Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Con gái anh hùng thành "mẹ" Myanmar



11 tháng 11 năm 2015
Bà Aung San Suu Kyi: Con gái anh hùng thành "mẹ" Myanmar


Bà là biểu tượng sống của cuộc vật lộn dai dẳng tìm kiếm dân chủ, đồng thời là nữ chính trị gia được người dân Myanmar gọi trìu mến là “mẹ Suu”.

Viết về Aung San Suu Kyi, báo The Time của Anh khẳng định: đó là một người con gái của vị anh hùng dân tộc trở thành "mẹ" của quốc gia.

Trước ngưỡng cửa làm nên lịch sử

Những diễn biến trong cuộc bầu cử được gọi là cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên trong một phần tư thế kỷ qua của Myanmar lần này cho thấy bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của nữ chính trị gia 70 tuổi này đang đứng trước ngưỡng cửa làm nên lịch sử. Và đây không phải lần đầu tiên.

Chiều 10-11, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số 664 ghế Quốc hội. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng NLD giành chiến thắng áp đảo trước đảng cầm quyền. Tuy nhiên kết quả cuối cùng chỉ được công bố trong vài ngày tới.

Nhiều người tin rằng cuộc tổng tuyển cử này sẽ kết thúc nhiều thập kỷ quân đội cầm quyền, đồng thời củng cố hy vọng về một kỷ nguyên mới cho đất nước đang trong giai đoạn cải cách mở cửa ban đầu này.

Con gái của vị anh hùng dân tộc

Sự ủng hộ của người dân Myanmar dành cho bà Suu Kyi một phần nhờ người cha vĩ đại của bà - tướng Aung San, vị anh hùng được mệnh danh là cha đẻ của nền độc lập Miến Điện (nay là Myanmar). Ông đã đấu tranh đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh và phát xít Nhật.

Tướng Aung San đã bị ám sát vào năm 1947 khi bà Suu Kyi mới ở tuổi lên 2. Cuộc đời của nữ chính trị gia từng được vinh danh giải Nobel hòa bình này phần lớn đều trải qua ở nước ngoài, được giáo dục ở những trường học ở Ấn Độ và sau đó là Đại học Oxford ở Anh.


Bà Suu Kyi trên ngọn núi phủ tuyết trắng ở Bhutan năm 1971. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải


Bà Suu Kyi trên lưng một con la trên ngọn núi ở Bhutan năm 1971. Ảnh trong Album gia đình do báo Guardian đăng tải.


Từ năm 1973 tới 1988, bà Aung San Suu Kyi dành toàn bộ thời gian và tâm sức cho gia đình nhỏ ở Oxford. Ảnh trong Album gia đình do báo Guardian đăng tải.

Bước chân vào con đường chính trị

Điều đáng chú ý là bà chưa bao giờ tìm đường dấn thân vào chính trị. Tưởng như đã yên vị trong vai trò người phụ nữ của gia đình trong tổ ấm nhỏ của mình ở Anh. Sự nghiệp chính trị dường như tự tìm tới bà khi bà quay trở về Myanmar vào năm 1998 sau khi mẹ của bà bị đột quỵ. Lúc bấy giờ Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa một bên là chính quyền quân sự, bên còn lại là các sinh viên, trí thức.

Người phụ nữ có thân hình nhỏ bé này đã chứng kiến sự đổ máu của hàng ngàn người biểu tình trong biến cố ngày 8-8-1988. Bà tuyên bố, cha mẹ bà đã dành cuộc đời cho người dân Myanmar và bà cũng sẽ đi theo con đường đó.

Vào cuối tháng 8-1988, giữa nửa triệu người ủng hộ tại quảng trường chùa Shwedagon Pagoda, bà Suu Kyi phải có một chính quyền dân chủ và thành lập đảng NLD với chủ trương đấu tranh ôn hoà, bất bạo động. Năm 1990, đảng NLD non trẻ của nữ chính trị gia này giành chiến thắng với 59% số phiếu bầu và 80% số lượng ghế trong Quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, kết quả này không đưa bà lên làm lãnh đạo đất nước mà lại bị chính quyền quân sự Myanmar tạm giam tại nhà trong gần như 20 năm sau đó.

Tuy nhiên, cuộc sống bị giam lỏng không ngăn được ý chí của nữ chính trị gia này. Theo CNN, bà được ví như Nelson Mandela (người đã phải trải qua 27 năm tù ngục vì đấu tranh chấm dứt nạn diệt chủng apartheid ở Nam Phi trước khi lên làm Tổng thống nước này) của Myanmar.

Năm 1991, bà Suu Kyi được vinh danh giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực dân chủ hóa Myanmar. Đến năm 2012, giải thưởng mới tới được tay bà. Đó cũng là năm đảng NLD của bà được phép tham gia một cuộc bầu cử phụ sau khi nữ chính trị gia này được trả tự do 2 năm trước đó.

Tại sao bà Suu Kyi chưa tới được ghế tổng thống?

Dù cho NLD thắng cử, bà Suu Kyi cũng không có chỗ trên chiếc ghế tổng thống bởi hiến pháp quân sự nước này cấm bất cứ ai có dính líu với các thành gia đình nước ngoài đảm nhận vị trí này. Hiến pháp cũng quy định quốc hội sẽ chọn tổng thống kế nhiệm.

Người chồng quá cố của bà Suu Kyi – ông Michael Aris, một sử gia người Anh qua đời năm 1999 khi bà đang bị giam lỏng. Hai đứa con của họ đều mang quốc tịnh Anh.


Bà Suu Kyi và chồng Michael Aris kết hôn năm 1972. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.


Bà Suu Kyi trong chiếc váy cưới ở tuổi 26. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.


Bà Suu Kyi và 2 cậu con trai năm 1980. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.

Được biết ông Michael bị chuẩn đoán mắc ung thư vào năm 1997 nhưng bà Suu Kyi không được gặp chồng trong khoảng thời gian cuối đời của ông, vì chính quyền quân sự của Myanmar không cấp thị thực cho ông. Trong khi đó, bà Suu Kyi cũng thừa biết nếu bà sang Anh thăm chồng, bà sẽ không thể quay trở về Myanmar.


Bà Suu Kyi cùng chồng - Michael Aris và con trai về thăm mẹ ở Myanmar năm 1974. Ảnh trong album gia đình do Guardian đăng tải.


Chồng của bà Aung San Suu Kyi, ông Michael Aris là một học giả và chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Tây Tạng và Himalaya. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải


Ông Michael trong một bức ảnh ở Bhutan. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.

Thông điệp đơn giản

“Nếu chúng tôi thắng và NLD thành lập chính phủ, tôi sẽ đứng trên cả tổng thống. Đó là thông điệp cực kỳ đơn giản” – bà Suu Kyi nói trong cuộc họp báo ở Yangon hồi đầu tháng 11.

Một số người cho rằng sự cứng rắn của bà Suu Kyi trong những năm qua gây cản trở cho sự tiến bộ ở Myanmar. Nhưng những người ủng hộ bà vẫn dành cho bà sự tin tưởng hết mình.

Đỗ Quyên (Theo CNN, Guardian)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template