26/07/2018
Một người đang được đoàn đưa ra khỏi vùng ngập để chuyển lên xe cấp cứu đưa đến bệnh viện
THẢM HOẠ VỠ ĐẬP THUỶ ĐIỆN:
Động vật chết khắp nơi, trẻ em lội bùn nhận cứu trợ
Tại bản Ban-bốc, huyện Sanamsay, tỉnh Attapeu - Lào, sau vụ vỡ đập thuỷ điện, mọi thứ ngập ngụa trong bùn, những đứa trẻ lem luốc đói lả, xác động vật chết bao trùm khắp nơi.
Đó là những hình ảnh đau lòng Báo Người Lao Động chứng kiến khi đi sâu vào vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ vỡ đập thuỷ điện. Tại bản Ban-bốc, huyện Sanamsay, tỉnh Attapeu, hàng trăm người đã bị cô lập suốt 3 ngày.
Xem: Thảm họa vỡ đập_ HNT
Nước bùn ngập khắp nơi, người dân trong bản đang nỗ lực khắc phục hậu quả
Theo một thành viên trong đoàn cứu trợ, mặc dù bản này số lượng người mất tích không nhiều nhưng thiệt hại về tài sản rất lớn. Hiện giao thông ra vào bị chia cắt, nếu không vận chuyển kịp thực phẩm, nước uống, người dân không thể cầm cự.
Từ trung tâm hành chính tỉnh Sanamsay chạy đến bản Ban-bốc chỉ 10 km. Tuy nhiên, đường đi gặp nhiều khó khăn. Con đường huyết mạch một phần vẫn còn bị ngập nước và bùn cao hơn 1 m. Các phương tiện di chuyển rất chậm để tránh bị kẹt bánh xe.
Xem: Tình người ở Sanamxay_ HNT
Trận lũ đã khiến nước ngập đến tận nóc nhà và những vết tích này vẫn còn. Khung cảnh bao trùm một màu ảm đạm, đâu đâu cũng bắt gặp nước và bùn. Nhiều người đã dùng xe máy cày để di chuyển đến nơi an toàn.
Mùi xác động vật chết toả khắp nơi. Nhiều đứa trẻ đã kiệt sức vì đói, thấy thấy đoàn cứu trợ đi qua, các em chạy vội ra nhận thực phẩm.
Mọi người bên trong khu vực bị ngập đang nỗ lực kéo bùn ra khỏi nhà và dựng lại nơi ở. Nhưng việc này sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục.
Hai đứa trẻ sống sót thần kỳ sau trận vỡ đập vui mừng khi thấy đoàn xe đi ngang.
Một vài cháu bé đã cầm hơi bằng những thực phẩm còn sót lại sau 3 ngày bị cô lập.
Xung quanh ngổn ngang xác động vật
Những chú chó đã sống sót trong nước lũ
Một mái nhà đã bị dòng nước cuốn đi nằm bên vệ đường
Nhiều người vui mừng khi thấy đoàn xe đi ngang phân phát lương thực, nước uống
Phóng viên Báo Người Lao Động cùng đoàn từ thiện phát nước suối, thực phẩm.
Người Việt ở Lào đang tìm về Attapeu chia sẻ khó khăn
Người Việt Nam sinh sống tại Lào đang kéo về huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu nấu đồ ăn, chia bớt thực phẩm. Những ngày qua, trên trang mạng hội Việt - Lào liên tục đăng những bài viết kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ những nạn nhân người VIệt Nam lẫn người Lào đang mắc kẹt, chịu ảnh hưởng bởi trận vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy.
Bỏ bệnh ung thư để lo cho người khác Tại chợ huyện Sanamxay, chúng tôi bắt gặp chị Đỗ Thị Hà, quê Quảng Bình - kinh doanh quần áo, đang tất tả gom tiền để mua 2 con heo, và 800 suất xôi thịt cùng với nước suối.
Theo chị Hà, nguồn thực phẩm này chị sẽ phân phát cho những người đang bị nạn. "Tôi sống ở Lào hơn 5 năm và hầu hết người dân ở đây đều biết mặt. Mấy ngày qua, thấy họ từ vùng lũ trở về không còn đồ cầm theo nhìn rất xót xa. Có người còn không được ăn, uống 2 ngày" - chị Hà kể lại. Chị cho hay trước kia từng điều trị 5 tháng tại Bệnh viện Ung Bứu, TP HCM và mỗi ngày tương trợ vào những phần cơm từ thiện. Vì khi thấy những người Lào, có cả công dân Việt Nam, đang bị lũ cuốn đi tất cả, chị nghĩ đến việc kêu gọi từ thiện.
Số tiền mua thực phẩm là những gì mà chị tích góp nhiều năm qua ở Lào từ nghề buôn bán. Chị Hà tâm sự: "Sắp tới phải về Việt Nam điều trị bệnh theo định kỳ và tốn rất nhiều tiền. Nhưng ngay lúc này người dân ở vùng lũ khổ hơn cả mình nên có tiền giúp họ trước rồi tính việc khám bệnh sau".
Chị Đỗ Thị Hà (quê Quảng Bình) - tiểu thương tại chợ huyện Sanamsay, Attapue, Lào, đang gom góp tiền để hỗ trợ người đang gặp nạn.
Chị Hà thường thuật về người bị nạn trở về sau cơn lũ
Anh Đỗ Trung Việt, ngụ Thủ đô Vientiane, Lào, cho biết khu vực bị ảnh hưởng bởi vỡ đập thuỷ điện có rất nhiều người Việt Nam sinh sống. Vì thế, sau khi sắp xếp xong công việc, anh và nhóm bạn đã mua 3 xe bán tải thực phẩm để chạy đến tỉnh Attapeu cứu trợ. "Càng vào sâu khu vực bị ảnh hưởng càng thấy cảnh tang tóc và tôi càng nỗ lực kêu gọi bạn bè, người thân nhanh chóng giúp đỡ. Có những đứa trẻ, người già đã không ăn mấy ngày qua" - anh Việt nói. Trong khi đó, sau khi vừa xảy ra vụ vỡ đập, anh Trần Đình Thông, ngụ Attapeu, đã nhanh chân mua gạo, mì, nước uống... chở trên 3 xe tải hỗ trợ cho nạn nhân.
Nhóm từ thiện của anh Thông đang vận chuyển thực phẩm cho người bị nạn.
Rất nhiều người Việt Nam sống tại Lào đang vận động hàng cứu trợ.
Cộng đồng người Việt Nam đang sống tại Lào vận động cứu trợ người gặp nạn
Rất nhiều người Việt Nam đang tìm cách cứu trợ vùng lũ
Lời kêu gọi ủng hộ của nhiều người Việt Nam tại Lào
Clip: Cảnh xuống hàng cứu trợ của HAGL tại tỉnh Attapeu (Lào)
Đêm ở khu lánh nạn sau vỡ đập Lào
Đêm xuống, hàng nghìn người Lào ăn, ngủ chen chúc trong trại tạm trú sau khi thoát khỏi dòng nước lũ do vỡ đập thủy điện.
Tại trung tâm huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, đông nam Lào, hàng nghìn người dân được bố trí tạm chỗ ở trong khuôn viên các trường học. Mỗi căn phòng chứa khoảng 50-60 người nhưng cả đêm lẫn ngày, người dân vẫn nhường nhịn, san sẻ cho nhau từng cái ăn, cái mặc.
Theo giới chức địa phương, khoảng 6.000 người bị ảnh hưởng sau khi một đập thuộc dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy bị vỡ tối 23/7. Hơn 100 người vẫn mất tích.
Người dân nhận đồ cứu trợ gửi đến khu lánh nạn. "Hàng chủ yếu là quần áo, mì gói thôi nhưng ai cũng vui", bà Kham, 75 tuổi, chia sẻ.
Cặp vợ chồng ướm thử quần áo được gửi tới.
Bữa tối chỉ với mì gói của một gia đình người Lào.
Ở khu tạm trú Sanamxay có hàng chục trẻ ở độ tuổi sơ sinh đến 3 tháng tuổi. Các em được mẹ bế ra hành lang trước khi đi ngủ.
Trong hành lang kín những người lánh nạn, cậu bé Keonytha 6 tuổi vẫn vui cười, đùa giỡn cùng nhóm trẻ. Cậu bé giật chiếc nón liền áo để hoá thân thành Batman - nhân vật rất yêu thích của mình.
Keonytha cùng 4 người trong gia đình đã kịp thoát lên nóc nhà khi cơn lũ cuốn qua và được người trong bản cứu vào sáng hôm sau.
Chị Chansamay (ở bản Thahin) cho biết khi thảm họa xảy ra, toàn bộ tài sản gia đình gồm hai điện thoại, máy cày, xe máy… bị nước cuốn trôi. Chị cùng chồng và 4 đứa con dù bị nước cuốn đi một quãng dài nhưng may mắn được cứu sống.
"Những nhu yếu phẩm dù nhỏ như những bộ quần áo, dép, chăn… rất cần đối với gia đình tôi lúc này", người phụ nữ 41 tuổi nói.
Một đại gia đình sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt trong khu tạm trú.
Bà Phin, 60 tuổi cùng gia đình 6 người được đưa đến nơi tránh lũ. Trong đêm vỡ đập thủy điện, cả nhà bà bị nước cuốn trôi. Trong cơn hoảng loạn, bà bấu víu được vào nhánh cây và ở đó đến trưa hôm sau thì được cứu.
"Ở đây chật hẹp, có nhiều người cùng cảnh ngộ nhưng mất nhà mà được cưu mang như vậy là rất tốt", bà nói.
Hai em nhỏ chợp mắt trong vòng tay gia đình.
21h, khi các em nhỏ đều đã say ngủ, nhiều người lớn tuổi vẫn ra hành lang ngồi hóng gió, để căn phòng bớt ngột ngạt.
22h đêm vẫn còn nhiều bệnh nhân đến khám tại tổ cứu trợ của bệnh viện Đại Học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai tại khu tạm trú.
Bác sĩ Nguyễn Thành Công (trái), phó giám đốc bệnh viện, trưởng đoàn cứu trợ, cảnh báo dịch bệnh có thể bùng phát do điều kiện ăn ở tạm bợ ở khu lánh nạn.
Theo báo NLĐ, VNEx (Attapeu, Lào)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn