Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Tiến sĩ Việt tạo đôi Mắt thần cho người mù



Tiến sĩ Việt tạo đôi Mắt thần cho người mù 
Từ chối việc làm lương cao ở nước ngoài, không bán sáng kiến trị giá hàng tỷ đồng, TS Nguyễn Bá Hải tìm tài trợ hiện thực hóa sáng kiến "Mắt thần" dành tặng người mù.





Từ chối cơ hội việc làm ở nước ngoài với mức lương hấp dẫn, không bán sáng kiến trị giá hàng tỷ đồng mà Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM quyết tâm tìm nhà tài trợ hiện thực hóa sáng kiến thiết bị kính thông minh dành tặng người mù.

Kính thông minh "Mắt thần" hiện đang trao tặng cho người mù ở TP.HCM đã trải qua nhiều phiên bản cải tiến từ những nghiên cứu của TS Nguyễn Bá Hải. Kính giúp người mù nhận biết được vật cản phía trước nhờ chế độ báo rung...

Theo TS Nguyễn Bá Hải, thế hệ Mắt thần 3 sẽ có thêm những cải tiến gọn nhẹ hơn, đặc biệt không còn dây cáp gây vướng bất tiện cho người dùng, tốc độ quét phát hiện vật cản nhanh hơn thế hệ trước.

TS Nguyễn Bá Hải cùng đội ngũ tình nguyện viên tiếp tục sản xuất ra những "đôi mắt thần" để trao tặng người mù tại TP.HCM.

Video: Mời bạn đọc xem phóng sự về "Đôi Mắt thần" đem lại niềm vui cho người mù của TS Nguyễn Bá Hải - Thực hiện: Phòng Truyền hình Tuổi Trẻ - TVO



Tiến sĩ trẻ “1 đô” và cô gái “ung thư”

Hoàn thành khóa học 3 năm chỉ với thời gian 2 năm nỗ lực, Nguyễn Bá Hải (SN 1984) lấy được 3 bằng sáng chế, luận văn 100 điểm. Được giữ lại Hàn Quốc làm việc với mức lương 5.000 USD nhưng anh từ chối. Quyết định về nước mở lớp dạy học chỉ với 1 USD, với hàng loạt sáng chế và hoạt động vì cộng đồng, Hải được vinh danh là Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2012. Hiện anh là Phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng giáo viên và đào tạo nhân lực cao ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM.

Nguyễn Bá Hải (quê Thanh Hóa) nhớ lại thuở bé, mỗi khi xe tải chạy ngang qua là anh lại cùng lũ trẻ đuổi theo cho đến cuối làng. Tốt nghiệp phổ thông, Hải chọn ngành cơ khí động lực (ĐH SP Kỹ thuật TPHCM). Anh giành được học bổng thạc sĩ tại Hàn Quốc chuyên ngành robot sinh học, nhận bằng Tiến sĩ trước thời hạn ở tuổi 28 với bằng khen và giải thưởng đề tài Tiến sĩ tốt nhất của trường trong khóa tốt nghiệp.

Hải mở khóa học 1 USD - người học chỉ đóng phí tượng trưng để tránh tình trạng đăng ký tràn lan. Số tiền đó để học khóa học ngắn hạn LabWIEW - ngôn ngữ lập trình trực quan, sáng tạo kỹ thuật dành cho bất cứ ai mê kỹ thuật đều có thể đăng ký học vào mỗi dịp cuối tuần. Đến nay khóa học 1 USD của tiến sĩ trẻ đã mở được ở 6 tỉnh thành, thu hút gần 10.000 người, từ học sinh, sinh viên cho đến những người già theo học.

Tài và tâm của vị tiến sĩ mở lớp học 1 đô la


Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải tại lễ vinh danh Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2012


Anh cũng tham gia sáng chế thiết bị cho người khuyết tật, sản xuất và tặng cho họ. Hỏi về chuyện cá nhân, gia đình anh ít nói nhưng bàn về những công việc chung sao mang lại lợi ích cho cộng đồng anh bàn rất sôi nổi.

1 USD

Nguyễn Bá Hải (quê Thanh Hóa) nhớ lại thuở bé, cứ mỗi khi xe tải chạy ngang qua làng là anh lại cũng lũ trẻ đuổi theo cho đến cuối làng. Bá Hải mê ô tô nên hay làm thế. Rồi hết cấp 3, anh chọn ngành cơ khí động lực – ĐH SP Kỹ thuật TP.HCM. Một học bổng thạc sĩ giúp Hải được sang Hàn Quốc du học chuyên ngành biorobotics (robot sinh học).


Tiến sĩ Bá Hải hướng dẫn lập trình cho các giáo viên tại Vũng Tàu


Hai năm cần cù học tập, Bá Hải lấy được 3 bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty tại Hàn Quốc cùng luận văn tốt nghiệp xuất sắc, Hải được cấp tiếp học bổng tiến sĩ. Dù đa số các nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc thường phải kéo dài từ ba đến bốn năm trở lên, nhưng Bá Hải lại lập một thành tích đặc biệt – báo cáo thành công luận văn tốt nghiệp chỉ sau 2 năm làm nghiên cứu sinh ở tuổi 27 và ngay sau đó nhận được chứng nhận: Bằng tiến sĩ hay nhất trong năm của trường (the best dissertation).

Ở thời điểm tốt nghiệp, được giáo sư đề xuất ở lại Hàn Quốc làm việc với mức lương khoảng 5.000 USD/tháng tại Viện nghiên cứu quốc gia hang đầu về ô tô (KATECH) của Hàn Quốc. Anh từ chối và trở về nước ngay ngày bảo vệ luận văn để bắt đầu một hành trình mới. Với khao khát cống hiến cho quê hương, Bá Hải về nước công tác tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật mà mình đã được dạy dỗ và mở lớp học 1 USD cuối năm 2010.

1 USD - người học chỉ đóng phí tượng trưng vậy để tránh tình trạng đăng ký tràn lan. 1 USD để học khóa học ngắn hạn về sáng tạo kỹ thuật. 1 USD để học về những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng của kỹ thuật như cảm biến, cơ cấu chấp hành, điều khiển tự động. Cũng với 1 USD để học về ngôn ngữ lập trình trực quan. Điều thú vị là bất kỳ ai mê kỹ thuật đều có thể đăng ký học vào mỗi dịp cuối tuần. Người học có thể là học sinh cấp 2-3, cũng có thể là sinh viên, hay những kỹ sư cho đến những người lớn tuổi. Đến nay khóa học 1 USD đã mở được ở 6 tỉnh thành thu hút 1.000 người đăng ký học.

Với phương châm “học để làm việc”. Bá Hải truyền đạt kiến thức bằng phương pháp giảng dạy tích cực khiến người học phải kích não, người học phải tự mình sáng tạo, người học phải tự tay mình viết nên những chương trình để trong thời gian ngắn nhất có thể đạt được kiến thức vận dụng vào cuộc sống tốt nhất. Từ những khóa học 1 USD, học viên của Hải sáng tạo ra nhiều mô hình như xe năng lượng mặt trời cỡ nhỏ, thiết bị báo trộm, thiết bị tự bật đèn trong nhà, xây dựng kế hoạch phát triển bản thân, sống có mục tiêu và biến những khó khăn thành những thuận lợi trong học tập và phát triển cá nhân…

Nhận thấy càng ngày càng ít bạn trẻ chọn ngành kỹ thuật mà chọn kinh doanh, thương mại, ngân hàng, nên mình muốn truyền lửa đam mê kỹ thuật cho nhiều bạn trẻ, bằng khả năng trong tầm tay của mình nên mở lớp học 1 USD này”. Bá Hải giải thích.


Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải giảng dạy trong lớp học




Bá Hải mất khoảng 40 triệu đồng để trang bị các dụng cụ, thiết bị để mở lớp. Và mỗi lớp học của khóa học ở ra anh lại mất 2–3 triệu đồng chi phí tổ chức, di chuyển, thiết bị thực hành. Tất cả đều từ thu nhập cá nhân của mình.

Khi được hỏi làm sao để có tiền trang trải: “Tiến sĩ 1 đô la” chia sẻ: "Ngoài giờ làm, mình và các em trong nhóm tranh thủ đi dạy, tư vấn kỹ thuật cho các cá nhân và doanh nghiệp, tiết kiệm nhu cầu cuộc sống của cá nhân tối đa để có đủ tài chính duy trì các khóa học".

"Mình không thấy nản, sắp tới mình còn mở rộng khóa học hơn vì các học viên rất thích thú với lớp học này. Thấy được ích lợi mà lớp học mang lại cho người học, đã bắt đầu có những người đồng nghiệp chung tay, góp sức với mình. Có những lúc bận rộn lắm nhưng vẫn cố gắng thu xếp thời gian để trực tiếp đứng lớp” - anh chia sẻ thêm.

Và hơn 1 tỉ đồng

Làm từ thiện bằng mọi cách có thể là điều những người xung quanh dễ dàng nhận ra nhất ở Bá Hải. Đam mê tình nguyện, vừa rồi được bình chọn là một trong sáu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2012, anh ngay lập tức trích một nửa số tiền của giải thưởng để giúp các em học sinh nghèo và người khiếm thị.


Nguyễn Bá Hải tham gia xây dụng quỹ Vì cộng đồng xã Đông Lĩnh


Tiến sĩ trẻ còn giúp đỡ cho cộng đồng bằng chính những sáng chế của mình. Từ sản phẩm đầu tiên năm 2007, đến nay anh đã có 5 phát minh được cấp giấy chứng nhận và số đăng ký. Trong đó có sản phầm Thiết bị dẫn đường cho người khiếm thị mang tên “Mắt thần” hay “Chiếc nón kỳ diệu”. Đeo thiết bị nhỏ gọn như chiếc kính này vào, người khiếm thị sẽ cảm nhận và tránh được các vật cản để di chuyển dễ dàng hơn. Qua 8 phiên bản và rất nhiều lần thí nghiệm trên hội người mù, “Mắt thần” mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người khiếm thị.


Hướng dẫn cho “GS Cù Trọng Xoay” cách sử dụng thiết bị cho người khiếm thị


Tuy nhiên, nếu bán với mức giá thị trường, chiếc nón sẽ lên đến hơn 10 triệu. “Đã có nhiều doanh nghiệp muốn mua toàn bộ dữ liệu và chuyển giao sáng chế quyền sản xuất sản phẩm này với giá hàng tỷ đồng nhưng mình không bán. Vì nếu họ bán ra thị trường, giá sẽ cao nên đâu phải người khiếm thị nào cũng mua được. Vì thế chỉ mang lợi nhuận cho họ”, anh nói.

Bá Hải cùng mạnh thường quân chung tay sản xuất “Chiếc nón kỳ diệu”. Anh chọn cách đem tặng sản phẩm mình làm ra cho người mù. Đến nay, gần 100 “Chiếc nón kì diệu” được sản xuất và 20 thiết bị ấy đã đến với những người không may mắn. Sắp tới, chủ nhân chiếc nón sẽ tiếp tục đi tặng cho các hội người mù. Và hơn 1 tỷ đồng trong năm qua đến từ cách quy 100 chiếc nón ra tiền là như vậy.

Bên cạnh đó, anh cũng còn những hoạt động tình nguyện khác như cùng Đoàn thanh niên, Đảng ủy, UBND xã Đông Lĩnh sáng lập ra quỹ Vì cộng đồng xã Đông Lĩnh, một xã nghèo của tỉnh Thanh Hóa để giúp đỡ những trẻ em nghèo được đến trường. Đến nay thu hút gần 100 người tham gia đóng góp và được Đoàn thanh niên quản lý công khai bằng mạng xã hội.

Nhìn vào những việc mà anh đang làm, có lẽ sống vì cộng đồng là trên hết và đối với Bá Hải, mục tiêu sống của anh là: “Cứ tiếp tục như hiện tại thôi, miễn là mỗi phút giây trôi qua mình thấy cuộc sống này thật ý nghĩa”.

Người viết xin kết thúc ở đây bằng một quan niệm giản dị của vị tiến sĩ trẻ: “Chúng ta, ai cũng có thể làm từ thiện bằng nhiều cách – hãy bắt đầu bằng việc đóng góp một vài ngày công của mình giúp ích cho những người khó khăn hơn, để xã hội một tốt đẹp hơn”. Thiết nghĩ, việc mở khóa học 1 USD vào những cuối tuần, hiến tặng phát minh sáng chế của mình, tặng nữa số tiền thưởng của mình, truyền cảm hứng thiện nguyện đến người xung quanh có lẽ cũng là những cách tình nguyện đến với cộng đồng bằng chính khả năng bé nhỏ của một nhà giáo trẻ tài và tâm ấy.


Tiến sĩ trẻ đi tìm 'mắt thần' cho người mù

"Dù tôi không thể giúp người mù có đôi mắt sáng trở lại, nhưng tôi muốn giúp họ biết được màu sắc, có thể ngắm được tranh, cảm nhận được cái hồn của bức tranh, biết được từng cử chỉ, ánh mắt của người đối diện mình. Tôi khát khao đôi mắt thần giúp người mù tri giác được mọi vật xung quanh



Chàng tiến sĩ trẻ Nguyễn Bá Hải, giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chia sẻ về ước mơ của mình.

Tự bỏ tiền để nghiên cứu

Đúng như cái tên “mắt thần”, đôi mắt ấy có thể giúp cho người mù nhận biết vật phía trước ở đâu, cao thấp, to nhỏ, đứng yên hay di động…

Chiếc mắt kính được gọi là “mắt thần” này khá đơn giản. Ngoài bộ phận đo khoảng cách từ người đeo đến các vật xung quanh, còn có bộ phận điều khiển trung tâm để thu các tín hiệu khoảng cách và bộ rung động để phát ra các tín hiệu xúc giác. Và chính bộ rung động này giúp người mù khi đeo phát hiện được vật cản ở xa hay gần, to hay nhỏ, cao hay thấp, giúp người mù tránh được vật cản và biết được vật cản còn cách mình bao xa. Hiện nay, giá của chiếc “mắt thần” này rẻ gấp trăm lần so với nước ngoài, khoảng 2,2 triệu đồng.

Chàng tiến sĩ vừa tròn 31 tuổi, chuyên ngành robot sinh học Nguyễn Bá Hải kể: cách đây khoảng 4 năm, khi vừa lấy xong bằng tiến sĩ ở Hàn Quốc, anh quay trở lại Việt Nam giảng dạy tại Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Có lần đi ngang qua Hội người mù quận Thủ Đức, TP.HCM, Hải cảm nhận có một sự bất an trong những bước di chuyển của người mù, nhiều người bị va đập, gây không ít thương tích trong quá trình di chuyển.

Xót thương hơn, chính là những người mù nghèo khổ, phải đi bán vé số, mỗi khi di chuyển chỉ dùng chiếc gậy để quơ quơ về phía trước, nhằm phát hiện những vật cản để tránh. Chiếc gậy đó chỉ có thể tránh được những vật ở dưới thấp, còn những vật ở trên cao không thể phát hiện được.

Vì thế, không ít người khi di chuyển bị vật cản va đập vào đầu, gây thương tích, thậm chí có người còn bị chấn thương sọ não.

Lúc ấy, Hải lại lóe lên trong suy nghĩ, tại sao những con robot lại biết đi, biết tránh được những vật cản phía trước, mà mình không thể sáng chế một công cụ hỗ trợ cho người mù có thể nhận biết được những vật cản xung quanh để tránh.

“Những con robot vô tri, vô giác, nhưng tôi có thể sáng tạo để nó nhận biết được những vật xung quanh, vậy tạo sao tôi không thể sáng chế một “ đôi mắt” giúp người mù có thể nhận biết được mọi vật xung quanh”, Hải bộc bạch.


Tiến sĩ trẻ Nguyễn Bá Hải hướng dẫn người mù đeo đôi mắt thần ở những bản đầu tiên có trọng lượng lên đến hơn 2kg và giá đến 20 triệu đồng


Năm 2012, lần đầu tiên Hải cho ra đời đôi “mắt thần” có khả năng giúp người mù biết được những vật xung quanh mình ở đâu, to hay nhỏ, cao hay thấp, xa hay gần… Nhưng chiếc “mắt thần” ấy rất cồng kềnh, nặng gần 2kg và có giá lên đến 20 triệu đồng.

Đó cũng là thời điểm đầy khó khăn, gian khổ đối với chàng tiến sĩ trẻ này. Khi đó, Hải phải bỏ ra đến 40, 50 triệu đồng để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc sáng chế, và cả công sức trong khoảng một thời gian dài để nghiên cứu; nhưng không biết có được đón nhận hay không.

Hải nhớ lại: “Sau khi đôi “mắt thần” này ra đời, người đầu tiên đến gặp tôi trực tiếp và chia sẻ việc làm này chính là một chị tiểu thương bán gạo ở chợ Thủ Đức. Khi ấy cũng vào năm 2012, chị ấy đến gặp để động viên, đồng thời ủng hộ tôi một số tiền để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê mắt thần, với hy vọng, giúp người mù tìm lại ánh sáng”.

Từ đó, Hải bắt đầu nhận nhiều hơn những lời động viên, không chỉ cá nhân mà cả tập thể, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến chia sẻ cả tinh thần, lẫn vật chất, giúp Hải có nguồn kinh phí tiếp tục nghiên cứu, cải tiến đôi mắt thần này.

Đến nay, sau nhiều lần cải tiến, đôi mắt thần đã ở phiên bản 9, rất gọn nhẹ, như một chiếc mắt kính bình thường, trọng lượng chỉ khoảng 200gr với giá giảm đến chục lần, chỉ còn hơn 2 triệu đồng.

Chia sẻ mắt thần cho người nghèo

Thật ra, với cái giá 2 triệu đồng ở thời điểm này không phải là quá cao, nhưng nó lại là số tiền quá lớn đối với những người nghèo.

Hải hiểu rằng, trong khoảng 15 triệu người mù hiện nay ở Việt Nam, phần lớn những người mù đều có hoàn cảnh nghèo khó, nhiều người phải bán hàng rong, bán vé số… nên để tiếp cận được với đôi “mắt thần” này là điều không hề dễ.

Theo Hải, giá của đôi “mắt thần” hiện nay đang là giá lỗ, chỉ mới tính chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chứ chưa tính công hay những chi phí khác trong quá trình sản xuất.

"Không lẽ Hải làm không công, lấy gì mà sống?", trả lời câu hỏi này, Hải chia sẻ làm khoa học là niềm đam mê, sở thích. "Còn nếu nói có tiền để sống thì tôi làm những việc khác, có thể đứng lớp, huấn luyện, đào tạo cho các tập đoàn, nhà sản xuất ô tô."

"Tất nhiên, trong việc làm của tôi cũng có sự chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty Kiến Bình Minh, một đơn vị phi lợi nhuận đã cùng tôi sát cánh đến với những người mù có hoàn cảnh khó khăn, mang đến ánh sáng cho họ”, Hải nói.

Giờ đây chàng tiến sĩ trẻ này, không chỉ sáng chế mà còn mang cả những đôi “ mắt thần” để dành tặng cho những người mù nghèo. Mỗi chuyến đi công tác, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, dù với bất kỳ công việc gì, Hải cũng dành chút ít thời gian để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của những người mù.

Hôm gặp chúng tôi, Hải đang chuẩn bị hành lý để từ TP.HCM đi Quảng Trị và sau đó qua nước bạn Lào. Hải cho biết, đây chỉ là chuyến đi thuần túy công việc chuyên môn, nhưng chắc chắn, anh sẽ đến Hội người mù Đông Hà (Quảng Trị) để tìm hiểu về hoàn cảnh của những người mù ở đây, lên kế hoạch tặng “mắt thần”.


Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải cùng các mạnh thường quân tặng " mắt thần" cho những người mù ở huyện Bình Chánh, TP.HCM


Mấy năm qua, Hải cũng đã bỏ tiền túi để tặng hàng chục đôi “mắt thần” cho những người mù nghèo. Nếu nơi nào cần số lượng lớn, thì Hải sẽ kết hợp với các mạnh thường quân, doanh nghiệp để mua tặng. Đến nay số “mắt thần” dành tặng cho người mù nghèo lên đến hơn 300 chiếc.

Mặc dù vậy, Hải vẫn mong muốn giúp được nhiều hơn cho người mù. Điều mà anh đang ấp ủ thực hiện, đó là làm sao tiếp tục cải tiến đôi“ mắt thần” này có thể giúp người mù phân biệt được màu sắc, biết được từng cử chỉ, động thái của người đối diện nói chuyện với mình.

Tổng hợp báo chí và Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template