu của 44.000 tình nguyện viên từ 18-109 tuổi, theo dõi họ trong 16 năm. Kết quả phân tích máu đã xác định được 14 dấu ấn sinh học xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, có thể dự đoán tuổi thọ của họ.

Để tự kiểm tra mức độ tin cậy của thử nghiệm, ngoài dữ liệu từ hơn 5.000 người đã chết trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng "chấm điểm" nguy cơ tử vong của toàn bộ tình nguyện viên dựa trên các yếu tố thông thường như BMI, huyết áp, cholestero, tình trạng sử dụng rượu, thuốc lá, các chẩn đoán bệnh tật…

Mọi sự đối chiếu cho thấy cách thử máu để tìm dấu ấn sinh học cho mức độ chính xác 83% trong việc dự đoán cái chết 1 thập kỷ sau.

Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm của bạn không tốt, đó không phải là bản án tử. Biết được nguy cơ chết sớm là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân phối hợp với bác sĩ của mình nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ, điều trị đúng cách các căn bệnh nội tại để kéo dài tuổi thọ, chống lại "lời tiên tri" đáng sợ đó.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Theo Daily Mail, LADbible


Ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu trong gói khám sức khỏe tổng quát



Tư vấn bởi: Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Đình Chiến - Trưởng khoa xét nghiệm, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng

Khám sức khỏe tổng quát là một trong những thói quen giúp chúng ta có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Khám sức khỏe tổng quát được hiểu là chương trình khám bệnh toàn diện mọi bộ phận và cơ quan trên cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý, tuy nhiên trên thực tế không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ ý nghĩa của một số xét nghiệm đặc biệt là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, các chỉ số bất thường thì hướng đến bệnh lý nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là thao tác lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch (và một số ít trường hợp từ động mạch) để tiến hành xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bạn sẽ biết được một cách tổng quát tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiện sớm các bệnh lý nếu mắc phải. Và sau đây là ý nghĩa quan trọng mà xét nghiệm này mang lại, bạn cần nên biết:

• Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Nhằm xác định về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cho biết các tính chất của các tế bào máu như: độ lớn, lượng hemoglobin...để bác sĩ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu, ...Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu và/hoặc các yếu tố đông máu.

• Xét nghiêm nhóm máu: Thường được xét nghiệm trước khi truyền máu, trước khi cho máu và trong thời kỳ mang thai, ...Việc ghi nhớ nhóm máu đối với mỗi cá nhân là cần thiết trong những trường hợp cấp cứu phải truyền máu ngay. Xét nghiệm này giúp xác định nhóm máu cần thiết cho truyền máu, chẩn đoán thiếu máu, tan máu, ...

• Xét nghiệm sinh hóa máu: Giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể như: chức năng gan – mật (men gan, bilirubin, protein...), chức năng thận (ure, creatinin...), tình trạng đường máu (glucose máu, HbA1c), tình trạng mỡ máu (triglyceride, cholesterol), ...

• Xét nghiêm đánh giá tình trạng đông máu: số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, APTT... để đánh giá tình trạng đông máu và gián tiếp góp phần đánh giá chức năng gan.

• Xét nghiêm đánh giá tình trạng đông máu giúp đánh giá tình trạng đông máu

• Xét nghiêm miễn dịch – vi sinh: Xét nghiệm miễn dịch – vi sinh giúp phát hiện và loại trừ các bệnh lý như viêm gan, nhiễm HIV, xét nghiệm gợi ý yếu tố u: CEA, CA 125, CA 19-9, CA 15-3, tình trạng tuyến giáp..


Xét nghiệm máu rất có ý nghĩa trong gói khám sức khỏe tổng quát

2. Các chỉ số xét nghiệm máu bất thường gợi ý những bệnh lý nào?

Sau đây là chỉ số xét nghiệm máu bình thường và các gợi ý đối với trị số bất thường:
• GLU (Glucose): chỉ số về lượng đường trong máu. Giá trị bình thường: 3,9 - 6,4 mmol/l.

Nếu chỉ số dưới 3,9 mmol/l gọi là hạ đường huyết, gợi ý đến việc bệnh nhân đã sử dụng các thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường, ít phổ biến hơn là một số loại thuốc gây hạ đường huyết khác, bệnh hiểm nghèo hoặc suy nội tạng, phản ứng với carbohydrate (ở những người nhạy cảm), có u sản xuất insulin ở tuyến tụy và một số loại phẫu thuật giảm cân.

Nếu chỉ số trên 6,4 mmol/l gọi là tăng đường huyết, gợi ý bệnh đái tháo đường.
• SGOT, SGPT: Nhóm chỉ số men gan, khoảng bình thường: SGOT: 9 – 48 U/l; SGPT: 5 – 49 U/l. Men gan tăng gợi ý các bệnh về gan mật như: viêm gan cấp do virus (A, B, C, D..), uống nhiều bia rượu, suy gan, vàng da tắc mật và các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn và một số bệnh lý khác.

• WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Khoảng bình thường: 4.300 - 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4,3 - 10,8 x 109 tế bào/l). Bạch cầu tăng gợi ý các bệnh nhiễm trùng cấp hoặc mạn

• RBC (Red Blood Cell): số lượng hồng cầu trong 1 thể tích máu Khoảng bình thường: 4,2 - 5,9 triệu tế bào/cm3. Hồng cầu tăng gợi ý bệnh lý đa hồng cầu, hồng cầu giảm gợi ý bệnh lý thiếu máu cấp hoặc mạn.

• HB hay HBG (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Khoảng bình thường: Nam: 13 - 18 g/dl và Nữ: 12 - 16 g/l. Huyết sắc số giảm gợi ý thiếu máu.

• HCT (Hematocrit): Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ. Khoảng bình thường: Nam: 45 - 52%; Nữ: 37 - 48%. Hct giảm gợi ý thiếu máu.

• PLT (Platelet): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Khoảng bình thường: 150.000 - 400.000/cm3. Tiểu cầu <150 .000="" br="" c="" cm3="" gi="" l="" m="" ti="" u.="" u="">
• LYM (Lymphocyte): Bạch cầu Lympho, Khoảng bình thường: 20 - 25%. Nếu bạch cầu lympho tăng gợi ý bệnh nhiễm trùng mạn như lao, ung thư, ...

• NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính, Khoảng bình thường: 60 - 66%. Nếu bạch cầu NEU tăng gợi ý bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi, ...


Xét nghiệm máu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh


<150 .000="" br="" c="" cm3="" gi="" l="" m="" ti="" u.="" u="">3. Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nước tiểu được sản xuất bởi thận. Thận lọc chất thải ra khỏi máu, giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể và bảo tồn protein; các chất điện giải và các hợp chất khác mà cơ thể có thể tái sử dụng. Các chất gì không cần thiết đều được thận cố gắng loại bỏ trong nước tiểu.

Nước tiểu nói chung có màu vàng nhạt và tương đối trong suốt; nhưng đối với mỗi lần đi tiểu của một người thì màu sắc, số lượng, nồng độ và hàm lượng các chất trong nước tiểu sẽ hơi khác nhau do các thành phần khác nhau. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bao gồm glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn. Chúng có mặt có thể do:

• Có hàm lượng cao trong máu và cơ thể phản ứng bằng cách loại bỏ sự dư thừa ra nước tiểu.
• Có bệnh thận.
• Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu rất có ý nghĩa trong gói khám sức khỏe tổng quát


<150 .000="" br="" c="" cm3="" gi="" l="" m="" ti="" u.="" u="">4. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường gợi ý những bệnh lý nào?

Nhiều chất thường chỉ được tìm thấy với một lượng nhất định trong nước tiểu, do đó mức cao hơn hoặc thấp hơn cho thấy có thể có liên quan với một tình trạng bệnh lý nào đó. Các chất sau đây có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm nước tiểu nhanh:

• Giá trị pH - đo độ axit của nước tiểu. Giá trị bình thường tùy thuộc vào chế độ ăn uống, trong khoảng từ 5 đến 7, trong đó các giá trị dưới 5 quá axit gợi ý đến nguy cơ nhiễm toan cơ thể (biến chứng của tiểu đường, tiêu chảy, ...) và giá trị trên 7 không đủ axit gợi ý các bệnh nhiễm trùng.

• Protein - không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: trace (vết, không đáng kể): 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu tăng có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Tăng protein nước tiểu cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ.

• Đường - glucose, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Glucose tăng cao trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận, có bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống hoặc ở phụ nữ mang thai.

• Nitrite - không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. Nếu tăng gợi ý nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhất là E.Coli

• Ketone - một sản phẩm trao đổi chất, thường không được tìm thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Tăng ketone nước tiểu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Đôi khi ketone xuất hiện ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

• Bilirubin - sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật...

• Urobilinogen - sản phẩm phân hủy của bilirubin, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật...

• Tế bào hồng cầu - không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu dương tính gợi ý đến viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan...

• Tế bào bạch cầu - thường không được tìm thấy trong nước tiểu, Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL, nếu tăng gợi ý đến nhiễm trùng tiết niệu.



Xét nghiệm nước tiểu một phần gợi ý các bệnh lý thường gặp
Tóm lại, nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, bạn cần gặp bác sĩ. Như với tất cả các xét nghiệm, kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu là 2 xét nghiệm cơ bản nhưng lại mang tầm quan trọng gợi ý sớm đến các bệnh lý bạn đang mắc phải. Bạn nên dành thời gian đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện nhất.



Làm thế nào để biết nhóm máu của mình?



Muốn biết mỗi người thuộc nhóm máu nào thì cần phải biết trong máu có những thành phần nào, có bao nhiêu loại nhóm máu, đó là nhóm máu gì, từ đó tiến hành làm xét nghiệm và đọc kết quả để xác định nhóm máu.

1. Thành phần của máu

1.1 Huyết tương

Là phần chất lỏng của máu và chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Trong huyết tương chủ yếu là nước nhưng có chứa nhiều protein khác nhau và các chất khác như nội tiết tố, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, muối, v.v..

1.2 Các tế bào máu

Các tế bào máu chiếm khoảng 40% khối lượng của máu và có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Các tế bào “gốc” tạo máu trong tủy xương có nhiệm vụ sản xuất tế bào máu. Khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nhóm máu sẽ thấy có 3 loại tế bào máu chính, đó là:

• Tế bào hồng cầu
Đây là những tế bào làm cho máu có màu đỏ. Có khoảng năm triệu hồng cầu trong một giọt máu. Để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ cần một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới, hàng triệu hồng cầu mới này được phóng thích từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Trong các hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp thu hút và kết hợp với oxy, cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tế bào bạch cầu
Gồm nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính (đa nhân), các tế bào lympho, bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm. Tất cả các loại tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch và có tác dụng chủ yếu là tham gia chống lại nhiễm trùng.

Tiểu cầu
Tiểu cầu rất nhỏ và có chức năng làm đông máu khi bị thương…

2. Xét nghiệm nhóm máu

Tiến hành làm một loạt các xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, từ đó có thể xác định nhóm máu.

Trong nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau có trên bề mặt các tế bào hồng cầu thì kháng nguyên loại ABO và loại Rh là quan trọng nhất bởi khả năng tạo miễn dịch mạnh mẽ nhất.

Xét nghiệm nhóm máu thường quy nhằm mục đích xác định nhóm máu theo hệ nhóm máu ABO và Rh. Ngoài ra, xét nghiệm kháng nguyên khác trên bề mặt hồng cầu được thực hiện trong một số tình huống khác.


Xét nghiệm nhóm máu

2.1 Xét nghiệm nhóm máu ABO

• Nhóm máu A: Nếu có các kháng nguyên loại A trên bề mặt của tế bào hồng cầu và kháng thể kháng B trong huyết tương.

• Nhóm máu B: Nếu có các kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương.

• Nhóm máu AB: Nếu có hai kháng nguyên loại A và B trên bề mặt của tế bào hồng cầu và không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương.

• Nhóm máu O: Nếu không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu nhưng có kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương.

2.2 Xét nghiệm nhóm máu Rh

Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên Rh trên bề mặt của tế bào hồng cầu, tức là Rh dương (+). Tuy nhiên, một vài người lại không có kháng thể Rh, được gọi là Rh âm (-). 2.3 Xác định nhóm máu

Nhóm máu của mỗi người phụ thuộc vào loại kháng nguyên có trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền từ cha và mẹ của người đó. Có các nhóm máu là:

• Nhóm máu A+: có kháng nguyên A và kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu A-: có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu B+: có kháng nguyên B và kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu B-: có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rh.
• Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rh.


Định nhóm máu

3. Có thể thực hiện định nhóm máu ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là bệnh viện duy nhất tại Hải Phòng có máy định nhóm máu tự động hoàn toàn Wadiana rất hiện đại của Tây Ban Nha. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện định nhóm máu hệ ABO/Rh (D) trên máy tự động. Việc định nhóm máu bằng máy tự động cho phép hạn chế tối đa những sai sót so với phương pháp thủ công.

Quy trình đánh giá định nhóm máu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung cùng đội ngũ kỹ thuật viên được cấp bằng đào tạo bài bản giúp quá trình xét nghiệm chặt chẽ, nghiêm ngặt, kỷ luật, tuân thủ quy định, giúp bảo đảm độ chính xác một cách tuyệt đối.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Hải Phòng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0225 7309 888 để được hỗ trợ.


Ăn rồi có xét nghiệm máu chính xác nữa hay không?



Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

“Ăn rồi có xét nghiệm máu hay không?” là câu hỏi của rất nhiều người. Tùy từng loại bệnh và đặc thù của từng loại xét nghiệm mà việc hấp thụ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết các loại xét nghiệm máu cần và không cần nhịn ăn.
1. Các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

1.1. Xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết cần lấy máu người bệnh lúc đói
1.2 Xét nghiệm mỡ máu (liên quan đến vấn đề tim mạch)
Các chỉ số đánh giá bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride.
Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao. Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo dùng cho những người trên 45 tuổi 5 năm 1 lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đái tháo đường. Nếu như bệnh nhân đã có bệnh về tim mạch thì sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm này thường xuyên để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Cũng như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm này cũng cần nhịn đói từ 8-10 tiếng vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

Ăn hoặc uống rượu trước khi xét nghiệm máu là điều không nên làm vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm mỡ máu.

2.3 Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa thường được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc đưa ra bằng chứng về tổn thương gan. Khi có các triệu chứng sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, các bệnh về gan và khi theo dõi quá trình sử dụng thuốc, xét nghiệm này được tiến hành.
Xét nghiệm chức năng gan được chỉ định trong tổng thể xét nghiệm khi sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan và trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc.

Với xét nghiệm chức năng gan, bạn có thể ăn bình thường trước khi thực hiện vì không ảnh hưởng đến kết quả.

2.4 Xét nghiệm bệnh Gout
Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric và creatinin trong máu. Tuy nhiên một số người không mắc bệnh gout có nồng độ axit uric cao và ngược lại.

Những xét nghiệm khác như công thức máu, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm nội tiết thì thức ăn không ảnh hưởng tới kết quả...


Phát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu - lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam



Bài viết được viết bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Gia Bình - Phó trưởng khoa Xét nghiệm- Trưởng đơn nguyên Hóa sinh- Miễn dịch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.



Từ tháng 11/2018, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City áp dụng kỹ thuật xét nghiệm mới cho phép chẩn đoán sớm bệnh suy thận: Kỹ thuật L-FABP. Người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ lúc nào trong ngày, kết quả chính xác sẽ có sau 30 phút.

1.Vì sao xét nghiệm L-FABP có thể phát hiện sớm suy thận?

Quả thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể.

Nếu bị suy thận, chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa không được thực hiện. Đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D đều bị rối loạn, có thể ảnh hưởng tới sự sống. Do đó, việc phát hiện sớm suy thận vô cùng quan trọng để có thể ngăn chặn các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tính mạng.
Trong cơ thể người có một loại protein trong gia đình các FABP có trọng lượng phân tử 14 kDa, khu trú chủ yếu ở các tế bào ống lượn gần của thận, tế bào gan, ruột... Khi ống lượn gần bị thiếu máu cục bộ hoặc thiếu oxy, thì mức L-FABP tăng cao, đặc biệt ở nước tiểu. Đo được hàm lượng L-FABP tăng cao cho phép bác sĩ chẩn đoán mức độ tổn thương thận, chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận, xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận. Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị.


Xét nghiệm L-FABP có thể phát hiện sớm suy thận

2. Xét nghiệm L-FABP có thể áp dụng với những ai?

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh dưới, xét nghiệm này rất có ích để phát hiện sớm bệnh suy thận

• Phát hiện sớm bệnh thận ở người có bệnh đái tháo đường.
• Chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận

Với người bệnh mắc các bệnh như dưới đang điều trị tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm

• Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu (các nghiên cứu cho thấy khoảng 40% bệnh nhân nặng điều trị hồi sức cấp cứu có nguy cơ suy thận)
• Người vừa trải qua phẫu thuật mổ tim (khoảng 25% bệnh nhân sau mổ tim có nguy cơ suy thận)
• Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
• Người có chỉ định chụp X- quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod ...
• Phát hiện sớm suy thận cấp sau ghép thận.
• Đánh giá mức độ rủi ro suy thận cấp trước khi ghép tủy xương.
Cho đến nay, Vinmec là nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng xét nghiệm này theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU 680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Theo: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template