F-35B là chiến đấu cơ siêu thanh tàng hình đầu tiên có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ
Mỹ triển khai chiến đấu cơ tàng hình “độc nhất vô nhị” tập trận
Đơn vị Thủy quân Lục chiến Viễn chinh số 13 (MEU) và lực lượng tấn công đổ bộ bên ngoài bang California đã đến Hawaii để tiến hành đợt tập trận cuối cùng trước khi tiến đến Tây Thái Bình Dương và Trung Đông.
Xem: Almost Ready for War F 35 Joint Strike Fighter Has Flown 100,000 Hours
Cuộc tập trận nói trên đánh dấu lần đầu tiên chiến đấu cơ F-35B được triển khai ở Hawaii. Lực lượng tấn công đổ bộ - bao gồm các tàu USS Essex, USS Anchorage và USS Rushmore - không phải là một phần của cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018.
25 quốc gia, 46 chiến hạm, 5 tàu ngầm, khoảng 200 máy bay và 25.000 quân nhân đang tham dự RIMPAC, diễn ra từ ngày 27-6 đến ngày 2-8 chủ yếu quanh Hawaii.
Xem: F 35A AF 2 First Gun Live Fire
F-35B, chiến đấu cơ siêu thanh tàng hình đầu tiên có khả năng cất cánh sau khoảng chạy đà ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng, được mô tả là có thể thay đổi cục diện ở Thái Bình Dương và là một thách thức đối với tên lửa tầm xa Trung Quốc.
F-35B đang hoạt động với một máy bay tàng hình khác là F-22 Raptor, thuộc Lực lượng Bảo vệ Không phận Quốc gia Hawaii. Những máy bay tân tiến này sẽ dẫn đầu chiến dịch không quân trong trường hợp xảy ra xung đột ở Thái Bình Dương.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35B được phát triển để thay thế máy bay F/A-18 Hornet, AV-8B Harrier và EA- 6B Prowler của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Gia đình F-35 gồm 3 biến thể là F-35A với khả năng cất cánh và hạ cánh truyền thống của Không quân, F-35B của Thủy quân Lục chiến và F-35C được thiết kế để cất-hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân.
Cuối năm ngoái, tàu ngầm tấn công đổ bộ Mỹ USS Wasp được triển khai viếng thăm Trân Châu cảng khi đang trên đường đến Nhật Bản. Không lâu sau đó, 16 chiếc F-35B của Phi đội chiến đấu cơ 121 của Thủy quân Lục chiến được chuyển từ TP Yuma, bang Arizona, đến Trạm Không quân Thủy quân Lục chiến Iwakuni ở Nhật Bản trước khi hạ cánh xuống USS Wasp vào ngày 5-3. Đây là lần đầu tiên F-35B hạ cánh xuống một chiến hạm của Hải quân và với một Đơn vị Thủy quân Lục chiến Viễn chinh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ cho biết.
Siêu pháo mới trên F-35 Mỹ sẽ nhanh chóng xé nát đối thủ khi cận chiến?
GAU-12U 25mm sẽ là siêu pháo tiêu chuẩn mới trên các loại chiến đấu cơ Mỹ. Uy lực mạnh mẽ, tốc độ bắn cao, khả năng chính xác tuyệt vời, GAU-12U 25mm sẽ nhanh chóng xé nát đối thủ khi cận chiến.
Khi nhắc đến chiến đấu cơ Mỹ không thể không nhắc đến hỏa thần M61 Vulcan, chúng là vũ khí không chiến tầm gần trên hầu hết các chiến đấu cơ của Mỹ, tương lai GAU-12U sẽ là "truyền nhân" của M-61 Vulcan. Pháo GAU-12U đã được phát triển thành công và lần đầu tiên trang bị trên siêu tiêm kích đa năng F-35. So với M61 Vulcan, GAU-12U có đường kính nòng lớn hơn, 25mm so với 20mm, điều này đồng nghĩa với việc hỏa lực của pháo mới sẽ mạnh hơn. Mặc dù M-61 Vulcan có thể bắn 6.200 viên/phút, tuy nhiên đặc trưng của đạn cỡ 20mm là mất năng lượng nhanh, sức công phá và độ chính xác đều thua loại đạn 25-30mm của Châu Âu và Nga. Đây cũng chính là lý do Mỹ phải tìm một giải pháp thay thế và GAU-12U ra đời. GAU-12U chính là biến thể cải tiến sâu rộng của loại pháo GAU-12 Equalizer vốn được trang bị trên tiêm kích AV-8B Harrier II và hung thần AC-130. Biến thể mới này được hãng General Dynamics phát triển và sản xuất. Pháo sử dụng một động cơ điện 11kw để quay nòng pháo. Pháo M-61 Vulcan có 6 nòng, pháo GAU-12 có 5 nòng, thì pháo GAU-12U chỉ có 4 nòng. Việc giảm này khiến trọng lượng pháo nhẹ hơn, tốc độ bắn có giảm xuống đôi chút nhưng bù lại độ chính xác lại tăng lên tới 1,4 lần so với các phiên bản trước đây. Pháo có trọng lượng khoảng 110 kg, tốc độ bắn từ 3.200 đến 4.200 phát/phút. Sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau cho phép tấn công mục tiêu một cách hiệu quả. Mỗi khẩu pháo GAU-12U có lượng đạn sẵn sàng khai hỏa là 551 viên.
Lượng đạn này được cho là quá đủ cho một chiếc tiêm kích. Như M-61 Vulcan chỉ được trang bị 510 viên đạn. Với tốc độ bắn cao, lực giật thấp, khả năng chính xác tuyệt vời, GAU-12U xứng đáng ở vị trí số 1 về pháo tốt nhất trên chiến đấu cơ hiên nay của Mỹ, cũng như trên thế giới.
Khi nhắc đến chiến đấu cơ Mỹ không thể không nhắc đến hỏa thần M61 Vulcan, chúng là vũ khí không chiến tầm gần trên hầu hết các chiến đấu cơ của Mỹ, tương lai GAU-12U sẽ là "truyền nhân" của M-61 Vulcan.
Pháo GAU-12U đã được phát triển thành công và lần đầu tiên trang bị trên siêu tiêm kích đa năng F-35.
So với M61 Vulcan, GAU-12U có đường kính nòng lớn hơn, 25mm so với 20mm, điều này đồng nghĩa với việc hỏa lực của pháo mới sẽ mạnh hơn.
Mặc dù M-61 Vulcan có thể bắn 6.200 viên/phút, tuy nhiên đặc trưng của đạn cỡ 20mm là mất năng lượng nhanh, sức công phá và độ chính xác đều thua loại đạn 25-30mm của Châu Âu và Nga.
Mặc dù M-61 Vulcan có thể bắn 6.200 viên/phút, tuy nhiên đặc trưng của đạn cỡ 20mm là mất năng lượng nhanh, sức công phá và độ chính xác đều thua loại đạn 25-30mm của Châu Âu và Nga.
Đây cũng chính là lý do Mỹ phải tìm một giải pháp thay thế và GAU-12U ra đời. GAU-12U chính là biến thể cải tiến sâu rộng của loại pháo GAU-12 Equalizer vốn được trang bị trên tiêm kích AV-8B Harrier II và hung thần AC-130.
Biến thể mới này được hãng General Dynamics phát triển và sản xuất. Pháo sử dụng một động cơ điện 11kw để quay nòng pháo.
Pháo M-61 Vulcan có 6 nòng, pháo GAU-12 có 5 nòng, thì pháo GAU-12U chỉ có 4 nòng.
Việc giảm này khiến trọng lượng pháo nhẹ hơn, tốc độ bắn có giảm xuống đôi chút nhưng bù lại độ chính xác lại tăng lên tới 1,4 lần so với các phiên bản trước đây.
Pháo có trọng lượng khoảng 110 kg, tốc độ bắn từ 3.200 đến 4.200 phát/phút. Sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau cho phép tấn công mục tiêu một cách hiệu quả.
Mỗi khẩu pháo GAU-12U có lượng đạn sẵn sàng khai hỏa là 551 viên. Lượng đạn này được cho là quá đủ cho một chiếc tiêm kích. Như M-61 Vulcan chỉ được trang bị 510 viên đạn.
Với tốc độ bắn cao, lực giật thấp, khả năng chính xác tuyệt vời, GAU-12U xứng đáng ở vị trí số 1 về pháo tốt nhất trên chiến đấu cơ hiên nay của Mỹ, cũng như trên thế giới.
Mỹ có thể đưa F-35 C tới Biển Đông, Trung Quốc lo sợ
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đưa tin tức Mỹ có thể sẽ triển khai chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, F-35C tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều này đã thu hút sự chú ý của Bắc Kinh.
Chiến đấu cơ F-35C của Mỹ có thể được triển khai tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này đã thu hút sự chú ý của Bắc Kinh
Kế hoạch Hàng hải cuối cùng được công bố hôm 20/7, tư lệnh các chiến dịch hàng hải của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W.Greenert đã đề nghị Hải quân Mỹ tập trung phát triển tàu sân bay Gerald R Ford, một tàu chiến duyên hải, các tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, các tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ phải tăng số lượng tàu chiến tại khu vực châu Á - Thái Bình dương từ 95 lên 115, theo ông Greenert.
Ông Greenert cũng đề nghị Hải quan Mỹ triển khai các máy bay quân sự tiên tiến nhất của mình, gồm: chiến đấu cơ F-35 Lighting II, chiens đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-Growler, máy bay tuần tra P-8A Poseidon, máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye và trực thăng tự hành MQ-8 Fire Scout tới Guam và Nhật Bản. Việc triển khai các tàu chiến và máy bay nhằm đối phó vwois các hoạt động quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc tại khu vực.
Trung Quốc lo ngại nhất về chiến đấu cơ tàng hình F-35C. Loại máy bay này có thể hoạt động trên một tàu sân bay. F-35C đã hoàn thành việc luyện tập cất và hạ cánh trên tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Nimtiz. Nó được thiết kế với một bình nhiên liệu nội bộ lớn hơn so với F-18E/F để thực hiện một cuộc tấn công tầm xa. Theo Hoàn cầu Thời báo, khi F-35 được sử dụng tại Biển Đông, nó có thể tấn công các mục tiêu của Trung Quốc ngay từ một tàu sân bay tại Philippines.
Theo Wantchinatimes, Stripes, …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn