Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

22 nghị sĩ Dân chủ gửi thư phản đối Trump trục xuất người gốc Việt





22 nghị sĩ Dân chủ gửi thư phản đối Trump trục xuất người gốc Việt


Các nghị sĩ đảng Dân chủ kêu gọi chính quyền Mỹ coi trọng tinh thần nhân đạo trong thỏa thuận đã ký kết về người nhập cư Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Trump trong cuộc họp tại Nhà Trắng hồi tháng 10. Ảnh: AFP Atlantic cho hay ít nhất 22 nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã ký vào một lá thư gửi đến Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao để bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" về việc chính quyền nỗ lực diễn giải lại một hiệp định đã ký kết vào năm 2008 với Việt Nam.

Theo hiệp định này, những người gốc Việt đến Mỹ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump được cho là đang tìm cách lật lại thỏa thuận trên nhằm trả hàng nghìn người nhập cư Việt Nam về nước, bất chấp họ đã sinh sống hàng chục năm ở Mỹ.

Trong thư, các nghị sĩ cho hay có nhiều người gốc Việt đến Mỹ từ khi còn trẻ "đã tái định cư ở những khu vực còn khó khăn và phải đối mặt với những di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam mà không được hỗ trợ gì. Vì thế, một số người mắc phải sai lầm và vướng vào lao lý".

Tuy nhiên, những người này "đã hoàn thành án tù và hiện đóng góp tích cực cho cộng đồng". Các nghị sĩ nhấn mạnh rằng việc trục xuất sẽ khiến họ gặp khó khăn khi quay về Việt Nam sau hàng thập kỷ xa cách và kêu gọi chính quyền Trump "tôn vinh tinh thần nhân đạo thể hiện trong thỏa thuận hiện tại".

"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc tái đàm phán nào về hiệp định này nhằm tước bỏ sự bảo hộ hiện nay đối với người nhập cư gốc Việt", lá thư viết.

Cựu ngoại trưởng John Kerry, một cựu binh Việt Nam, có chung quan điểm trên và gọi động thái của chính quyền Trump là "hèn hạ". Trong một bài viết trên Twitter, ông đặt câu hỏi về những lợi ích mà Mỹ đạt được khi trục xuất người gốc Việt và nhắc đến những nỗ lực suốt nhiều năm của các lãnh đạo và giới chức Mỹ, như George H.W. Bush, John McCain và Bill Clinton, nhằm "hàn gắn vết thương hở này" và "gác lại cuộc chiến phía sau chúng ta".

Từ năm ngoái, Mỹ bắt đầu bắt giữ và đe dọa trục xuất nhiều người nhập cư lâu năm từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác với cáo buộc là "tội phạm bạo lực nước ngoài". Hàng chục người Việt phạm trọng tội đã bị giam tại các trung tâm nhập cư suốt 6 tháng hoặc lâu hơn. Nhiều người trong đó đã mãn hạn tù nhưng các quy định mới khiến họ có thể bị tái bắt giữ.

"Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn bày tỏ sự lo sợ từ các thành viên trong cộng đồng người Việt những ngày qua", Phi Nguyen, giám đốc pháp lý tại Atlanta của tổ chức Thúc đẩy Công bằng Người Mỹ gốc Á, cho hay.

Nhà Trắng khẳng định việc diễn giải lại hiệp định 2008 sẽ chỉ áp dụng với những người gốc Việt không có giấy tờ hoặc những người đã bị truy tố vì phạm tội, nhưng sẽ không áp dụng với những người đã trở thành công dân Mỹ.

Theo phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Mỹ Katie Waldman, hiện có 5.000 tội phạm gốc Việt có lệnh trục xuất. Những người này không phải là công dân Mỹ, bị bắt giữ và truy tố từ các chính quyền trước.


Mỹ lật ngược chính sách, người Việt lại đối mặt nguy cơ bị trục xuất

Động thái của chính quyền Trump nhằm siết chặt nhập cư diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.

Theo The Atlantic, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động việc trục xuất người nhập cư gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Nhiều người trong số này tới Mỹ trong giai đoạn trong và sau Chiến tranh Việt Nam.

Bản tin của Atlantic dẫn lời nguồn tin giấu tên từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, nói hồi tuần trước.

Đây là động thái mới nhất trong chính sách hạn chế tị nạn, thắt chặt nhập cư được Tổng thống Trump ưu tiên. Tuy nhiên, việc này chắc chắn sẽ gây bất ngờ lẫn bất bình bởi Nhà Trắng từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi tháng 8, trước khi lật ngược một lần nữa.

Chính quyền Mỹ giờ ra quyết định mọi người gốc Việt nhập cư vào Mỹ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là đối tượng áp dụng luật di trú thông thường, tức đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.

Trục xuất người nước ngoài phạm tội là ưu tiên

Quyết định mới nhất quán với những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm siết chặt nhập cư. Tổng thống Trump lúc tranh cử từng thường xuyên phàn nàn về vấn đề này và thậm chí cho rằng người nhập cư liên quan đến hàng loạt điều tệ hại khác ở Mỹ.

Năm 2008, Việt Nam và Mỹ đã ký thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, người gốc Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12/7/1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.

Năm 2017, chính quyền Trump bắt đầu theo đuổi chính sách trục xuất nhiều người tị nạn đến từ Việt Nam, Campuchia và một số nước khác. Họ bị cáo buộc là “người nước ngoài phạm tội bạo lực”.


Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen trong một cuộc họp hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

Đầu năm 2017, Washington đơn phương diễn giải lại thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, qua đó cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày 12/7/1995.

Đến tháng 8 vừa qua, Mỹ rút lại chính sách đó. Tuy vậy, đến tuần trước, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay chính quyền Mỹ sẽ một lần nữa đảo ngược tiến trình.

Washington tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất, người phát ngôn giấu tiên nói với Atlantic.

“Năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau năm 12/7/1995 và là đối tượng bị áp lệnh trục xuất”, người phát ngôn cho hay. “Tuy quy trình được định trong văn kiện này không áp dụng với công dân Việt di cư trước 12/7/1995, nhưng nó không hoàn toàn loại trừ khả năng trục xuất các trường hợp trước năm 1995”.

Sự thay đổi lập trường diễn ra trong bối cảnh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa đã gặp mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.. Hiện chưa rõ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.

Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa, cho biết 5.000 người gốc Việt bị kết án đã được lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. “Ưu tiên của chính quyền là di dời người nước ngoài phạm tội về đất nước của họ”, bà Waldman khẳng định.

Trong lúc đó, Trung tâm hành động Southeast Asia Resource, trụ sở tại Washington D.C., cho rằng mục đích của cuộc gặp nói trên là thay đổi thỏa thuận 2008. Văn kiện này có thời hạn 5 năm và tự động gia hạn 3 năm một lần trừ khi một trong hai bên ngừng tham gia, tức tháng 1/2019 sẽ là thời điểm gia hạn thỏa thuận. Tính từ năm 1998 tới nay, lệnh trục xuất đã được phát đối với hơn 9.000 người gốc Việt.


Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Katie Waldman cho biết 5.000 người gốc Việt bị tuyên có tội đã được lệnh trục xuất. Ảnh: AP.

Diễn giải lại thỏa thuận 2008, đảo ngược chính sách

Theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (nhiệm kỳ từ tháng 12/2014-10/2017), động thái của chính quyền Trump dựa trên cách diễn giải mới hoàn toàn đối với bản thỏa thuận. Osius cho hay khi ông còn giữ chức đại sứ, văn kiện này được mọi bên liên quan chấp nhận, đồng tình rằng việc trục xuất công dân Việt di cư tới Mỹ trước năm 1995 là bị cấm.

“Chúng tôi hiểu rằng thỏa thuận nghiêm cấm trục xuất người Việt tị nạn trước năm 1995. Cả hai chính phủ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đều diễn giải như vậy”, Atlantic trích email của ông Osius. Cựu đại sứ cho biết thêm Bộ Ngoại giao Mỹ từng giải thích điều này với cả Nhà Trắng lẫn Cục Kiểm Soát Di Trú Và Hải Quan Mỹ.

Diễn biến mới về việc chính quyền Trump tái áp dụng chính sách cứng rắn xuất hiện vài tuần sau khi rộ lên thông tin Mỹ quyết định tạm dừng trục xuất người gốc Việt. Ngày 22/11, New York Times có bài viết về việc chính phủ Mỹ ra quyết định dừng trục xuất khoảng 7.700-8.000 người gốc Việt đang sinh sống tại nước này. Thông tin đã được quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tại buổi họp báo ngày 6/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay việc tiếp nhận trở lại người gốc Việt được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ về việc nhận trở lại người gốc Việt, và đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước.

"Việt Nam mong muốn Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt Nam tại Mỹ hội nhập và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước”, người phát ngôn nêu rõ.

Tin tức ban đầu về động thái trái ngược của Mỹ cũng gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều tổ chức cảnh báo người di cư gốc Việt về nguy cơ bị trục xuất gia tăng.

“Cách đây 43 năm, nhiều cộng đồng Đông Nam Á và người gốc Việt di cư khỏi quê hương để tìm kiếm sự an toàn cho họ và gia đình trong cuộc chiến mà Mỹ có liên quan”, Kevin Lam, giám đốc tổ chức Asian American Resource Workshop, nói. “Mỹ cần nhớ lấy điều đó”.


Người Việt ở Little Saigon biểu tình phản đối lệnh trục xuất của Trump

Hàng trăm người gốc Việt đã ra đường biểu tình để bảo vệ những người đồng hương có nguy cơ bị Tổng thống Trump trục xuất.

Người biểu tình giơ cao biểu ngữ "Bảo vệ cộng đồng Việt" trong cuộc biểu tình ngày 15/12 trên phố Westminster, quận Cam, bang California, Mỹ. Ảnh: LAT.


Nét mặt đanh lại, đồng thanh cất tiếng nói, người Mỹ gốc Việt ở khu Little Saigon, quận Cam, bang California, Mỹ ngày 15/12 xuống đường biểu tình phản đối chính quyền Tổng thống Donald Trump ra lệnh trục xuất hàng nghìn người gốc Việt, theo Los Angeles Times.

Người biểu tình hô khẩu hiệu "Chúng ta đoàn kết", giương cao biểu ngữ đầy sắc màu vẽ bằng tay, hình ảnh và tin tức nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội. Ban đầu, chỉ có khoảng 100 người tập trung ở Westminster nhưng nhờ hiệu ứng mạng xã hội và những lời kêu gọi qua tin nhắn, đến khoảng 10h sáng, hàng chục người nữa kéo đến.

Xuyen Dong-Matsuda, một bác sĩ tâm lý đồng thời là một nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng, bước vào giữa đám đông, kêu gọi mọi người "đấu tranh cho những người đang cần sự giúp đỡ và nhiệt huyết của chúng ta". Đám đông hô vang hưởng ứng. "Bảo vệ gia đình. Bảo vệ gia đình" được lặp đi lặp lại với âm lượng lớn dần. Họ lo sợ cho những gia đình gốc Việt rơi vào cảnh ly tán nếu chính quyền thực hiện lệnh trục xuất. Hiện có hơn 300.000 người Mỹ gốc Việt đang sống ở quận Cam.

Hơn 8.000 người Việt ở Mỹ có tiền án tiền sự, dù phạm những tội không nghiệm trọng và đã lĩnh hình phạt thích đáng, đang có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam nếu chính quyền Trump thương lượng lại thành công thỏa thuận ký năm 2008 với phía Hà Nội. Washington và Hà Nội đã ký một thỏa thuận theo đó những người Việt đến Mỹ trước thời điểm bình thường hóa quan hệ năm 1995 sẽ không bị trả về nước.

Theo những người tổ chức cuộc biểu tình, quan chức đại diện cho chính quyền Mỹ và Việt Nam đã họp tại Washington tuần trước để bàn bạc về những thay đổi trong bản thỏa thuận ký năm 2008. Kể từ năm 1998, hơn 9.000 người nhập cư gốc Việt đã được liệt vào danh sách bị trục xuất, theo Southeast Asia Resource Action Center. Và nếu thỏa thuận năm 2008 thay đổi, phần lớn những người có tên trong danh sách này sẽ ngay lập tức đối mặt với nguy cơ bị đưa trả về Việt Nam. Ít nhất 7.000 người trong số này "không phải là công dân Mỹ từng bị bắt, kết tội nên được yêu cầu gửi trả về theo lệnh của thẩm phán nhập cư liên bang".

"Ưu tiên hàng đầu của chính quyền (Trump) là gửi trả những cá nhân ngoại quốc từng phạm tội về quê hương của họ", người phát ngôn của Bộ An ninh Nội Địa Mỹ nói.




"Trục xuất người Việt Nam tị nạn là hành động đáng xấu hổ, vô đạo đức và vô nhân tính", ông Lan Hoang, 85 tuổi, một người tham gia cuộc biểu tình ngày 15/12 trên phố Westminster, quận Cam, bang California, Mỹ. Ảnh: LAT. Tuy nhiên các nhà hoạt động cho rằng chính quyền Mỹ nên cho những người này cơ hội thứ hai. "Hầu hết những người nhập cư này đến Mỹ ngay sau chiến tranh và chịu nhiều chấn thương tâm lý. Họ đã xây dựng cuộc sống mới ở đây. Và giờ thì thế này?", Tung Nguyen, người sáng lập tổ chức Asians & Pacific Islander Re-Entry và nhà hoạt động giúp những người từng phạm tội tái hòa nhập xã hội, nói.

"Chúng ta cần mở rộng trái tim và lý trí để cho những người khác cơ hội thứ hai", Lan Nguyen, một nhà làm phim và đang nghiên cứu thạc sĩ về cộng đồng người Mỹ gốc Việt, bày tỏ ý kiến. Cô cũng hòa mình vào dòng người biểu tình hôm cuối tuần bảo vệ không chỉ cộng đồng người Việt mà người Campuchia. Từ năm ngoái, Washington bắt đầu bắt giữ và đe dọa trục xuất nhiều người nhập cư lâu năm từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác mà chính quyền cáo buộc là "các tội phạm bạo lực nước ngoài".

"Sự sợ hãi và hoảng loạn khiến tôi cảm thấy đau lòng", Lan Ngo, một sinh viên ngành kết toán sống ở Los Angeles, nói. "Chúng tôi không thể đứng ngoài lề. Những người trẻ chúng tôi có học thức và nhiệt huyết để cùng gánh vác và giữ cho cộng đồng của mình an toàn".

Nhiều người cho biết đây là lần đầu tiên có một cuộc biểu tình để phản kháng chính quyền đe dọa trục xuất những người trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ.

Tracy La, thành viên của tổ chức dân sự VietRISE, cho biết những người biểu tình chỉ có hai ngày để tổ chức. "Chúng tôi quen biết nhiều người ở mọi lứa tuổi vô cùng giận dữ vì những gì đang diễn ra. Khi biết một số lượng lớn những người gốc Việt có thể bị trục xuất, chúng tôi buộc phải hành động và chia sẻ trách nhiệm của mình. Không ai biết nếu bạn không lên tiếng".

Quận Cam vốn được biết tới là "thành trì" của đảng Cộng hòa. Làn sóng người Việt Nam di cư tới Mỹ bắt đầu sau khi Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương do cố tổng thống Gerald Ford ký vào năm 1975. Bất chấp nhiều ý kiến phản đối, vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa đã cho phép hàng trăm nghìn người Việt Nam đến Mỹ theo một quy chế đặc biệt, đạo luật cũng quy định việc phân bổ ngân sách nhằm hỗ trợ tài chính và tái định cư người tị nạn.

Chính nhờ mối liên hệ lịch sử này, người Việt Nam tại Mỹ có xu hướng ủng hộ các chính trị gia đảng Cộng hòa hơn Dân chủ. "Suốt một thời gian dài, trong nhóm những cử tri gốc Á, cộng đồng người Mỹ gốc Việt là những cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa mạnh mẽ nhất", theo ông Taeku Lee, giáo sư khoa học chính trị và luật tại đại học University California kiêm thành viên thực hiện báo cáo quốc gia về người Mỹ gốc châu Á năm 2016 nói.

Báo cáo thực hiện sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cho thấy trong khi người Mỹ gốc Hàn và Ấn nghiêng về quan điểm cấp tiến, người Mỹ gốc Việt và Hoa giữ quan điểm bảo thủ. Số lượng các cử tri Cộng hòa gốc Á ở quận Cam đăng ký đi bầu cũng vượt trội so với số lượng cử tri đảng Dân chủ. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11, đảng Dân chủ đã lật ngược tình thế, giành được 4 ghế trong Hạ viện từ tay Cộng hòa.

"Trump đổ thêm đất lên ngôi mộ của đảng Cộng hòa ở bang California", một nhà hoạt động đang muốn cải thiện hình ảnh của đảng Cộng hòa, bình luận.


Tuần hành phản đối Mỹ trục xuất người Việt trước 1995 ở Little Saigon

Hàng nghìn người đã tập trung tại thành phố Westminster của Quận Cam (bang California, Mỹ) để phản đối ý định của chính quyền Donald Trump về khả năng nối lại việc trục xuất những người Việt đến Mỹ trước năm 1995


Bản tin của đài ABC về cuộc tuần hành - Ảnh chụp màn hình

Theo đài ABC, sự xuất hiện của những đám đông ở Westminster ngày 15-12 (giờ Mỹ) cho thấy những lo ngại về việc Washington sẽ diễn giải lại một thỏa thuận nhập cư năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam đang ngày càng lớn. Thỏa thuận này nhằm giải quyết tình trạng của những người gốc Việt đến Mỹ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Việc diễn giải lại nó đồng nghĩa sẽ có người bị trục xuất, theo ABC. Những người tham gia tuần hành đã đi qua khu Little Saigon - nơi tập trung nhiều cơ sở làm ăn của người Việt để thu hút thêm sự ủng hộ của cộng đồng.

"Tôi hi vọng chính quyền Trump biết rằng chúng tôi ồn ào và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu" - Monique Nguyen, một người tham gia tuần hành nói với ABC. "Chúng tôi sẽ cố gắng ngăn chặn mọi thứ ông ấy đang cố gắng làm và đây chỉ là một sự khởi đầu của một phong trào, phong trào lớn."

Khoảng 200.000 người Việt Nam sống tại Little Saigon của Quận Cam, nhiều người trong số này đến vào những năm 1990 với tư cách là dân tị nạn.

"Mọi người phải tập hợp lại và ngăn chặn điều này" - một người biểu tình có tên Fran Sosa kêu gọi. "Chúng tôi phải xem xét nó với một mức độ nghiêm trọng mà nó xứng đáng"

Các quan chức thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ khẳng định mục tiêu của họ là những đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự tại Mỹ và không phải là công dân Mỹ.

Trong một tuyên bố, bộ này xác nhận có khoảng 7.000 người Mỹ gốc Việt nằm trong diện trên và sẽ sớm bị trục xuất khỏi Mỹ theo những quyết định đã có từ chính quyền trước.

Các vụ án làm cơ sở cho việc trục xuất đã xảy ra cách đây nhiều năm. Đài ABC dẫn ra một trường hợp cụ thể trong số đó. Tung Nguyen cùng gia đình đến Mỹ vào những năm đầu 1990 để xin tị nạn. 16 tuổi, Tung dính vào một vụ đâm chém dẫn tới chết người và bị tuyên 25 năm tù. Tung nói với đài ABC rằng anh ta không phải kẻ đâm chết nạn nhân và tỏ ra ân hận vì trẻ người non dạ. Tung thụ án 18 năm thì được thống đốc California ân xá nhưng khi vừa ra khỏi tù thì bị đưa vào diện bị trục xuất ngay lập tức.

Tania Pham - luật sư của Tung, cho biết đang nhận được rất nhiều lời kêu cứu tương tự tại Quận Cam.


Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc chính quyền Tổng thống Trump ngừng trục xuất công dân Mỹ gốc Việt . "Việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước Việt Nam - Mỹ, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ, đảm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân phù hợp với quy định pháp luật của mỗi nước" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết. Đồng thời, Việt Nam mong muốn Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ hội nhập, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Dân biểu Mỹ kêu gọi chính quyền Trump đừng trục xuất di dân Việt qua trước 1995
Hạt Orange, bang California là nơi có đông người Việt tị nạn sinh sống

Các dân biểu liên bang Mỹ đại diện cho các địa hạt có đông di dân gốc Việt đã cùng nhau ký tên vào một lá thư kiến nghị gửi đến Tổng thống Donald Trump kêu gọi chính quyền của ông đừng thương thảo lại một bản ghi nhớ giữa hai nước hồi năm 2008 mà theo đó những người Việt nào qua Mỹ trước ngày 12/7 năm 1995 sẽ không bị trục xuất.

Trong thư, các vị dân biểu bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về ý định này của chính quyền Trump mà theo họ sẽ đẩy hàng ngàn người Việt tị nạn chính quyền cộng sản về lại đất nước mà họ đã bỏ chạy từ nhiều năm trước, làm tan nát hàng ngàn gia đình và gây gián đoạn nghiêm trọng cho cho các cộng đồng di dân và tị nạn ở Mỹ.




Many of California’s Vietnamese families came here as refugees in the wake of the Vietnam War.

Since then, they’ve become an irreplaceable part of our communities and culture.

Today I joined @RepLowenthal in writing to @realDonaldTrump that we oppose ANY effort to deport them.

Twitter Ads info and privacy Các vị dân biểu cho rằng những người có thể bị trục xuất ‘đã phải chịu sự đàn áp chính trị sau chiến tranh Việt Nam’ và nhiều người trong số họ ‘đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ hoặc đã ủng hộ chính phủ Mỹ trong cuộc chiến’.

“Khi họ đến Mỹ, những người Việt tị nạn, phần đông trong số họ còn là trẻ em và trẻ vị thành niên, được đưa đến ở những khu vực còn nhiều khó khăn mà không được hỗ trợ hay cung cấp nguồn lực để đối phó với những sang chấn tâm lý từ cuộc chiến. Chính vì lẽ đó mà một vài người trong số họ đã phạm lỗi lầm đưa đẩy họ vào sự trừng phạt của hệ thống tư pháp hình sự. Tuy nhiên, họ đã thụ án xong và hiện giờ đang có đóng góp tích cực vào cộng đồng. Những người này và gia đình của họ là người Mỹ không còn thân thuộc gì với đất nước mà họ đã từ bỏ,” các vị dân biểu lập luận trong thư.

Kể từ năm 2008, bản ghi nhớ trên đã không hề được thương thảo lại với Việt Nam. Nhờ đó mà các gia đình người tị nạn gốc Việt có thể ở cùng nhau, giúp cho những người từng một thời lầm lỡ làm lại cuộc đời và tạo sự khác biệt cho cộng đồng của họ, lá thư viết.

Các vị dân biểu này còn cho rằng ngay cả đối với những di dân người Việt qua sau năm 1995 thì bản ghi nhớ còn yêu cầu phải ‘tính đến khía cạnh nhân đạo, sự đoàn tụ gia đình và hoàn cảnh’ của từng người bị xem xét trục xuất và việc trục xuất phải được thực hiện ‘một cách có trật tự và an toàn với sự tôn trọng cho phẩm giá con người’.

Ngoài Tổng thống Donald Trump, lá thư kiến nghị này còn được gửi đến Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Kirstjen M. Nielsen. Tổng cộng có 26 vị dân biểu cùng ký tên trong thư.

TH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template