Lần đầu tiên Mỹ chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam.
Trung Quốc nhận trái đắng, Mỹ công nhận chủ quyền biển đảo cho Việt Nam ở biển Đông
Mỹ ‘loại’ Trung Quốc, ‘mời’ Việt Nam dự diễn tập hải quân
Lần đầu tiên Mỹ chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ tuyên bố này.
Sau 3 ngày làm việc chính thức giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Jim Mattis tại Mỹ tuần qua trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ có thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi về mối quan hệ Mỹ-Việt.
"Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực."
"Bộ trưởng Mattis và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép."
"Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam."
"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ — Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương."
Về nội dung xung quanh cuộc họp bàn được đưa ra trong bản thông cáo này, ông Scott Harbison Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đưa ra những lời phân tích rõ ràng hơn đi sâu vào từng chi tiết dựa trên lợi ích hợp tác giúp đỡ giữa Mỹ-Việt.
"Câu cuối cùng trong thông cáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt đối với sự thay đổi về mặt ngoại giao cũng như chiến lược quân sự trong mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như toàn thế giới."
"Việc tôn trọng luật pháp là điều phải có giữa các nước, nhưng vấn đề mấu chốt và quan trọng là Quân đội Mỹ lần đầu tiên chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ, thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu vì các lợi ích chung giữa các quốc gia."
Ngoài ra, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia uy tín về Biển Đông sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo cũng nhận định thêm đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức.
"Đây có thể là một bước tiến mới khi Mỹ nhấn mạnh chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện."
"Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế nếu thời điểm hiện tại chúng ta kết luận Việt Nam thân cô thế cô, hoặc là phải bỏ những dự án khai thác dầu khí trên biển….đều là những tầm nhìn ngắn hạn. Vấn đề dài hạn hơn là Việt Nam có những thay đổi tích cực để bảo vệ cho quyền lợi đất nước và cho cả thế giới phải ngả mũ công nhận điều đó."
Sáng 8/8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, hai Bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong đó bao gồm các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian tới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cám ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho đoàn và một lần nữa khẳng định, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết hai bên đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn 2, để cố gắng hoàn thành kịp phục vụ hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; cũng như nỗ lực hợp tác có hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Bộ trưởng James Mattis cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng James Mattis hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Chuyên gia Nga: Nguyên nhân nào khiến Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau? Trong những ngày ở Manila các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đang thảo luận sôi nổi về tuyên bố chung của Hội nghị, ở Washington Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã gặp gỡ với người đồng cấp Mỹ James Mattis.
Sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington trong lĩnh vực an ninh sẽ tiến xa đến mức độ nào? Câu hỏi này sẽ được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov trả lời trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.
Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của các nhà ngoại giao Việt Nam trong hậu trường Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Manila nhằm xử lý cách diễn đạt về Biển Đông trong bản Tuyên bố chung đã gây ra một cơn bão chỉ trích trong giới truyền thông Trung Quốc. Trong khi đó, nỗi cô đơn của Việt Nam trong cuộc đấu tranh này khiến Hà Nội ngày càng xích lại gần Washington. Mặc dù Việt Nam từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Duterte, họ cũng từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Aquino.
Có lẽ, bản tin nóng nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Mattis hứa rằng, một tàu sân bay Mỹ sẽ tới thăm Việt Nam vào năm 2018. Lần gần đây nhất hàng không mẫu hạm Mỹ đã hiện diện gần bờ biển Việt Nam trong năm 1975, đặc biệt là khi đó có mục đích hoàn toàn khác. Tiếp sau đó Việt Nam đã nhận được một món quà nhỏ — tàu khu trục USS John S. McCain đã đi qua vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, các quan chức Mỹ giải thích đây là "hoạt động tự do hàng hải" thứ ba được tàu hải quân Mỹ thực hiện dưới thời Tổng thống Trump. Trong những ngày đó báo chí Việt Nam đăng tin khá lạ về việc Việt Nam sẽ chi 3 tỷ USD mua hai phi đội gồm 24 máy bay V-22 Osprey của Mỹ. Thỏa thuận này có vẻ rất lạ, có lẽ, thông tin này chỉ phục vụ mục đích thăm dò phản ứng của những đối tượng khác nhau.
Dù sao, về mặt chính trị, ban lãnh đạo Việt Nam không thể lùi bước trong tranh chấp với Trung Quốc. Những nỗ lực lâu năm của Bắc Kinh nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc ở Biển Đông đã dẫn đến việc, ở Việt Nam tâm trạng chống Trung Quốc dâng cao trong các tầng lớp khác nhau, đặc biệt trong số những người chỉ trích Đảng Cộng sản về những vấn đề khác, nhưng, thích sử dụng những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong hùng biện.
Đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào cái bẫy: phản ứng cứng rắn và những động thái ngoại giao gây thiệt hại cho quan hệ với Trung Quốc, mặt khác, thái độ mềm mỏng và bất kỳ sự nhượng bộ làm hỏng mối quan hệ với nhiều người dân nước mình. Tình hình căng thẳng kéo dài mãi trong quan hệ với Trung Quốc khiến Việt Nam trở thành một khách hàng lý tưởng đối với Hoa Kỳ.
Đồng thời ban lãnh đạo Việt Nam, tất nhiên, thấy rõ giới hạn của sự xích lại gần với Mỹ. Kinh nghiệm của Philippines dưới thời Benigno Aquino III cho thấy rằng, nếu quá trình xích lại gần đi quá xa, đất nước sẽ bị tước cơ hội phát triển kinh tế nhờ quan hệ tốt với Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam có mối quan hệ kinh tế phát triển đầy đủ cả với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và những cầu thủ khác. Hà Nội có thể tiếp tục xích lại gần Hoa Kỳ. Theo quan điểm của người Việt Nam, điều quan trọng nhất là sự hiện diện lâu dài của Mỹ sẽ đảm bảo an ninh trong khu vực.
Nếu nói về ASEAN, thì tôi có ấn tượng rằng, Việt Nam muốn để tổ chức này trước hết phục vụ mục đích thu hút sự chú ý đến vấn đề Biển Đông. Đó là lý do tại sao các nhà ngoại giao Việt rất tích cực làm việc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Manila. Hà Nội biết rõ rằng, nguyên tắc đồng thuận vốn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong ASEAN, có nghĩa là, Việt Nam có khả năng lôi cuốn các nước Đông Nam Á vào ý định của mình.
Tàu sân bay Mỹ vào Việt Nam: trước là kẻ thù, sau sẽ là đối tác
Lần gần đây nhất tàu sân bay Mỹ đã hiện diện gần bờ biển Việt Nam vào mùa xuân năm 1975, tham gia sơ tán cố vấn Mỹ và những người ủng hộ chế độ Sài Gòn.
Nhưng, tình hình đã thay đổi, và bây giờ, như Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh trong cuộc hội đàm gần đây với người đồng cấp Mỹ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Tại cuộc hội đàm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cam kết rằng, đất nước ông một lần nữa sẽ cung cấp sự hỗ trợ quân sự-kỹ thuật nhằm củng cố sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Hai Bộ trưởng nhất trí thông qua kế hoạch chuyến thăm Việt Nam, có lẽ trong năm tới, của tàu sân bay Mỹ.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Chuyên viên khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin cho rằng, các cuộc tiếp xúc giữa Việt Nam và Mỹ phải được xem xét chủ yếu trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam, ông Lokshin nói:
Đáng tiếc, Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích khác biệt ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80% diện tích Biển Đông. Và Việt Nam, một quốc gia muốn bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có nhiều điểm song trùng về lợi ích với Mỹ, mà mấy năm nay Hoa Kỳ có cuộc đối đầu nghiêm trọng với Trung Quốc trong khu vực này. Mỹ có thể được hưởng lợi từ lập trường của Việt Nam, và Việt Nam, với mỗi bước xích lại gần nhau trong quan hệ với Mỹ, gửi lời cảnh báo đến Trung Quốc.
Chuyến thăm sắp tới của tàu sân bay Mỹ đến Cam Ranh nên được xem xét trong bối cảnh này. Trong mấy năm liền, Việt Nam cho phép để một lần trong năm một tàu chiến lớn của Mỹ và một tàu chiến lớn của Trung Quốc cập cảng Cam Ranh. Các chuyến đi đó cho thấy rằng, Việt Nam không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Cam Ranh — đây là một bộ phận quan trọng trong chính sách quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền và độc lập.
Mặt khác, không nên phóng đại quá mức tầm quan trọng của các đợt cung cấp kỹ thuật quân sự của Mỹ cho Việt Nam. Không nên nghĩ rằng, từ nay Mỹ ồ ạt đưa vũ khí vào Việt Nam. Chỉ đơn giản Hà Nội đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự. Vũ khí Mỹ không thể "ồ ạt vào Việt Nam" bởi vì các loại vũ khí Mỹ khá đắt tiền, cũng như bởi vì Việt Nam có một nguồn cung cấp đáng tin cậy — Nga. 90% số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam là đến từ Nga. Đây là các tàu tuần tra và tàu ngầm, máy bay và các phương tiện phòng không. Theo báo cáo gần đây, Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam 64 xe tăng hiện đại T-90, 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400, cũng như máy bay chiến đấu MiG-35.
Tất nhiên, Trung Quốc không hài lòng với việc Việt Nam đang củng cố ngành quốc phòng, đặc biệt với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Và Việt Nam không hài lòng với những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông. Bây giờ chúng ta chứng kiến đợt căng thẳng mới trong quan hệ giữa hai nước: Trung Quốc đã xác nhận rằng, giao lưu quốc phòng Trung-Việt bị hủy, và ở Manila, tại Hội nghị ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từ chối gặp gỡ với người đồng cấp Việt Nam. Nhưng, Việt Nam không mắc mưu khiêu khích.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam, cựu Tổng biên tập báo "Quân đội nhân dân", Trung tướng Lê Phúc Nguyên cho biết:
"Chuyến thăm Mỹ lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là sự tiếp nối logic của các chuyến thăm Hoa Kỳ mà những người tiền nhiệm đã thực hiện. Các chuyến thăm này phản ánh và thể hiện chính sách đối ngoại và đường lối quân sự của Việt Nam, nhằm mục đích hợp tác quân sự-kỹ thuật với tất cả các nước quan tâm đến việc duy trì hòa bình. Việt Nam thiết lập sự hợp tác quân sự kỹ thuật với tất cả các nước, trước hết với các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Kết quả của chuyến đi này cho thấy rằng, sự hợp tác Việt-Mỹ, kể cả trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, có triển vọng tốt đẹp, bởi vì chính sách với Việt Nam của Mỹ dưới chính quyền mới tiếp nối đường lối của ban lãnh đạo cũ. Theo ý kiến của tôi, điều đó phục vụ lợi ích của cả hai nước, góp phần vào việc duy trì hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Mỹ và Việt Nam đã được phát triển mấy năm trước đây, và chúng tôi thấy rằng, chương trình này đang được thực hiện thành công.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Theo ý kiến của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) John Hamre, "quyết định đưa tàu sân bay thăm cảng Việt Nam là một thông điệp của Mỹ nhấn mạnh sự đánh giá cao quan hệ với Việt Nam. Hai nước sẽ tiến tới giai đoạn quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn. Bước đi này là một dấu hiệu tích cực đối với cả hai bên, cũng như đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Việc tàu sân bay Mỹ thăm cảng Việt Nam là một biểu tượng cho lòng tin ngày càng tăng trong quan hệ song phương".
Ngày đầu tiên Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ đã làm được những gì?
Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis, Đoàn Đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu thăm chính thức Hoa Kỳ trong các ngày 7 - 10/8.
Sáng 8/8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Đoàn Đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ngay sau lễ đón, hai bộ trưởng đã tiến hành hội đàm.
Tại hội đàm, hai bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong đó bao gồm các lĩnh vực: trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích) và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ). Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian tới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cám ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho đoàn và một lần nữa khẳng định, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát Biển Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết hai bên đã hoàn thành giai đoạn I của Dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn II, để cố gắng hoàn thành kịp phục vụ Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) 2017. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa.
Hai bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, cũng như nỗ lực hợp tác có hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Bộ trưởng James Mattis cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Việt Nam chờ đợi gì từ chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch?
Nhận lời mời của Ngài James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 7 đến 10-8.
Chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, cũng như triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất, nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam — Hoa Kỳ.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam chưa thực sự giành được nhiều lợi thế trong các tranh chấp về vấn đề Biển Đông tại hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Philippines, còn quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có dấu hiệu căng thẳng liên quan tới hoạt động thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.
Chủ đề về Biển Đông chắc chắn là điểm mấu chốt trong chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam, từ Học viện Quân sự Úc đưa ra một số phỏng đoán về nội dung thảo luận giữa hai đại diện quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ.
"Cuộc họp này sẽ nối tiếp cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcvà Tổng thống Donald Trump hồi tháng Năm", ông Thayer nói.
Đánh giá về mối quan hệ với Trung Quốc, Giáo sư Thayer cho rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ tham gia một cách chừng mực, trong bối cảnh Washington đang rất cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc kiềm chế Bắc Hàn.
"Hoa Kỳ đang bận rộn chuyện Bắc Hàn và đang cần Trung Quốc kiểm soát Bắc Hàn, họ không thể đồng thời chống lại Trung Quốc ở Biển Đông".
"Hoa Kỳ sẽ chỉ hỗ trợ Việt Nam bằng cách bán cho Việt Nam các loại vũ khí và công nghệ hàng hải".
Hoa Kỳ trên thực tế "không có gì nhiều để mất cho Hoa Kỳ trong cuộc chơi [Biển Đông] này cả", Giáo sư Thayer giải thích thêm.
Phải nhấn mạnh một điều rằng, Việt Nam thực hiện sách lược mềm dẻo, linh hoạt, mặc dù một số chính trị gia Hoa Kỳ cố ý leo thang căng thẳng và đưa ra những tuyên bố có tính chất kích động. Vào tuần này tạp chí Foreign Policy có một bài viết khẳng định rằng, Trung Quốc đã đe dọa thực hiện hành động quân sự chống Việt Nam nếu Hà Nội không ngừng việc khoan dầu.
Tạp chí viết rằng, vấn đề này đã gây ra sự chia rẽ trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các nước châu Á và Thái Bình Dương dưới thời Barack Obama, cho rằng, vì tranh chấp với Trung Quốc mà Việt Nam mất hai khu khoan thăm dò dầu khí. Ông chỉ trích chính quyền của Tổng thống Donald Trump không chú ý đến các vấn đề trong khu vực và nói rằng, đây là sự thất bại vì Mỹ không thể thiết lập trong khu vực một trật tự dựa trên các lợi ích của Hoa Kỳ.
Quyết định của phía Việt Nam tạm ngừng hoạt động khoan đã được thông qua trước thềm các hội nghị ASEAN ở Manila: Hội nghị cấp ngoại trưởng và Diễn đàn khu vực Hiệp hội với các đối tác liên kết nước ngoài. Nhiều khả năng, Hà Nội không muốn leo thang căng thẳng trong các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông.
Chắc chắn, chuyến thăm của vị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sẽ tạo bước tiến, giúp quan hệ quân sự Việt- Mỹ có thêm những nền tảng vững chắc, tin cậy và bền vững hơn.
Việt Nam và Mỹ đạt những thỏa thuận quân sự gì?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
"Ngài bộ trưởng hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam và vai trò lãnh đạo ngày càng tăng cường của Việt Nam tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương", Reuters dẫn tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và người đồng cấp Jim Mattis nhất trí rằng Việt Nam và Mỹ có lợi ích chung, trong đó có việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hôm 8/8 đã nhất trí về chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam trong cuộc gặp ở Lầu Năm Góc.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 1975.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về việc này khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt tại Nhà Trắng hồi tháng 5.
Reuters dẫn lời Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết, động thái này phù hợp với chiến lược ngoại giao lâu nay của Việt Nam là mở cửa với tất cả các nước.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hiện có chuyến thăm chính thức đến Mỹ từ ngày 7/8 tới ngày 10/8 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch.
Nguồn: Reuters, Báo Đời Sống & Pháp Luật, sputniknews.com, Internet…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn