Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Đại gia Việt_Lê Phước Vũ gánh nợ 800 triệu USD, Hồ Xuân Năng xót ruột 500 triệu USD




27/12/2018 03:00 GMT+7
Ông Lê Phước Vũ

Đại gia Việt_Lê Phước Vũ gánh nợ 800 triệu USD, Hồ Xuân Năng xót ruột 500 triệu USD


Trái ngược với nhiều tỷ phú Việt ăn nên làm ra, túi tiền có thêm cả ngàn tỷ, hàng loạt doanh nhân khác trải qua một năm 2018 khá u ám khi cổ phiếu giảm mạnh, tài sản tụt giảm, tin đồn bủa vây... Dẫu vậy, các đại gia vẫn tiếp tục chống đỡ, nỗ lực để hy vọng 1 năm mới

Lê Phước Vũ: Dự án dậm chân, công ty lỗ thảm

Năm 2018, doanh nghiệp của ông trùm ngành tôn Lê Phước Vũ rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có, bất ngờ lỗ nặng và nợ vay cao ngất ngưởng. Những thương vụ mua bán cổ phiếu lời đậm của đại gia này cũng khó bù đắp được thiệt hại chung và tai tiếng khôn lường.

Trong năm, giá cổ phiếu HSG của Tôn Hoa Sen tụt giảm hơn 70%, tài sản bốc hơi ngàn tỷ. Đại gia Lê Phước Vũ đen đủi gặp khó với dự án thép khủng tại Ninh Thuận. Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen để thẩm định kỹ lưỡng hơn, đặc biệt là về công nghệ và môi trường.

Sự nổi lên của các đối thủ, trong đó có Hòa Phát của ông Trần Đình Long chuyển sang làm thêm tôn và Nam Kim gia tăng sản lượng, đang đe dọa vị trí tôn số 1 của HSG.

Không chỉ gặp khó trong thị trường nội địa, HSG còn gặp khó ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, sau khi chính quyền Donald Trump áp thuế cao đối với các sản phẩm tôn và thép.

Gánh nợ 800 triệu USD cũng đang đe dọa triển vọng tươi sáng của vua tôn Lê Phước Vũ. Để tránh áp lực từ HPG, HSG phải gia tăng vay nợ, đầu tư nhà máy mới như Hoa Sen Hà Nam, Hoa Sen Yên Bái,... để giành lại thị phần, cải thiện vị thế. Hoa Sen đã phải chấp nhận hạ giá bán và tăng chi phí cho hệ thống phân phối, chấp nhận giảm lợi nhuận trong ngắn hạn để giữ khách hàng và mở rộng cơ sở khách hàng.

"Con cưng” bóng đá thăng hoa, Bầu Đức lận đận

Năm 2018 ghi nhận những kết quả chưa từng có từ bóng đá Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của các cầu thủ con cưng của Bầu Đức và Bầu Hiển. Tầm nhìn dài hạn và tham vọng lớn mang đến cho ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) nhiều kỳ tích nhưng đây cũng là điểm huyệt nguy hiểm khiến đại gia phố núi lao đao, nợ nần và chìm nghỉm trước ngã rẽ thay đổi số phận.

Tham vọng trở thành ông trùm nông nghiệp, thống trị Đông Nam Á của Bầu Đức vẫn còn đó và dường như không hề phai nhạt. Tuy nhiên, tình hình thực tế đã thay đổi rất nhiều. Doanh nghiệp của Bầu Đức đã bán cổ phần cho Thaco. Người cầm trịch, quyết định vận mệnh của HNG không ai khác chính là phú USD Trần Bá Dương.


Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức)

Mặc dù gặp khó khăn nhưng HAGL của Bầu Đức vẫn duy trì Học viện bóng đá HAGL-JMG. HAGL vẫn đầu tư bảng chục tỷ đồng cho bóng đá. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức chính là người mời và trả lương cho HLV Park Hang Seo, với số tiền 800 triệu đồng/tháng, tổng cộng lên tới gần 20 tỷ đồng trong vòng 2 năm.

Hồ Xuân Năng: Nhân tố Trung Quốc khiến ngôi sao vụt tắt

Cơn bão trên thị trường trong năm 2018 cùng với những biến động nội bộ khiến doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng mất nửa tỷ USD, bản thân ông Năng cũng mất khoảng 400 triệu USD. Tác động của công nghệ Trung Quốc và sự bất ổn từ cuộc chiến Trung Mỹ đã hiện rõ.

Trong năm 2018, ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch CTCP Vicostone (VCS) từng có thời điểm có tài sản hướng dần tới ngưỡng tỷ USD. Tuy nhiên, cổ phiếu VCS đã giảm 50% trong khoảng nửa cuối năm, từ đỉnh cao 140 ngàn đồng/cp (giá đã điều chỉnh) xuống còn vùng 75 ngàn đồng/cp.

Vốn hóa của Vicostone giảm gần 12 ngàn tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD). Đại gia gốc Nam Định này trực tiếp và gián tiếp sở hữu khoảng 134 triệu cổ phiếu VCS. Do vậy, ở vào thời điểm đỉnh cao, đại gia này có khối tài sản quy ra từ cổ phiếu VCS trị giá khoảng 18 ngàn tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD).


Ông Hồ Xuân Năng

Những biến động trong nội bộ công ty cùng với triển vọng không mấy sáng sủa của một doanh nghiệp từng độc quyền trong một lĩnh vực được cho là nguyên nhân góp phần vào cú tụt giảm của VCS.

Lợi nhuận của VCS chững lại và chưa thấy tương lai khả qua có thể là do sự cạnh tranh đến từ các đối thủ sử dụng công nghệ Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Chưa kể, Vicostone còn hết hạn hợp đồng độc quyền với Breton, bản hợp đồng giúp ông Năng có vị thế như ngày nay và thành công trong vụ thâu tóm ngược, hất cẳng cổ đông ngoại vốn gây áp lực với Vicostone trong một thời gian dài.

Đại gia phố núi Cường đôla chìm sâu

Doanh nghiệp của bà Nguyễn Thị Như Loan chìm sâu xuống dưới đáy 1 năm sau khi ông Tất Thành Cang rơi vào vòng xoáy, sắp bị kỷ luật và con trai bà chủ tịch - ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) - rút khỏi tất cả các vị trí lãnh đạo tại công ty này.

Hồi giữa tháng 11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận sai phạm của ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, trong nguyên tắc tập trung dân chủ và quy định về chuyển nhượng dự án. Ông Cang đã đồng ý chủ trương cho Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG).

Khu đất rộng lớn và ở một vị trí đẹp, ngay cạnh sông Sài Gòn. Tuy nhiên, mảnh đất được bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2. QCG sau đó đã trả lại mảnh đất này.

Ngay sau khi ông Tất Thành Cang bị kết luận sai phạm, ông Nguyễn Quốc Cường đã từ bỏ tất cả các chức vụ quan trọng tại doanh nghiệp ngàn tỷ.

"Vua" thủy sản Dương Ngọc Minh teo tóp, bà Chu Thị Bình tai tiếng

Các tin xấu về ông vua thủy sản một thời Dương Ngọc Minh dường như đã lộ hết. Thủy sản Hùng Vương (HVG) đẩy mạnh tái cơ cấu trong năm 2018 khi đồng loạt thoái vốn thu tiền về và tập trung vào việc chế biến, xuất khẩu cá. Tuy nhiên, đại gia Dương Ngọc Minh vẫn teo tóp.

Giá cổ phiếu HVG hiện vẫn còn rất thấp, chỉ dưới 5.000 đồng/cp. Túi tiền của ông Dương Ngọc Minh quy từ gần 90 triệu cổ phiếu HVG chỉ dưới 500 tỷ đồng. So với thời kỳ đỉnh cao, khối tài sản của ông Dương Ngọc Minh đã bốc hơi cả ngàn tỷ đồng.


Đại gia Dương Ngọc Minh

Sở dĩ HVG vẫn ở mức giá thấp bởi trong kỳ bán niên 1/10/2017 đến 31/3/2018, công ty lỗ hơn 260 tỷ đồng. Số lỗ này tăng thêm lên gần 380 tỷ đồng sau kiểm toán do lợi nhuận công ty liên kết từ lãi chuyển sang lỗ và chi phí doanh nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh.

Đại gia thủy sản Chu Thị Bình năm 2018 cũng gặp vận đen bị chiếm đoạt 245 tỷ tại tài khoản Eximbank. Tòa án sau đó phán quyết Eximbank phải trả cả gốc và lãi cho nữ đại gia này. Tuy nhiên, Eximbank sau đó kháng cáo và bà Bình liền rút sạch 245 tỷ khỏi Eximbank, chịu mất toàn bộ số lãi phát sinh do chưa đến hạn.

Đại gia HBC Lê Viết Hải: Cả năm dính tin đồn

Gắn liền với các tin đồn, gánh nặng nợ ngân hàng của CTCP Xây dựng Hòa Bình (HBC) của đại gia Lê Viết Hải vẫn ngày một tăng lên, khoản phải thu lên tới gần 500 triệu USD trong khi nợ xấu vẫn ở mức ngàn tỷ.

Khoản phải thu phình to vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng và chiếm 70% tổng tài sản khiến lãi ròng của Hòa Bình tụt giảm liên tiếp.

Trên thị trường, cổ phiếu HBC giảm mạnh bắt đầu từ tháng 10/2017. Cùng với đó là các tin đồn liên quan đến Khaisilk hay Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Tuy nhiên, ngay sau đó các thông tin đã được xác định là vô căn cứ. Gần đây HBC đã có những thông tin tốt khi liên tiếp trúng các gói thầu hàng ngàn tỷ từ Vingruop và các các chủ đầu tư lớn khác.


Đại gia hào phóng buông ngàn tỷ đỡ nhà Cường đôla lúc đen đủi, cạn tiền


Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) tiếp tục gây sốc, chưa thoát vòng xoáy đen đủi và vẫn đang phải sống nhờ vào lòng hảo tâm hiếm có của các đại gia hào phóng liên quan tới ban lãnh đạo QCG.

 CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình nhà ông Nguyễn Quốc Cường(Cường đô-la) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018 với lợi nhuận sụt giảm 98% trong khi doanh thu giảm hơn 70% so với cùng kỳ.

Doanh thu từ bất động sản (BĐS) - mảng kinh doanh cốt lõi của Quốc Cường Gia Lai chỉ đạt chưa tới 2,5 tỷ đồng, giảm tới 99% so với cùng kỳ năm trước do công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng.

Tính tới cuối quý 2, tổng tài sản QCG đạt hơn 12 ngàn tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm hơn phân nửa: hơn 7,1 ngàn tỷ đồng, chủ yếu nằm ở dự án Khu dân cư Phước Kiểng (gần 4,8 ngàn tỷ đồng).

Đây là một dự án khiến doanh nghiệp nhà Cường Đôla bế tắc trong cả thập kỷ qua do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và chưa thể triển khai. Có nhiều thời điểm, các cơ quan chức năng vào cuộc hỗ trợ nhưng dự án 92ha do QCG làm chủ đầu tư mới giải phòng đền bù được hơn 90%.

QCG đã từng nhận số tiền gần 2.900 tỷ đồng từ Sunny Land, một đối tác có liên quan tới dự án Phước Kiển và ký biên bản ghi nhớ về việc QCG sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu của QCG trong một công ty sẽ được thành lập từ việc gốp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Tập đoàn Sunny. Tuy nhiên, sau đó 2 doanh nghiệp đã thanh lý biên bản nêu trên.

Gần đây, Quốc Cường Gia Lai cũng dính vào vụ lùm xùm với 1 dự án Phước Kiển khác. Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã bị kỷ luật sau vụ bán đất rẻ cho QCG. Tân Thuận đã bán chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) với giá 1,29 triệu đồng/m2.




Vụ bán đất vàng giá bèo đã không trôi, QCGL của nhà ông Nguyễn Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Cường) nắm giữ vị trị Chủ tịch HĐQT rơi vào vòng xoáy nóng, cổ phiếu bị bán tháo trên TTCK trong một thời gian dài.

Nợ nần chồng chất, dự án không được triển khai, QCG hiện đang phải sống nhờ vào lòng hảo tâm của một số đại gia.

Mặc dù doanh nghiệp làm ăn không tốt, ban lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng những khoản lương thưởng thấp nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan và gia đình Lại Thế Hà, Thành viên HĐQT và các tổ chức, cá nhân khác cho QCG vay hàng ngàn tỷ đồng. Các cổ đông đang phải mang ơn những người này.

Theo báo cáo mới nhất, gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan cho QCG vay gần 770 tỷ. Ông Lại Thế Hà, Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc cùng con gái là bà Lại Thị Hoàng Yến cũng cho QCG vay 333 tỷ đồng. Tổng cộng QCG vay của các tổ chức và cá nhân gần 2 ngàn tỷ đồng.

QCG được biết đến là một cổ phiếu có biến động giá rất cao.

Hồi cuối 2016, thông tin QCG nhận tiền tạm ứng 50 triệu USD từ Sunny và dự định bán dự án cho đối tác này đã giúp cổ phiếu QCG tăng vọt từ khoảng 7 lần từ dưới 5.000 đồng/cp hồi cuối 2016 lên gần 30.000 đồng/cp giữa năm 2017.

Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó tụt giảm mạnh xuống dưới 8.000 đồng/cp hồi giữa tháng 7, trước khi tăng trở lại lên gần 10.000 đồng/cp như hiện nay.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đa số các cổ phiếu chịu áp lực bán ra rất mạnh, ảnh hưởng từ thị trường châu Á. Chứng khoán châu Á giảm trên diện rộng sau khi Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ đáp trả lại kế hoạch của Mỹ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc

Mặc dù vậy, lực cầu bất ngờ dồn vào các cổ phiếu trụ cột giúp VN-Index thoát một phiên giảm điểm sâu,chuyển sang tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, PLX, PVD, PVS... tiếp tục diễn biến tích cực và là lực đỡ cho chị trường.

Petrolimex (PLX) vừa báo lãi khủng nhờ giá dầu trong nước tăng cao.

Cổ phiếu VietJet (VJC) của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng diễn biến tích cực. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và bán lẻ cũng hút dòng tiền trở lại do kết quả kinh doanh tích cực.

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục đưa ra dự báo khá tích cực.

BVSC cho rằng, thanh khoản thị trường ở mức tương đối tốt cũng được đánh giá là yếu tố tích cực trong bối cảnh hiện tại. Thị trường vẫn đang có diễn biến tăng giảm điểm xen kẽ theo chiều hướng tích lũy.

Theo SHS, việc ngưỡng tâm lý 950 điểm được giữ vững sẽ giúp thị trường có cơ hội hướng đến các ngưỡng cao hơn trong một vài phiên sắp tới. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong tương lai.

BSC cũng xác nhận thị trường đang ở trong giai đoạn tích lũy và hồi phục.

Kết thúc phiên giao dịch 2/8, VN-index tăng 0,78 điểm lên 953,55 điểm; HNX-Index tăng 0,09 điểm lên 105,65 điểm. Upcom-Index giảm 0,12 điểm xuống 50,18 điểm. Thanh khoản đạt 270 triệu cổ phần. Giá trị đạt hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.


Vòng xoáy đen đủi, nhà Cường đôla liên tục dính 'án' dừng, cấm, thu hồi

Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) tiếp tục rơi vào vòng xoáy đen đủi: bị cấm chuyển nhượng, cấm xây dựng dự án tại Đà Nẵng sau khi dính những dự án treo 10 năm hay buộc phải trả lại tại TP.HCM.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) vừa chịu án tạm ngừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng bất động sản tại Tổ hợp Khu dân cư Thương mại - Dịch vụ đường 2/9, quận Hải Châu (gọi tắt là dự án đường 2/9).

Lý do là QCG chưa đầu tư hệ thống cung cấp điện cho dự án dù được phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công. Các cá nhân mua đất tại khu vực dự án không có điện để sinh hoạt, kinh doanh.

Theo các cơ quan chức năng, QCG bị tạm ngừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng bất động sản tại dự án này cho đến khi công ty đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Đây là dự án QCG mua từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) hồi năm 2016.

QCG cho biết, với dự án này, công ty đã hoàn tất hạ tầng hơn một năm nay nhưng vướng thủ tục nên chưa thể hoàn tất phần cung cấp điện.




Kể từ khi lên sàn 8 năm qua, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) liên tục gặp những tai tiếng liên quan tới hàng loạt các dự án, cũng như những kết quả trong hoạt động kinh doanh và việc công bố thông tin.

Gần nhất, Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình nhà ông Nguyễn Quốc Cường(Cường đô-la) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018 với lợi nhuận sụt giảm 98% trong khi doanh thu giảm hơn 70% so với cùng kỳ.

Doanh thu từ bất động sản (BĐS) - mảng kinh doanh cốt lõi của Quốc Cường Gia Lai chỉ đạt chưa tới 2,5 tỷ đồng, giảm tới 99% so với cùng kỳ năm trước do công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng.

Tính tới cuối quý 2, tổng tài sản QCG đạt hơn 12 ngàn tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm hơn phân nửa: hơn 7,1 ngàn tỷ đồng, chủ yếu nằm ở dự án Khu dân cư Phước Kiểng (gần 4,8 ngàn tỷ đồng).

Đây là một dự án khiến doanh nghiệp nhà Cường Đôla bế tắc trong cả thập kỷ qua do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và chưa thể triển khai. Có nhiều thời điểm, các cơ quan chức năng vào cuộc hỗ trợ nhưng dự án 92ha do QCG làm chủ đầu tư mới giải phòng đền bù được hơn 90%.

Gần đây, Quốc Cường Gia Lai cũng dính vào vụ lùm xùm với 1 dự án Phước Kiển khác. Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã bị kỷ luật sau vụ bán đất rẻ cho QCG. Tân Thuận đã bán chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Vụ bán đất vàng giá bèo đã không trôi, QCGL của nhà ông Nguyễn Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Cường) nắm giữ vị trị Chủ tịch HĐQT rơi vào vòng xoáy nóng, cổ phiếu bị bán tháo trên TTCK trong một thời gian dài.

QCG được biết đến là một cổ phiếu có biến động giá rất cao.

Hồi cuối 2016, thông tin QCG nhận tiền tạm ứng 50 triệu USD từ Sunny và dự định bán dự án cho đối tác này đã giúp cổ phiếu QCG tăng vọt từ khoảng 7 lần từ dưới 5.000 đồng/cp hồi cuối 2016 lên gần 30.000 đồng/cp giữa năm 2017. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó tụt giảm mạnh xuống dưới 8.000 đồng/cp hồi giữa tháng 7, trước khi tăng trở lại lên gần 10.000 đồng/cp như hiện nay.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), các phiếu dầu khí bị chốt lời mạnh sau khi giá dầu đêm liên trước bất ngờ giảm mạnh, có thời điểm dưới 66 USD/ thùng. Cú áp thuế bổ sung 25% của Trung Quốc đối với 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ đã khiến giới đầu tư lo ngại.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chịu áp lực giảm sau một chuỗi ngày tăng giá trước đó. Một số cổ phiếu trụ cột tăng giá không giúp thị trường cân bằng.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng nhưng giá trị bán đã giảm đáng kể. Các cổ phiếu bị bán mạnh nhất vẫn là Vinamilk (VNM) và Vingroup (VIC).

Một số công ty chứng khoán (CTCK) dự báo thị trường trở lại tình trạng lình xình, đi ngang.

Theo VPBS, sự chững lại ở cả hai nhóm ngân hàng và dầu khí khiến thị trường thiếu vắng vai trò dẫn dắt khiến mặt bằng cổ phiếu tiếp tục phân hóa. Với áp lực bán chốt lời có dấu hiệu gia tăng trong phiên chiều, sự chững lại tạm thời của các yếu tố dẫn dắt, ảnh hưởng lớn của các mã vốn hóa lớn và khoảng trống thông tin phía trước, VPBS cho rằng những nhịp rung lắc có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trong phiên tới.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thị trường có phiên điều chỉnh nhẹ nhưng thanh khoản ở mức cao cho thấy đây chỉ là một phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật. Trong các phiên tới, thị trường có thể có diễn biến lình xình đi ngang với xu hướng tăng điểm.

Kết thúc phiên giao dịch 9/8, VN-index giảm 2,77 điểm xuống 963,5 điểm; HNX-Index tăng 0,13 điểm lên 107,8 điểm. Upcom-Index tăng 0,18 điểm lên 51,47 điểm. Thanh khoản đạt 220 triệu cổ phần. Giá trị đạt 5,1 ngàn tỷ đồng.

Theo: VNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template