Thổ Nhĩ Kỳ
Tướng đảo chính bị "bêu xấu" trước ống kính
Tin nóng:
Xem video:
Quay cảnh một chiếc trực thăng của quân đảo chính bắn xối xả vào dân thường
Các quan chức quân sự cầm đầu cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ bị yêu cầu cung cấp tên và cấp bậc trước ống kính máy ảnh.
Tờ Daily Mail (Anh) hôm 18-7 cho biết đoạn video được quay tại một đồn cảnh sát ở thủ đô Ankara, nơi các quan chức quân sự âm mưu đảo chính đang bị giam giữ, chờ hầu tòa. Trong đoạn video, nhiều tướng lãnh quân đội cao cấp được dẫn vào một căn phòng với 2 tay trói quặt ra sau. Một người đàn ông trong phòng thẩm vấn hét lên: “Các người có thấy hạnh phúc khi thất bại không?”.
Sau đó, họ được yêu cầu xưng tên và cấp bậc, dường trong một nỗ lực khiến họ cảm thấy xấu hổ. Cuối cùng, từng nhóm bị “đuổi” ra ngoài để thẩm vấn.
Nhóm quan chức quân sự cấp cao bị quay phim bêu xấu. Ảnh: LIVELEAK
Các tướng lãnh bị bắt xưng tên và cấp bậc... Ảnh: LIVELEAK
... sau đó bị đuổi ra ngoài. Ảnh: LIVELEAK
XEM CLIP:
Phó quận trưởng quận Sisli của Istanbul, ông Cemil Candas, bị bắn vào đầu ngay trong tòa nhà hành chính của quận này. Hiện chưa rõ kẻ tấn công là ai, còn ông Candas đang nguy kịch. Đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đối lập chính của Thổ Nhĩ Kỳ đang quản lý quận Sisli. Chưa rõ vụ tấn công có liên quan tới cuộc đảo chính bất thành hay không.
Một trong các tướng lãnh bị bêu xấu là Akin Ozturk, Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trước năm 2015, đồng thời là thành viên Hội đồng Quân sự Cấp cao (YAS). Ông xuất hiện với đầu tóc rối bời, mặc một chiếc áo sọc.
Chủ mưu thứ hai được xác định là Muharrem Kose, cựu cố vấn pháp lý cho Tư lệnh các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Một chỉ huy khác bị bắt giữ là tướng Bekir Ercan Van, lãnh đạo căn cứ không quân Incerlik đang được Mỹ sử dụng để phát động các cuộc tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Theo truyền thông bản địa, Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải gần 9.000 nhân viên trên toàn quốc sau khi cuộc đảo chính thất bại hôm 15-7. Hãng tin Anadolu cho biết tổng cộng 8.777 nhân viên thuộc Bộ Nội vụ bị miễn nhiệm, trong đó có 30 thống đốc, 50 thanh tra và 16 cố vấn pháp lý. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cảnh sát, cảnh sát quân sự và cảnh sát biển. Khoảng 6.000 người đã bị giam giữ để phục vụ điều tra cho đến nay.
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ Johannes Hahn nghi ngờ về các vụ bắt giữ của chính quyền Ankara. Ông Hahn tin rằng một danh sách gồm 3.000 kẻ thù của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã được soạn thảo trước cuộc đảo chính, đợi thời điểm thích hợp để thi hành.
“Bản danh sách có sẵn từ trước. Nó đã được chuẩn bị và sẽ được sử dụng ở một giai đoạn nhất định” – ông Hahn nhận định.
Trong khi đó, theo Reuters, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 18-7 tuyên bố nước này có những tài liệu chi tiết về các bên phải chịu trách nhiệm trong âm mưu đảo chính. Phát biểu họp báo sau một cuộc họp nội các, ông Yildirim cho hay những kẻ âm mưu đảo chính đã vạch kế hoạch chi tiết về việc ai sẽ đảm nhận các vị trí bộ trưởng và ai sẽ là người chỉ huy tình trạng thiết quân luật
14 tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ biến mất để chuẩn bị cuộc đảo chính mới ?
14 tàu chiến của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã mất liên lạc sau cuộc đảo chính quân sự, diễn ra ở nước này vào đêm 15.7.
Tờ The Times dẫn nguồn tin riêng cho biết, sau nỗ lực đảo chính Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm điểm thấy thiếu 14 tàu chiến. Chỉ huy Hạm đội là Đô đốc Veysel Kezeli cũng không bắt liên lạc từ ngày 16.7. Đồng thời chưa biết là ông này đang bị phái nổi loạn bắt cóc làm con tin, hay chính ông cũng thuộc số các thủ lĩnh đảo chính.
Trước khi nổ ra đảo chính, những con tàu trong số thiếu vắng này đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Aegean và Biển Đen. Theo thông tin của The Times, mặc dù có thể xác định vị trí của các con tàu bằng radar hay vệ tinh, nhưng tàu đã không trở về cảng.
Thực trạng các con tàu không liên lạc với Ban chỉ huy hải quân đã khơi lên suy đoán rằng một số tàu có thể đã đến hải cảng của Hy Lạp. Sau cố gắng đảo chính ngày 16.7, có 8 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin tị nạn ở Hy Lạp, họ đến đó bằng máy bay trực thăng.
Theo phản ánh của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, mà The Times dẫn nguồn, những người trên tàu ủng hộ đảo chính đã lừa Đô đốc Kezeli khi thông báo với ông này là xảy ra cuộc tấn công khủng bố. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối bình luận về sự cố với chỉ huy Hạm đội, nhưng khẳng định đang truy nã các nghi phạm kích động nổi loạn.
Trước đó, Tổng thống Erdogan cũng cho biết, nguy cơ đảo chính tiếp diễn vẫn hiện hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài 14 tàu chiến nói trên, 42 máy bay chiến đấu khác của Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất tích khó hiểu, dấy lên lo ngại một cuộc đảo chính mới có thể xảy ra.
Tử hình hàng ngàn người tham gia đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ ?
Có đến 27 người bị buộc tội chủ mưu các nỗ lực đảo chính bất thành chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tới tòa án ở thủ đô Ankara thứ Hai, trong khi đó Tổng thống Erdogan từ chối loại trừ việc đưa trở lại án tử hình đối với những người tham gia vào các nỗ lực đảo chính.
Chính quyền Ankara đã bắt giữ gần 3.000 người tình nghi âm mưu đảo chính quân sự, đồng thời ra lệnh bắt giữ gần 3.000 thẩm phán và công tố viên. Hiện các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục truy lùng và bắt giữ các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính vừa qua. Một số quan chức cấp cao trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cho có liên quan đến cuộc đảo chính đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Những hình ảnh của truyền thông đăng tải cho thấy, hàng trăm người bị bắt giữ đã bị lột trần, trói tay để chịu hình phạt.
Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã bày tỏ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể nối lại án tử hình sau vụ đảo chính quân sự vừa qua. Ông Kurz cho rằng không nên có các cuộc thanh trừng và trừng phạt nằm ngoài khuôn khổ của luật pháp và hệ thống tư pháp.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18.7 đã bày tỏ quan ngại việc chính quyền của Tổng thống Tayyip Erdogan bắt giữ rất nhiều thẩm phán, công tố viên sau khi đập tan vụ đảo chính vừa qua, đồng thời cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên danh sách bắt giữ này từ trước.
Trong khi đó, đáp lại những người ủng hộ kêu gọi thực thi án tử tình đối với những nhân vật âm mưu đảo chính hôm 17.7, Tổng thống Erdogan nói rằng những đề nghị này không thể bị phớt lờ.Cùng với 6.000 người tình nghi bị bắt giữ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sa thải 8.000 cảnh sát trên khắp cả nước, kể cả ở thành phố Istanbul và thủ đô Ankara, do nghi ngờ họ có dính líu âm mưu đảo chính bất thành.
Hai phi công Thổ Nhĩ Kỳ đảo chính từng bắn máy bay Nga
19/07/2016 19:13 GMT+7
Hai phi công Thổ Nhĩ Kỳ từng bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga tháng 11 năm ngoái vừa bị bắt vì có liên quan tới vụ đảo chính bất thành ngày 15-7.
Hai phi công từng tham gia bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga năm ngoái cũng vừa bị bắt giữ vì liên quan tới cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Theo AFP, vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga tại khu vực biên giới Syria từng làm dấy lên cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tuy nhiên căng thẳng giữa hai bên đã nguội đi đáng kể khi tháng trước hai nước nối lại quan hệ ngoại giao.
Phát biểu với báo giới, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Hai phi công từng tham gia bắn hạ máy bay Su-24 của Nga tháng 11-2015 hiện đang bị giam giữ". Cũng theo người này, lý do họ bị bắt giam là vì liên đới tới cuộc đảo chính vừa qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với ông Recep Tayyip Erdogan ngày 17-7, cho rằng vụ đảo chính là không thể chấp nhận và hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ sớm ổn định trở lại.
Hai vị nguyên thủ dự kiến gặp nhau trong tuần đầu tiên của tháng 8 trong một cuộc hội đàm trực tiếp giữa họ kể từ khi nối lại quan hệ giữa hai nước sau vụ bắn rơi máy bay Su-24.
Ngày 19-7 Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết hơn 7.500 người đã bị bắt vì liên quan tới cuộc đảo chính bất thành, trong đó có 103 tướng lĩnh. Vụ đảo chính bất thành cũng khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Ông Erdogan buộc tội đối thủ chính trị của ông là giáo sĩ Fethullah Gulen đứng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên nhà truyền giáo đang sống lưu vong tại Mỹ bác bỏ chuyện có liên quan.
Theo NLĐO,TTO,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn