Sky+_ Bà Lê Hoàng Diệp Thảo- -Tôi cố đến cùng để cứu anh Vũ, cứu Trung Nguyên
Xem lại: Cựu chủ tịch tỉnh làm lãnh đạo Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo viết đơn cầu cứu
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo Trung Nguyên là nhà, tôi phải trở về
"TÔI CHƯA BAO GIỜ MUỐN LY HÔN"
- Hiện tại, ông Vũ và bà cũng đã thuận tình ly hôn, sau đó thì thế nào?
Thật ra, tôi chưa bao giờ muốn ly hôn với anh Vũ. Đơn gửi lên toà là để có thể ngăn chặn âm mưu. Vì nếu không có những biện pháp ngăn chặn của pháp luật thì có lẽ Trung Nguyên đã bị hoà tan từ lâu, giờ tôi vẫn đang nỗ lực cứu anh ấy và công ty.
Video: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: “Tôi cố đến cùng để cứu anh Vũ, cứu Trung Nguyên”
"CỨU CHỒNG TÔI, CỨU TRUNG NGUYÊN...!"
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên cũng là nhà đồng sáng lập, đồng sở hữu thương hiệu này - vừa có thư gửi các lãnh đạo Trung ương với lời đề nghị khẩn thiết nói trên. Nhận thấy đây là vấn đề lớn, Báo Người Lao Động phỏng vấn bà Thảo để làm rõ thêm thông tin.
"Anh Vũ bị kiểm soát, tôi mất quyền điều hành, Trung Nguyên như nhà vắng chủ... Nhóm người có âm mưu thao túng Trung Nguyên muốn vẽ gì thì vẽ, muốn làm gì thì làm", bà Lê Hoàng Diệp Thảo bày tỏ sự lo lắng sáng 10/8.
"CHỈ CÓ ANH VŨ VÀ TÔI HIỂU TRUNG NGUYÊN"
- Người Lao Động: Với những thông tin mới nhất về nhân sự cấp cao ở Tập đoàn Trung Nguyên vừa được bổ nhiệm, một lần nữa bà bị loại ra khỏi ban điều hành. Nếu bà không trực tiếp tham gia điều hành trong vai trò Phó tổng giám đốc thường trực và người đồng sáng lập như hơn 20 năm qua, thương hiệu này sẽ ra sao?
+ Bà LÊ HOÀNG DIỆP THẢO: Tôi bắt đầu từ Trung Nguyên, và đây là một thương hiệu rất đặc biệt của Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, tôi quan tâm nhất là làm sao để cứu được thương hiệu này. Bởi những gì tôi chia sẻ chỉ là một phần rất nhỏ của câu chuyện.
Trong 25 năm qua, tôi nắm giữ vị trí là phó tổng giám đốc thường trực của công ty, xây dựng từ một công ty rất nhỏ thành tập đoàn. Và để hiểu giá trị, tầm nhìn chiến lược tiếp theo cho Trung Nguyên, ngoài 2 người sáng lập là anh Vũ (Đặng Lê Nguyên Vũ - PV) và tôi thì chưa thể có ai đảm đương được vị trí đó.
Mới đây, tôi bất ngờ nhận được thông tin từ phía nhân viên là có người khác đảm nhiệm vị trí của mình. Đã có sự lo lắng của các nhân viên, khi người này đã ra vào nhiều lần, ngồi ngay chính phòng làm việc của tôi trong nhiều năm. Và nay, ban hành quyết định bổ nhiệm phó tổng giám đốc thường trực mới thì nhân viên hoảng hốt. Vị trí này ở công ty khác thì không sao, nhưng ở Trung Nguyên thì khác, bởi vị trí này trong nhiều năm qua chỉ có tôi.
"SAI LẦM", "MẤT KIỂM SOÁT"?
- Nếu bà không giữ vị trí đó, việc phát triển cà phê Trung Nguyên về thương hiệu, hiệu quả như thế nào?
+ Trong 5 năm qua, khi anh Vũ ở trên núi và tôi cũng bị âm mưu đẩy mình ra khỏi công ty, còn họ - nhóm người toan tính chiếm đoạt công ty, càng ngày càng chứng tỏ đã nắm giữ hết toàn bộ tập đoàn.
Đã có những chiến lược sai lầm của Trung Nguyên thời gian qua. Đầu tiên họ chuyển đổi sang thương hiệu không đúng, mà tôi đã cảnh báo, là đi lệch chiến lược ban đầu. Thậm chí gần đây đưa ra kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận bằng 0 là không tưởng! Trong khi các sản phẩm Trung Nguyên, G7 thì rất được ưa chuộng nhưng giờ lại chuyển sang bao bì khác, màu sắc, cách thức, thậm chí người ta nhìn vào không biết đó là cà phê. Với cách làm thương hiệu như vậy là quá sai.
- Sự thay đổi này theo ý tưởng của Chủ tịch Tập đoàn Đặng Lê Nguyên Vũ hay do sự lèo lái của nhóm điều hành mới?
+ Câu chuyện hơn 5 năm qua, với những chuyện xảy ra thì cũng dài. Bằng sự cố tình tâng bốc anh Vũ, làm anh ảo tưởng, không đúng quy luật thị trường và thực tế, nhất là chiến lược xuyên suốt hơn 20 năm qua của Trung Nguyên. Những năm gần đây, việc thay đổi cách điều hành, hoạt động khiến tôi thật sự không yên tâm, cảm thấy lo lắng rằng tập đoàn đang có dấu hiệu mất kiểm soát.
Tôi nhận thấy những sự việc như vậy xảy ra liên tục. Vì nguyên tắc, các sự việc phải được làm tốt hơn trong 20 năm qua nhưng gần đây thì đi xuống, sự mất kiểm soát ở hầu hết các quán cà phê, thậm chí nhiều nơi phải đóng cửa.
"HỌ BƠM ANH VŨ LÊN..."
- Vậy còn tình hình sức khỏe, hình ảnh của ông Vũ gần đây? Những hình ảnh thỉnh thoảng lại xuất hiện cho thấy ông không được bình thường, thậm chí có vẻ hoang tưởng. Là người trong cuộc, bà có thể chia sẻ thêm?
+ Như tôi có chia sẻ, sau đợt anh thiền 49 ngày trên núi thì ảnh không còn là ảnh.
Trước thời điểm đó, anh Vũ rất tuyệt vời.
Với một doanh nhân, đặc biệt là người điều hành tập đoàn lớn như vậy, việc đầu tiên nhận thấy là các hoạt động xã hội rất nhiều, phải xuất hiện trước công chúng và xã hội nhiều. Nhưng tất cả bạn bè thắc mắc mấy năm qua không gặp ai. Vài cuộc làm việc với nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp khác cũng có trục trặc. Sai lệch từ chuyện họ bơm anh Vũ lên và tưởng rằng như thế là đúng.
Biểu hiện sự không bình thường về tinh thần của anh Vũ tương đối rõ, nhưng sau quá trình 49 ngày mới rơi vào tình trạng đó. Tôi nghĩ cần phải cứu anh.
- Họ là những ai?
+ Là những nhóm người đang thao túng Trung Nguyên.
Lúc còn ở bên cạnh anh, tôi thường nói với anh là trong phạm vi anh em đồng sự, cần phải có những người tâm phúc. Đó là những người biết nói không khi ông chủ của mình sai, biết đâu là giới hạn của pháp lý, đạo lý. Minh tuệ là điều cần thiết.
Không ngờ rằng hôm nay tôi đã phải nhắc lại điều này, không với anh mà là những người xung quanh anh, đang hưởng những lợi ích từ Trung Nguyên. Hãy dừng những hành động sai trái lại!
"THIỀN SAI CÁCH"
- Tranh chấp ở Trung Nguyên thời gian qua không chỉ là những câu chuyện gia đình, mà còn là một thương hiệu cà phê được nhiều kỳ vọng... Vậy đến giờ, bản thân bà và những người cộng sự, sẽ làm gì và làm cách nào để cứu ông Vũ, vực dậy thương hiệu cà phê Trung Nguyên, bởi như bà chia sẻ, có thể mất đi thương hiệu Trung Nguyên mà không thể lấy lại được?
+ Nếu mọi người cùng đồng cảm và đồng lòng với nhau là thương hiệu Trung Nguyên cần thiết phải bảo vệ, có ý nghĩa rất lớn. Hoặc nếu không, những tư tưởng sai lệch của Trung Nguyên lan toả ra xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người, nhất là giới trẻ.
Quay lại câu chuyện này, anh Vũ cần được giúp đỡ để chữa bệnh trong vòng tay gia đình. Anh Vũ là một doanh nhân có khát vọng, ý chí và tài năng hơn những người bình thường, tư duy của anh cũng rất dị biệt.
Để xây dựng tập đoàn, anh là người đưa chiến lược, còn tôi là người thực thi chiến lược đó một cách hoàn hảo nhất. Anh là một doanh nhân thành công.
Bước sai lầm của anh là Thiền sai cách. Người thầy dạy Thiền cho anh không phải là một thiền sư. Tôi đã cố gắng ngăn cản việc này, thậm chí còn giận dữ với người dạy thiền của anh. Nhưng vô vọng vì dường như cả hai đều bị hoang tưởng.
Chúng tôi gầy dựng công ty từ hai bàn tay trắng nên luôn là thế hệ đi đầu và là tấm gương để các thể hệ trẻ noi theo. Anh Vũ thật sự cần được cứu, vì anh xứng đáng được cứu. Bởi vì anh là một doanh nhân có nhiều đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Bởi vì các con của tôi cần có cha. Xã hội hãy giúp tôi được làm tròn vai trò của người vợ, chăm sóc chồng khi ốm đau và đưa Trung Nguyên về với quỹ đạo đúng đắn của nó, hoạt động bình thường, lành mạnh.
- Vậy bà đã bao giờ thương lượng với nhóm người nào đó mà bà cho là đang thao túng Trung Nguyên?
+ Rất nhiều lần tôi đề nghị gặp, đề xuất cách thức để giải quyết vấn đề nhưng họ né tránh. Thậm chí, liên tục bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn khác nhau họ cố gắng đẩy tôi ra khỏi gia đình mình, công ty của mình, khởi kiện trong và ngoài nước để khủng bố tinh thần mình. Đây là những việc trái đạo lý, không thể chấp nhận được.
Họ không buông tha anh ấy.
"TÔI PHẢI TRỞ VỀ TRUNG NGUYÊN, CỨU ANH VŨ..."
- Nỗ lực của bà là có, nhưng chưa mang lại kết quả và dường như ngày càng xa dần mong muốn ban đầu. Vậy thì hành động cụ thể tiếp theo của bà như thế nào, cần sự can thiệp của pháp luật, chứ không thể nỗ lực duy ý chí?
+ Tôi sẽ nỗ lực hết sức để cứu anh Vũ, gia đình và thương hiệu Trung Nguyên. Vừa qua toà án sơ thẩm đã xử yêu cầu khôi phục lại chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực cho tôi. Và hiện Trung Nguyên đang kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Tôi phải trở về công ty, nắm giữ vị trí phó tổng giám đốc thường trực và khi đó không ai cản trở được việc cứu anh Vũ và công ty.
+ King Coffee được tung ra từ tháng 10-2016, khi ở Mỹ. Sau đó, đến Trung Quốc, Hàn Quốc rồi mới đến Việt Nam. Và hiện nay, chúng tôi cần rất nhiều thời gian và sự ủng hộ để xây dựng được một thương hiệu vươn ra toàn cầu.
- Xin cảm ơn bà đã chia sẻ!
Cựu CEO Trung Nguyên: "Tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo”
Ông Đỗ Hòa, nguyên Giám đốc Chiến lược và Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Shell, cựu CEO Trung Nguyên, cựu CEO Kềm Nghĩa, sáng lập viên Công ty Tư vấn Tinh Hoa Quản Trị.
"Khi tôi vào Trung Nguyên, 3 tháng không ai bàn giao công việc. Gửi email cho nhân viên để thông tin về công việc của CEO trong 100 ngày đầu tiên thì cũng không được phép, thế là tôi xin nghỉ".
Trong bài chia sẻ mới đây trên facebook của mình, ông Đỗ Hòa, nguyên Giám đốc Chiến lược và Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Shell, từng giữ chức CEO cho Trung Nguyên trong 100 ngày, lần đầu tiên chia sẻ về những câu chuyện riêng của mình khi còn đương nhiệm tại Trung Nguyên.
Chia sẻ một cách rất thận trọng, ông Đỗ Hòa cho hay, bản thân không có ý định góp thêm tiếng nói hay bày tỏ quan điểm về câu chuyện riêng giữa vợ chồng ông Vũ, bà Thảo. Những chia sẻ của ông chỉ muốn giúp đỡ một thương hiệu Việt vốn nổi danh và một doanh nhân có những đóng góp lớn cho Trung Nguyên đang trong cơn khủng hoảng.
Ông khẳng định rằng mình là người trong cuộc (với việc hoạt động của Trung Nguyên trong một thời gian), có những kiến giải và cái nhìn riêng của bản thân về các sự việc này. Ông cũng nói, ông đang giữ bản nhật ký 100 ngày làm việc ở Trung Nguyên dù đã rời công ty này khá lâu.
"Khi quyết định chuyển từ giai đoạn làm việc cho các tập đoàn nước ngoài sang làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Nguyên là chọn lựa đầu tiên của tôi. Dù lúc ấy tôi cũng nhận được một số chào mời từ một số công ty khác với những sự hứa hẹn tốt hơn Trung Nguyên.
Tôi nhận lời về Trung Nguyên mà không mặc cả gì về thu nhập hay quyền lợi, tôi chỉ thương lượng về quyền hạn của mình mà tôi nghĩ là cần thiết để tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho Trung Nguyên.
So với mức thu nhập cao nhất mà tôi đã từng nhận ở công ty cũ, thì mức của Trung Nguyên chào mời tôi chỉ chưa bằng 1/2.
Khi từ bỏ những thứ trên, để chuyển hướng sự nghiệp thì tôi đã xác định rằng yếu tố chính để tôi chọn nơi đến, thì phải là nơi mà tôi tin tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, còn thu nhập hay quyền lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng rất tiếc là mọi thứ đã không xảy ra như tôi nghĩ. Vào Trung Nguyên, ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, tôi còn được giao những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh.
Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của 3 hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng.
Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền bá đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh.
Lúc ấy khi Trung Nguyên đi tham dự hội chợ thì bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm, còn có thêm gian bàn thờ. Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài nhìn vào.
Nhìn cách trưng bày cái bàn thờ, tôi cũng dễ dàng đoán ra ý định của anh Vũ là đến thời điểm thích hợp thì anh ta sẽ thay hình hạt cà phê bằng hình mình, để mọi người sẽ lạy mình.
Tôi nghĩ người bên ngoài hẳn cũng ngạc nhiên khi anh Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt trong đó gồm các vị danh nhân văn hóa Việt Nam, và có cả Đặng Lê Nguyên Vũ. Rồi sau đó lại nghe về "thánh địa cà phê toàn cầu"...
Nhưng với tôi và những người đã từng tham gia Trung Nguyên thì câu chuyện tâm linh của a Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài... (sách lược Tôn Tử, mà anh Vũ vẫn lấy làm chiến lược dẫn dắt Trung Nguyên), và tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao dần.
Nó đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".
Rõ ràng đây không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân. Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp tầm nhìn của Trung Nguyên, mục tiêu bao nhiêu tỉ đô la doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng "cứu loài người".
Vậy xin đừng nhìn Trung Nguyên như là một doanh nghiệp, cũng đừng dùng các tiêu chuẩn, thước đo của doanh nghiệp thường thấy để đánh giá về Trung Nguyên. Và do vậy cũng không nên xem xét anh Vũ dưới góc độ một doanh nhân.
Vậy nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để mà có thể trở thành hiện thực? Lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn đạo giáo khác để có thể thu hút được người đi theo? Còn bản thân người "được thượng đế tối cao trao quyền" này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại?
Tôi theo dõi diễn biến của Trung Nguyên từ hơn 10 năm qua và thú thật là tôi chưa thấy câu trả lời cho những câu trên.
Một hai năm thì còn nói phải chờ vì cần có thời gian, chứ hơn 10 năm rồi mà trong khi mục tiêu nhỏ (cà phê đạo Việt Nam) còn chưa làm được, vị trí số vua cà phê Việt Nam thì đang lung lay (đi từ số 1 của toàn thị trường giảm dần xuống còn số 1 của một vài phân khúc), sự đoàn kết trong nội bộ thì cũng đã suy yếu đi nhiều, trong khi mục tiêu thì đẩy lên cao hơn, cao đến tột đỉnh là thống lĩnh toàn nhân loại, thì rõ ràng là có sự vênh rất lớn giữa những gì muốn đạt được với năng lực thực tế, giữa nói được và làm được là cả một khoảng cách quá xa.
Với tôi thì kết quả phản ảnh năng lực của người đứng đầu. Không thể có lí do gì khác để biện minh ngoài sự hạn chế về năng lực.
Bản thân tôi đã từng xem qua một số tài liệu mà anh Vũ viết ra, đã từng trực tiếp nói chuyện, tranh luận với anh Vũ, và tôi thấy khi đi vào những vấn đề cụ thể thì anh Vũ không có gì đặc biệt.
Hơn nữa, dù rất muốn có quyền lực mang tính thống trị như là giáo chủ một tôn giáo, nhưng bản thân ảnh lại dường như cũng không biết nên dùng lý luận nào để thu hút và dẫn dắt tín đồ. Chính vì vậy nên anh mới yêu cầu người khác viết giúp (tôi đã từng được giao việc này) mà không đưa một định hướng hay gợi ý gì.
Vậy một người chỉ toàn nói những điều to lớn, những điều siêu phàm nằm ngoài khả năng của mình, một người mà không ai dám chắc có thể hiểu được (kể cả người nhà), thì là người như thế nào?...".
Theo: NLĐ, Nhịp sống kinh tế, INT…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn