Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Chân dung 'bà chủ' chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á - ái nữ của đại gia Lê Thanh Thản





Chân dung 'bà chủ' chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á - ái nữ của đại gia Lê Thanh Thản


"Ai đã từng tiếp xúc với bố tôi đều có cảm nhận ông là một người nhanh nhạy, quyết liệt trên thương trường nhưng lại vô cùng giản dị và tình cảm trong cuộc sống. Bố dạy cho tôi nhiều bài học quý giá. Đến tận bây giờ, bố vẫn luôn đồng hành và là người thầy, người đồng nghiệp lớn của tôi", Hoàng Yến - con gái đầu của đại gia Lê Thanh Thản từng nói về bố mình.

Lê Thị Hoàng Yến thuộc thế hệ cuối của 8X, cô là chị cả trong số 3 người con của đại gia Lê Thanh Thản. Từng có 7 năm tu nghiệp tại nước Anh, trở về Việt Nam cô đã quyết định về trợ giúp gia đình, nối nghiệp kinh doanh của cha.

Năm 2013, Yến chính thức gánh trên vai trọng trách Tổng giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh. Như vậy, chưa đầy 30 tuổi, Lê Hoàng Yến đã trở thành Tổng giám đốc chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam giữa bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau ngày nhận chức, Lê Thị Hoàng Yến đã liên tiếp mở rộng thương hiệu Mường Thanh tới nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thậm chí còn hướng đến các vùng kinh tế mới như Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh…nâng tổng số khách sạn từ 13 vào năm 2012 lên con số 38 vào năm 2015.

Năm 2016, CEO của Mường Thanh tiếp tục khai trương khách sạn 5 sao tại Thủ đô Viêng-Chăn (Lào). Nữ CEO của Tập đoàn Mường Thanh chia sẻ, sau Lào, nếu có cơ hội thuận lợi, Campuchia, Myanmar, Australia và Mỹ sẽ là những thị trường tiếp theo mà Mường Thanh cân nhắc lựa chọn khi mở rộng phạm vi hoạt động.

Đến năm 2018 vị CEO trẻ tuổi đã nâng tổng số khách sạn Mường Thanh lên 60 khách sạn và trở thành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Nam Á.


Hoàng Yến luôn nỗ lực hết mình để đưa "con đại bàng" Mường Thanh vỗ cánh bay cao, bay xa.

Chia sẻ xung quanh câu chuyện kinh doanh của chuỗi khách sạn Mường Thanh, Lê Thị Hoàng Yến từng cho biết ngay từ những ngày đầu xây dựng, Mường Thanh đã được xác định sẽ trở thành thương hiệu khách sạn của người Việt, do người Việt quản lý và điều hành.

Khi nhiều thương hiệu đang "chạy đua" Tây hóa do bị ảnh hưởng bởi quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Mường Thanh vẫn kiên định với việc giữ gìn hình ảnh thuần Việt, lấy cơ sở những giá trị con người Việt làm định vị phát triển thương hiệu.

"Tiêu chí làm khách sạn của chúng tôi là "lấy giá rẻ, nhưng dịch vụ tốt để cạnh tranh". Cùng là 5 sao nhưng giá phòng khách sạn của Mường Thanh chỉ bằng một nửa khách sạn của Tây. Ví dụ, khách sạn của các hãng nước ngoài giá 150 USD/đêm, thì khách sạn của Mường Thanh chỉ 60-80 USD/đêm", Yến cho biết.

Chia sẻ với truyền thông về bí quyết thành công của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh, Hoàng Yến khẳng định để có bộ máy tốt, Mường Thanh thực hiện chính sách "cầu hiền" đối với những người Việt đã có kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn quản lý khách sạn nước ngoài.

Bởi vậy, nhiều nhân sự cấp cao đã về đầu quân cho Tập đoàn. Ban đầu, văn phòng Tập đoàn Mường Thanh chỉ có 2 người, giờ đã có gần trăm người người giỏi chuyên môn và tâm huyết với công việc, hiện nay trên tòan hệ thống khách sạn Mường Thanh số lượng nhân viên lên tới 12.000 người.

Và để có thể quản trị vận hành với 12.000 nhân sự khắp các tỉnh thành, Hoàng Yến vẫn luôn giữ cho mình triết lý lấy con người làm trung tâm, coi con người là cốt lõi của vấn đề đồng thời xác định trao quyền, trao trách nhiệm, tin tưởng, tuy nhiên có giám sát, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng và thẩm định thường xuyên để xây dựng đội ngũ tốt.

Mong muốn xây dựng chuỗi khách sạn mang thương hiệu Việt, của người Việt điều hành và quản lý là lý do khiến nữ CEO Mường Thanh quyết tâm đầu tư và mở rộng quy mô không chỉ trên cả nước mà còn cả ở nước ngoài trong những năm vừa qua.

Theo kế hoạch, Tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng trong những năm tới, tuy nhiên sẽ có sự đánh giá và nghiên cứu cụ thể trước khi triển khai.


Nữ lãnh đạo trẻ cũng thừa nhận, áp lực đương nhiên là có, nhưng chị luôn xác định áp lực giúp chị lớn và trưởng thành hơn để có thể triển khai nhiều kế hoạch mà bố mình còn ấp ủ.

Chia sẻ về người cha của mình - đại gia Lê Thanh Thản, Hoàng Yến từng cho biết cô luôn có được những bài học quý giá từ bố và những thành quả có được ngày hôm nay phần lớn nhờ vào những kinh nghiệm có được trong nhiều năm làm việc cùng bố.

"Ai đã từng tiếp xúc với bố tôi đều có cảm nhận ông là một người nhanh nhạy, quyết liệt trên thương trường nhưng lại vô cùng giản dị và tình cảm trong cuộc sống. Bố dạy cho tôi nhiều bài học quý giá. Đến tận bây giờ, bố vẫn luôn đồng hành và là người thầy, người đồng nghiệp lớn của tôi", chị Yến cho biết.


Dự án khiến ông chủ Lê Thanh Thản bị khởi tố về hành vi "Lừa dối khách hàng" giờ ra sao?


Sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes CT6C, phường Kiến Hưng, Hà Đông, HN khiến đại gia điếu cày Lê Thanh Thản bị khởi tố.


Ngày 05/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Lừa dối khách hàng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, Hà Nội. Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can và ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Thanh Thản (sinh năm 1950) nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes.


Theo đó, dự án khiến ông chủ Lê Thanh Thản bị khởi tố vốn quy hoạch thiết kế được duyệt là 2 tòa, gồm CT6A và CT6B, song chủ đầu tư là công ty cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bemes, tự ý xây thêm tòa CT6C, sai so với quy hoạch được duyệt.


Tòa nhà CT6C không có trong quy hoạch được xây dựng cao 30 tầng với hơn 400 căn hộ. Theo quảng cáo của chủ đầu tư, mỗi sàn được bố trí 22 căn hộ từ 2-3 phòng ngủ, gồm các loại diện tích từ 63,3 - 94,4m2.


"Chúng tôi chuyển về đây sinh sống từ khoảng những năm 2012. Khu CT6C hầu như đã kín người ở", Trình Thanh (một cư dân sống tại đây) cho hay.


Chị Thúy An, một cư dân sinh sống tại khu chung cư cho biết, mức giá rao bán căn hộ tại đây dao động từ 14-16 triệu đồng/m2. Trung bình, giá căn hộ dao động từ 900 đồng trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, các căn hộ cho thuê có giá từ 3-4 triệu đồng/tháng (tùy diện tích).


Tại tầng 1 của CT6C, nhiều kiot mọc lên cho người dân thuê kinh doanh.


Một chủ hàng kinh doanh tại đây cho biết, họ không hề hay biết tòa CT6C là trái phép. Các tiểu thương đều thuê mặt bằng ở đây kinh doanh từ khá lâu và đã chi trả tiền thuê dài hạn.


Các tầng đế chung cư CT6A, CT6B và CT6C đều có căn hộ, với nhiều hộ dân đã sinh sống.


Việc sai phạm tại CT6C đang đặt ra câu hỏi về việc quyền lợi của những khách hàng đang mua nhà tại đây liệu có bị ảnh hưởng hay không.


Bên cạnh đó, theo quy hoạch, thiết kế được duyệt, dự án CT6 Bemes có 936 căn hộ cao tầng và 34 căn thấp tầng, biệt thự liền kề. Tuy nhiên, Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes đã xây tổng cộng là 1.590 căn hộ (tăng 654 căn) và 38 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng. Hiện tại, số biệt thự liền kề đều đã cho thuê hoặc đưa vào sử dụng.


Quản lý khối tài sản trên 10.000 tỷ với vài chục khách sạn nhưng Mường Thanh Group có doanh thu khiêm tốn và liên tục lỗ




Năm 2018, doanh thu của Mường Thanh Group - công ty quản lý phần lớn số khách sạn Mường Thanh - đạt chưa đến 800 tỷ đồng, thấp hơn cả hệ thống khách sạn của Thành Thành Công và chỉ bằng một phần nhỏ so với Vinpearl.

Từ khách sạn đầu tiên được xây dựng vào năm 1997 tại Điện Biên Phủ, hiện Mường Thanh được biết là chuỗi khách sạn vào loại lớn nhất Việt Nam.

Theo thông tin trên website, hiện hệ thống Mường Thanh Hospitality gồm gần 60 khách sạn với 4 thương hiệu là Mường Thanh, Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand và Mường Thanh Holiday. Mường Thanh cũng sở hữu 1 khách sạn tại Lào.

Bên cạnh đó, Mường Thanh Hospitality cũng sở hữu một số trung tâm giải trí (Vinh Recreation Center), Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm, một số trung tâm thể hình... Ban đầu, các khách sạn Mường Thanh được sở hữu bởi Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - công ty phát triển bất động sản chủ chốt của ông Lê Thanh Thản.

Tuy nhiên, từ năm 2012, ông Thản đã thành lập thêm CTCP Tập đoàn Mường Thanh (Mường Thanh Group) làm đầu mối quản lý và sở hữu hệ thống khách sạn theo một tiêu chuẩn chất lượng và hình ảnh đồng nhất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện Mường Thanh Group đang quản lý/sở hữu hơn 30 khách sạn Mường Thanh.

Phần còn lại vẫn do DTNT Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên sở hữu hoặc 1 số pháp nhân khác sở hữu như Mường Thanh Grand Phương Đông thuộc sở hữu của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông - công ty được gia đình ông Thản mua lại từ Ocean Group.

Tính đến tháng 1/2019, Mường Thanh Group có vốn điều lệ 2684,4 tỷ đồng. Trong đó ông Lê Thanh Thản nắm giữ 68,5%; phần còn lại do 3 cá nhân nắm giữ gồm bà Lê Thị Hoàng Yến (19%), ông Đỗ Trung Kiên (8,4%) và ông Lê Hải An (4%).

Năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng đột biến về quy mô tài sản của Mường Thanh Group khi vốn chủ sở hữu tăng hơn gấp đôi lên gần 3.700 tỷ đồng và tổng tài sản tăng từ 6.800 tỷ lên 12.800 tỷ đồng.




Cùng với việc tiếp nhận thêm các khách sạn, doanh thu của Mường Thanh Group đã tăng lên nhanh chóng nhưng con số 780 tỷ đồng doanh thu năm 2018 là khá khiêm tốn khi mà công ty đang quản lý tới vài chục khách sạn.

Đi cùng với doanh thu khiêm tốn thì Mường Thanh Group cũng liên tục báo lỗ từ năm 2014 đến nay. Dù vậy mức lỗ năm 2018 đã giảm đáng kể xuống còn 12 tỷ so với 95 tỷ của năm trước. Với việc các chỉ tiêu tài chính đang được cải thiện nhanh chóng thì Mường Thanh có thể sẽ sớm có lãi.




Một số khách sạn lớn như New World Saigon hay Metropole Hanoi chỉ với 1 khách sạn duy nhất nhưng cũng có thể thu về cả nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Cũng quản lý hơn 30 khách sạn như Mường Thanh Group nhưng doanh thu mảng khách sạn của Vinpearl năm 2018 thu về gần 6.500 tỷ đồng (bao gồm cả khu giải trí Vinpearlland).

Thậm chí, kết quả kinh doanh của Mường Thanh Group còn kém hơn cả TTC Hospitality (mã VNG), công ty quản lý chuỗi khách sạn của Tập đoàn Thành Thành Công. Năm 2018, TTC Hospitality đạt 941 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 90 tỷ đồng.


Đại gia điếu cày, chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản đang sở hữu những gì?




Ngoài chuỗi khách sạn Mường Thanh, ông Lê Thanh Thản còn được biết đến với các chung cư giá rẻ.

Theo nguồn tin từ VKS, ngày 08/7/2019, VKSND thành phố Hà Nội phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội đối với ông Lê Thanh Thản, chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015.

Sáng 09/07/2019, Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội, dưới sự giám sát của VKSND thành phố Hà Nội đã tiến hành khám xét và thu giữ nhiều tài liệu tại Trụ sở Công ty này tại bán đảo Linh Đàm, Hà Nội.

Thông tin trên trang VKS online cho biết "Tội lừa dối khách hàng" là tội phạm đã được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 1985 và Điều 162 BLHS 1999 và hiện nay là Điều 198 BLHS 2015. Tội này gần giống với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định trong Bộ luật hình sự, người phạm tội cũng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền hoặc tài sản của người khác.

Ông Lê Thanh Thản sinh năm 1950, được nhiều người biết đến với vị trí ông chủ của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và cùng các con điều hành Tập đoàn Mường Thanh, sở hữu chuỗi khách sạn trải dài trên cả nước.

Đầu những năm 1990, ông Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, chính thức trở thành một doanh nhân, một chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trải qua nhiều năm, cho đến nay, nhiều người biết đến ông với biệt danh "đại gia điếu cày" sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn.

Chuỗi hàng chục khách sạn Mường Thanh

Năm 1997, Khách sạn Mường Thanh đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Điện Biên. Năm 2000, ông Thản xuống Hà Nội bắt đầu mua một mảnh đất nhỏ trong khu đô thị Linh Đàm để xây khách sạn Mường Thanh và khu căn hộ nhỏ. Đến năm 2003 thì Mường Thanh Hà Nội ra đời ở Linh Đàm (thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội).


Khách sạn Mường Thanh Huế (Ảnh: ANTĐ)

Đến năm 2017, tập đoàn Mường Thanh đã có hệ thống 45 khách sạn Mường Thanh trải dài ở các tỉnh, thành phố trên cả nước như Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hạ Long...

Hệ thống các chung cư giá rẻ

Trong lĩnh vực xây dựng, ông Lê Thanh Thản còn nổi tiếng khi xây dựng hàng loạt chung cư giá rẻ tại Hà Nội, như tổ hợp 12 tòa nhà HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, VP Linh Đàm, Thanh Hà Cienco 5, chung cư Đại Thanh, chung cư Xa La.

Các dự án này được đánh giá là có giá rẻ, chỉ với vài trăm triệu đồng là người mua có thể sở hữu 1 căn nhà.

Cái tên Lê Thanh Thản chỉ thực sự được biết đến khi ông thâu tóm 21ha đất ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội để xây dựng khu đô thị Xa La.

Tiếp đó, ông Thản nổi đình đám khi đưa ra thị trường những căn hộ giá siêu rẻ, chỉ 10 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, nhược điểm của các dự án này là mật độ cư dân quá dày đặc. Đáng chú ý, nhiều dự án của ông Thản từng gặp sự cố liên quan tới cháy nổ. Một số dự án của ông Thản mới đây đã được liệt kê vào danh sách khuyến cáo không nên mua nhà của UBND thành phố Hà Nội.

Ngoài chuỗi khách sạn Mường Thanh, các khu chung cư, ông Thản hiện còn là chủ Công ty CP Sản xuất - XNK Bemes, thành lập từ năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình, bán buôn nông sản, vật liệu...

Vị đại gia này cũng đang là ông chủ một số công ty trong lĩnh vực du lịch, như Công ty CP Thương mại và du lịch thanh niên Quảng Ninh (chủ đầu tư khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh năm 2011), Công ty cổ phần Du lịch Nghệ An hay Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển du lịch Lạng Sơn.


Siêu xe Rolls-Royce Phantom được xác định của đại gia Thanh Thản (Ảnh: Autopro)

Bên cạnh khối tài sản trên, ông Lê Thanh Thản còn là người sở hữu siêu xe Rolls-Royce Phantom Oriental Sun hay Mặt Trời Phương Đông, dòng xe được thiết kế theo đơn đặt hàng riêng của từng khách hàng. Được biết, chiếc xe này ước tính khoảng 2 triệu USD.


Đời tư kín đáo của ái nữ đại gia 'điếu cày' Lê Thanh Thản

Được biết, đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản có ba người con, trong đó Hoàng Yến là chị cả...


Lê Thị Hoàng Yến - Ái nữ nhà đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản.

Nhờ luôn có “cánh tay phải” đắc lực ấy bên mình, đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản dù cho mang gánh nặng trọng trách của cả Tập đoàn khách sạn Mường Thanh trên vai vẫn có được những phút thảnh thơi với điếu thuốc lào và chén chè xanh dân dã.

“Cánh tay phải” đắc lực ấy luôn được ông Thản dành trọn niềm tin và kì vọng, người đã sát luôn phối hợp, sát cánh cùng ông trong thời gian qua để dẫn dắt Tập đoàn khách sạn Mường Thanh trở thành doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tư nhân lớn nhất cả nước, người thổi hồn xu hướng hiện đại vào những ý tưởng đầu tư kinh doanh của đại gia “dân dã” Lê Thanh Thản .

Người đó không ai khác, chính là Lê Thị Hoàng Yến – ái nữ của gia tộc họ Lê.


Hình ảnh bình dị, quen thuộc bên chiếc điếu cày, chén chè xanh của đại gia Lê Thanh Thản.

Được biết, đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản có ba người con, trong đó Hoàng Yến là chị cả, người con đầu lòng.

Với kinh nghiệm 7 năm tu nghiệp tại Anh Quốc, cộng thêm bản tính siêng năng chịu khó học hỏi, Lê Thị Hoàng Yến đã được cha tin tưởng giao phó trách nhiệm quản lý hệ thống khách sạn Mường Thanh.

Trong khi ông Thản và nhiều cộng sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng chịu trách nhiệm lựa chọn vị trí, lên kế hoạch đầu tư, thiết kế, xây dựng thì Hoàng Yến đảm nhận, phụ trách việc hoàn thiện nội thất, bố trí phòng ốc, quản lý và vận hành khách sạn. Lê Thị Hoàng Yến đã khéo léo kết hợp yếu tố quản trị hiện đại của nước ngoài với thực tế Việt Nam, để xây dựng một “đế chế” hệ thống quản lý khách sạn theo mô hình dọc, chéo, tức là mỗi khách sạn có bộ máy quản lý vận hành độc lập, trong khi tại văn phòng tập đoàn có giám đốc từng bộ phận như lễ tân, buồng phòng…, nhằm giám sát quản lý cả hệ thống theo tiêu chuẩn thống nhất.

Bên cạnh đó, dưới dự lãnh đạo của cha con đại gia Lê Thanh Thản, Tập đoàn Mường Thanh đã thực hiện chính sách “cầu hiền” đối với những người Việt đã có kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn quản lý khách sạn nước ngoài.

Có những vị trí quản lý, Mường Thanh sẵn sàng trả lương cho nhân sự cao hơn so với mức lương họ hưởng khi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời tại hệ thống này, cơ hội được trải nghiệm, thử thách bản thân và thăng tiến rất lớn.

Bởi vậy, nhiều nhân sự cấp cao đã về đầu quân cho Tập đoàn. Cách đây 3 năm, văn phòng Tập đoàn Mường Thanh chỉ có 2 người, giờ đã có 40 người giỏi chuyên môn và tâm huyết với công việc.

Ngày 5/12 vừa qua, tại địa chỉ 68- Lê Duẩn - thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã chính thức khai trương khách sạn Mường Thanh Quảng Trị sau 12 tháng khởi công xây dựng. Đây là khách sạn thứ 37 trong hệ thống khách sạn Mường Thanh trên toàn quốc.


Lê Thị Hoàng Yến đại diện Tập đoàn khách sạn Mường Thanh lên nhận bằng khen của Chủ tịch tỉnh Quảng Trị.

Theo: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template