Sky+_Ước gì có vài ngàn đồng để mua ….một củ khoai Lang
'Khoai lang bon sai' - thú trang trí nhà mới chỉ tốn vài nghìn đồng
Những bụi khoai lang nhỏ xinh để ở góc học tập, phòng khách... chỉ sau vài ngày trồng đã trở thành chậu cảnh đẹp khác thường.
Trên mạng xã hội, mọi người thi nhau khoe thành quả trồng khoai trong bình nước hoặc chậu đất. Những chậu cây bé xinh được gọi với cái tên mỹ miều "khoai lang bon sai".
Mọi người đùa nhau đây là thú vui của những ai đam mê bonsai nhưng kinh tế eo hẹp.
Anna Vũ, ở Hà Nội, cho biết cô mua khoai lang về ngâm nước, khoảng 4,5 ngày sau củ nảy mầm, sau đó phát triển thành ngọn, vươn lên rất nhanh. Trong vòng hai tuần cây đã có nhiều lá.
Chị Ngọc Lan, ở Quảng Ninh, còn tỉ mỉ cắt chai nước làm không gian sống cho khoai lang.
Lúc đầu chị trồng trong một chậu đất nhỏ, sau đó mới cho vào nước, ngày tưới 2 lần.
Chị Bích Triệu, ở Quảng Trị, cẩn thận uốn ngọn cây ngay khi còn nhỏ để tạo dáng. "Tôi mua khoai về ăn nhưng không hết. Để trong bếp một tuần thấy nó mọc mầm nên bỏ vào bình trồng. Hàng ngày nhìn nó lớn dần lên thấy rất thú vị. Hết củ này tôi sẽ tiếp tục trồng những củ khác, trang trí khắp nơi, vừa rẻ tiền vừa tinh tế", chị Triệu nói.
Củ khoai lang nhà chị Ngọc Dung (Hải Phòng) mọc dây leo khắp nhà. Chị sau đó đã phải cuộn lại các ngọn cho gọn gàng hơn.
Anh Thành Trung, ở Hà Nội, cho hay anh và đồng nghiệp trồng khoai được gần một tháng. Lúc đầu trồng trong đất, sau đó mới đưa vào nước. Vì củ khoai to quá nên mọi người phải cắt làm đôi để vừa với bình.
Một du học sinh Việt ở Đài Loan cũng nhanh chóng update trào lưu mới khi trồng khoai cạnh góc học tập.
Chị Lan, ở Hà Nội, trồng khoai môn trong chậu nước. Cũng giống như khoai lang, khoai môn ngâm nước lớn rất nhanh, thân cây thẳng tắp.
Nhiều người còn trồng hột bơ để trang trí cho quán cà phê, góc học tập hay để ngoài phòng khách. Khác với khoai, phải mất khoảng 3-4 tháng hột bơ mới nảy mầm.
"Mỗi ngày nhìn nó một lớn, tôi cảm thấy rất vui. Một niềm vui nho nhỏ khiến tôi trông đợi mỗi ngày", một chủ quán bánh chia sẻ.
Sky+_Ước gì có vài chục tỷ đồng để mua ký trà ….đãi bạn bè uống cho vui
Loại trà đắt nhất thế giới, mỗi kg bằng một... tòa biệt thự
trà Đại Hồng Bào
Đất nước Trung Hoa từ lâu đã có văn hóa thưởng trà kéo dài hàng nghìn năm. Trong đó, một số loại trà hiếm, có thể bảo quản lâu năm được bán với mức giá đắt hơn vàng, chẳng hạn như trà Đại Hồng Bào chiết xuất từ cây cổ thụ trên núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Giống trà đắt hơn vàng ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng. Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc. Chúng thậm chí còn được liệt vào danh sách di sản tự nhiên và văn hóa thế giới.
Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc
Trên vách núi đó còn lưu giữ phiến đá khắc 3 chữ đỏ “Đại Hồng Bào” do hòa thượng chùa Thiên Tâm đề tặng. Nơi đây nắng chiếu ít, chủ yếu đón tia phản xạ; sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn, đỉnh vách quanh năm có nước suối chảy qua. Những điều kiện tự nhiên đặc thù này đã tạo nên hương vị độc nhất vô nhị của loại trà Đại Hồng Bào.
Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng
Năm 1998, trong lễ hội trà Đại Hồng Bào đầu tiên ở Trung Quốc, có người đã đấu giá 156.800 NDT chỉ để mua 20g loại trà này. Năm 2005, mức giá cho 20g trà đã lên tới 208.000 NDT, tương đương 10,4 triệu NDT/kg (37,4 tỷ VNĐ). Số tiền này hiện nay thừa sức mua được một căn biệt thự tại các thành phố thông thường ở Trung Quốc.
Hiện nay, người ta đã ngừng thu hoạch loại trà này
Do loại trà này có giá thành cao nên chính quyền cũng hết sức coi trọng. Nơi trồng cây cổ thụ Đại Hồng Bào trên núi Vũ Di được xếp vào danh sách bảo vệ trọng điểm. Chính quyền thành phố còn đầu tư 100 triệu NDT để bảo vệ bụi cây này. Hiện nay, người ta đã ngừng thu hoạch loại trà này. Lần thu hoạch cuối cùng vào năm 2005 chỉ lấy được đúng 20g. Số trà ít ỏi này sau đó đã được quyên tặng cho viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc.
Quốc trà Đại hồng bào được chế tạo một cách cực kỳ công phu, không như các loại trà thông thường là rửa qua nước. Lá trà không bao giờ được phép chạm đất, chúng được hái bằng tay từ các bụi trà, làm khô, sàng lọc, phân loại và sấy bằng các phương pháp đặc biệt.
Tại sao loại trà này lại có giá trị lớn tới như vậy?
Chuyên gia trà địa phương Xiangning Wu giải thích: Tương truyền, vào cuối đời Minh, một vị thái y đã dùng búp non hái từ những cây trà mọc trên núi Vũ Di chữa khỏi bệnh cho Thái hậu.
Để thưởng công, Hoàng đế nhà Minh đã ban tặng mỗi cây trà quý một chiếc áo bào đỏ để bọc bên ngoài trong những ngày giá lạnh.
Vì thế, loại trà này có tên là Đại Hồng Bào.
Trải qua vài trăm năm, số trà quý xưa kia chỉ còn lại 6 cây. Mỗi năm, từ 6 cây trà này, người ta chỉ thu được chừng 1kg búp khô. Vì vậy, loại trà này được xem là rất quý hiếm.
Thứ hai, đến núi Vũ Di, du khách sẽ thấy ngạc nhiên bởi có thể mua trà Đại Hồng Bào với nhiều mức giá phải chăng khác.
Những loại trà lâu đời, lá được cắt từ các cây trà gốc mới hiếm và đắt đỏ, còn loại trà bình thường có giá khoảng 100 USD/kg.
Thứ ba, hàng năm, cứ vào ngày thu hoạch trà (ngày 1/5), một tấm thảm đỏ sẽ được trải ra, những phụ nữ xinh đẹp trong trang phục truyền thống bước lên đó và thực hiện nghi lễ cúng tế như dâng tặng các món quà cho Hoàng đế.
Tuy nhiên, trên thực tế, chẳng có việc thu hoạch nào. Bởi những lá trà cuối cùng từ cây gốc đã thu hoạch lần cuối vào năm 2005 và kể từ đó chúng chưa nảy thêm lá nào.
Điều đó có nghĩa là những gram trà cuối cùng đang trở nên ngày càng có giá hơn bao giờ hết.
Hiện số lượng cây trà gốc còn lại rất ít và được xem như một báu vật quốc gia nên việc thu hái và chế biến được kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ rất nghiêm ngặt. Tất cả đều do nhà nước quản lý.
Theo news.ynet.com, Int
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn