Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Libra – tiền ảo mới của Facebook khác gì với Bitcoin?




Libra không được "đào" như Bitcoin mà phải đảm bảo bằng tài sản thực - giống cơ chế các ngân hàng trung ương phát hành tiền giấy. Ảnh: Libra
Libra – tiền ảo mới của Facebook khác gì với Bitcoin?


Việc Facebook công bố ra mắt đồng tiền điện tử của mình với tên gọi Libra đã gây ra "cơn địa chấn” trong ngành tài chính toàn cầu. Giá Bitcoin lập tức chao đảo sau khi thông tin này được công bố. Vậy Libra khác gì Bitcoin và các đồng tiền ảo khác? 

Facebook mô tả đồng tiền số Libra là “một đồng tiền mới toàn cầu”. Với hơn 2,4 tỉ người dùng Facebook mỗi tháng, Libra có khả năng thay đổi cục diện thị trường tài chính.

FACEBOOK PHÁT HÀNH ĐỒNG COIN RIÊNG ẢNH HƯỞNG RA SAO ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CRYPTO


Hãng tin Bloomberg cho rằng nếu thành công, Libra có thể biến Facebook trở thành "gã khổng lồ" trong ngành tài chính. Mặc dù lãnh đạo Facebook khẳng định “không tạo ra nó với mục đích thay thế các ngân hàng trung ương lớn".

Libra sẽ chính thức được tung ra từ năm tới và có khoảng 25 đối tác của Facebook hỗ trợ, trong đó có các tổ chức phi lợi nhuận, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính và thương mại điện tử. “Libra là cơn gió tích cực nhất trong lịch sử 10 năm phát triển của tiền kĩ thuật Bitcoin”, chuyên gia Spencer Bogart của Blockchain Capital nhận định.

Khác nhau về công dụng

Theo chuyên gia Spencer Bogart, Libra thực chất là một phương tiện thanh toán nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

Trong khi đó Bitcoin mặc dù luôn nỗ lực để trở thành một nền tảng hỗ trợ thanh toán nhưng cuối cùng nó lại trở thành một phương tiện đầu tư và tích trữ. Chuyên gia Michael Moro của Genesis Capital cho rằng Bitcoin giống như “vàng điện tử” (nghĩa là thiên về tích trữ và đầu tư hơn là thanh toán).

Khác nhau về khả năng được thị trường chấp nhận

Libra ra đời với rất nhiều tên tuổi lớn hậu thuẫn và đầu tư, như Mastercard, Uber, Booking Holdings hay Visa. Chuyên gia Cannacord Genuity cho rằng việc này sẽ giúp Libra nhanh chóng được chấp thuận rộng rãi.

“Đây là cơ hội tốt khi có nhiều sự hỗ trợ từ các “ông lớn” thanh toán quốc tế. Trong khi đó, Bitcoin vẫn là một thử nghiệm còn đang trong giai đoạn phát triển”, Michael Graham – nhà phân tích tại Canaccord Genuity cho biết.

Phí giao dịch thấp, tốc độ xử lý giao dịch nhanh của Libra sẽ khuyến khích người dùng sử dụng token này để chuyển tiền. Ngược lại, giao dịch bằng Bitcoin ngày càng trở nên đắt đỏ và chậm. “Libra được đầu tư để phát triển thành phương tiện giao dịch nhanh và giá phải chăng. Đây là sự khác biệt rất lớn so với Bitcoin với chi phí đắt khi giao dịch”, Graham cho biết.

Khác nhau về sự biến động

Bản chất biến động của Bitcoin thu hút những người thích rủi ro vào hoạt động giao dịch tiền số này. Bitcoin không thuộc sở hữu và quản lý của bất kỳ tổ chức nào, hoạt động trên hệ thống phi tập trung nên giá dễ dàng bị biến động

Trong khi đó, Libra lại được bảo đảm bằng các tiền tệ như đôla Mỹ hay Euro. “Libra là một đồng tiền ổn định, bảo đảm bằng một rổ tiền tệ và công cụ nợ (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi). Bitcoin thì nổi tiếng là tiền số có biến động giá cực lớn“, Chuyên gia Tom Lee tại Fundstrat Global Advisors nhận xét.

Các nhà phân tích của Suntrust cũng cho biết đây là lý do họ thích Libra hơn Bitcoin. “Không như các tiền ảo khác thường xuyên biến động, chúng tôi tin rằng việc Libra tập trung vào việc hình thành một đồng tiền ổn định, được hỗ trợ bởi các tài sản thực chính là điều khác biệt. Hơn thế nữa, Libra còn không neo vào một đồng tiền duy nhất, mà vào một rổ tài sản từ trái phiếu chính phủ ngắn hạn đến tiền gửi ngân hàng”.


8 điều cần biết về tiền ảo Libra của Facebook

Giờ đây, Facebook đã tạo ra tiền tệ của riêng mình, gây xôn xao dư luận quốc tế.

LIBRA COIN 2018 SUCCESSFUL ICO


Vào hôm thứ ba vừa qua, mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook đã tiết lộ Libra, tiền điện tử bí mật đã hoạt động được hơn một năm. Đồng tiền này đang được hỗ trợ nhờ đầu tư từ các công ty thanh toán lớn như Mastercard, Visa và PayPal, cũng như các đại gia công nghệ bao gồm Uber và Spotify.


Ông chủ Facebook - Zuckerberg.

Facebook đặt rất nhiều hy vọng vào Libra, hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tài chính giá rẻ, dễ tiếp cận cho 1,7 tỷ người trên toàn thế giới mà không cần tài khoản ngân hàng. Hãng này đã tạo ra một ứng dụng con mang tên Calibra - một ví điện tử để xử lý các giao dịch tiền điện tử của người dùng, cùng với một "Hiệp hội Libra” - Libra Association phi lợi nhuận độc lập.

Dưới đây là 8 điều quan trọng người dùng cần biết về Libra, về việc tiền ảo này sẽ hoạt động ra sao và mọi người sẽ có thể tham gia như thế nào.

1. Libra sẽ có thể truy cập thông qua Facebook Messenger, WhatsApp và một ứng dụng độc lập

Facebook cho biết ví điện tử Libra sẽ giúp người dùng lưu trữ tiền điện tử, có thể truy cập thông qua Messenger, WhatsApp và ứng dụng có tên Calibra. Facebook cho biết người dùng có thể tải xuống các ứng dụng này thông qua cửa hàng App Store và Google Play store.


Ảnh minh họa.

Bức ảnh trên đến từ một thông cáo báo chí của Facebook cho thấy giao diện của Libra. Tất nhiên, trong thời gian tới, chúng sẽ trở thành một dịch vụ tiêu dùng đầy đủ chức năng.

2. Người dùng cần một ID do chính phủ cấp để thiết lập

Sau khi Libra ra mắt vào năm 2020, người dùng sẽ cần cung cấp ID do chính phủ cấp để thiết lập tài khoản.

Theo nguồn tin từ TechCrunch, người dùng sẽ cần cung cấp thêm chi tiết xác minh. Để Facebook có thể đưa Libra tới gần 1,7 tỷ người trên thế giới không cần tài khoản ngân hàng, công ty này sẽ cần số lượng lớn các dữ liệu cần thiết để thiết lập tài khoản. Hiện tại, Calibra đã cho phép đăng ký để mọi người "truy cập sớm".

3. Người dùng sẽ nạp tiền vào ví Calibra của mình như thế nào?

Người dùng có thể chuyển đổi nội tệ của mình thành Libra và sau đó lưu trữ số dư Libra đó trong ví Calibra của mình. Người dùng có thể xử lý số liệu bằng điện tử, chuyển đổi tiền tệ thành Libra bằng chính ứng dụng Calibra hoặc ứng dụng ví của bên thứ ba.


Ảnh minh họa.

Về khả năng chuyển đổi tiền mặt trong thế giới thực, người dùng cũng sẽ có thể sử dụng Libra tại các cửa hàng truyền thống như cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi như bình thường, giống như cách mọi người trả tiền qua điện thoại.

Trong tương lai, Libra sẽ có giá trị tương đương với đồng USD, euro hoặc bảng Anh nên mọi người sẽ dễ dàng sử dụng hơn. Tuy nhiên, định giá của đồng tiền này vẫn chưa được xác định.

4. Người dùng có thể thanh toán bằng tiền ảo Libra

Cho đến nay, Facebook mới chỉ khoe khoang về khả năng chuyển tiền của Libra. Tuy nhiên, tiền ảo này sẽ không chỉ dành cho chuyển tiền cá nhân. Trang web Calibra cho biết phiên bản đầu tiên của ứng dụng sẽ "hỗ trợ thanh toán ngang hàng và một số cách khác để thanh toán như mã QR để chấp nhận thanh toán bằng Libra".


Ảnh minh họa.

Theo thời gian, Libra sẽ hỗ trợ thanh toán tại cửa hàng, tích hợp vào các hệ thống điểm bán hàng, v.v. Hiện tại, các hệ thống bán hàng thường vẫn sử dụng tiền mặt hoặc đầu đọc thẻ.

Phó chủ tịch sản phẩm blockchain của Facebook - Kevin Weil đã trao đổi với các phóng viên của trang tin công nghệ Business Insider, cho biết, trong tương lai, Libra có thể được tích hợp vào hệ thống của các đối tác của Calibra như Uber.

5. Libra sẽ không được kiểm soát hoàn toàn bởi Facebook

Facebook đã thành lập một "Hiệp hội Libra” độc lập để chi phối tiền tệ. Facebook / Calibra là một trong 28 "thành viên sáng lập" cùng với các công ty thanh toán bao gồm MasterCard, Uber và Andreessen Horowitz. Các công ty này phải trả tối thiểu 10 triệu USD để tham gia.


Libra được bảo kê bởi vô số "ông lớn".

Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg đã đăng tải trạng thái mới trên mạng xã hội sau sự xuất hiện của Libra, ông hy vọng sẽ có được 100 thành viên sáng lập trước khi tiền tệ ra mắt chính thức. Việc trở thành thành viên của hiệp hội cho phép công ty này được quyền bỏ phiếu để chọn thành viên sáng lập mới và bầu Giám đốc điều hành Hiệp hội Libra.

6. Calibra sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin nào với Facebook - trừ khi người dùng muốn

Cũng trong bài đăng của mình, Zuckerberg khẳng định: "Bất kỳ thông tin nào bạn chia sẻ với Calibra sẽ được giữ tách biệt với thông tin bạn chia sẻ trên Facebook".


Libra sẽ được bảo mật dữ liệu hoàn toàn.

Cài đặt mặc định của Libra sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin nào với Facebook và công ty khẳng định rằng dữ liệu tài chính sẽ không được sử dụng để đưa quảng cáo tới người dùng. Trang web Calibra cho hay người dùng không cần tài khoản Facebook hoặc WhatsApp để đăng ký Calibra. Tuy nhiên, Calibra có thể hỏi liệu người dùng có muốn đồng bộ danh bạ hoặc thông tin hồ sơ từ Facebook hay không.

7. Vậy Facebook được hưởng lợi gì?

Nói một cách đơn giản, Facebook sẽ có doanh thu quảng cáo nhiều hơn. Hy vọng của Facebook là các doanh nghiệp trên nền tảng của mình sẽ áp dụng Libra, bán hàng hóa cho khách hàng sử dụng loại tiền này. Nếu Libra giúp tăng doanh số, các công ty sẽ đặt nhiều quảng cáo hơn trên Facebook.

8. Các nhà phát triển có thể xây dựng công cụ bằng cách sử dụng công nghệ Libra blockchain

Facebook đang cung cấp nguồn mở cho ngôn ngữ mã hóa mới mà nó sử dụng để xây dựng Libra, được gọi là Move. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tạo các ứng dụng mới bằng cách sử dụng Libra.

Đáng chú ý, Facebook đã đưa ra các tuyên bố cảnh báo tới người dùng: "Thông báo này chứa các tuyên bố hướng tới tương lai về các sản phẩm, kế hoạch kinh doanh và kỳ vọng của chúng tôi. Những tuyên bố này có thể khác biệt về thực tế do nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi."

Về cơ bản, Libra là một sản phẩm chưa hoàn thành, vì vậy mọi thứ có thể thay đổi trước khi được đưa vào sử dụng chính thức trong năm 2020.


Nguy cơ thực sự mà Libra Coin của Facebook phải đối mặt là các nhà phát triển lừa đảo




Mọi người đều lo lắng về việc Mark Zuckerberg sẽ kiểm soát loại hình tiền tương lai nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn đến một loại tiền điện tử Cambridge Analytica (bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng).

Facebook đã công bố Libra, stablecoin được thiết kế để cho phép bạn mua sắm và gửi tiền ra nước ngoài với phí giao dịch gần như bằng không. Ngay lập tức, các nhà phê bình bắt đầu bàn luận về sự nguy hiểm của một công ty có tai tiếng về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư lại đi kiểm soát đồng tiền của tương lai.

Mặc dù vậy, Facebook đã lường trước điều này và tạo ra một công ty con có tên Calibra để điều hành các giao dịch tiền điện tử của mình và giữ tất cả dữ liệu giao dịch tách biệt với dữ liệu xã hội của bạn. Facebook chia sẻ quyền kiểm soát Libra với 27 thành viên sáng lập Libra Association (Hiệp hội Libra) khác và con số thành viên sẽ lên tới 100 khi token này ra mắt vào nửa đầu năm 2020. Mỗi thành viên chỉ nhận được một phiếu bầu trong hội đồng Libra. Do đó Facebook không thể chiếm quyền quản trị của token mặc dù họ đã phát minh ra nó.


Libra Association chính xác là một Ngân hàng Trung Ương, nơi có thể phát hành tiền tệ, định giá tiền và tăng giảm lãi suất tùy theo biến động thị trường. Đó là lý do khu vực đồng tiền chung Châu Âu tỏ vẻ lo sợ trước một đối thủ mới (Ngân hàng Anh và Fed thì ủng hộ).

Những lo ngại về quyền riêng tư và các vấn đề kiểm soát tập quyền đã được giải quyết phần nào nhưng luôn có những vấn đề về bảo mật. Facebook sẽ là một mục tiêu rất lớn cho hacker. Đó là lý do tại sao Facebook đã mở nguồn Libra Blockchain và đang cung cấp một nguyên mẫu trong một thử nghiệm trước khi ra mắt. Bản beta dành cho nhà phát triển này cộng với chương trình tiền thưởng phát hiện lỗi được hợp tác với HackerOne nhằm mục địch khám phá tất cả các lỗ hổng trước khi phát hành Libra với tiền thật được kết nối.

Facebook giải thích trong whitepaper và các tài liệu ra mắt Libra rằng:

“Tinh hoa cần thiết cho tinh thần của Thiên Bình (cung Libra). . . Blockchain Libra sẽ mở cửa cho tất cả mọi người: mọi người tiêu dùng, nhà phát triển hoặc doanh nghiệp đều có thể sử dụng mạng Libra, xây dựng các sản phẩm dựa trên nó và bổ sung thêm giá trị thông qua các dịch vụ của họ. Truy cập mở đảm bảo giảm bớt các rào cản đối với việc gia nhập và đổi mới đồng thời khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho người tiêu dùng”. Thậm chí, Facebook còn xây dựng ngôn ngữ mã hóa hoàn chỉnh có tên là Move để tạo ra các ứng dụng Libra.

Rõ ràng Facebook đã quên mất việc cho phép bất cứ ai xây dựng trên nền tảng ứng dụng Facebook và những rào cản thấp đối với đổi mới chính xác là điều đã mở ra cơ hội cho Cambridge Analytica chiếm đoạt 87 triệu dữ liệu cá nhân và sử dụng nó cho mục tiêu quảng cáo chính trị.

Nhưng trong trường hợp này, đó sẽ không phải là sở thích và ngày sinh nhật của người dùng. Đó ó thể là hàng trăm, hàng ngàn đô la giá trị tiền Libra bị đánh cắp. Một nhà phát triển mờ ám có thể xây dựng một chiếc ví chỉ cần xóa sạch tài khoản của người dùng hoặc đưa tiền của họ đến sai người nhận, khai thác lịch sử mua hàng của họ để lấy dữ liệu tiếp thị hoặc sử dụng chúng để rửa tiền. Rủi ro kỹ thuật số trở nên ít trừu tượng hơn khi tài sản trong thế giới thực đang bị đe dọa.




Trước vụ bê bối Cambridge Analytica, Facebook nhanh chóng khóa nền tảng ứng dụng, hạn chế API, các nhà phát triển mới và các kiểm toán viên có vẻ mờ ám. Vì vậy, bạn tưởng tượng Libra Association sẽ có kế hoạch xem xét kỹ lưỡng bất kỳ nhà phát triển nào đang cố gắng xây dựng ví Libra, sàn giao dịch hoặc ứng dụng liên quan khác, phải không? “Không có kế hoạch nào để Libra Association đóng vai trò trong việc tích cực kiểm tra các nhà phát triển” – Kevin Weil, người đứng đầu mảng sản phẩm của Calibra ngạc nhiên nói với tôi. “Giây phút mà bạn bắt đầu giới hạn sẽ là thời điểm bạn bắt đầu quay trở lại hệ thống bạn có ngày hôm nay với một hệ sinh thái khép kín và một số lượng nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời phí sẽ tăng lên.

Điều đó có nghĩa là ngay khi chúng ta bắt đầu xác minh một cách có trách nhiệm các nhà phát triển ứng dụng Libra, mọi thứ bắt đầu trở nên đắt đỏ, phức tạp hoặc kích động đối với những người theo chủ nghĩa tiền điện tử. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và việc áp dụng. Bạn có biết còn điều gì sẽ làm tổn thương nặng nề đến sự tăng trưởng của Libra không? Một câu chuyện đau lòng về một số gia đình di cư hoặc một doanh nghiệp nhỏ bị đánh cắp tất cả Libra của họ. Và điều đáng trách đó sẽ đổ lên Facebook, chứ không phải Libra Association vô hình này.




Chắc chắn là sẽ một số người dùng thiếu hiểu biết sẽ chẳng thể hiểu được sự khác biệt giữa ứng dụng ví Calibra của Facebook và những ứng dụng khác được xây dựng cho đồng tiền này. Mọi người chắn chắn sẽ nói kiểu: “Libra là tiền điện tử của Facebook.Họ sẽ không để tôi bị cướp đâu”. Và trên Calibra họ sẽ đúng. Đó là ví tiền lưu ký sẽ hoàn lại tiền cho bạn nếu Libra của bạn bị đánh cắp và họ cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7 qua việc trò chuyện để giúp bạn lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình.

Tuy nhiên, chính Blockchain Libra là không thể đảo ngược. Bên ngoài các ví tiền lưu ký như Calibra, sẽ không nhận lại được tiền bị đánh cắp hoặc gửi nhầm. Có khả năng không có hỗ trợ khách hàng. Và có rất nhiều nhà phát triển tiền điện tử đi săn tìm những người thiếu kinh nghiệm. Thật vậy, 1,7 tỷ đô la tiền điện tử đã bị đánh cắp chỉ riêng trong năm ngoái, theo CypherTrace báo cáo thông qua CNBC. Như bất cứ điều gì, có gian lận và có những trò gian lận trong hệ sinh thái tài chính hiện tại. . . điều đó cũng đúng với Libra. Không có gì đặc biệt hay phép thuật nào có thể ngăn cản điều đó.

Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới blockchain chủ yếu là nơi sinh sống của các nhà công nghệ, ngoại trừ khi giá trị tăng vọt khiến cho những người bình thường cũng muốn nhảy vào đầu tư Bitcoin ngay trước khi giá sụp đổ. Bây giờ, Facebook muốn đưa 2,7 tỷ người dùng ứng dụng của mình vào thế giới tiền điện tử. Điều đó thật đáng lo ngại.




Các nhà quan quản lý đã nổi giận, nhưng có lẽ vì những lý do sai lầm. Thượng nghị sĩ Dân chủ Sherrod Brown đã tweet rằng “Chúng tôi không thể cho phép Facebook điều hành một loại tiền điện tử mới đầy rủi ro vượt qua ra tầm kiểm soát của ngân hàng Thụy Sĩ mà không cần giám sát được”. Trưởng phòng và Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với đài phát thanh Châu Âu rằng Libra không thể được phép trở thành một đồng tiền có chủ quyền”.

Gay gắt nhất là nghị sĩ Maxine Waters đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Với quá khứ đầy vấn đề của công ty, tôi yêu cầu Facebook đồng ý với một lệnh cấm đối với bất kỳ động thái nào về phát triển tiền điện tử cho đến khi Quốc hội và các nhà quản lý có cơ hội kiểm tra các vấn đề này và có những hành động”.

Tuy nhiên, Facebook chỉ có một phiếu bầu trong việc kiểm soát tiền tệ và Libra Associaton đã tránh được những lời chỉ trích này, đồng thời họ viết rằng: “Chúng tôi hoan nghênh yêu cầu công khai và trách nhiệm. Chúng tôi cam kết đối thoại với các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với sự ổn định liên tục của tiền tệ quốc gia”.

Đó là lý do tại sao khi các nhà lập pháp trao đổi về cách quản lý Libra, tôi hy vọng họ nhớ những gì đã khiến cho các nhà điều hành Facebook phải xuất hiện trước Quốc hội trong phiên điều trần vừa qua. Một nền tảng mở dành cho nhà phát triển Libra là một quả bom hẹn giờ. Chính phủ nên ép buộc Libra Association kiểm soát kỹ lưỡng các nhà phát triển và duy trì quyền cấm các nhà phát triển xấu. Trong thế giới tiền điện tử mới lạ này, công chúng không thể được bảo vệ một cách hoàn hảo khỏi một Cambridge Analytica thứ 2.


Nga sẽ không hợp pháp hóa đồng tiền Libra Coin của Facebook


Chủ tịch Ủy ban tài chính Duma Quốc Gia Nga Anatoly Aksakov đã nói rằng tiền kỹ thuật số Libra của Facebook sẽ không được hợp pháp hóa ở Nga.

Theo hãng TASS đưa tin vào ngày 18 tháng 6, Aksakov tuyên bố rằng Nga sẽ không hợp pháp hóa việc sử dụng Libra coin mà công ty dự định tung ra vào năm 2020, bởi vì nó có thể gây ra mối đe dọa cho hệ thống tài chính của nước này. Aksakov cũng nhấn mạnh rằng Nga không có kế hoạch áp dụng luật pháp, nơi cung cấp không gian cho việc sử dụng tích cực các công cụ tiền điện tử được tạo ra trong khuôn khổ của các nền tảng mở, blockchain.

Các báo cáo của Anatoly Aksakov có vẻ mâu thuẫn với các tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Tài chính Alexei Moiseev, người nói rằng dự luật hóa đơn tiền kỹ thuật số có tên “On Digital Financial Assets” có thể được thông qua trong hai tuần tới.

Theo Aksakov, mọi người sẽ có thể mua Libra trên các nền tảng tài chính nước ngoài, trong khi việc tạo ra các cơ chế tương tự ở Nga sẽ bị hạn chế nghiêm ngặt:

“Về lý thuyết, chúng ta nên nói về khả năng tổ chức tất cả các loại trao đổi, sàn giao dịch và bán các loại tiền đó. Chúng tôi sẽ hạn chế hoặc cấm thành lập ra các trang web đó. Những người muốn mua các đồng tiền này có thể làm ở nước ngoài với rủi ro riêng của họ.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trước đây đã thông báo các dự luật liên quan đến cryptocurrency đã không còn cấp thiết trình lên Quốc hội nữa, do thị trường đã không còn nóng như trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template