Ghé “miền quê còn hơn quê” ở Sề Gồn” đi các bạn
Giữa TP.HCM hiện đại, có đồng quê Thanh Đa sau 26 năm quy hoạch 'treo'
Mặc dù bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) chỉ nằm cách quận 2, 9 và Thủ Đức (TP.HCM) một con sông nhưng nhịp sống nơi đây diễn ra một cách chậm chạp vì vướng quy hoạch treo suốt hàng chục năm qua.
Ông Nguyễn Khắc Long (60 tuổi) vẫn làm nông trong hàng chục năm ở vùng đất Bình Quới - Thanh Đa (Click vào hình)
Những con đường trong khu Bình Quới - Thanh Đa xuống cấp trầm trọng. Đường lầy lội mỗi khi trời mưa và có rất nhiều 'ổ gà'
Tuy vậy, vẫn có một vài con đường được đầu tư xây mới khang trang hơn
Video: Nội thành Sài Gòn vào mùa gặt lúa
Ruộng đất bỏ hoang phế, không ai canh tác nên cỏ dại mọc um tùm. Người dân tận dụng đi cắt cỏ về cho gia súc ăn
Nhìn từ Thanh Đa, phía bên kia quận 2 khác biệt 'một trời một vực' với những tòa nhà cao tầng, hiện đại
Một số người có vườn, đất khá giả hơn thì nuôi cá, dựng chòi kinh doanh loại hình dã ngoại
Ở khu Bình Quới - Thanh Đa (thuộc P.28) nhiều hộ dân phải sử dụng "ké" nước sạch. Từ đồng hồ nước chính sẽ chia lại cho nhiều hộ xung quanh. Việc này ghê khó khăn cho nhiều hộ bởi tiền nước hàng tháng phải trả gấp nhiều lần. Mặc dù người dân nhiều lần gửi đơn "xin" cấp đồng hồ nước riêng nhưng vẫn không được với lý do nhà xa đường ống chính
Ông Trần Ngọc Sang cần tiền nên bán đất rồi mua lại mảnh đất (số 558/66/5 Bình Quới) của người anh ruột với giá rẻ hơn. Nhưng oái ăm, vì đất nhà anh trai ông Sang vướng quy hoạch nên không thể tách thửa khi ông Sang mua. Mọi giao dịch mua bán của hai anh em chỉ thực hiện bằng “giấy tay” và tự thoả thuận diện tích, còn trên giấy chủ quyền đất vẫn thuộc người anh. Đến nay nhà đất cũ đã bán nhưng anh Sang vẫn phải sử dụng “nhờ” hộ khẩu. “Vì đất mới mua đâu cho tách thửa đâu mà tôi đăng ký hộ khẩu mới. Giờ lo nhất là người ta không cho tôi để tên trong hộ khẩu cũ nữa thì tôi như người vô gia cư”, anh Sang chia sẻ. Không những thế, ông Sang phải thuê thêm phòng trọ bên ngoài cho hai đứa con gái ở vì nhà ông quá chật
Hộ bà Trần Thị Sang nay đã đỡ lo hơn vì được giữ lại hiện trạng căn nhà mà mình đã sửa chữa. Trước đó nhà bà Sang xuống cấp, nền nhà bị ẩm mốc, tường mục nát. Bà liều vay mượn tiền nâng nền, lợp lại mái nhà để che nắng che mưa. Tuy nhiên khi hoàn thành, chính quyền buộc phải cưỡng chế vì xây dựng sai phép. Gia đình bà thuộc hộ nghèo nên bà con hàng xóm cùng ký đơn xin cứu xét nên bà mới tạm giữ được nguyên hiện trạng đã sửa
Cũng vì quy hoạch treo mà nhiều người dân không dám sửa lại nhà cửa mặc dù nhà đã xuống cấp, hư hại, dột nát
Căn nhà của hộ ông Bùi văn Dũng được xây dựng cách đây hơn 20 năm. Cho đến nay tường nhà đã mục, mỗi lần mưa nước dột khắp nhà. Mỗi khi dột hay hư hại ở đâu ông Dũng lấy ván hoặc tôn chấp vá lại
Nhà ông Bùi Văn Anh, một nông dân chính hiệu ở khu vực Bình Quới - Thanh Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn