Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Giải mã Tam giác quỷ Bermuda




Rất nhiều tàu và máy bay đã mất tích bí ẩn trong khu vực Tam giác Quỷ trong 100 năm qua Ảnh: FACT RESEARCH
Giải mã Tam giác quỷ Bermuda


OCEAN ENIGMA: Bermuda Triangle Mystery Deepens


Tìm cách giải thích bí ẩn rất nhiều tàu thuyền đã bị chìm ở khu vực Tam giác Bermuda bí ẩn (còn gọi là Tam giác quỷ), các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Southampton (Anh) tin rằng "những con sóng độc" cao 30 m có thể là thủ phạm - báo The Sun đưa tin.

Vùng biển có biệt danh "Tam giác quỷ" nằm về phía Tây của Bắc Đại Tây Dương, trải rộng khoảng 700.000 km2 giữa bang Florida - Mỹ, Bermuda (lãnh thổ thuộc Anh) và Puerto Rico (lãnh thổ ủy trị của Mỹ).

The Mystery Of The Bermuda Triangle


Khu vực khét tiếng này được cho là đã chôn sống hơn 1.000 mạng người trong suốt 100 năm qua, thách thức giới khoa học và dư luận hàng thập kỷ.


Tam giác Bermuda nằm ở phía Tây của Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: The Sun

Trong bộ phim tài liệu "The Bermuda Triangle Enigma" (Bí ẩn Tam giác quỷ), các nhà khoa học Anh tái tạo những con sóng thủy quái trên và mô phỏng tác động của chúng. Hiện tượng thiên nhiên này chỉ tồn tại chừng vài phút và được ghi nhận lần đầu tiên bằng vệ tinh vào năm 1997 ở ngoài khơi Nam Phi.

Chuyên gia Simon Boxall, nhà khoa học đại dương và trái đất, cho rằng "Tam giác quỷ" có thể chứng kiến 3 trận bão lớn ập đến cùng một lúc từ các hướng khác nhau - tạo điều kiện hoàn hảo cho "sóng độc" hình thành.

Ông đoan chắc những con sóng cao tới 30 m hoàn toàn có thể bẻ làm hai bất cứ con tàu nào - kể cả chiếc USS Cyclops khổng lồ đã mất tích ở Tam giác Bermuda vào năm 1918 cùng với 300 người. "Tàu càng lớn, hư hại càng nhiều. Cứ tưởng tượng những con sóng dựng đứng xung quanh tàu, con tàu sẽ dễ dàng bị gãy đôi và chìm trong vòng 2-3 phút".


Tàu USS Cyclops mất tích ở tam giác Bermuda vài năm 1918. Ảnh: The Sun

Dù đây là một giả thuyết khả tín song những truyền thuyết thêu dệt quanh Tam giác Bermuda có lẽ sẽ kéo dài vô tận. "Tam giác quỷ" lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1950 bởi cây bút Edward Jones của tờ Miami Herald. Hai năm sau, nó trở nên khét tiếng khi nhà văn George Sand viết trên tạp chí Fate về những sự cố từng xảy ra trong khu vực.

Kể từ đó, giới khoa học đưa ra nhiều giả thuyết. Một là, khí methane tích tụ dưới đáy đại dương phát nổ làm máy bay và tàu bị phá hủy hoàn toàn. Hai là, hiện tượng "ếch điện tử" - một khu vực điện từ đột ngột xuất hiện trên mặt biển - vô hiệu hóa hoạt động của tàu, máy bay rồi nhận chìm chúng.

Ba là, những đám mây hình lục giác có thể tạo ra "bom khí" (tức thổi gió xuống đại dương với tốc độ cực nhanh), tạo ra những con sóng cao đến 14 m và "hô biến" tàu và máy bay.


Máy bay phóng ngư lôi số 28 - chiếc dẫn đầu Chuyến bay 19 - mất tích vào tháng 12-1945 ở ngoài khơi Florida. Ảnh: AP











Tam giác Bermuda

Tam giác Bermuda (Tam giác Béc-mu-đa), còn gọi là Tam giác Quỷ, là một vùng biển nằm về phía tây Đại Tây Dương và đã trở thành nổi tiếng nhờ vào nhiều vụ việc được coi là bí ẩn mà trong đó tàu thủy, máy bay hay thủy thủ đoàn được cho là biến mất không có dấu tích. Cho đến ngày nay vẫn còn có một số biến cố chưa được giải thích dứt khoát và vì thế đã trở thành cơ sở cho nhiều tác phẩm văn học và phim. Suốt 70 năm qua, ở dưới đáy vùng này vẫn còn hàng trăm xác máy bay và tàu thủy và đến nay ta chỉ tìm lại được khoảng 10% số xác máy bay và tàu thủy.

Vị trí địa lý

Vị trí của tam giác Bermuda trong vùng phía tây Đại Tây Dương chỉ được xác định gần đúng trong những năm vừa qua. Thông thường các vị trí địa lý sau đây giới hạn vùng biển tam giác Bermuda:

Quần đảo Bermuda ở khoảng 35° vĩ tuyến Bắc là ranh giới của tam giác về phía bắc.
Thành phố Miami trong tiểu bang Florida là ranh giới của khu vực này về phía Tây-Nam.
Về phía nam là đảo Puerto Rico thuộc Mĩ.

Thế nhưng trong các tài liệu thuộc về đề tài này những biến cố được cho là bí ẩn mà theo bằng chứng là đã xảy ra ngoài vùng biển kể trên cũng được xếp vào trong tam giác Bermuda.

Mở đầu

Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận đề khác thường đã cố gắng giải thích việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn. Dường như các biến cố này hay xảy ra trong cái được gọi là tam giác quỷ.

Số phận của "chuyến bay 19" trong tháng 12 năm 1945 chỉ là một trong những biến cố đó, mặc dù là sự kiện nổi tiếng nhất và gây náo động dư luận nhiều nhất. Trong những năm sau đó thống kê các mất mát kì lạ tăng rõ rệt, các thông báo về máy bay mất tích được đưa ra gần như liên tục: năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt. Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Cũng trong cùng năm đấy tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami. Danh sách khủng khiếp này được nối tiếp một cách tương tự như vậy: năm 1949 chiếc "Star Ariel" biến mất khi cách Bermuda 380 dặm về phía Tây-Nam, năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác và năm 1952 là một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.

Khái niệm "tam giác Bermuda" xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964 và không bao lâu sau đó đã trở thành huyền thoại. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi quyển sách The Bermude Triangle của Charles Berlitz và J. Manson Valentine trở thành quyển sách bán chạy nhất, có số xuất bản lên đến hàng triệu trên toàn thế giới. Trong đấy, cũng như ở các tác giả khác trước đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho hiện tượng tam giác Bermuda. Thật ra thì một vài tác giả đã mang cả Açores (tiếng Bồ Đào Nha: Ilhas dos Açores) và Caribbean vào tam giác Bermuda và vì thế đã mở rộng vùng "rất nguy hiểm" với 500.000 km2 này ra lớn thêm gấp ba lần.

Các câu chuyện từ tam giác Bermuda rất giống nhau: hoặc là tàu thủy hay là máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm hay là một chiếc tàu thủy hoàn toàn nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển trong khi thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kì lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nguyên nhân được đưa ra cho các vụ việc này, ngoài những nguyên nhân khác, là người từ ngoài Trái Đất bắt cóc hay những "lực trường" nguy hiểm xuất phát từ châu Atlantis đã bị chìm xuống biển. Thí dụ nổi tiếng nhất là câu chuyện về "Chuyến bay 19". Điều nổi bật là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhiều câu chuyện bí ẩn ngày càng bí ẩn thêm (các tác giả tương ứng thông thường dựa vào lẫn nhau) và cũng không hiếm khi là càng nhiều chi tiết và giàu tưởng tượng hơn (ngay cả khi các câu chuyện này đã xảy ra từ lâu).

Một năm sau quyển sách bán chạy nhất của Berlitz và Valentine, quyển The Bermuda Triangle Mystery – Solved! của Lawrence Kusche được xuất bản. Tác phẩm này, cho đến ngày nay vẫn được xem là tác phẩm cổ điển của các điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật và hoang đường thuộc về đề tài này. Kusche đã chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này của Đại Tây Dương. Con số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới và phần lớn các trường hợp "gây chấn động" bị mất đi hoàn toàn tính bí ẩn khi khảo sát các nguồn nguyên thủy được đưa ra trong quyển sách. Thời gian gần đây đã im lặng nhiều đi chung quanh đề tài này. Năm 1980 Berlitz đưa ra một vài tai nạn mới "không giải thích được", những tai nạn mà cuối cùng hóa ra là không hoàn toàn không phải là không giải thích được và ngoài ra – ngoại trừ 3 trường hợp – hoàn toàn không được xếp vào tam giác Bermuda. Mặc dầu là tai nạn máy bay hay tàu thủy vẫn tiếp tục xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng ngày nay những tai này hiếm khi được liên kết với tam giác Bermuda.

Các nhà khoa học đã suy đoán Tam giác quỷ có thể có liên quan đến những cái hố khổng lồ hình thành ở Serbia. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã phát hiện ra nguyên nhân địa chất tạo nên các hố địa ngục có liên quan mật thiết với bí ẩn chưa có chưa có câu trả lời suốt 165 năm qua về "Tam giác quỷ" Bermuda nổi tiếng thế giới.

Bằng việc nghiên cứu thăm dò và lấy mẫu tới độ sâu 300m dưới các miệng hố ở Serbia, các chuyên gia đã kết luận rằng các hố địa ngục này hình thành trên những vùng đất không bền, vốn là nơi tiếp giáp của các mảng kiến tạo. Quá trình này không liên quan tới phóng xạ hay từ trường trong việc hình thành chúng.

Kết quả nghiên cứu cho biết, các hố địa ngục ở Serbia được tạo thành các vụ nổ "bom khí tự nhiên" rất lớn. Lòng đất phía dưới các hố địa ngục chứa những quả "bom" khổng lồ với thành phần chính là khí metan, tồn tại ở dạng bị nén và chỉ chờ điều kiện là phát nổ.

Khi nhiệt độ trên nhiệt độ lên cao, cộng thêm sự vận động của các mảng địa chất đứt gãy, quả "bom" này sẽ phát nổ và giải phóng lượng khí metan khổng lồ ra bên ngoài môi trường bên ngoài. Hệ quả là nó sẽ kéo những thứ có trên mặt đất xuống lòng đất.

Cũng theo các nhà khoa học, hố địa ngục không chỉ tồn tại trên đất liền mà còn ở rất nhiều vùng biển trên thế giới. Họ nghi ngờ, chính những hố địa ngục dưới lòng đại dương đã khiến rất nhiều con tàu đi qua vùng biển "Tam giác quỷ" Bermuda đã lần lượt biến mất một cách kì lạ, ngoài ra lượng khí metan khổng lồ giải phóng ra ngoài cũng là nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong không khí, khiến một số máy bay cũng mất tích khi bay ngang vùng biển này.

Bằng chứng là các nhà khoa học đã phát hiện ra những miệng hố khổng lồ ở dưới đáy biển xung quanh khu vực bờ biển Na-Uy nằm trong khu vực "Tam giác quỷ' Bermuda. Miệng hố khổng lồ ở dưới đáy biển rộng khoảng 800m và sâu gần 50m.

Các biến cố

Đọc bài chính về chuyến bay 19.

Trường hợp này là sự kiện được ghi chép tốt nhất và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của tam giác Bermuda mà trong đó 5 chiếc máy bay bỏ bom Mỹ đã biến mất.

Máy bay hành khách Douglas DC-3

Vào ngày 28 tháng 12 năm 1948 chiếc máy bay DC-3 với 36 người đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami. Trong lần đàm thoại vô tuyến điện cuối cùng, người ta cho rằng phi công Bob Linquist đã nói là máy bay còn cách Miami 50 dặm về phía Nam và đã có thể nhìn thấy đèn của thành phố. Ngay sau đấy phi công đã biến mất không để lại dấu tích cùng với máy bay và hành khách.

Nhiều người viện dẫn là trước khi xuất phát tại Puerto Rico người lái máy bay đã lưu ý về thiết bị liên lạc vô tuyến của ông bị trục trặc. Có thể là ông đã không nhận được thông báo về việc gió đổi hướng trong lúc bay và vì thế vào thời điểm liên lạc vô tuyến lần cuối cùng đã ở về phía Nam của hướng bay tròn 50 dặm, tức là cách Miami tròn 100 dặm. Ngoài ra thì lời nói là có thể thấy được đèn thành phố đã được gán cho ông sau đấy.ông đã tìm ra đó chính là tam giác quỷ

Tàu Marine Sulphur Queen

Năm 1963 chiếc tàu chở lưu huỳnh Marne Sulphur Queen biến mất với 39 thủy thủ đoàn. Các đàm thoại vô tuyến và lần liên lạc vô tuyến cuối cùng cho thấy là chiếc tàu đã chìm về phía Tây của Key West, tức là ngoài vùng được gọi là tam giác Bermuda. Chiếc tàu hơn 20 năm tuổi này chở 15.000 tấn lưu huỳnh lỏng và theo thông tin của lực lượng canh phòng bờ biển Mỹ thì đã bị hư hại nặng trong những tháng trước đó vì nhiều biến cố thời tiết. Theo kế hoạch thì mãi đến tháng 3 năm 1963 mới có một cuộc khảo sát và sửa chữa các hư hỏng trên tàu. Cũng đã có nhiều vụ cháy, phần nhiều là nhỏ, xảy ra trên tàu mà theo thông tin của lực lượng canh phòng bờ biển Mĩ là bắt đầu hay xảy ra từ tháng 10 năm 1962 và theo lời khai của nhân chứng thì bắt đầu từ tháng 12 là gần như liên tục.

Chiếc tàu nhổ neo rời Beaumont, Texas vào ngày 2 tháng 2 năm 1963, cuộc liên lạc vô tuyến cuối cùng xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 ngày 4 tháng 2. Khi chiếc tàu không đến Norfolk, Virginia vào ngày 7 tháng 2 theo như trong kế hoạch, một cuộc tìm kiếm trên gần 350.000 dặm vuông kéo dài 6 ngày được bắt đầu ngay ngày hôm sau đó và với xác suất là 95% thì đã tìm được chiếc tàu nếu như nó vẫn còn ở trên mặt nước. Người ta chỉ tìm thấy một vài vật nhỏ từ chiếc tàu, đặc biệt là phao bơi và áo vét cứu hộ. Việc phỏng đoán là một vụ nổ đã làm chìm tàu không được củng cố.

Tàu chở hàng Nhật Raifuku Maru

Chiếc tàu chở hàng này được cho là đã biến mất về phía Tây của Bahamas. Bức điện vô tuyến cuối cùng có nội dung: "Nguy hiểm như lưỡi dao, hãy đến nhanh, chúng tôi không còn chạy trốn được nữa".

Thế nhưng Larry Kusche trong quyển The Bermuda Triangle – Solved đã có thể chứng minh là chiếc tàu này thật sự đã chìm rất xa về phía Bắc của Tam giác Bermuda trong một cơn bão.

Chiếc Boeing 727 của National Airlines

Năm 1970, Ivan T. Sanderson trong quyển Invisible Residents: The Reality of Underwater UFOs nói về người ngoài Trái Đất sống dưới đáy biển đã tường thuật rằng trong một chuyến bay của National Airlines với một chiếc Boeing 727 đã xảy ra một biến cố ngay trước khi chuẩn bị đáp. Trong lúc chuẩn bị đáp chiếc Boeing được cho là đã biến mất trên màn hình radar 10 phút, bất thình lình xuất hiện trở lại và đáp bình thường xuống Cảng hàng không quốc tế của Miami. Sanderson đã viết lại rằng ngay cả đồng hồ của 2 phi công lẫn của hành khách đều chạy chậm mất 10 phút. Khoảng cách thời gian này cũng được quan sát thấy trên đồng hồ bấm giờ của máy bay. Thế nhưng Sanderson không thể nêu nguồn và thời điểm cho cái được cho là biến cố này. Số hiệu chuyến bay và thông tin về nhân chứng đều thiếu. Vì thế cho đến ngày nay vẫn chưa có manh mối nào chứng minh là biến cố này thật sự là đã xảy ra và nói chung được xem như là một trong nhiều tường thuật hoàn toàn tưởng tượng của Sanders

Nước trắng

Hiện tượng này được cho là hay xảy ra trong vùng bờ biển Bahamas. Nhà nghiên cứu về Atantis Dr. J. Manson Valentine và phi công Jim Richardson được cho là đã 1 lần cùng với một chiếc thủy phi cơ đáp ngay giữa nước trắng này để lấy mẫu.

Theo các tường thuật thì sau khi phân tích người ta đã xác định được tính hóa học đặc biệt chứng tỏ là một vài chất đã trào lên qua các kẽ hở ở đáy biển và đã có hoạt động của núi lửa. Ngoài những điều khác đã tìm thấy nồng độ cao bất thường của lưu huỳnh nhưng cũng có dấu vết của stronti và liti.

Bất thường về từ trường

Liên quan đến tam giác Bermuda, bất thường về từ trường của Trái Đất thường hay được nói đến. Hoặc là la bàn đã hoàn toàn không còn khả năng hoạt động hoặc là quay tròn và vì thế không có thể định hướng được nữa. Hiện tượng này được cho là đã xảy ra ngay cả trên tàu thủy lẫn trên máy bay. Nhờ vào "Dự án nam châm" (Project Magnet) của Hải quân Mĩ, dự án nghiên cứu về từ trường của Trái Đất trong hơn 20 năm, mà phỏng đoán này có thể được bác bỏ.

Sương mù

Những người sống sót tường thuật lại là đã có sương mù màu xanh (lá cây) vàng nhạt sáng chói xuất hiện làm cho tầm nhìn chỉ còn trong vài mét. Liên quan đến hiện tượng này việc nước sôi nổi bọt cũng được nói đến. Trong thời gian này các dụng cụ kĩ thuật hoàn toàn không dùng được và động cơ cũng ngưng hoạt động một phần. Ra khỏi sương mù tất cả lại hoạt động bình thường trở lại.

Các giải thích

Methane hydrate và phụt khí

Một số khoa học gia về địa chất từ Nhật, Đức và Mỹ đã tìm thấy trữ lượng khí methane rất lớn trong vùng tam giác Bermuda (vì dưới đó có một mỏ than đã bị chìm từ lâu nên khí methane mới có thể bốc lên), có thể là nguyên nhân cho việc tàu thủy biến mất không dấu vết.

Trong độ sâu từ 500 đến 2.000 m băng methane (methane hydrate) có thể hình thành khi methane hiện diện và nhiệt độ cho phép. Nếu áp suất và nhiệt độ thay đổi theo thời gian, khí methane sẽ dần dần thoát ra khỏi các tảng giống như băng này. Khi có thay đổi đột ngột, thí dụ như vì có động đất dưới đáy biển hay chuyển dịch trong kiến tạo mảng, một phần lớn của băng methane này có thể bị phân rã ra thành các thành phần cấu tạo (nước và methane). Methane dạng khí nổi lên trong bọt khí và làm giảm tỉ trọng của nước. Lực đẩy của tàu thủy và tàu ngầm giảm đi nhanh chóng và mạnh đến mức chúng chìm xuống mặt nước hoặc xuống đến tận đáy biển. Hiện tượng này được gọi là phụt khí.

Ngoài ra còn hình thành điện tích trong khi bọt khí nổi lên do có ma sát với nước mà qua sự chuyển động tạo nên một dòng điện và qua đó là một từ trường giải thích cho việc những thiết bị và dụng cụ từ và điện không hoạt động được nữa.

Sau khi chuyến bay 19 biến mất nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên bầu trời. Một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã bốc cháy tại các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào là manh mối cho việc khí methane bốc lên từ biển có thể dẫn đến bùng nổ trên độ cao của máy bay.

Việc chiếc thủy phi cơ cũng bị mất tích trong hoạt động tìm kiếm chuyến bay 19 có thể được giải thích bằng sự kiện có thật đã được biết thời bấy giờ là loại máy bay này có khả năng bùng nổ nhiên liệu một cách bất ngờ vì lỗi thiết kế. Sự kiện nổ thỉnh thoảng được nhắc đến liên quan với chuyến bay 19 có thể là từ việc chiếc máy bay này rơi mà ra. Các nhân chứng lúc đấy đang ở trong vùng của tuyến bay theo kế hoạch của chiếc máy bay này và rất xa tuyến bay phỏng đoán của các phi công chuyến bay 19.

Có một chiếc tàu ngầm của Anh đi ngang và chỉ trong một phút họ đã ở bờ biển ấn độ không nhà khoa học nào có thể giải thích được.Theo một số giả thuyết thì có một đường hầm thời gian giống hố đen ở đó

Điều kiện thời tiết

Trong vùng này thường hay có bão mà cũng có thể là có trách nhiệm cho một phần trong việc các vật thể biến mất. Đã có bằng chứng cho điều này như trong chuyện của chiếc tàu buồm Gloris Colita từ năm 1940. Chiếc tàu này được tìm thấy 200 dặm về phía Nam của Mobile, Alabama trong vịnh Mexico. Các cánh buồm đều rách nát và nơi chở hàng ngập đầy nước. Bánh lái và tay lái đều bị nát vụn. Theo các tường thuật báo chí trong năm 1940 người ta đã có thể chứng minh được là trong thời gian này đã có bão to trong khu vực. Cũng có thể cho rằng nguyên nhân việc biến mất của nhiều vật thể là những cơn bão và gió xoáy của các cơn mưa bão to đã đổ ập đến với sức mạnh không thể tin được và có thể chỉ xảy ra trong vòng ít hơn là 5 phút, những cái mà Hải quân Hoa Kỳ gọi là Microburst.

Cấu trúc địa lý: Sóng hạ âm

Về cấu trúc địa lý và khí hậu, đây là một vùng gần giống như tấm gương phản chiếu rộng lớn. Các cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương tạo nên luồng sóng hạ âm cực mạnh, bị phản hồi từ khu vực phản xạ này và hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Kích thước rộng lớn của các cấu trúc hội tụ cho phép đưa ra giả thuyết tại đó có những khu vực phản xạ mà sóng hạ âm có thể đạt tới cường độ rất lớn và là nguyên nhân gây nên các hiện tượng quái dị.

Như chúng ta đã biết, sóng hạ âm cường độ lớn gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn bứt phá ra khỏi không gian khép kín. Dĩ nhiên, hành vi đó là hậu quả của phản ứng trực cảm đã hình thành từ rất lâu trong quá khứ tiến hoá của con người, mỗi khi bị tác động của sóng hạ âm hình thành trước lúc nổ ra các vụ động đất. Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp máy bay và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra khỏi con tàu.

Dòng xoáy hạ âm của cơn bão hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Khi cộng hưởng với nhịp sinh học của con người, sóng hạ âm có cường độ cao có thể gây chết người ngay tức khắc. Sóng hạ âm có thể là nguyên nhân dao động cộng hưởng của cột buồm trên thuyền và làm cho chúng gãy vụn. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi sóng hạ âm cộng hưởng với độ rung của các yếu tố cấu trúc của máy bay. Sóng hạ âm cũng có thể là nguyên nhân hình thành một lớp sương mù dày đặc có màu đục như sữa trên đại dương và nhanh chóng biến mất. Độ ẩm của khí quyển tích tụ lại trong giai đoạn giãn nở có thể không kịp tan ra trong không khí ở giai đoạn nén tiếp theo, nhưng đồng thời có thể biến mất ngay tức khắc khi không có sóng hạ âm. Cuối cùng, sóng hạ âm có tần số 5–7 Hz có thể cộng hưởng với dao động cơ học, với con lắc đồng hồ có cùng tần số dao động và gây nên tác động phá huỷ. Điểm xuất phát của huyền thoại về trận gió hú rùng rợn, gây cảm giác sợ hãi do sóng hạ âm mạnh gây ra có thể là các hiện tượng tương tự xảy ra ở Tam giác quỷ. Các cấu trúc có tính chất hội tụ tương tự cũng có thể có ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.

Sóng hạ âm có thể truyền dưới nước, còn cấu trúc hội tụ có thể hình thành ở thềm lục địa. Nguồn gốc của các sóng hạ âm cũng có thể là các núi lửa hoạt động ngầm dưới biển và động đất. Dĩ nhiên, hình dạng của các tấm gương phản chiếu sóng hạ âm ở thềm lục địa không hoàn chỉnh. Với kích thước tương đương bước sóng, cấu trúc thềm lục địa cũng có thể có tính chất cộng hưởng. Cần phải nghiên cứu mối liên hệ giữa tham số của các nguồn phát ra sóng hạ âm và sự phân bố cường độ sóng hạ âm trong mỗi một khu vực bị nghi là có hiện tượng dị thường. Quy luật hình thành các khu vực nguy hiểm quyết định tính chất của các biện pháp phòng ngừa.

Ảnh hưởng của sóng hạ âm đối với con người không chỉ hạn chế ở tác động trực tiếp đối với cơ thể, như đối với hệ thần kinh. Trong quá trình tiến hoá của con người, chắc chắn đã hình thành một trung tâm xúc cảm với sóng hạ âm nhằm báo động trước động đất và núi lửa. Tập hợp các phản ứng cần phải có khi xảy ra tác động bên ngoài vào trung tâm này có thể xác định được, khi biết chức năng của các phản ứng đó là để bảo đảm con người sống sót an toàn mỗi khi bị các tai nạn tương tự. Vậy đó là phản ứng gì? Có thể nêu tên các phản ứng sau: né tránh không gian khép kín để không bị rơi vào tình trạng chết chất đống, xu hướng chạy ra xa các đối tượng có thể bị đổ vỡ. Nói tóm lại, con người có xu hướng chạy đi bất cứ đâu để tránh khu vực có thảm họa. Dĩ nhiên, tất cả những hành động đó đều kéo theo cảm xúc sợ hãi, hoảng hốt.

Có thể quan sát được các phản ứng tương tự ở nhiều động vật, như chó biết cứu các em nhỏ trước khi xảy ra động đất. Đồng thời, khi bị tác động trực tiếp vào cơ thể, sẽ xuất hiện các phản ứng không cụ thể như suy kiệt, mệt mỏi và rối loạn giống như khi bị tác động của tia X quang và sóng vô tuyến tần số cao. Ngày nay, con người đã không còn nhạy cảm với sóng hạ âm, nhưng khi bị tác động của sóng hạ âm cường độ lớn, hệ thống bảo vệ từ xa có thể bị kích động và lấn át khả năng hành động tỉnh táo. Nếu sự sợ hãi không phải do các biểu tượng bên ngoài gây ra thì có thể xuất phát từ bên trong. Con người sẽ cảm thấy một xúc cảm sợ hãi vô thức. Điều này được chứng minh qua những lời nói cuối cùng của các phi công và thuỷ thủ khi bị chết trong vùng Tam giác quỷ, như: "Bầu trời thật khác lạ", "Mặt biển thật khác lạ, một điều khủng khiếp đang xảy"... Nếu sự sợ hãi do các biểu tượng bên ngoài gây nên thì những người dũng cảm đã quen với nỗi sợ hãi có thể kịp phát đi các thông báo cụ thể. Phụ thuộc vào cường độ của sóng hạ âm, những người ở trên tàu có thể cảm thấy sợ hãi ở các mức độ khác nhau. Họ có thể ngồi vào xuồng bơi khỏi tàu hoặc chạy lên bong. Với cường độ sóng hạ âm cực lớn, họ có thể bị chết như đã từng được mô tả. - Theo Membrana.

Sự thật

Tuy nhiên, trên thực tế, khi kênh 4 chương trình truyền hình Anh đưa tin về Tam giác Bermuda năm 1992, hãng bảo hiểm hàng hải Lloyd's của Luân Đôn xác nhận rằng số lượng tàu thuyền bị đắm hay mất tích nhiều nhất không phải là ở khu vực này. Ngoài ra hãng cũng không hề tính lãi cao hơn cho các phương tiện đi qua đây, điều này cũng được xác nhận bởi cảnh sát biển Hoa Kỳ. Sự thật, số lượng các vụ mất tích là không đáng kể so với lượng tàu bè, máy bay vẫn thường xuyên qua lại nơi đây.

Và gần đây, một phóng viên tên là Larry Kusche đã bỏ nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu các giả thuyết về tam giác quỷ Bermuda, và ông đã đưa ra một kết luận gây sốc: Những vụ mất tích trên vùng biển Bermuda không có gì là bí ẩn, và cái gọi là “Tam giác quỷ Bermuda” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người.

Trong cuốn sách “Giải mã bí mật Tam giác Bermuda”, Kusche nhấn mạnh rằng hầu hết các tác giả khi đề cập đến chủ đề này đã bỏ qua một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là tự mình bỏ công sức điều tra. Họ đa phần chỉ thu thập thông tin từ những câu chuyện kể của người khác, và diễn giải các thông tin đó theo cách hiểu của mình.

Theo Kusche, rất nhiều vụ tàu bè và máy bay được cho là mất tích trong vùng biển này không hề được ghi lại trong bất cứ tài liệu nào, chúng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng. thêu dệt của báo chí. Còn với những vụ mất tích thật thì báo chí và các nhà văn khác đều cố tình lờ đi một thực tế rằng chúng chủ yếu mất tích trong những cơn bão lớn, hoặc bị đắm ở nơi rất xa bên ngoài Tam giác Bermuda.

Ngoài ra, có một điều quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, đó là Tam giác Bermuda là nơi có rất nhiều tàu bè qua lại, thế nên tỉ lệ tàu bị đắm ở vùng biển giao thông đông đúc cao hơn hẳn những khu vực ít phương tiện qua lại như ở nam Thái Bình Dương là điều đương nhiên.

Vén bức màn bí mật về tam giác quỷ Bermuda

Bermuda là khu vực có rất nhiều tàu bè qua lại. Ảnh minh họa Nhiều chuyên gia phân tích và nhà sử học cũng có cùng quan điểm này với Kusche. Ông John Reilly, nhà sử học thuộc Viện Sử học Hải quân Mỹ cho biết: “Vùng biển này đã có rất nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp kể từ khi người châu Âu tới khai phá châu Mỹ. Thế nên việc nhiều tàu bè và máy bay gặp nạn ở vùng biển này cũng không khác gì số lượng tai nạn giao thông kinh khủng ở trên một đại lộ lớn ở New Jersey.”

Khi được hỏi về Tam giác quỷ Bermuda, trung tá A. L. Russell thuộc lực lượng Tuần duyên Mỹ trả lời: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sự kết hợp giữa sức mạnh thiên nhiên với những sai sót không thể dự đoán được của con người vượt trội hơn so với những câu chuyện giả tưởng.”

Vùng biển Tam giác Bermuda có một số đặc điểm về địa hình rất khác thường. Dưới đáy vùng biển này có những khe nứt ngầm sâu nhất trên thế giới, và những con tàu bị đắm nếu rơi xuống những khe nứt này sẽ nằm lại rất sâu dưới đáy đại dương. Phần lớn vùng biển này có độ sâu 5.791 mét, tuy nhiên ở góc tam giác phía nam gần khe nứt Puerto Rico, đáy biển sâu tới 8.229 mét.

Dọc theo rìa lục địa châu Mỹ tại vùng biển này có vô số những bãi cạn và rặng đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết các dòng nước khi đi qua những rặng đá ngầm này tạo thành những vùng xoáy ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho tàu thuyền qua lại.

Thông thường không có ai chứng kiến tận mắt các vụ tai nạn tại vùng biển này, thế nên nguyên nhân chính xác và địa điểm xảy ra các thảm kịch này vẫn không thể xác định được. Tuy nhiên có một thực tế là có rất nhiều du thuyền cỡ nhỏ thường qua lại giữa Florida và Bahamas, và những người đi trên các phương tiện này thường là dân nghiệp dư không có đầy đủ kỹ năng cũng như nhận thức về các bất trắc ở vùng biển này, dẫn đến tỉ lệ tai nạn tại khu vực này thường rất cao.

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, rất nhiều vụ tai nạn tại vùng biển Bermuda là do trục trặc về kỹ thuật của phương tiện. Chẳng hạn như vụ một chiếc máy bay Cessna bị đâm xuống vùng biển gần đảo Great Abaco thuộc quần đảo Bahamas hôm 13/7/2003 là do động cơ bị hỏng lúc đang bay. Nếu không có các nạn nhân sống sót, chắc chắn người ta sẽ cho rằng chiếc máy bay này mất tích là do “Tam giác quỷ Bermuda”.

Một yếu tố khác cũng đóng vai trò không kém trong các vụ tai nạn ở Tam giác Bermuda là dòng Hải lưu Vịnh cực mạnh chảy cắt ngang qua khu vực này. Dòng hải lưu này chảy nhanh và hỗn loạn tới mức nó có thể nhanh chóng xóa sạch mọi dấu vết của một vụ tai nạn. Xác tàu bè, máy bay cùng thi thể nạn nhân có thể bị cuốn trôi chỉ trong phút chốc và bị chôn vùi dưới đáy biển mà có thể gần tam giác quỷ Bermuda

Dòng hải lưu cực mạnh có thể cuốn trôi mọi tàn tích trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa Không tồn tại tam giác quỷ?

Gần đây nhất, các nghiên cứu được tiến hành bằng máy tính về đáy biển trên khắp thế giới, đặc biệt là ở vùng biển Tam giác quỷ Bermuda cũng đã phần nào vén lên bức màn bí ẩn gây ra những nhiễu loạn khác thường ở khu vực này và gây ra một số vụ tai nạn lúc trời yên biển lặng.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bên dưới đáy biển Tam giác quỷ Bermuda có nhiều túi khí metan khổng lồ được hình thành từ những biến động địa chất cách đây hàng triệu năm. Những túi khí metan này với sức mạnh khủng khiếp của nó chỉ chực chờ những trận động đất hoặc nứt gãy dưới đáy biển là sẽ phụt lên trên mặt nước.

Khi một lượng khí metan rất lớn phụt lên trên mặt nước, nó sẽ tạo thành những bóng khí lớn và làm giảm đi đáng kể tỉ trọng của vùng nước xung quanh. Bất cứ con tàu nào nằm trong vùng nước tỉ trọng thấp này sẽ nhanh chóng mất sức nổi và rất dễ bị đắm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng nếu lượng khí metan rất dễ cháy này bốc lên cao trong không khí, nó có thể làm động cơ máy bay ngừng hoạt động, hoặc có thể phát nổ vì tia lửa điện phát ra từ máy bay, biến máy bay thành một bó đuốc sống khổng lồ.

Những túi khí metan khổng lồ dưới đáy biển có thể là thảm họa cho tàu bè, máy bay. Ảnh minh họa Tuy nhiên điều quan trọng là Tam giác Bermuda không phải là nơi duy nhất trên thế giới có những túi khí metan ngầm như vậy, và việc khí metan thoát ra với lượng đủ lớn để có thể đánh đắm một con tàu hoặc thiêu cháy một máy bay là khá hy hữu. Đó cũng chính là lý do mà hãng bảo hiểm Lloyd danh tiếng ở London, công ty bảo hiểm đặc biệt hàng đầu trên thế giới đã không thu phí bảo hiểm đối với các tàu bè đi qua vùng biển này cao hơn so với những tuyến hàng hải khác.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được nhiều câu chuyện về Bermuda chỉ là sự đánh lừa dư luận. Từ đó, họ kết luận rằng công chúng dường như... thiên vị các cuốn sách, chương trình TV ủng hộ bí ẩn về vùng tam giác quỷ hơn là các công trình nghiên cứu kĩ lưỡng có quan điểm nghi ngờ về những bí ẩn này.

Cuối cùng theo thông tin chính thức từ Hải quân Mỹ, vùng tam giác này không tồn tại, và cái tên "Tam giác Bermuda" không được thừa nhận bởi Ủy ban Địa lý Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template