Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Hạ Ngọc Tễ_ Bạn biết gì về VAR




Trọng tài có thể tham khảo ý kiến của tổ trọng tài VAR thông qua tai nghe mà không cần phải xem lại màn hình
Hạ Ngọc Tễ_ Bạn biết gì về VAR - Công nghệ gây tranh cãi nhất tại World Cup 2018? (Tổng hợp)



Video 2 bàn thắng của Hàn Quốc đánh bại Đức (Bản quyền thuộc VTV)


“VAR ở đâu?”, “Hãy sử dụng VAR!”... là những câu mà nhiều cổ động viên và bình luận viên bóng đá đã thốt lên khi có một pha bóng gây tranh cãi trong các trận đấu diễn ra tại World Cup 2018. Vậy VAR thực sự là gì và công nghệ gây tranh cãi này có cách thức hoạt động như thế nào?

Công nghệ VAR (Công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video - Video Assistant Referee - VAR) đã được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua vào năm 2016 và được thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8/2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ.

World Cup 2018 là giải đấu lớn đầu tiên được áp dụng công nghệ VAR để hỗ trợ cho các trọng tài.

Việc áp dụng công nghệ VAR để giúp các trận đấu trở nên công bằng hơn và xử lý các tình huống gây tranh cãi được chính xác hơn. Tuy nhiên trên thực tế hiện VAR lại đang trở thành một công nghệ... gây tranh cãi, nhất là về thời điểm trọng tài áp dụng công nghệ VAR, bởi lẽ có không ít tình huống trọng tài vẫn tin vào các quyết định của bản thân hơn là sử dụng công nghệ VAR, do vậy quyết định cuối cùng vẫn không thực sự chính xác.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công nghệ đang gây tranh cãi này tại World Cup 2018.

Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?

Sẽ có một nhóm 13 trọng tài chịu trách nhiệm giám sát hệ thống VAR tại World Cup 2018, trong đó mỗi trận đấu sẽ có 4 trọng tài làm nhiệm vụ giám sát VAR. Điều đáng chú ý là các trọng tài phụ trách VAR sẽ ngồi tại một trung tâm đặc biệt ở thủ đô Moscow (Nga) để giám sát trận đấu đang diễn ra, thay vì ngồi trực tiếp tại sân vận động đang diễn ra trận đấu và những người này cũng mặc trang phục giống như các trọng tài đang điều khiển trận đấu trên sân.


Các trọng tài VAR tại World Cup 2018 sẽ làm việc tại một trung tâm đặc biệt ở Moscow, thay vì có mặt trực tiếp tại sân đấu

Cũng như các trọng ở ngoài sân, đội ngũ trọng tài VAR bao gồm một trọng tài chính và 3 trợ lý. Trong trung tâm giám sát đặc biệt của mình, các trọng tài sẽ được quan sát góc quay từ tất cả các camera đang có trên sân vận động đang hướng về trái bóng, bao gồm cả những camera tốc độ chậm để tổ trọng tài VAR có thể quan sát và phân tích kỹ càng tình huống diễn ra.

Nếu phát hiện thấy một tình huống bị bỏ qua, tổ trọng tài VAR có thể gửi tín hiệu cảnh báo đến trọng tài chính trên sân thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Ngược lại, trọng tài chính cũng có thể gửi tin hiệu liên lạc đến tổ trọng tài VAR để xem lại các tình huống đã bị bỏ qua và đưa ra phán quyết cuối cùng.

Đáng chú ý rằng công nghệ VAR và tổ trọng tài VAR chỉ mang yếu tố tư vấn, còn mọi quyết định cuối cùng, bao gồm cả việc có cần sử đụng đến VAR hay không, vẫn thuộc về trọng tài chính điều khiển trên sân.

Trọng tài có thể tham khảo công nghệ VAR trong trường hợp nào?

Để trận đấu không bị ngắt quãng và mất đi tính hấp dẫn, không phải mọi tình huống đều cần phải sử dụng đến VAR để đưa ra quyết định chính xác, mà chỉ có 4 trường hợp trọng tài mới có thể áp dụng công nghệ VAR:


Trọng tài có thể xem lại tình huống bằng màn hình bên ngoài sân với rất nhiều góc quay khác nhau

- Xác định bàn thắng và trường hợp dẫn đến bàn thắng: nếu một tình huống ghi bàn gây tranh cãi, trọng tài có thể nhờ đến công nghệ VAR để xác định xem bàn thắng có hợp lệ hay không và trong quá trình bàn thắng được ghi có tình huống phạm lỗi nào hay không để tước đi bàn thắng đã được ghi.

- Xác định có phạt đền hay không: tương tự trọng tài cũng có thể nhờ đến VAR để xác định xem có tình huống phạm lỗi trong vòng cấm để dẫn đến phạt đền hay không. World Cup 2018 đã từng chứng kiến nhiều trường hợp được hưởng phạt đền nhờ vào công nghệ VAR nhưng cũng đã có không ít trường hợp công nghệ VAR từ chối tình huống thổi phạt đền.

- Lỗi dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp: trong trường hợp xảy ra một tình huống phạm lỗi nặng, trọng tài có thể sẽ nhờ đến VAR để đưa ra quyết định có rút thẻ đỏ trực tiếp cho cầu thủ phạm lỗi hay không. Đáng chú ý nếu trọng tài đã bỏ qua tình huống phạm lỗi, trọng tài vẫn có thể xem lại VAR trong giờ nghỉ giữa hai hiệp để rút thẻ đỏ với cầu thủ sau khi trở lại trận đấu.

- Xác định danh tính cầu thủ phạm lỗi để rút thẻ phạt: có nhiều trường hợp các tình huống phạm lỗi xảy ra quá nhanh hoặc các cầu thủ có gương mặt, ngoại hình tương tự nhau khiến trọng tài không thể xác định được ai là người đã phạm lỗi. Lúc này trọng tài có thể nhờ đến công nghệ VAR để xác định chính xác cầu thủ gây ra lỗi và rút thẻ phạt đúng người.

Làm sao để biết được công nghệ VAR đang được áp dụng?

Nhiều người sẽ thắc mắc công nghệ VAR có đang được áp dụng trong trận đấu diễn ra hay không. Trên thực tế là VAR luôn được trọng tài tham khảo nhưng có thể khán giả sẽ không nhận ra.

Trong một vài tình huống, trọng tài sẽ nhận được thông báo từ trọng tài VAR thông qua tai nghe để nhắc nhở họ về một quyết định cần phải xem xét. Lúc này trọng tài VAR sẽ đưa ra lời tư vấn cho trọng tài chính để họ có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.

Một vài trường hợp khác, trọng tài chính sẽ đưa tay vẽ một hình chữ nhật vào không khí, ám chỉ tham khảo ý kiến của tổ trọng tài VAR. Lúc này tổ trọng tài VAR cũng sẽ đưa ra lời tư vấn cho trọng tài chính thông qua tai nghe để trọng tài đưa ra quyết định cuối cùng.

Trường hợp mà khán giả dễ dàng nhận ra nhất khi trọng tài sử dụng công nghệ VAR đó là sẽ cho tạm dừng trận đấu và sẽ quan sát lại tình huống gây tranh cãi thông qua một màn hình TV nhỏ đặt ở bên ngoài sân. Tại màn hình này trọng tài sẽ xem kỹ tình huống ở nhiều góc quay khác nhau và bao gồm cả góc quay chậm, sau đó trọng tài chính sẽ thảo luận với tổ trọng tài VAR để đưa ra quyết định cuối cùng.

Vì sao công nghệ VAR gây tranh cãi?

Việc áp dụng công nghệ VAR để giúp các trận đấu trở nên công bằng hơn và bớt đi sự tranh cãi ở các quyết định sai lầm của trọng tài. Tuy nhiên trên thực tế công nghệ VAR đã trở thành công nghệ gây nhiều tranh cãi nhất tại World Cup 2018.

Nhiều người cho rằng việc áp dụng công nghệ VAR sẽ khiến cảm xúc của các trận đấu bị gián đoạn khi mà trọng tài sẽ phải dừng trận đấu để tham khảo công nghệ VAR trước khi đưa ra những kết luận cuối cùng. Điều này sẽ khiến cảm xúc thi đấu của hai đội bị ảnh hưởng ít nhiều. Có không ít ý kiến cho rằng “sai lầm là một phần của bóng đá” và việc áp dụng công nghệ VAR sẽ làm mất đi phần thú vị này.

Tuy nhiên nhiều người ủng hộ VAR cho rằng công nghệ này là cần thiết và giúp cho các trận đấu trở nên công bằng hơn và đặc biệt giảm các tình huống chơi xấu, tiểu xảo của các cầu thủ.

Dù vậy thực tế tại World Cup 2018 đang diễn ra công nghệ VAR cũng đang gây ra rất nhiều tranh cãi khi các trọng tài vẫn đưa ra các quyết định có phần thiếu chính xác, thậm chí những quyết định có phần gây bức xúc cho các đội bóng như trường hợp trong trận đấu giữa Brazil và Costa Rica tại vòng 2 khuôn khổ bảng E, trọng tài đã quyết định cho đội tuyển Brazil một quả phạt đền nhưng sau đó đã thay đổi quyết định sau khi tham khảo công nghệ VAR.

Và bởi vì trên hết quyết định của trọng tài chính vẫn là quyết định cuối cùng nên đôi khi trọng tài chính vẫn tin vào quyết định của mình hơn là lời tư vấn của tổ trọng tài VAR, do vậy vẫn còn những tình huống gây tranh cãi diễn ra tại kỳ World Cup năm nay.


Xem thêm

Những công nghệ nổi bật được sử dụng tại World Cup 2018

Trái bóng Telstar 18 đang lăn trên sân cỏ nước Nga được tích hợp chip NFC để cho phép kết nối với smartphone. Tuy nhiên đây không phải là công nghệ duy nhất được xuất hiện tại kỳ World Cup năm nay.

Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng tại kỳ World Cup 2018, đáng chú ý trong đó công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video lần đầu tiên được áp dụng tại một giải đấu lớn.

Dưới đây là những công nghệ nổi bật nhất hiện đang được áp dụng tại kỳ World Cup năm nay.

Công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (VAR - Video Assistant Referee)



Nếu có theo dõi các trận đấu đã diễn ra tại World Cup 2018, bạn sẽ nghe nhắc đến công nghệ VAR. Vậy công nghệ VAR là gì?

Công nghệ VAR đã được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua vào năm 2016 và được thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8/2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ.

World Cup 2018 là giải đấu lớn đầu tiên được áp dụng công nghệ VAR để hỗ trợ cho các trọng tài. Tuy nhiên FIFA cho biết VAR chỉ được sử dụng để “sửa lại các quyết định sai có thể làm ảnh hưởng đến trận đấu”, chẳng hạn có lỗi xảy ra trong tình huống ghi bàn hay không, các quyết định thổi phạt đền, quyết định rút thẻ đỏ trực tiếp...

Trọng tài có thể tự xem lại các tình huống thông qua màn hình TV bên đường biên hoặc dựa vào các thông tin được cung cấp từ tổ trợ lý trọng tài quản lý video để có thể tự mình đưa ra quyết định cuối cùng.

Công nghệ VAR được áp dụng để có thể hạn chế tối đa những tình huống gây tranh cãi và những quyết định sai lầm của trọng tài có thể dẫn đến sự thay đổi kết quả của các trận đấu.

Công nghệ Goal-Line


Giới thiệu về công nghệ Goal-Line để xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa

Công nghệ Goal-Line được áp dụng lần đầu tiên tại World Cup 2014 diễn ra tại Brazil và được tiếp tục áp dụng tại kỳ World Cup năm nay.

Công nghệ này sử dụng thông tin từ 14 camera tốc độ cao lắp đặt xung quanh sân và tín hiệu sẽ được gửi về đồng hồ đeo tay của trọng tài trong vòng một giây để giúp xác định xem trái bóng đã lăn qua vạch vôi hay chưa. Nếu trái bóng đã lăn qua vạch vôi, công nghệ Goal-Line sẽ khiến đồng hồ của trọng tài rung lên để xác nhận bàn thắng.

Công nghệ này sẽ giúp giải quyết những tình huống tranh cãi trong những tình huống diễn ra nhanh chóng mà mắt thường không thể xác định được bóng đã lăn qua vạch vôi hay chưa.

Hệ thống giám sát và hiệu suất điện tử (EPTS) </>


Công nghệ EPTS giúp theo dõi hiệu suất thi đấu của cầu thủ để đưa ra các quyết định phù hợp

Current Time0:05 Đây là công nghệ dùng để giám sát hiệu suất thi đấu của các cầu thủ để giúp ban huấn luyện đưa ra các phân tích chiến thuật hợp lý.

FIFA cho biết 2 máy quay quang học sẽ được sử dụng để theo dõi vị trí các cầu thủ và bóng rồi gửi các dữ liệu này về máy tính đội ngũ kỹ thuật của 2 đội tuyển đang thi đấu trên sân. Đội ngũ kỹ thuật sẽ tiếp tục gửi dữ liệu này đến máy tính chuyên dụng của ban huấn luyện thông qua một đường dây kết nối riêng hiện đang ngồi trên băng ghế chỉ đạo.

Những dữ liệu này sẽ luôn được cập nhật theo thời gian thực để giúp ban huấn luyện có thể phân tích về các cầu thủ, vị trí... từ đó đưa ra các chiến thuật sao cho hợp lý.

Trái bóng Telstar 18 với khả năng kết nối smartphone
Trái bóng Telstar 18 với khả năng kết nối smartphone thông qua NFC

Current Time0:12 Telstar 18 là trái bóng chính thức tại World Cup 2018 do Adidas sản xuất. Điểm nhấn đặc biệt của trái bóng Telstar 18 đó là được tích hợp bên trong một con chip NFC (giao tiếp trường gần) để cho phép kết nối và tương tác với người dùng qua smartphone.

Trên thực tế trái bóng Telstar 18 không phải là một quả bóng thông minh, khi mà công nghệ NFC bên trong quả bóng không cho phép tính toán tốc độ hay quỹ đạo di chuyển của trái bóng... mà trên thực tế công nghệ NFC chỉ cho phép 2 thiết bị trao đổi dữ liệu với nhau. Trong trường hợp của quả bóng Telstar 18, người dùng có thể sử dụng smartphone của mình để mở khóa các chức năng được Ad

idas tích hợp sẵn khi kết nối với quả bóng thông qua giao thức NFC.

Các nội dung được tích hợp trong chip NFC của quả bóng sẽ được cập nhật thường xuyên, nghĩa là người dùng có thể thường xuyên kết nối smartphone với quả bóng để có thể nhận các nội dung mới được đưa ra từ Adidas, chẳng hạn thông tin cập nhật về các trận đấu tại World Cup 2018, những trào lưu bóng đá hoặc một lời thách thức về kỹ năng tâng bóng...

Con chip được tích hợp bên trong quả bóng cực nhẹ nên không ảnh hưởng đến trọng lượng cũng như hiệu suất của quả bóng. Ngoài ra Adidas cũng đảm bảo con chip này không bị ảnh hưởng hay hỏng hóc khi quả bóng được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt, các biến động về nhiệt độ...

Hạ Ngọc Tễ_Theo Int


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template