Rosalie e’Silva cho biết cô luôn có những trải nghiệm kỳ lạ khi còn nhỏ. Ảnh: South China Morning Post
Bí ẩn hồn lìa khỏi xác
Một số người cho biết họ nhận thức được toàn bộ cuộc nói chuyện và nhìn thấy những việc diễn ra xung quanh kể cả khi được tuyên bố đã chết
Những câu chuyện xung quanh khoảnh khắc cận kề cái chết vẫn còn là điều tranh cãi nhưng đang thu hút không ít cuộc nghiên cứu của giới khoa học.
Hồi sinh kỳ diệu
Một số nhà khoa học cho rằng con người có khả năng nhận ra họ đã chết vì ý thức vẫn tiếp tục hoạt động kể cả khi cơ thể mất hết dấu hiệu của sự sống. Mới đây, ông Sam Parnia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hồi sức tại Trường Y Langone thuộc Trường ĐH New York (Mỹ), khẳng định rằng con người có thể nhận thức được cái chết của chính mình. Ông Parnia và cộng sự đã nghiên cứu những người từng bị ngừng tim, chết lâm sàng nhưng lại hồi sinh sau đó. Đây là nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện liên quan đến chủ đề này.
Một số người được nghiên cứu cho biết họ nhận thức được toàn bộ cuộc nói chuyện và nhìn thấy những việc diễn ra xung quanh kể cả khi được tuyên bố đã chết. Thông tin này sau đó được xác nhận bởi chính các y - bác sĩ có mặt vào lúc đó. Theo định nghĩa, cái chết xảy ra vào thời điểm trái tim ngừng đập và sự lưu thông máu vào não bị cắt đứt. "Về mặt lý thuyết, đó là lúc bạn qua đời. Tất cả đều dựa vào khoảnh khắc trái tim ngừng hoạt động. Một khi điều đó xảy ra, máu không còn được đưa đến não và khiến các chức năng của não ngừng ngay lập tức" - ông Parnia giải thích.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy não sẽ hoạt động cực kỳ tích cực vào thời khắc thần chết ghé thăm. Trong một nghiên cứu năm 2013 của Trường ĐH Michigan (Mỹ), các nhà khoa học đã quan sát tín hiệu điện não trên 9 con chuột bị gây mê và cho lên cơn đau tim. Họ nhận thấy các mô hình hoạt động có liên hệ với trạng thái được gọi là "siêu nhận thức" xảy ra trong khoảnh khắc cực ngắn sau cái chết lâm sàng.
Sự quan tâm của giới khoa học đối với chủ đề nêu trên tiếp tục tăng sau những gì xảy ra với bà Anita Moorjani, hiện sống tại TP New York - Mỹ. Vào ngày 2-2-2006, các cơ quan nội tạng của người phụ nữ này ngừng hoạt động, khiến bà rơi vào trạng thái hôn mê sâu tại một bệnh viện ở Hồng Kông. Khi đó, bác sĩ và người thân của bà Moorjani đều cho rằng cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư hạch bạch huyết suốt 4 năm qua của người phụ nữ này đã đến hồi kết thúc.
Những khả năng khác thường
Sau đó, điều kỳ lạ xảy ra và làm thay đổi cuộc đời bà Moorjani. Trong cơn hôn mê kéo dài 30 giờ, người phụ nữ này đã có trải nghiệm bên ngoài cơ thể (gọi tắt là OBE), khiến bà có cảm giác lơ lửng trên không.
"Tôi rời khỏi cơ thể và có thể nghe, thấy tất cả những gì đang diễn ra. Thậm chí, tôi còn nhìn thấy người cha đã khuất. Dù nhắm mắt nhưng tôi lại nhìn rõ hơn bao giờ hết và hiểu vì sao mình bị ung thư. Tôi biết rằng đó không chỉ là một căn bệnh về thể chất mà còn là tinh thần. Tôi còn biết rằng tôi phải trở về cơ thể của mình và sẽ hồi phục" - bà Moorjani kể lại với tờ South China Morning Post gần đây.
Đáng kinh ngạc hơn, bà Moorjani còn biết tường tận những gì mà bác sĩ và người thân thảo luận dù đang hôn mê, kể cả các cuộc nói chuyện bên ngoài phòng bệnh. Bà còn chỉ ra được bác sĩ hoặc y tá nào thực hiện những thủ tục gì. Theo lời các bác sĩ, đáng lẽ bà Moorjani đã không qua khỏi. Tuy nhiên, bà lại hồi phục hoàn toàn trong vòng 5 tuần sau khi tỉnh dậy.
Từ trước đến nay, OBE vẫn là hiện tượng khiến các bác sĩ vừa bối rối vừa hào hứng. Theo các nhà nghiên cứu, OBE có thể xuất hiện trong rất nhiều tình huống, như chấn thương não, uống thuốc gây ảo giác, sự mất nước, mất cảm giác và trải nghiệm cận tử như trường hợp bà Moorjani. Một nghiên cứu mới của Trường ĐH Aix-Marseille (Pháp) cho biết những người bị chóng mặt hoặc có các vấn đề về tai trong, còn được gọi là rối loạn tiền đình ngoại biên, có khả năng gặp hiện tượng OBE "cao hơn đáng kể".
"Nhìn chung, dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng hiện tượng OBE ở những bệnh nhân bị chóng mặt có thể phát sinh từ việc kết hợp sự rời rạc trong nhận thức do rối loạn chức năng tiền đình với các yếu tố tâm lý (giải thể nhân cách - tri giác sai thực tại, trầm cảm, lo lắng) và các yếu tố thần kinh (chứng đau nửa đầu)" - cuộc nghiên cứu kết luận.
Rosalie e’Silva, một phụ nữ sống tại Hồng Kông, khẳng định cô có thể rơi vào trạng thái OBE gần như bất cứ khi nào mình muốn và tất cả những gì cô cần làm là tìm một nơi thật yên tĩnh. Theo chia sẻ của e’Silva, cô bắt đầu gặp hiện tượng OBE từ khi còn rất nhỏ.
"Tôi luôn có những trải nghiệm kỳ lạ khi còn nhỏ, thậm chí từ lúc 5 tuổi. Tôi rất sợ ngủ gật nên đưa tất cả năng lượng về ngón chân cái mà không hiểu tại sao. Sau đó, tôi chuyển năng lượng đến những bộ phận khác trên cơ thể. Vô tình, đây lại là cách tập yoga nidra - một loại yoga đặt con người vào trạng thái ý thức giữa tỉnh và ngủ" - e’Silva nói với tờ South China Morning Post.
Vì đã nhiều năm làm việc cho các đài CNN, Al Jazeera và NBC, e’Silva hy vọng mọi người sẽ hoài nghi và đặt câu hỏi về những gì cô tiết lộ. "Hoài nghi là một điều tốt. Hãy cởi mở và xem đây là một khả năng. Để biết OBE có phải là sự thật hay không, bạn phải tự trải nghiệm nó. Mọi người đều có khả năng gặp hiện tượng này" - cô khẳng định.
Trạng thái 'ảo thân'
Theo mô tả của những người đã từng rơi vào trạng thái ảo thân, có một quả cầu bạc xuất hiện trên đầu, và "linh hồn" của họ chui vào quả cầu đó.
"Ảo thân" hay "du thần" (out of body experience- OBE) là trạng thái như cơ thể bị phân tách thành hai nửa, dạng như hồn vía và thể xác. Trong đó, phần "thần" vẫn quan sát được thể xác và thế giới xung quanh. Những trường hợp OBE thường được tả giống như người trong mơ, hoặc nửa tỉnh nửa mê nhưng 5 giác quan vẫn hoạt động bình thường. Một thống kê cho thấy có tới 15% người được hỏi từng bị ảo thân.
Những người đã từng rơi vào trạng thái này kể lại, họ thấy một quả cầu màu bạc đường kính khoảng 15 cm xuất hiện phía trên đầu (đôi khi là một đường hầm và ánh sáng xuất hiện ở phía cuối). "Linh hồn" của họ chui vào đó và quả cầu bắt đầu chuyển động xuyên qua trần nhà lên phía trên. Một sợi dây bạc gọi là quang tuyến níu giữ giữa quả cầu "linh hồn" và thể xác của họ. Sau đó quả cầu bạc lớn mãi, vượt ra ngoài vũ trụ, thậm chí có người còn mô tả quả cầu bạc đã đưa họ tới tận... sao Mộc.
Nếu ở tình trạng OBE lâu hơn 5 phút, sẽ có cảm giác kéo căng ở trán, thái dương, cơ thể rung động, theo những người này là do sợi quang tuyến bị căng quá mức.
Không chỉ lang thang khắp vũ trụ, những người ảo thân còn mô tả gặp cả Chúa trời, thiên thần hộ mệnh (đôi khi có dạng một con thú nào đó, được cho là nắm giữ tất cả các bí mật của thế giới) hoặc bất cứ điều gì họ muốn. Khi đã chán chu du thiên hạ, "hồn" của họ sẽ trở về theo trình tự ngược lại. Quả cầu bạc sẽ thu nhỏ dần, về trái đất, về căn nhà, đến bên thân thể họ và chui qua đường... ngón chân để trở lại bình thường.
Một vật bất ly thân của các OBE chuyên nghiệp là cuốn nhật ký xuất vía, chuyên ghi lại những kinh nghiệm hoặc khó khăn của các chuyến "du ngoạn" kiểu OBE. Với họ, việc gặp thiên thần hộ mệnh là quá đơn giản. Họ có thể vượt qua được các rào cản "năng lượng" để chuyển động tới những vùng cấm kỵ của vũ trụ.
Các tay OBE chuyên nghiệp còn cho rằng họ có thể "đọc vị" suy nghĩ của các nhà lãnh đạo cao cấp, đó là đẳng cấp "gián điệp OBE". Nghĩa là họ dùng phương pháp "du thần" để thâm nhập những khu vực được bảo vệ tuyệt mật, hoặc đi vào ý nghĩ của các nhà lãnh đạo, để thu thập thông tin, thậm chí là điều khiển họ làm những công việc có lợi.
Bản thân Cơ quan tình báo Mỹ cũng từng có thời kỳ hoang mang trước các câu chuyện của OBE. Có thời điểm CIA đã chiêu mộ 16 OBE chuyên nghiệp để thử nghiệm làm hàng rào "năng lượng".
Đằng sau "nhật ký xuất vía"
Nhà cận tâm lý học Susan Blackmore (Mỹ) đã tìm cách khám phá những bí mật của OBE. Khi còn là sinh viên, bà đã trực tiếp thực nghiệm OBE trên bản thân mình, và mô tả khá giống với "nhật ký xuất vía" của các tay OBE chuyên nghiệp: "Thần" thoát ra qua một đường hầm và bay lên, cũng có một sợi dây bạc nối "thần" với thể xác. Nó vượt qua khu giảng đường Oxford, thấy nước Anh ở phía dưới và cuối cùng, vượt qua Đại Tây Dương tới New York. Sau đó Susan trở về phòng của mình tại Oxford và thu nhỏ, thu nhỏ... chui qua ngón chân vào cơ thể.
Susan thú nhận bà đã sử dụng một số loại ma túy như bồ đà (gây ảo giác mạnh) để đạt được điều này chứ không phải luyện tập theo "giáo trình" của các OBE chuyên nghiệp. Qua đó, bà cho rằng, OBE là một tình trạng mất phản xạ của thần kinh thị giác, gây ảo giác (gần giống với tình trạng các kinh nghiệm cận tử hoặc một bệnh tâm thần có tên là "ảo giác thần tiên"). Nó có thể bị chi phối bởi thuốc gây mê, ma túy hoặc sang chấn tâm lý.
Những câu chuyện về OBE được thêu dệt ngày càng phong phú nhưng lại không có một bằng chứng nào rõ ràng. Điều này đã làm một người Mỹ là ông James Randi nảy ra sáng kiến. Vào năm 1964, ông đã thành lập một quỹ để thưởng cho ai đưa ra bằng chứng về những khả năng đặc biệt, với mức thưởng ban đầu là 1.000 USD, và hiện nay đã lên tới 1 triệu USD. Điều kiện tham dự khá đơn giản, chỉ cần chứng minh (dưới sự giám sát của ban giám khảo) rằng mình có khả năng siêu nhiên nào đó như gọi hồn, ngoại cảm thấu thị, nhân điện, thần giao cách cảm... Từ năm 1997 tới 2005 đã có 650 người nộp đơn nhưng không ai vượt qua được vòng sơ khảo.
Mơ tồn tại ý thức và Trải nghiệm thoát ra khỏi cơ thể
Từ thời xa xưa, con người chưa tồn tại ý thức. Và giờ đây khi ý thức đã phát triển, ý thức dần dần mở rộng hơn nữa khi con người ở trạng thái thức. Tuy nhiên, ngày nay ý thức không chỉ tồn tại khi con người ở trạng thái thức, mà bắt đầu tiếp tục mở rộng sang các trạng thái khác. Ý thức dần hành thành từ giai đoạn ngủ cử động mắt nhanh dẫn dến hiện tượng đáng kinh ngạc nhất của con người đó là cảm thấy mình được trải nghiệm cảm giác thoát ra khỏi cơ thể (hoặc đang trong một giấc mơ có tồn tại ý thức). Trong tương lai con người có thể sẽ tồn tại ý thức ở hai thế giới: ở đời thực và trải nghiệm ngoài cơ thể/mơ tồn tại ý thức. Tuy nhiên hiện tại việc này chỉ có thể thực hiện khi sử dụng một số kỹ thuật đặc biệt.
Chúng ta có thể tìm thấy những lời giải thích về sự xuất hiện của hiện tượng này trong Kinh Thánh và các tài liệu cổ khác. Hiện tượng này là cơ sở cho một số hiện tượng khác như trải nghiệm cận tử, ký ức về việc bị người ngoài hành tinh bắt cóc, bóng đè v.v. Hiện tượng này lạ thường đến mức nhiều nhà nghiên cứu xem việc trải nghiệm hiện tượng này là đạt được ảo giác ở mức cao nhất. Số liệu thống kê từ các nghiên cứu cho thấy trong hai người thì sẽ có một người sẽ đối mặt căng thằng với hiện tượng này. Trong khi đó, từ những năm 70, khoa học đã nghiên cứu và chứng minh sự tồn tại của hiện tượng này.
Xem Video
Who Stunted Human Development? Documentary Film "The Phase"
Hiện tượng này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, mặc dù được gọi dưới nhiều tên gọi từ “xuất hồn” và “thoát ra khỏi cơ thể” cho đến “mơ tồn tại ý thức”. Chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “xuất hồn” hoặc “trạng thái xuất hồn” khi đề cập đến tất cả các hiện tượng nêu trên.
Liên quan đến việc nhận thức hiện tượng bằng cảm giác, đây không chỉ là một bài luyện tập khả năng hình dung và tưởng tượng. Thực tại chỉ là một giấc mơ buồn tẻ so với trạng thái xuất hồn (mơ tồn tại ý thức và trải nghiệm thoát ra khỏi cơ thể)! Đây là lý do vì sao rất nhiều người mới luyện tập đã bị sốc hay thậm chí còn cảm thấy kinh hãi khi bước vào trạng thái này. Về mặt nhật thức thì đây là một thế giới có thực tồn tại song song với thế giới mà chúng ta đang sống.
Tìm hiểu về OBE - Trải nghiệm ngoài cơ thể
TẠI SAO BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI PHASE?
Câu hỏi này chỉ đặt ra bởi những người chưa từng trải qua. Với những người đã trải qua và kiểm soát được thì “đây là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất mà người ta có thể đạt được trong đời”
Tác giả cũng nói thêm rằng: trong những lần đầu tiên bước vào Phase, đa số mọi người thường bắt gặp cảm giác hoảng sợ. Nhưng cảm giác này sẽ mất đi theo thời gian (sau nhiều lần) và thay vào đó là 1 trải nghiệm … nói chung là khó có lời để diễn tả nếu chưa từng trải qua.
Tác giả cũng chia se quan điểm rằng cho dù Bản chất của Phase là 1 trạng thái của ý thức (tạo ra bởi não bộ) hay là 1 trải nghiệm thực sự (do tương tác với 1 thế giới có thật) thì cũng sẽ mở ra cho bạn cơ hội được nhìn, cảm nhận những thứ mà ta không thể thấy được trong “thế giới thật”. Nói chung là 1 trải nghiệm thú vị, khó quên. Nó không phải 1 trải nghiệm mơ hồ (như giấc mơ) mà nó như một thực tế rất rõ ràng trước mắt bạn.
LỐI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN OBE
Lưu ý: Chế độ ăn kiêng, cách nghi lễ (mê tín dị đoan)… không có tác dụng gì trong việc thực hành OBE và cuốn sách này cũng sẽ không đề cập đến nó. Các phương pháp trình bày trong sách đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người thực hiện. Tác giả luôn đề xuất mọi người có một cuộc sống lành mạnh.
Thực tế cho thấy cuộc sống điều độ và khoa học làm cho trải nghiệm “thật” hơn và kéo dài hơn. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh, những người ít bị thiếu ngủ thì thường đạt kết quả tốt hơn.
Thực tế thú vị: Nhiều người tin rằng, khi ngủ, để đầu quay về hướng Tây Bắc (hoặc 1 hướng nào khác) sẽ khiến đạt được OBE dễ hơn. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở việc quay đầu về hướng nào mà là niềm tin sẽ đóng 1 vai trò quan trọng và trong luyện tập OBE, việc tin và có ý định thực hiện là rất quan trọng để thành công.
CÁC BƯỚC ĐỂ LÀM CHỦ TRẠNG THÁI PHASE
1. Các kỹ thuật để bước vào Phase:
Đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn được kỹ thuật (1 hoặc 1 nhóm) để bước vào trạng thái Phase. Có 3 nhóm kỹ thuật: trực tiếp, gián tiếp, và tỉnh trong mơ. Bạn không cần phải thông thạo tất cả các kỹ thuật này mà hãy chọn ra 1 kỹ thuật dễ nhất và phù hợp với bạn (mỗi người có thể hợp với các kỹ thuật khác nhau).
[**Sau này bạn sẽ biết rằng với người mới thực hiện thì kỹ thuật “gián tiếp” là dễ tiếp cận nhất, thậm chí ngay cả những người “trình cao” rồi vẫn nhiều khi thích dùng kỹ thuật này**]
2. Kỹ thuật vào sâu trong phase
Trái ngược với quan điểm thông thường, sự cần thiết giữ được tỉnh táo không giảm đi khi đã bước vào Phase. Bạn cần phải học và sử dụng các phương pháp "chìm" sâu hơn trong Phase để cảm nhận được "Môi trường Siêu thực" (hyper-realistic environment). Thất bại trong việc này sẽ khiến các trải nghiệm trở nên mơ hồ và kém hấp dẫn [**giống như các giấc mơ vậy**]
3. Kỹ thuật kéo dài thời gian trong Phase
Bước 3 liên quan tới sử dụng các kỹ thuật để kéo dài trải nghiệm trong Phase. Khi ở trong Phase, câu hỏi làm sao để thoát khỏi Phase thường không được đặt ra, người ta thường bị thoát ra sau khoảng vài giây nếu không thực hiện các kỹ thuật này.
4. Chủ động hành vi trong Phase:
Trước khi đạt được bước này, bạn sẽ chỉ cảm nhận, quan sát một cách thụ động, bước 4 này giúp bạn tương tác với thế giới trong Phase bao gồm: khả năng di chuyển, tìm và tác động đến các vật thể và môi trường xung quanh v.v…
5. Kết thúc:
sau khi thành công trong các bước trên, từ nay, bạn đã có thể trải nghiệm OBE. Và biết đâu qua đó, làm tăng thêm giá trị cuộc sống hàng ngày của mình.
Lưu ý: Tác giả khuyến cáo nên thực hiện ít nhất 1 tuần 1 lần. Nếu bạn thực hiện quá thưa (vd khoảng 1 tháng 1 lần) thì các cảm xúc sẽ quá mạnh (do bạn chưa quen), bạn khó có thể kiểm soát nó để tập trung vào phương pháp luyện tập để đạt tới cấp độ cao hơn.
Tất nhiên, với những người mới (như tôi và các bạn) tần xuất thành công sẽ thấp hơn mong đợi tuy nhiên với luyện tập đều đặn và thường xuyên, thành công sẽ đến nhiều hơn và bạn sẽ quên đi sự thất vọng từ những lần thất bại trước.
CÁC PHƯƠNG PHÁP
Các phương pháp Bước vào Phase chia làm 3 nhóm: Trực tiếp, Gián tiếp, và Tỉnh trong mơ. Các phương pháp này đều được thực hiện trong khi nằm hoặc ngồi tựa, nhắm mắt, thân thể ở trạng thái thả lỏng nhất
Thực tế thú vị: Nhiều người trải qua OBE mà không hề biết hay tin vào trạng thái này. Đáng chú ý hơn, người ta thường đạt được OBE nhiều hơn sau khi nghiên cứu về chủ đề này
1. Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được thực hiện trong tình trạng gần như hoàn toàn tỉnh.Phương pháp này chỉ cho phép thiếp đi trong thời gian dưới 5 phút.
Nói chung đây là phương pháp rất khó thực hiện (với 90% người bình thường) nó đòi hỏi phải hoàn toàn không mất tập trung vào các điều kiện bên ngoài.
[**theo tôi, phương pháp này chỉ thành công với những người “trình cao” trong các môn như yoga hay thiền chứ không dành cho chúng ta, ít nhất là bây giờ**]
2. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này được thực hiện khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ (awakening from sleep)
Phương pháp này không phụ thuộc vào thời gian ngủ trước khi tỉnh dậy (để thực hiện). Nó có thể thực hiện sau cả 1 giấc ngủ đêm, 1 giấc ngủ ngày hoặc sau 1 vài giờ ngủ thật sâu.
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất nên được sử dụng bởi rất nhiều người (nhất là những người mới). Giấc ngủ khiến đầu óc được thả lỏng (thư giãn) một cách rất tự nhiên và dễ dàng, điều này thường rất khó với các phương pháp khác. Do đó với những người mới làm quen với OBE, phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất để họ đạt được trạng thái Phase.
3. Tỉnh trong mơ: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để rơi vào Phase thông qua liquid-dream [**Liquid dream: như đã nói ở trên là giấc mơ mà trong đó bạn nhận thức được rằng mình đang mơ, thường thì sau khi tỉnh giấc bạn sẽ nhớ rất rõ về giấc mơ này**]
Nói chung, phương pháp này là sử dụng 1 số kỹ thuật khi nhận ra mình đang mơ như kỹ thuật “thoát khỏi cơ thể” hay kỹ thuật tiến sâu vào Phase… để đạt đến các mức độ cảm nhận sâu hơn trong Phase.
[**Phương pháp này không khó hơn phương pháp gián tiếp nhưng lại không thể thực hành thường xuyên (đâu phải lúc nào ta cũng có những giấc mơ này). Do đó, song song với việc hiểu và thực hành phương pháp gián tiếp, ta cũng nên biết về phương pháp này để có thể sử dụng khi gặp phải tình huống thuật lợi**]
[**Kết luận: chúng ta chỉ cần biết 2 phương pháp: 2 và 3. Sau khi thuần thục (đặc biệt là phương pháp 2), nếu thích, bạn có thể thử với phương pháp khó nhất – phương pháp 1**]
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp sử dụng đến các loại thuốc. Tuy chúng có thể giúp đạt tới OBE tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Tác giả không khuyên khích và sẽ không đề cập trong cuốn sách này.
CÁC LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHASE
- Đến nay vẫn chưa có bằng chứng KHOA HỌC nào về sự NGUY HIỂM CŨNG NHƯ AN TOÀN của OBE với người thực hành. Tuy nhiên, có những sự liên quan giữa Phase và 1 số trạng thái tự nhiên thông thường của não bộ thì khó có thể nói rằng Phase gây nguy hiểm. Đáng chú ý nhất là hiện tượng di chuyển nhanh của mắt (Rapid eye movement – REM) thường xảy ra với mỗi người trong thời gian lên tới 2 giờ mỗi đêm. Điều này bắt đầu giải thích được rằng Phase hoàn toàn tự nhiên và an toàn.
- Phase có thể mang tới cảm giác sợ hãi và khiến người ta bị stress. Điều này đặc biệt đúng với những người mới thực hành hoặc những người chưa biết đến Phase. [**cũng giống như khi chúng ta gặp ác mộng hay bị bóng đè vậy, hoặc giống như trải nghiệm mà bạn koiday đã chia sẻ ở trên. Nhưng chúng ta đều biết khi đã quen và làm chủ được cảm xúc thì ta sẽ được đền đáp rất xứng đáng**]
[**Trên đây là những lưu ý bạn nên biết trước khi quyết định thực hành các phương pháp sẽ giới thiệu ở phần sau. Với những thông tin này, có thể bạn sẽ muốn hoặc không muốn luyện tập nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể tham gia nhận xét, chia sẻ và thú vị hơn là đọc những trải nghiệm thành công của những người tham gia topic (biết đâu đấy nhỉ )**]
[**Tôi xin tạm giới thiệu những phần dịch trên lên topic trước và ngày lập tức sẽ tiếp tục dịch phần tiếp theo, 1 phần chắc hẳn các bạn đang nóng lòng chờ đợi: PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP (bao gồm khái niệm, các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập**]
[**Các bạn cũng có thể tìm cuốn “Ultimate Yoga. The Technology of the 2012 Transformation” của cùng tác giả. Ngoài các phương pháp thực hành được giới thiệu trong cuốn sách mà ta đang nghiên cứu, cuốn này còn bao gồm nhiều thông tin hơn, trong đó có các trải nghiệm của chính tác giả. (Thật ra tôi không thích việc tác giá liên kết OBE với năm 2012 cho lắm)**]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn