Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ diễn ra ở Đà Nẵng?




Chủ nhật, ngày 12/01/2019
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều trong lần gặp đầu tiên ở Singapore. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ diễn ra ở Đà Nẵng?


Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un có thể diễn ra ở thành phố Đà Nẵng của Việt Nam.

Báo Singapore The Straits Times ngày 12-1, dẫn một nguồn tin nói với hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap rằng Việt Nam đang tìm cách đăng cai cuộc họp tại Đà Nẵng “vì những lý do an ninh”.

Đà Nẵng là nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC hồi năm 2017 mà Tổng thống Trump có tham dự.

Các bản tin Hàn Quốc nói rằng Việt Nam đã truyền đạt mong muốn sẵn sàng tổ chức hội nghị trên với Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong Ho và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tờ The Straits Times dẫn lời các chuyên gia và giới truyền thông nói rằng Việt Nam dường như là ứng viên khả dĩ nhất để đăng cai cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Dù Singapore, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất hồi tháng 6-2018, cũng là địa điểm đang được xem xét, nhưng các nguồn tin ở Washington nói với The Straits Times rằng danh sách rút gọn có thể chỉ còn Việt Nam và Thái Lan, cụ thể hơn là Hà Nội và Bangkok.

Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan đang dự định tổ chức tổng tuyển cử “không trễ hơn tháng 3”.

Nhóm thăm dò của Nhà Trắng đã kiểm tra các địa điểm tại Hà Nội, Bangkok và Hawaii, đài CNN dẫn các nguồn tin cho biết hồi đầu tuần này.

Báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc cũng cho biết các quan chức hai bên đã gặp nhau nhiều lần tại Hà Nội để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh.

Khả năng diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đã trở nên rõ rệt hơn sau chuyến thăm của ông Kim Jong-un đến Trung Quốc, trong chuyến công du được cho là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh trước khi ông Kim gặp ông Trump.


Mỹ đến Hà Nội khảo sát cho hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim Jong-un

Hà Nội là một trong ba địa điểm được đội khảo sát của Nhà Trắng đặt chân đến, để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và Kim Jong-un.


Ông Trump để ngỏ khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần hai.

CNN dẫn nguồn tin biết rõ vấn đề này cho biết, ngoài Hà Nội hai địa điểm khác được phía Mỹ cân nhắc là Hawaii và Bangkok, Thái Lan.

CNN dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết các địa điểm được Nhà Trắng gửi đội tiền trạm đến khảo sát bao gồm: thủ đô Hà Nội của Việt Nam, thủ đô Bangkok của Thái Lan và đảo Hawaii.

Nhà Trắng hiện chưa quyết định về địa điểm cụ thể và cũng như chưa gửi danh sách cho Bình Nhưỡng cân nhắc. Các quan chức Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa gặp nhau để lên kế hoạch tổ chức hội nghị tại những địa điểm này.

Các quan chức Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau trên cơ sở “chốt” địa điểm và quãng thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

Stephen Biegun, đặc phái viên Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, vẫn chưa lần nào gặp trực tiếp người đồng cấp của Triều Tiên để thảo luận. Ông từng tháp tùng Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng vào tháng 10.2018.

“Chúng vẫn đang thảo luận”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói; “Sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận cho đến khi đạt được mục tiêu chung. Không phải cuộc gặp nào cũng được thông báo chính thức”.


Hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore.

Lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh là một trong số các lựa chọn. Nhưng không rõ Triều Tiên có đồng ý hay không.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn lời ông Trump, nói rằng Triều Tiên có thể lựa chọn con đường theo hướng của Việt Nam.

Bangkok, Thái Lan, cũng là một địa điểm tiềm năng vì quan hệ Thái Lan-Triều Tiên giống như Singapore-Triều Tiên. Singapore là nơi tổ chức hội nghị thượng định Mỹ-Triều lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái.

Lựa chọn thứ ba là Hawaii trở nên khó khăn hơn cả vì Triều Tiên không có lãnh sự quán ở đó. Nếu hội nghị được tổ chức ở Mỹ, thành phố New York nhiều khả năng sẽ được lựa chọn vì có đại diện của Triều Tiên ở đó.

“Điều này tương tự với một số thành phố ở châu Âu như Geneva và Stockholm", Joseph Yun, cựu đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Triều Tiên nói”.

Triều Tiên từng nói muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng. Nhưng khả năng ông Trump đến Triều Tiên là gần như không khả thi.


Chi tiết dàn mật vụ Mỹ đầy cơ bắp xách vũ khí bảo vệ ông Trump ở VN

Mật vụ Mỹ bao gồm các thành viên thuộc Đội Chống Tấn Công (CAT) là lực lượng nòng cốt tham gia bảo vệ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày ông Trump ở Việt Nam.


Mật vụ Mỹ cầm trên tay khẩu shotgun phiên bản tiêu chuẩn.

Theo Washington Post, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam có sự xuất hiện của lực lượng mật vụ đông đảo, và đáng chú ý nhất là Đội Chống Tấn Công (CAT). Các thành viên CAT luôn mang trên mình súng trường cỡ lớn và các ba lô quân dụng với nhiều loại vũ khí và trang thiết bị hiện đại khác nhau.

Dựa trên những hình ảnh mà phóng viên chụp được khi đội CAT có mặt ở Việt Nam, chúng ta phần nào có thể nhận ra họ và những trang thiết bị vũ khí mà họ sử dụng.

Không giống như mật vụ thông thường chỉ mặc vest đen, CAT là những người tinh nhuệ nhất, mặc trang phục hầm hố giống như quân nhân. Trong trường hợp đoàn xe của Tổng thống Mỹ bị tấn công, các thành viên CAT có nhiệm vụ ở lại trấn áp và yểm trợ để Tổng thống có thời gian di chuyển đến nơi an toàn.


Súng trường tấn công HK-416 là loại vũ khí chủ lực để mật vụ Mỹ trấn áp khủng bố.

“Đội cận vệ mặc vest đen chỉ có duy nhất nhiệm vụ đưa Tổng thống Mỹ thoát khỏi rắc rối. Trách nhiệm chiến đấu thuộc về CAT. Họ mới là người nổ súng bắn trả đối phương”, Dan Bongino, cựu mật vụ từng là cận vệ của tổng thống Barack Obama nói.

Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng được giao, các thành viên CAT được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm súng ngắn SIG Sauer P229.


Các thành viên trong đội cận vệ, chuyên mặc vest đen chỉ có duy nhất nhiệm vụ đưa Tổng thống Mỹ đến nơi an toàn.

SIG Sauer P229 là mẫu súng ngắn do Đức và Thụy Sĩ hợp tác chế tạo. Mẫu súng này được tối ưu cho lực lượng đặc nhiệm, các đơn vị hoạt động bí mật như mật vụ Mỹ.

Súng ngắn P229 nặng 905g, dùng cỡ đạn 9x19 mm, cơ số đạn 10, 13 hoặc 15 viên và tầm bắn hiệu quả 50 mét.

Nếu cần đến loại vũ khí sát thương cao hơn, các thành viên CAT có thể dùng khẩu shotgun AGM M-500 SWAT hoặc Remington 870. Nhược điểm của loại vũ khí này là cơ chế lên đạn bằng tay và chỉ hiệu quả khi sử dụng tầm gần.


Súng ngắn tiêu chuẩn mà các thành viên CAT luôn mang theo người là mẫu SIG Sauer P229

Súng trường tiêu chuẩn trang bị cho đội CAT là SR-16, có hình dạng và uy lực tương tự như mẫu M-4 trang bị cho quân đội, theo Ronald Kessler, tác giả cuốn sách "Trong Cơ quan Mật vụ Tổng thống" xuất bản năm 2010.

Đội CAT cũng có thể lựa chọn súng trường tấn công HK-416. Đây là vũ khí hạng nặng được sử dụng để áp chế hỏa lực của đối phương.


Các thành viên trong đội CAT có thể dễ dàng được nhận ra bởi họ luôn mang theo ba lô quân dụng.

Cuối cùng, súng tiểu liên FN P90 là vũ khí ưa thích của các thành viên CAT trong môi trường tác chiến đô thị. P90 nặng 2,6kg, tốc độ bắn 900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 200 mét.

Phiên bản tiêu chuẩn được trang bị băng đạn 50 viên và đây được coi là một trong những súng tiểu liên tốt nhất thế giới hiện nay.

Các thành viên CAT luôn được tuyển chọn từ cơ quan mật vụ. Những ứng viên được duyệt hồ sơ phải trải qua 6 tuần huấn luyện gian khổ.


Đội CAT có nhiệm vụ ở lại trấn áp khủng bố để Tổng thống Mỹ có thời gian di chuyển đến nơi an toàn

Các thử thách mà ứng viên trải qua đòi hỏi họ phải thật nhanh và khỏe, chẳng hạn như chạy 2,4 km trong vòng 9 phút và chống đẩy khi mang áo giáp nặng hơn 20kg. Các thành viên CAT cũng cần phải là những người có thần kinh thép và sử dụng nhiều loại vũ khí một cách thuần thục.

Họ sẽ phải trải qua những bài kiểm tra sức ép để thử thách ý chí, sau đó đến những bài huấn luyện về bắn súng cực khó. Một trong những bài kiểm tra như vậy yêu cầu ứng viên chạy hết tốc lực trong 400 m rồi nhặt một khẩu súng và bắn trúng mục tiêu, hoặc xoay một quả tạ kettlebell vài chục lần, rồi mới cầm súng ngắm bắn.




Cựu giám đốc cơ quan mật vụ Ralph Basham cho biết, chỉ khoảng 10% số người ứng tuyển qua được các vòng kiểm tra khắc nghiệt để đứng trong hàng ngũ CAT.

Trong lịch sử hoạt động, đội CAT chưa từng phải triển khai lực lượng chống lại những cuộc tấn công quy mô từ nhằm vào tổng thống Mỹ. "Nếu các cận vệ tổng thống gặp rắc rối, đội CAT có nhiệm vụ đến giải cứu. Nhưng sẽ không có ai đến giải cứu đội CAT cả", cựu mật vụ Bongino nhấn mạnh.

Sky+ Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template