Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Lộ diện vị đại gia cứu bầu Đức khỏi cảnh “giật gấu vá vai”




Chủ nhật, ngày 05/08/2018
Thương vụ hợp tác trị giá hơn 2.200 tỷ đồng của bầu Đức (trái) và tỷ phú USD Trần Bá Dương gây sự chú ý của dư luận.
Lộ diện vị đại gia cứu bầu Đức khỏi cảnh “giật gấu vá vai”


Thaco bất ngờ chi hơn 2.200 tỷ đồng mua trái phiếu chuyển đổi HAGL Agrico của bầu Đức đã khiến ông bầu phố núi thoát khỏi cảnh “giật gấu vá vai” bấy lâu nay.

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã CK: HNG) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc phân phối 221.688 trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị phát hành hơn 2.216 tỷ đồng cho công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco).

Thông tin này ngay lập tức đã khiến thị trường hào hứng bởi ai cũng biết về tình hình tài chính khó khăn gần đây của HNG

Càng hào hứng khi thời gian gần đây thị trường đã rộ lên tin đồn về việc có một đại gia sẽ ra tay cứu giúp bầu Đức. Nhiều cái tên đại gia đã xuất hiện trong các đồn đoán, và cuối cùng vị đại gia đó chính là tỷ phú USD Trần Bá Dương của tập đoàn Thaco.

Trước đó, hồi tháng 6/2018, HAGL Agrico đã chào bán 221.710 trái phiếu chuyển đổi, nhưng chỉ bán thành công 22 trái phiếu, tương ứng tỷ lệ chào bán thành công 0,01%. Kỳ vọng thu được hơn 2.217 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu, nhưng thực tế lần đó HNG chỉ thu được 220 triệu đồng.

Và giờ đây tin vui đã đến với bầu Đức khi mà số lượng 221.688 trái phiếu chuyển đổi bị “ế” đã được Thaco mua lại toàn bộ.

Điều đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi mà HAGL Agrico bán cho Thaco lần này có thời hạn 1 năm, lãi suất 0% và không được bảo lãnh. Giá chào bán 10 triệu đồng/trái phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.000, tương đương 1 trái phiếu chuyển đổi sẽ được đổi thành 1.000 cổ phiếu tại thời điểm chuyển đổi. Giá chuyển đổi 10.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ phải bỏ ra hơn 2.216 tỷ đồng để ôm trọn lô 221.688 trái phiếu chuyển đổi của HNG.

Số tiền huy động vốn này, HNG dự kiến đầu tư và mở rộng vùng trồng trái cây ăn quả và tái cơ cấu tài chính.

Cụ thể, trong số tiền hơn 2.217 tỷ đồng kỳ vọng thu được, công ty dự kiến dùng 1.137 tỷ đồng để đầu tư trồng mới và chăm sóc cây ăn trái. Trong đó, mảng chuối công ty dự kiến đầu tư 780 tỷ đồng và ớt 357 tỷ đồng. 1.080 tỷ đồng còn lại dự kiến được công ty sử dụng tái cơ cấu tài chính.

Năm 2017, doanh thu thuần HNG đạt 3.321 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng.

Năm 2018, HNG đặt kế hoạch doanh thu thuần 3.743 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 1.673 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khiêm tốn 150 tỷ đồng (giảm 66% so với năm thực hiện 2017). Công ty sẽ tiếp tục không chia cổ tức trong năm 2018.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2018 của HNG vừa diễn ra hôm 23/6, HAGL công bố tổng nợ của công ty là 22.000 tỷ đồng Trong năm 2019, người đứng đầu HAGL hy vọng dòng tiền sẽ ổn định hơn, tình hình kinh doanh cải thiện.

Thaco hiện là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp ô tô với doanh thu gần 50.000 tỷ đồng. Hiện tập đoàn này cũng có một số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như phối hợp với Lộc Trời vận hành chuỗi khép kín sản xuất, chế biến, phân phối lúa gạo; phối hợp với LS Mtron sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp.

Chủ tịch tập đoàn Thaco, ông Trần Bá Dương, được Forbes công nhận là 1 trong 4 tỷ phú USD của Việt Nam, cùng với các tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet air), Trần Đình Long (tập đoàn Hòa Phát).


Bầu Đức mất trăm tỷ sau một công bố

Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm sâu trong Qúy II, bộ đôi cổ phiếu của Bầu Đức lại bị bán mạnh sau chuỗi ngày tăng dài.

Thị trường chứng khoán bước vào phiên giao dịch đầu tháng 8 với đầy ắp thông tin kinh doanh của doanh nghiệp, các cổ phiếu đã có những diễn biến phân hóa rõ rệt hơn. Sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp từ 927,58 điểm lên 956,38 điểm vào hôm qua, áp lực chốt lời mạnh của nhà đầu tư đã khiến VN-Index giảm nhẹ 3,62 điểm trong phiên hôm nay.

Cụ thể, VN-Index dừng tại 952,77 điểm, khối lượng giao dịch đạt 202 triệu cổ phiếu, thanh khoản 4.462 tỷ đồng. Số mã giảm điểm chiếm ưu thế với 169 cổ phiếu, 126 mã tăng giá.

Những tên tuổi trên thị trường hầu hết đã công bố những con số kinh doanh trong Quý II và 6 tháng đầu năm. Nhóm ngân hàng báo lãi khởi sắc, nhưng cổ phiếu hầu hết đi ngang và giảm nhẹ trong hôm nay.


Thị trường giảm điểm sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp

Cổ phiếu siêu thanh khoản FLC hôm nay giảm 3% xuống còn 6.350 đồng/cổ phiếu và vẫn dẫn đầu khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE với 22,2 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, đại gia dầu khí PV Drilling vừa báo lỗ thêm 67 tỷ đồng trong Quý II, nâng lỗ lúy kế từ đầu năm lên hơn 300 tỷ đồng, bất chấp giá dầu khởi sắc mạnh trong kì. Mặc dù vậy, nhà đầu tư lại đón nhận thông tin này một cách rất “tích cực”, PVD vẫn tăng mạnh 800 đồng lên 13.950 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh gần 7 triệu đơn vị, có lúc cổ phiếu này đã tăng kịch trần. Các mã dầu khí khác cũng tăng tốt như PVS, GAS, PLX, BSR.

Không được may mắn như PVD, bộ đôi cổ phiếu của Bầu Đức lại diễn biến rất tiêu cực khi đồng loạt giảm mạnh sau khi đón nhận kết quả kinh doanh kém cỏi trong Quý II. Công ty mẹ HAGL báo lỗ ròng 11 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, còn công ty con HAGL Agrico thì lãi ròng giảm 95% so với cùng kì còn 42,46 tỷ đồng.


Bầu Đức mất gần 170 tỷ phiên hôm nay

HAG kết phiên giảm sát sàn, mất 520 đồng và đóng cửa tại 7.100 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 12,6 triệu cổ phiếu. Còn HNG giảm nhẹ hơn khi mất 250 đồng xuống 17.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thị giá của bộ đôi này so với đầu năm thì vẫn có kết quả rất tốt. Với diễn biến này, hôm nay bầu Đức đã mất ngay gần 170 tỷ đồng trong khối tài sản trên sàn.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng mạnh trên HOSE với giá trị gần 225 tỷ đồng, trong đó tập trung bán mạnh ở các mã như VIC của Vingroup, NVL của Novaland và PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí.


Thu về 450 tỷ từ bán ớt, bầu Đức vẫn lỗ ròng 11 tỷ đồng

Mặc dù doanh thu từ trái cây và ớt tăng mạnh, HAGL vẫn báo lỗ ròng do gánh nặng chi phí quá lớn.

Gần đây bộ đôi cổ phiếu HAG và HNG của bầu Đức liên tục tăng rất mạnh bất chấp thị trường chung đang trồi sụt. Nhiều người kỳ vọng kết quả kinh doanh Qúy II và 6 tháng đầu năm của hai doanh nghiệp này sẽ rất khởi sắc, tuy nhiên, báo cáo tài chính mới công bố lại cho thấy sự thất vọng.


Nông trường ớt của HAGL. Nguồn: HAGL Group

HAGL lại lỗ ròng 11 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Trong quý 2, HAGL đạt gần 1.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 242 tỷ (15%) so với cùng kì 2017. Lãi gộp tăng mạnh 60%, từ 609 tỷ lên 973 tỷ đồng.

Doanh thu chính của HAGL trong quý này đến từ trái cây, đạt 932 tỷ đồng - tương đương 1/2 tổng doanh thu và tăng 260 tỷ so với quý trước. Sản phẩm mới là ớt đạt 356 tỷ đồng. Trong khi đó bán bò chỉ mang lại vỏn vẹn 37,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kì.


Cơ cấu doanh thu của HAGL

Trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kì này lại tăng mạnh lên 411 tỷ đồng, so với 247,7 tỷ đồng trong Quý II năm 2017. Kết quả, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi ích cổ đông không kiểm soát, công ty mẹ HAGL lỗ ròng 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt 559 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, HAGL đạt 2.921 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tăng trưởng 18%. Trong đó, doanh thu từ trái cây tăng từ 806 tỷ lên 1.421 tỷ đồng, bán ớt thu về 449 tỷ. Doanh thu từ bò giảm mạnh từ 448 tỷ xuống 38 tỷ đồng và doanh thu cao su giảm từ 212 tỷ xuống 55 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm, HAGL của bầu Đức lỗ ròng 11 tỷ đồng, một con số rất đáng thất vọng đối với cổ đông của doanh nghiệp này.

Tại thời điểm 30/6, tổng nợ phải trả của HAGL đã tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm lên tới 36.851 tỷ đồng.Trong đó, vay ngắn hạn tăng hơn 400 tỷ lên 2.964 tỷ, còn vay dài hạn ghi nhận ở 20.200 tỷ đồng.

Lợi nhuận giảm hơn 90%, vẫn hoàn thành hơn nửa kế hoạch

Còn đối với HAGL Agrico, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này có vẻ khả quan hơn.

Theo báo tài chính hợp nhất mới được công bố, quý 2/2018, HNG ghi doanh thu thuần đạt 1,285 tỷ đồng, gần như đi ngang so với con số 1,273.7 tỷ đồng cùng kỳ. Doanh thu từ bán trái cây tiếp tục là trụ cột của HNG khi chiếm tới hơn nửa cơ cấu doanh thu thuần, đạt 649.8 tỷ đồng. Tiếp sau là trái ớt với doanh thu thuần quý 2 đạt hơn 336 tỷ đồng.


Diễn biến giá cổ phiếu HAG trong Qúy II. Nguồn: hsx.vn


Diễn biến giá cổ phiếu HNG trong nửa đầu năm 2018. Nguồn: hsx.vn

Trong quý 2, chi phí tài chính của HNG ở mức 247.8 tỷ đồng, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí lãi vay chiếm 162 tỷ đồng trong cơ cấu chi phí tài chính, giảm gần 25% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng 16% lên 257 tỷ đồng. Kết quả, công ty ghi nhận lãi sau thuế đạt 45.7 tỷ đồng, giảm hơn 94.4% so với cùng kỳ.

Tính trong nửa đầu năm 2018, HNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 1,843 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí tăng mạnh cộng thêm khoản lỗ khác lên tới 154 tỷ đồng và không còn ghi nhận hơn 716 tỷ đồng thu nhập từ các khoản thanh lý đầu tư như quý 2 năm trước, HNG chỉ báo lãi trước thuế đạt 81 tỷ đồng, giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, năm 2018, Công ty cũng chỉ đặt kế hoạch lơi nhuận trước đạt 150 tỷ đồng. Theo đó, nửa đầu năm 2018, HNG đã thực hiện được 54% kế hoạch lợi nhuận của năm.


Thảm họa vỡ đập tại Lào: Bầu Đức thiệt hại bao nhiêu?

Theo thông tin từ HAGL, thiệt hại về kinh doanh và người của công ty trong sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attepau, Lào là không đáng kể và công ty đang nỗ lực để hỗ trợ những người dân ở đây.

Trên địa bàn tỉnh Attapeu, Lào, Hoàng Anh Gia Lai có một số đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH Điện Nậm Kong 3 thành lập năm 2013 (chưa hoạt động), Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hoàng Anh Attapeu thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 85 tỷ đồng và Công ty TNHH Công nghiệp và Nông nghiệp cao su Hoàng Anh – Quang Minh thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 40 tỷ đồng.


Vườn ớt tại Attepau của HAGL. Ảnh chụp chiều ngày 6/11/2017. Nguồn: HAGL Group

Tại tỉnh Attepau, một số sản phẩm nông nghiệp của HAGL được trồng và phát triển đó là cao su và vườn cây ăn trái (chuối, thanh long, ớt…)


Vườn thanh long tại Attepau của HAGL. Ảnh chụp chiều ngày 6/11/2017. Nguồn: HAGL Group

Theo thông cáo báo chí được phát ra vào 12h53 phút tại trang web của công ty, thiệt hại về hoạt động đầu tư và kinh doanh của HAGL là không đáng kể và cũng không có thiệt hại về người.


Vườn cây cao su tại Attepau của HAGL. Ảnh chụp chiều ngày 6/11/2017. Nguồn: HAGL Group

Tuy nhiên, có 24 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Nông Trường 12, Công ty Đại Thắng (công ty con của HAGL) và 2 trẻ em là con em của nhân viên bị mắc kẹt trong khu vực bị ảnh hưởng. Bầu Đức đã thuê máy bay trực thăng để đưa toàn bộ 26 người đến nơi an toàn.

Attepau là một tỉnh gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào. Trước đó, HAGL đã xây dựng một bệnh viện quy mô 200 giường, xây 2.000 căn nhà cho công nhân, nhà làm việc tại các bản, trường học cho trẻ em, và thực hiện hàng trăm ki-lô-mét đường, kéo lưới điện cho dân cư trong vùng dự án.


Trẻ em tại Attapeu, Lào đi học ở trường do HAGL xây dựng. Nguồn: HAGL Group.

Tháng 05/2015, sân bay quốc tế Attapeu do HAGL hỗ trợ Chính phủ Lào xây dựng đã khánh thành và đi vào hoạt động. HAGL cũng từng tài trợ cho Chính phủ Lào 19 triệu USD để xây dựng làng vận động viên SEA Games 25.

Trên sàn chứng khoán, bộ đôi cổ phiếu của HAGL là HAG và HNG vẫn đứng vững. Kết thúc phiên giao dịch 25/7, bộ đôi cổ phiếu của HAGL là HAG và HNG vẫn có diễn biến bình thường. HAG giữ vững được sắc xanh khi tăng nhẹ 40 đồng lên 7.120 đồng/cổ phiếu sau 2 phiên tăng trần trước đó, thanh khoản vẫn rất tốt ở mức 19,5 triệu đơn vị. Còn HNG, sau 7 phiên tăng ròng rã thì đã giảm nhẹ 100 đồng xuống 16.400 đồng/cổ phiếu với 4,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Theo: Int

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template