Giáo sư Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen
Giáo sư mặc quần đùi: 'Mọi người chưa hiểu về tôi và lớp học'
Chiều 26-4, Trường ĐH Hoa Sen phát đi thông cáo giải thích việc GS Trương Nguyện Thành, phó hiệu trưởng nhà trường, mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên.
Trước đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) yêu cầu Trường ĐH Hoa Sen báo cáo về sự việc này.
Theo Trường ĐH Hoa Sen, Innovation Roadmap - Lộ trình sáng tạo là một khóa học về startup được khởi động nhằm đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại trường.
Để khởi động cho Lộ trình sáng tạo này, nhà trường đã tổ chức một sân chơi giả lập đầu tiên vào hai ngày 22 và 23-4, nhằm giúp sinh viên làm quen với quá tình từ nảy sinh ý tưởng sáng tạo cho đến hình thành startup và gọi vốn đầu tư.
Với một lộ trình sáng tạo bài bản, được phân tích và đầu tư sâu sắc từ ý tưởng cho đến thành phẩm, các startup có cơ hội lớn để đưa sản phẩm ra thương trường - đó cũng là thông điệp chính của khóa học.
Đây là khóa học đầu tiên trong hàng loạt các bài học dự kiến tổ chức trong thời gian tới về chủ đề start-up.
Thông cáo khẳng định: “Trường ĐH Hoa Sen luôn tuân thủ quy định về việc thực hiện đạo đức, chuẩn mực nhà giáo. Tuy nhiên, vẫn luôn tôn trọng sự khác biệt và hoan nghênh những sáng tạo, đột phá của giảng viên, nhân viên, sinh viên trong giảng dạy, làm việc, học tập.
Theo ban giám hiệu nhà trường, GS.TS Trương Nguyện Thành không phải mặc quần sooc, áo vest để lên giảng đường hằng ngày hoặc tiếp khách mà chỉ xuất hiện trong sân chơi tư duy sáng tạo ở khóa học Innvation Roadmap (Lộ trình sáng tạo) trong hai ngày 22 và 23-4 vừa qua.” Theo TTO
'Mọi người chưa hiểu về tôi và lớp học'
Nói về việc mặc quần đùi để giảng dạy, GS Trương Nguyện Thành, phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng nếu vẫn giữ những định kiến thì chúng ta cũng chỉ có thể nghĩ ra được những cái gì đang hiện hữu mà thôi.
*Thưa thầy, có nhiếu ý kiến cho rằng Trường ĐH Hoa Sen đang dùng sự việc thầy mặc quần đùi giảng dạy để PR, thu hút sự chú ý của mọi người nhân kì tuyển sinh đại học 2017 sắp tới. Ý kiến của thầy thế nào?
Video1:
- Điều đó là không đúng. Thật sự thì đó là khóa học về lộ trình sáng tạo của tôi. Trong lộ trình đó, điều đầu tiên dành cho những người khởi nghiệp là phải phát triển được tư duy sáng tạo, phải làm được cái gì đó mới và đột phá.
Muốn như vậy thì trước tiên phải cởi bỏ hết định kiến và rào cản trong tư tưởng. Nếu vẫn còn giữ những định kiến thì chúng ta cũng chỉ có thể nghĩ ra được những cái gì đang hiện hữu mà thôi, không nghĩ ra những gì đột phá trong tương lai được.
Đó là thông điệp chính trong lớp học của tôi, không phải là chiêu PR nào cả. Nhiều người hiểu nhầm là do họ không hiểu được lớp học, không biết nội dung nó bàn về cái gì.
* Trước đây, thầy đã từng mặc như vậy để giảng dạy chưa?
Video2:
- Trước đây tôi từng dạy một lớp học về lộ trình sáng tạo như vậy ở Trường ĐH Bách Khoa. Tôi phát cho tất cả học viên trong lớp mỗi người một chiếc áo thun, bảo rằng các cứ thoải mái sáng tạo với cái áo thun này, muốn làm cái gì cũng được.
Đương nhiên nếu mặc vào thì không có gì sáng tạo. Nhiều sinh viên đã cắt áo để làm khăn đội đầu, có bạn thì biến chiếc áo thành khăn ăn, nhiều trò lắm.
Tôi thì cắt một tay áo và khoét một lỗ ở bụng. Đâu có ai nói áo thun phải có hai tay hay không được hở bụng?
Đó chính là ví dụ để giúp ta thoát khỏi tư tưởng được – không được, có thể - không thể bấy lâu để phát triển tư duy sáng tạo của mình.
* Trở lại về lớp học gần đây nhất, có sinh viên nào trong ngày hôm đó phản đổi cách dạy như thế của thầy?
Video3:
- Không có sinh viên nào trong lớp phản đối cả, tất cả đều rất thích thú và hiểu được ý nghĩa của nó.
Bên ngoài lớp học thì có một vài sinh viên phản đối, viết phản ánh lên trang cá nhân, thể hiện sự bực bội.
Do các bạn không vào lớp học, không hiểu được nội dung bài học về cái gì, chỉ nhìn thấy bức hình đó nên vội phê phán.
Một trong những lí do tôi đưa ra lớp học đó là từ vấn đề thực tế như sau: Tại sao sinh viên và học sinh Việt Nam ra nước ngoài học rất giỏi, thành công với nhiều phát minh?
Chẳng lẽ 100 triệu người Việt Nam trong đất nước này không thể làm được những điều như vậy sao?
Cái gì làm nên sự khác biệt? Đó chính là môi trường, chúng ta đang rào cản chính tư duy sáng tạo của mình.
* Vậy sau lớp học, có sinh viên nào phản hồi về việc họ đã thật sự thay đổi tư duy sáng tạo?
Video4:
- Sau lớp học, nhiều bạn hỏi tôi khi nào mở lớp như vậy nữa? Nhiều sinh viên ở các trường khác cũng muốn tham gia.
Thật sự thì khi dạy những lớp học bình thường, tôi cũng mặc đồ chỉn chu, bình thường như bao giảng viên khác.
Chỉ những lớp phát triển tư duy sáng tạo thì tôi phải làm gì đó để sinh viên thấy là họ đang có giới hạn trong tư tưởng mà một khi cởi bỏ được thì chúng ta sẽ tìm ra được nhiều giải pháp đột phá.
*Có thầy cô nào ủng hộ hay phản đối thầy hay không?
Video5:
- Ủng hộ thì rất nhiều mà phản đối thì tôi chưa nghe. Nhiều thầy cô trong trường, kể cả nhân viên làm việc với tôi thì đã biết phong cách tôi rồi. Khi nào cần chỉn chu là phải chỉn chu nên họ có phần sốc vì lần đầu tiên thấy tôi ăn mặc như vậy.
Nhưng vì họ hiểu tính chất lớp học nên không ngạc nhiên ngoại trừ việc thắc mắc là tôi đủ bản lĩnh để làm chuyện lạ đời như vậy hay sao.
* Cách dạy phá cách ấy đã tạo ra nhiều dư luận trái chiều. Nếu chọn lại, thầy có chọn dạy như thế?
Video6:
- Như đã nói, nếu tôi dạy những lớp bình thường thì tôi vẫn mặc đồ chỉn chu, bình thường. Nhưng tôi đi dạy lớp phát huy trí tuệ sáng tạo thì tôi phải làm động thái để học viên hiểu là các bạn ấy đang giới hạn chính mình.
Tôi phải làm vậy để các bạn hiểu rằng có nhiều điều các bạn chưa bao giờ nghĩ tới và nó vẫn có thể làm được!
THUẬN THẮNG - BÁ DUY
Giáo sư mặc quần... ngắn, áo vest giảng bài trước sinh viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn