Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Ông Trump chính thức là tổng thống Mỹ




"Vali hạt nhân" (phải) do một quân nhân xách - Ảnh: Reuters
Ông Trump chính thức là tổng thống Mỹ

Click: “xem tiếp” phía dưới

Presidential Inauguration Live


“Chúng ta, những công dân Hoa Kỳ, giờ đây đã cùng tham dự vào một nỗ lực toàn quốc to lớn để gầy dựng lại đất nước và thực hiện lời hứa của nó với nhân dân. Chúng ta sẽ cùng nhau quyết định vận mệnh của nước Mỹ và của toàn thế giới trong suốt nhiều, nhiều năm nữa,” tân Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức.

Ông nói: "Gửi lời cảm ơn đến cựu Tổng thống Barack Obama vì đã hết mình hợp tác trong tiến trình chuyển giao quyền lực"

Tổng thống Donald Trump cho biết ông xem đó là một hành động “tuyệt đẹp” của người tiền nhiệm.


Ông Donald Trump tay trái đặt lên hai cuốn Kinh thánh, tay phải giơ lên đọc lời tuyên thệ theo sự hướng dẫn của thẩm phán Clarence Thomas. Photo: Reuters

Sau tiết mục văn nghệ của ca đoàn Mormon Tabernacle Choir, Tổng thống đắc cử Donald Trump được thẩm phán John Roberts, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hướng dẫn tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.

Trên khán đài, ông Trump tay trái đặt lên hai cuốn Kinh thánh, một cuốn từng được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng và cuốn còn lại do mẹ ông tặng khi ông học xong giáo lý vào năm 1955, tay phải giơ lên đọc lời tuyên thệ theo sự hướng dẫn của thẩm phán John Roberts.

“Tôi, Donald John Trump, trịnh trọng tuyên thệ hoàn thành đầy đủ các chức trách của Tổng thống Hoa Kỳ, và bằng tất cả khả năng của mình gìn giữ, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ.”

Đây là câu mà tất cả các Tổng thống Mỹ đã đọc khi tuyên thệ, từ thời George Washington vào năm 1789.

Vợ ông, bà Melania Trump, là người cầm hai cuốn Kinh thánh trong lúc chồng bà thực hiện nghi thức thiêng liêng này.

Donald Trump sworn in as president of the United States


Ông Mike Pence được thẩm phán Clarence Thomas của Tòa án Tối cao tiến hành nghi lễ nhậm chức Phó tổng thống Mỹ.

Nếu như Hiến pháp Mỹ quy định chi tiết đến từng câu chữ cho lời tuyên thệ của Tổng thống, thì đối với Phó tổng thống chỉ yêu cầu chung chung là phải tuyên thệ trung thành với bản Hiến pháp.


Ông Mike Pence tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống Mỹ - Ảnh: CNN

Ông Mike Pence tuyên thệ: “Tôi, Michael Richard Pence, trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ trước mọi thế lực thù địch, trong nước hay ngoài nước; rằng tôi sẽ tuyệt đối tin tưởng và trung thành với bản hiến pháp; rằng tôi chấp nhận sự ràng buộc này một cách tự do, không hoài nghi hay nhằm mục đích né tránh; và rằng tôi sẽ thực thi trọng trách của chức vụ mình sắp nhận lãnh một cách tốt đẹp và trung thành.”

Tổng thống đắc cử Donald Trump tỏ ra khá nghiêm nghị khi xuất hiện tại khu vực lễ đài lễ nhậm chức.


Tổng thống đắc cử Donald Trump giơ nắm đấm chào đám đông với vẻ mặt nghiêm nghị khi bước ra khu vực lễ đài.

Thượng nghị sĩ bang Missouri Roy Blunt, chủ tịch ủy ban phụ trách nghi lễ nhậm chức của Quốc hội có bài phát biểu mở đầu cho buổi lễ nhậm chức.

Sau bài phát biểu ngắn gọn của ông Roy Blunt, lần lượt các vị chức sắc tôn giáo tiến ra lễ đài đọc lời cầu nguyện cho nước Mỹ.

Đúng 11h theo giờ Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump có mặt tại Tòa nhà Quốc hội để chuẩn bị cho phần nghi lễ nhậm chức của mình.


Ông Donald Trump bắt tay Tổng thống Barack Obama trên khu khán đài VIP - Ảnh: AP

Ông bắt tay với quan khách đã có mặt từ trước trên khu khán đài VIP được bao bọc bởi kính chống đạn.

Tổng thống Barack Obama tươi cười đến bắt tay với từng thành viên của gia đình ông Donald Trump, trong lúc đám đông bên dưới hô to "Trump! Trump! Trump!" khi nhìn thấy vị Tổng thống đắc cử bước ra khu vực lễ đài trong cà vạt đỏ với nét mặt nghiêm nghị.


Ông bắt tay với quan khách tại tòa nhà Quốc hội - Ảnh: ABC News

Cả 5 người con của ông Trump là Ivanka, Don Jr, Eric, Tiffany và Barron đều có mặt để chứng kiến giây phút cha mình trờ thành vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Jared Kushner, con rể ông Donald Trump đồng thời là cố vấn cao cấp trong Nội các mới của ông cũng có mặt tại buổi lễ.

Các quan khách cũng đã đến gần như đông đủ để chuẩn bị cho phần lễ chính.


Quang cảnh lễ đài lúc hơn 11h - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, ở ngoài Quảng trường National Mall nối giữa Tòa nhà Quốc hội và Đài tưởng niệm Washington, vẫn còn khá thưa thớt so với cùng thời điểm lễ nhậm chức của Tổng thống Obama năm 2009.


Và Quảng trường National Mall ngày 20-1-2009 - Ảnh: Getty Image

Một số người biểu tình da màu đã đập vỡ cửa kính của một ngân hàng.

Cảnh sát bảo vệ an ninh cho buổi lễ nhậm chức của ông Trump đã phải sử dụng lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông biểu tình quá khích.


Người biểu tình giơ tay lên trời sau khi cảnh sát ném lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông - Ảnh: Twitter/Zoe Tillman

Hàng trăm người biểu tình trong trang phục đen mang những biểu ngữ với dòng chữ “Khiến bọn kỳ thị chủng tộc khiếp sợ trở lại,” gợi nhắc đến câu khẩu hiệu tranh cử quen thuộc của ông Donald Trump.

Sau khi dùng tiệc trà và cà phê tại Nhà Trắng cùng một số thành viên Quốc hội, khoảng 10h45 (giờ Mỹ) ông Trump và Obama cùng hai phu nhân rời khỏi Nhà Trắng bước lên xe limo bắt đầu di chuyển đến Tòa nhà Quốc hội để dự lễ nhậm chức.


Đoàn xe của Tổng thống đắc cử Donald Trump di chuyển từ Nhà Trắng đến Tòa nhà Quốc hội - Ảnh: Twitter

Trong khi vợ chồng ông Donald Trump đang ở Nhà Trắng uống trà với vợ chồng ông Barack Obama, bà Hillary Clinton đã đến tòa nhà Quốc hội chuẩn bị tham dự lễ nhậm chức của ông Trump.

Bà Hillary Clinton là đối thủ của ông Donald Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống tháng 11 năm 2016. Bà đến với tư cách phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton.


Bà Hillary Clinton đến tòa nhà Quốc hội chuẩn bị tham dự lễ nhậm chức của ông Trump - Ảnh: Reuters

“Tôi có mặt tại đây hôm nay để tôn vinh nền dân chủ của chúng ta và những giá trị vững bền của nó. Tôi sẽ không bao giờ ngưng tin tưởng vào nước Mỹ và tương lai của nó”.

Bà Hillary Clinton viết như vậy trên Twitter ít phút sau khi có mặt tại buổi lễ nhậm chức của ông Donald Trump.


Vợ chồng cựu Tổng thống George W. Bush tại tòa nhà Quốc hội sáng 20-1 - Ảnh: Reuters

Vợ chồng cựu Tổng thống George W. Bush có mặt tại tòa nhà Quốc hội để dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trước đó, trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, ông Bush cùng phu nhân Laura đã không bỏ phiếu cho cả ông Trump và bà Clinton. Thay vào đó, họ đã điền tên một ứng viên ngoài danh sách, theo đài NBC.

Việc một cựu Tổng thống từ chối bỏ phiếu cho ứng viên đảng mình là chưa từng có tiền lệ.


Các Thượng nghị sĩ Mỹ, kể cả những người chỉ trích ông Donald Trump gay gắt, tạo dáng "nhí nhảnh" để chụp hình trong lúc chờ đợi phần chính của buổi lễ - Ảnh: Reuters

Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama đã đón Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Melania Trump tại Nhà Trắng.

Sau phần tiếp đón ngắn gọn bên ngoài Nhà Trắng, hai gia đình Obama và Trump tiến vào bên trong và cùng dùng cà phê theo thông lệ của các đời Tổng thống Mỹ.


Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama đón Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Melania Trump tại Nhà Trắng - Ảnh: AP

Vợ chồng ông Donald Trump mang đến tặng bà Michelle Obama một món quà. Được biết, món quà này được chuẩn bị bởi Công ty nữ trang nổi tiếng của Mỹ Tifffany & Co.

Đại diện tryền thông của công ty này Nathan Strauss từ chối tiết lộ nội dung món quà đựng bên trong chiếc hộp hình chữ nhật mà bà Melania trao cho Đệ nhất phu nhân Michelle Obama khi hai người gặp nhau tại Nhà Trắng.

Donald and Melania Trump arrive at the White House




Ai cản được tổng thống Mỹ kích hoạt tấn công hạt nhân?

Khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump sẽ nhận luôn "vali hạt nhân" và có toàn quyền kích hoạt cuộc tấn công hạt nhân trong vòng một tiếng. Về luật, ai có thể cản tổng thống Mỹ?

Khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump sẽ được ông Barack Obama bàn giao lại "vali hạt nhân", bên trong có chứa một thiết bị hình chữ nhật kích thước 7,6x12,7cm.

Thiết bị này có tên lóng là "bánh quy", mang trong mình mã vạch thực hiện cuộc tấn công hạt nhân.

Xem: "The football" - Chiếc vali hạt nhân của tân Tổng thống Mỹ

Biên tập: Hoàng Long

Hãng tin BBC cho biết "vali hạt nhân" sẽ không bao giờ rời tổng thống và cuộc tấn công hạt nhân được tổng thống kích hoạt bằng một thẻ nhựa.

Sau khi tổng thống đã lựa chọn phương thức tấn công, lệnh này sẽ được chuyển đến Lầu Năm Góc, dùng mã xác nhận có niêm phong; rồi lệnh được chuyển đến Sở chỉ huy chiến lược Mỹ tại Căn cứ không quân Offutt tại Nebraska, Mỹ.

Sau đó, lệnh tấn công lại được đưa đến đội thực hành, dùng mật mã đã được mã hóa. Mật mã này phải trùng khớp với mật mã đội thực hành đang giữ trong két sắt. Khi đó, cuộc tấn công bắt đầu.

Mark Fitzpatrick, một chuyên gia phi phát triển hạt nhân tại Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược tại Washington, nói rằng về cơ bản, quyền kích hoạt cuộc tấn công hoàn toàn thuộc về tổng thống.

Hãng tin BBC trích lời ông Fitzpatrick: "Không có kiểm tra hay quyền đối trọng trong thẩm quyền kích hoạt tấn công hạt nhân của tổng thống. Tuy nhiên, từ lúc tổng thống kích hoạt cho đến khi chiến dịch thực sự bắt đầu, vẫn còn thời gian".

Về lý thuyết, tổng thống là người kích hoạt nhưng Bộ trưởng Quốc phòng sẽ trực tiếp thực hiện. Bộ trưởng Quốc phòng có thể bất tuân nếu nghi ngờ động cơ của tổng thống. Tuy nhiên, điều này sẽ phạm luật đảo chính và tổng thống có thể bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng, chỉ định Thứ trưởng Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ.

Theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, về lý thuyết, phó tổng thống có thể tuyên bố tổng thống không đủ tỉnh táo đưa ra một quyết định đúng đắn, nhưng khi đó phó tổng thống cần phải được hầu hết nội các đứng sau lưng.

"The football" - Chiếc vali hạt nhân của tân Tổng thống Mỹ

Một trong những quyền lực của tân Tổng thống Mỹ là nắm quyền điều khiển vali hạt nhân. Chỉ cần nhấn nút, Mỹ có thể khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu cần thiết.

Chỉ cách Tổng thống Mỹ một vài mét, dù Tổng thống có đi đâu, luôn có một sĩ quan mang theo một chiếc vali đặc biệt. Chiếc vali này có biệt danh là "The football" và sức công phá của nó là khôn lường.

5 sĩ quan tới từ 5 cơ quan khác nhau trong lực lượng vũ trang sẽ thay phiên nhau mang chiếc vali hạt nhân này. Và trọng trách cũng không hề đơn giản.

Chiếc vali "The football" không có nút bấm như nhiều người vẫn tưởng. Thay vào đó, nó chứa các thiết bị và tài liệu liên quan đến việc ra quyết định mà Tổng thống Mỹ sẽ dùng để xác thực mệnh lệnh khai hỏa vũ khí hạt nhân.

Những gì đựng bên trong vali hạt nhân chưa bao giờ được công bố. Tuy nhiên, Bill Gulley - một cựu giám đốc Văn phòng quân sự Nhà Trắng - trong cuốn sách của mình đã tiết lộ chiếc vali "The football" gồm 4 phần quan trọng:

- 1 cuốn "sách đen" liệt kê những phương án đáp trả nếu Mỹ bị tấn công hạt nhân;
- 1 cuốn sách liệt kê những căn hầm trú ẩn khẩn cấp mà Tổng thống có thể được đưa tới;
- 1 tài liệu liệt kê những quy trình khởi động hệ thống liên lạc khẩn cấp;
- 1 tấm thẻ với mã số để xác nhận yêu cầu tấn công hạt nhân của Tổng thống.

Những người mang chiếc vali hạt nhân này cũng phải trải qua quy trình kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt và thậm chí là cả kiểm tra tâm lý chuyên sâu.

Chiếc vali "The football" đã trở thành biểu tượng của sức mạnh quân sự của nước Mỹ cũng như trách nhiệm khổng lồ mà vị Tổng thống nước này lúc nào cũng cần mang bên mình.


Còn bí mật nào về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ

Ngày 20-1, nước Mỹ sẽ có một Đệ nhất phu nhân mới: bà Melania Trump. Có thể thấy suốt thời gian qua, những thông tin về bà rất ít ỏi.


Tỉ phú Donald Trump và vợ, bà Melania đứng trò chuyện với ông bà Bill Clinton tại đám cưới của họ - Ảnh: Getty Images

Báo The Week của Anh đã liệt kê những điều ít biết về tân Đệ nhất phu nhân của nước Mỹ.

1, Vợ thứ ba của ông Trump

Cựu người mẫu Melania Knauss bắt đầu hò hẹn với ông Donald Trump năm 1998. Tới năm 2005, bà kết hôn cùng ông và hai người sinh được một câu con trai là Barron vào năm sau đó.

Trước đó, vào những năm 1990, ông Trump đã kết hôn lần hai và chung sống được vài năm với bà Marla Maples, một ngôi sao truyền hình và cũng thuộc diện "nữ hoàng nhan sắc". Họ có với nhau cô con gái tên là Tiffany Trump.

Ông Trump và bà Maples đã hò hẹn với nhau trong thời gian ông Trump vẫn còn sống cùng bà vợ đầu tiên là bà Ivana Zelnickova, người Tiệp Khắc. Ông kết hôn với người vợ đầu năm 1977 và họ có 3 người con là Ivanka, Eric và Donald Trump Jr.

2, Từ chối cho ông Trump số điện thoai

Khi gặp nhau trong một bữa tiệc tại New York năm 1998, ông trùm bất động sản Donald Trump đã hỏi xin số điện thoại của của người đẹp Melania nhưng người phụ nữ trẻ đã từ chối.

Lúc đó, Melania 28 tuổi tới dự bữa tiệc theo lời mời của doanh nhân người Ý Paolo Zampolli - một người đã giúp cô gây dựng sự nghiệp người mẫu ở Mỹ.

Tại thời điểm đó, ông Trump đang nổi tiếng là một tay chơi có hạng. Bản thân ông cũng tới dự tiệc với một người phụ nữ khác, tuy nhiên ông vẫn tìm cách để trò chuyện với cô người mẫu xinh đẹp.

Melania đã biết tiếng của ngài tỉ phú, do đó khi bị hỏi xin số điện thoại, cô đã từ chối và hỏi xin ngược lại thông tin cá nhân của ông.

Chia sẻ với tạp chí GQ, bà Melania sau này kể: "Nếu tôi cho ông ấy số điện thoại của tôi, tôi sẽ chỉ là một trong những người phụ nữ mà ông ấy gọi thôi".

Và cô chờ xem liệu ông ấy sẽ đưa cho cô số điện thoại riêng hay số điện thoại làm việc để hiểu rõ hơn ý định của ông ấy. Cô nói: "Việc ông ấy đưa cho bạn số điện thoại nào sẽ nói lên rất nhiều điều về ông ấy".

Và dường như lúc đó ông Trump đã rất nghiêm túc nên đã đưa cho cô "tất cả những số điện thoại của ông ấy".

3, Bà Hillary Clinton từng dự đám cưới của họ

Vợ chồng cựu tổng thống Bill Clinton nằm trong số 350 khách mời dự đám cưới của tỉ phú Donald Trump và người mẫu Melania tại Palm Beach, bang Florida.

Theo GQ, tại đám cưới, cô dâu đã khoác lên người bộ váy cưới của Dior trị giá 100.000 USD với 1.500 viên pha lê.

4, Thông thạo 5 ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ trời phú với việc nói thành thạo 5 thứ tiếng: Slovenia, tiếng Anh, Pháp, Serbia và Đức có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bà Melania khi bước vào Nhà Trắng. Tuy nhiên cũng có người nói, chính vì bị ảnh hưởng giọng địa phương nên bà Melania ít phát biểu với đám đông.

Sinh trưởng ở Slovenia, bà Melania trở thành Đệ nhất phu nhân thứ hai của Mỹ sinh tại nước ngoài, sau bà Louisa Adams, người Anh, là vợ của Tổng thống thứ 6 John Quincy (1825-1829).

5, "Cầu nối" cho quan hệ Nga - Mỹ

Quốc gia nhỏ bé Slovenia với khoảng 2 triệu dân đang tin tưởng có thể làm trung gian kết nối giữa Mỹ và Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dù rất hiếm khi công du tới các nước phương Tây, nhưng đã tới thăm Slovenia 2 lần và giữa Nga và Slovenia có mối quan hệ rất tốt đẹp.

Thủ tướng Slovenia, ông Miro Cerar đã gọi điện chúc mừng bà Melania sau khi ông Trump đắc cử, hai người đã trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của quê hương. Sau đó bà Melania đã chuyển điện thoại cho chồng để ông Cera trực tiếp nói chuyện với ông Trump.

6, Các nhà thiết kế tranh may trang phục

Theo báo Daily Mail, nhiều nhà thiết kế thời trang danh tiếng, trong đó có Zac Posen, B Michael America, Tommy Hilfiger và Calvin Klein đều tỏ ra quan tâm tới việc thiết kế trang phục cho bà Melania trong ngày lễ nhậm chức của chồng.

7, Có người anh trai cùng cha khác mẹ

Trong quá trình chuẩn bị tư liệu viết về bà Melania, nhà báo Julia Iofffe của tờ GQ đã phát hiện thông tin chấn động: cha của bà Melania, ông Victor Knavs, có một người con trai riêng tên là Denis Cigelnjak.

Sau một vụ tranh tụng trước tòa, ông Knaves buộc phải đóng góp tiền nuôi con. Tuy nhiên ông chưa bao giờ liên lạc cũng như không thừa nhận sự tồn tại của người con này. Hiện tại, ở tuổi 50, ông Cigelnjak vẫn sống cùng gia đình ở Slovenia.

8, Đệ nhất phu nhân có ảnh khỏa thân

Ba năm trước khi gặp ông Trump, người mẫu Melania đã có ảnh khỏa thân trên một tờ nguyệt san dành cho đàn ông của Pháp. Bức ảnh đó sau đã đến tay báo New York Post.

Nhà nhiếp ảnh Jarl Ale de Basseville - người đã chụp các ảnh đó - cho rằng đó là những bức ảnh "đẹp và không khiêu dâm". Trong khi đó ông Donald Trump bình luận: "Tại châu Âu, các bức ảnh như thế này rất thời thượng và phổ biến".

9, Có tỉ lệ ủng hộ thấp nhất kể từ thời bà Hillary

Theo kết quả thăm dò dư luận của Washington Post/ABC News, bà Melania là vợ của một Tổng thống đắc cử có tỉ lệ dân chúng ủng hộ thấp nhất kể từ thời bà Hillary Clinton.

Người có tỉ lệ ủng hộ cao nhất là bà Barbara Bush, vợ tổng thống George H W Bush (Bush cha). Bà Michelle Obama cũng có tỉ lệ ủng hộ khá cao vào giai đoạn tương tự như thời điểm này của bà Melania trong năm 2012, khi ông Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.

10, Hơn 100.000 người New York muốn "tống khứ" Melania

Sau khi ông Trump đắc cử, bà Melania tuyên bố muốn ở lại New York để cho con trai Barron học hành xuyên suốt.

Như vậy người dân New York có thể mất khoảng 1 triệu USD mỗi ngày cho công tác bảo vệ an ninh cho bà Melania và con trai. Do đó, một đơn kiến nghị tập thể đã được phát động, yêu cầu bà rời khỏi thành phố. Cho tới nay lá đơn đã thu được hơn 135.000 chữ ký ủng hộ.

Theo: VTV1, TTO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template